HỌc viện nông nghiệp việt nam


CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG BAUXIT



tải về 7.51 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích7.51 Mb.
#36056
1   2   3   4   5   6   7

2.3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HIỆN ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG KHAI THÁC VÀ TUYỂN QUẶNG BAUXIT

2.3.1. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước


- Hệ thống lắng, cô đặc bùn của nước thải trong quá trình tuyển rửa trước khi thải vào hồ thải quặng đuôi, sử dụng hệ thống bể lắng và chất trợ lắng. Hệ thống này nhằm giảm thiểu các chất rắn, mịn, lơ lửng trong nước trước khi nước tuần hoàn lại quá trình tuyển.

- Giải pháp thu gom nước mua chảy tràn trên khu vực khai thác, bãi thải....bằng các mương, rãnh... Nhằm giảm thiểu lượng nước mưa chảy tràn vào khu vực mỏ, bãi thải...cuốn theo các bùn, đất đá... theo nước ra ngoài môi trường.

- Các hồ thải quặng đuôi đảm bảo dung tích chứa bùn thải trong suốt quá trình hoạt động khai thác và tuyển. Mục đích lưu giữ, quản lý bùn thải không thải ra môi trường. Sau một thời gian tháo khô và cải tạo PHMT.

2.3.2. Giải pháp giảm thiểu ÔNMT không khí


- Sử dụng bua nước để dập bụi ngay từ khi nổ mìn.

- Áp dụng nổ mìn vi sai để giảm chấn động và tối ưu hoá kích cỡ quặng thu được từ nổ mìn.

- Giảm thiểu tác động của bụi khu vực khai thác, đường vật chuyển quặng và nhà máy tuyển thường xuyên được phun nước, phun mù để lắng đọng nhanh các hạt bụi lơ lửng.

- Trồng cây xung quanh nhà máy tuyển, bãi thải, đường vận chuyển. Để giảm thiểu bụi phát tán ra môi trường xung quanh.


2.3.3. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường đất và cảnh quan địa hình địa mạo


a. Đối với việc sử dụng đất

Việc khai thác mỏ tiến hành song song với việc hoàn thổ đất trồng và đất canh tác theo kiểu cuốn chiếu. Đối với các diện tích trồng cây công nghiệp hoặc cây ăn quả, sử dụng phương pháp đánh cây chuyển từ nơi sắp khai thác sang khu đất đã khai thác xong và đã hoàn thành công việc hoàn thổ.

Công tác thải bỏ quặng đuôi và đất đá được kiểm soát chặt chẽ và theo những quy định nghiêm ngặt để tránh làm chai cằn và phong hoá đất, tránh để đất đá thải lẫn lộn với đất hoàn thổ.

b. Đối với cảnh quan, địa hình

Biện pháp hiện đang áp dụng, đổ đất đá, san gạt bằng phẳng, trồng lại những loài cây phổ biến kết hợp với công tác hoàn thổ ngay sau khi khai thác xong một khu vực.



c. Đối với các bãi thải bùn quặng đuôi trong tuyển rửa.

Bùn thải từ công đoạn tuyển được dẫn tới các bãi thải quặng đuôi để lưu giữ. Các bãi thải này có thời gian hoạt động cho suốt đời mỏ. Bùn thải có lẫn nước được chuyển đến bãi thải bằng hệ thống ống dẫn. Các bãi thải đều được áp dụng biện pháp bảo vệ môi trường nên lượng bùn thải này không gây hại đến môi trường tự nhiên xung quanh. Sau khi đóng cửa mỏ, mỗi bãi thải quặng đuôi thực hiện phục hồi môi trường bằng biện pháp tháo khô, phủ đất mầu để có thể canh tác, trồng cây hoặc trồng cỏ.



d. Công tác thải đất mặt

Công tác thải đất mặt sử dụng phương pháp thải cuốn chiếu kết hợp với công tác hoàn thổ. Ở phần sườn đất mặt ở tầng thấp được gạt trực tiếp xuống phần đất phía dưới không quặng. Khi tầng ở dưới đã được khai thác xong, đất mặt ở tầng trên sẽ được gạt trực tiếp xuống. Ở phần đỉnh đầu tiên, đất mặt được gạt sang khối bên cạnh. Khi đã tạo ra những khoảng trống khai thác xong đến đâu, đất mặt sẽ được gạt ngược trở lại tới đó để tiến hành công tác hoàn thổ. Như vậy công đoạn hoàn thổ được tiến hành đồng thời với khai thác (Nguyễn Quốc Khánh, 2009).



PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


Khu vực khai thác và nhà máy tuyển quặng bauxit của Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng-TKV tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt bauxit Lộc Thắng).

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


Nghiên cứu được tiến hành trong hai mùa từ tháng 1-6/2015 và từ 7-12/2015 tại khu vực khai thác và nhà máy tuyển quặng Bauxit - Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng-TKV tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Thành phần môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí), cảnh quan khu vực hoạt động khai thác và nhà máy tuyển quặng bauxit Lộc Thắng.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


Nội dung 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu.

Nội dung 2: Hiện trạng hoạt động khai thác,tuyển và công tác bảo vệ môi trường.

- Sản lượng, quy trình công nghệ khai thác và tuyển.

- Hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường.

Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực khai thác
và tuyển.

- Xác định các nguồn phát sinh chất ô nhiễm liên quan do hoạt động khai thác và tuyển quặng bauxit.

- Hiện trạng chất lượng môi trường (không khí, đất, nước, cảnh quan).

Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và tuyển bauxit. (đất, nước, không khí, địa hình cảnh quan khu vực).

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

- Niên gián thống kê của tỉnh Lâm Đồng, năm 2011 2012, 2013, 2015.

- Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng 2015.

- Báo cáo quy hoạch tham dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit giai đoạn 2007 đến 2015, có xét đến 2025.

- Báo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng, 2006.

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung của dự án tổ hợp Bauxit Nhôm Lâm Đồng, 2010.

- Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược Quy hoạch sử dụng, khai thác, chế biến và sử dụng quặng bauxit giai đoạn đến năm 2020 và có xét đến
năm 2030.

- Báo cáo quan trắc định kỳ hàng năm của khu vực khai thác và nhà máy tuyển, năm 2011 đến 2015.

- Báo các hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2011-2015.

- Các kết quả nghiên cứu khác liên quan đến hoạt đông khai thác và tuyển quăng bauxit.



3.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa, lựa chọn số mẫu và vị trí lấy mẫu

- Tiến hành khảo sát tại khu vực đang khai thác và nhà máy tuyển quặng bauxit tại thị trấn Lộc Thắng, Bảo Lâm, Lâm Đồng.

- Nhằm đánh giá địa hình địa mạo, cảnh quan của khu vực khai thác và tuyển quặng bauxit.

- Xác định vị trí lấy mẫu đất, nước, không khí.



3.5.3. Phương pháp lấy mẫu

Phối hợp với đơn vị có thiết bị lấy mẫu và phân tích các thành phần môi trường đất, nước, không khí là Trung tâm Môi trường Công nghiệp có phòng phân tích và quan trắc môi trường đạt tiêu chuẩn ISO/IEC:17025, số hiệu VILAS 246 và giấy chứng nhận đủ điều kiện quan trắc và phân tích môi trường số hiệu VIMCERT 141.



  • Lấy mẫu đất:

+ Phương pháp lấy mẫu đất và bảo quản:

- TCVN 7538-2:2005/ISO 5667-13:1993. Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu và bảo quản.

Bảng 3.1. Danh sách mẫu đất lấy tại khu vực khai thác, tuyển và xung quanh


TT

Ký hiệu

Vị trí lấy mẫu

Tọa độ

1

MĐ1

Đất khu vực khai trường

0808203 - 1288195

2

MĐ2

Đất cách khai trường 100 m

0808544 - 1288768

3

MĐ3

Đất cạnh đường vận chuyển

0809028 - 1289355

4

MĐ4

Đất khu vực hồ thải

0809627 - 1289812

5

MĐ5

Cạnh bãi thải đất đá

0810111 - 1289961

6

MĐ6

Đất cách nhà máy tuyển 50m

0810689 - 1289919

7

MĐ7

Đất bãi chứa quặng

0810802 - 1289396

+ Sơ đồ vi trí lấy mẫu:

Hình 3.1. Sơ đồ vị trị lấy mẫu đất khu vực khai thác, tuyển

  • Lấy mẫu không khí:

+ Phương pháp lấy mẫu

- TCVN 6137:2009: Xác định nồng độ khối lượng của Nitơ điôxit-phương pháp Griess-Saltzman cải biên;

- TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) không khí xung quanh, xác định nồng độ khối lượng của Lưu huỳnh dioxit. Phương pháp tetracloromercurat (TCM/parasosanilin);

- 52TCN 352-1989: Phương pháp xác định Nồng độ cacbonat monoxit trong không khí xung quanh;

- TCVN 7878-2:2010: Âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường-Phần 2: Xác định mức tiếng ồn môi trường;

- TCVN 5067:1995 không khí xung quanh, phương pháp khối lượng xác định bụi.



Bảng 3.2. Danh sách mẫu không khí lấy tại khu vực khai thác, tuyển và xung quanh

TT

Ký hiệu

Vị trí lấy mẫu

Tọa độ

1

KXQ1

Cách khai trường 100m

0806131 - 1289292

2

KXQ2

Đường đi vào khu mỏ cách 300m

0805275 - 1291602

3

KXQ3

Cách khai trường 200m

0807516 - 1288165

4

KXQ4

Cách bãi thải đất đá 150m

0808205 - 1288298

5

KXQ5

Cách bãi thải đất đá 300

0808527 - 1288642

6

KXQ6

Cách bãi chứa QNK 150

0809409 - 1288992

7

KXQ7

Cách nhà máy tuyển 200

0809027 - 1289356

8

KXQ8

Cách đường nội mỏ 200m

0809243 - 1289910

9

KSX1

Khai trường đang khai thác

0809296 - 1289843

10

KSX2

Vành đai khai trường

0809465 - 1289744

11

KSX3

Cạnh đường nội mỏ

0809475 - 1289241

12

KSX4

Bãi thải đất đá

0809854 - 1289426

13

KSX5

Hồ thải quặng đuôi 5

0809955 - 1289454

14

KSX6

Bãi chứa QNK

0809532 - 1289876

15

KSX7

Cổng nhà máy tuyển

0809106 - 1289487

16

KSX8

Trong nhà máy tuyển

0809265 - 1289412

+ Sơ đồ vị trí lấy mẫu

Hình 3.2. Sơ đồ lấy mẫu môi trường không khí khu vực khai thác và tuyển

  • Lấy mẫu nước:

+ Phương pháp lấy mẫu

- TVCN 6663-11:2011: Chất lượng nước. Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm;

- TCVN 5994:1995: Chất lượng nước. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo;

- TVCN 6663-3:2008: Chất lượng nước. Hướng dẫn lấy mẫu nước sông, suối;

- TCVN 6663-3:2008: Chất lượng nước. Hướng dẫn bảo quản và lưu giữ mẫu;

- TCVN 4556:1988: Nước thải - Phương pháp lấy mẫu, vận chuyển và bảo quản mẫu.



Bảng 3.3. Danh sách mẫu nước lấy tại khu vực khai thác, tuyển và xung quanh

TT

Ký hiệu

Vị trí lấy mẫu

Tọa độ

1

NM1

Nước mặt tại hồ nằm cạnh khu vực khai thác và hồ thải quặng đuôi 6

0808561 - 1288616

2

NM2

Nước suối Danos (tại khu vực chịu tác của nước chảy tràn bãi QNK nhà máy tuyển)

0809053 - 1289352

3

NM3

Nước suối Danos (phía dưới đoạn đập thải)

0809235 - 1290028

4

NM4

Nước suối Danos trước chân đập tràn hồ Cai Bảng

0810317-1289987

5

NM5

Nước suối Dagrana sau đập hồ Cai Bảng

0810739-1289136

6

NN1

Nước ngầm cách mỏ 500m

0810039 - 1288793

7

NN2

Nước ngầm khu vực xưởng tuyển

0810798 - 1289992

8

NN3

Nước giếng nhà ông Hà Văn Bảy

0811253 - 1290227

9

NN4

Nước giếng khoan nhà Bà Nguyễn Thị Hoa

0811704-1290756

10

NN5

Nước sinh hoạt của ban quản lý Khu vực Tổ hợp Nhôm Lâm Đồng

0811997 - 1290875

11

NTSX (*)

Nước thải tại ống xả thải vào bể cô đặc bùn của nhà máy tuyển

0809113 - 1289215

12

NTSH

Nước thải sinh hoạt tại khu tuyển

0810791 - 1289978

Ghi chú: (*) -Mẫu NT được tách ra làm hai pha: pha rắn và pha lỏng, sau đó đem phân tích.

+ Sơ đồ vị trí lấy mẫu

Hình 3.3. Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước mặt, nước ngầm tại khu vực mỏ tuyển

3.5.4. Phương pháp phân tích và các chỉ tiêu đánh giá

  • Các chỉ tiêu đo đạc, phân tích:

+ Không khí: nhiệt độ, độ ẩm, ồn, bụi lơ lửng, SO2, CO, NO2

+ Nước: pH, BOD5, COD, DO, TSS, NH4+, NO2-, NO3-, Fe, Mn As, Pb, Hg, Cd, Cu, Zn, Cr6+, dầu mỡ, colifrom.

+ Đất: As, Cd, Cu, Zn, Pb



  • Phương pháp phân tích

Bảng 3.4. Các phương pháp phân tích và giới hạn phát hiện

Chỉ tiêu phân tích

Phương pháp phân tích

Giới hạn phát hiện

Không khí

Tiếng ồn

TCVN 7878-2:2010

30-130 dBA

Bụi lơ lửng

TCVN 5067 :1995

10 µg/m3

SO2

TCVN 5971 :1995

7 µg/m3

CO

TCVN 5972 :1995

3.000 µg/m3

NO2

TCVN 6137 :2009

3 µg/m3

Nước

pH

TCVN 6492:2011

2 đến 12

DO

TCVN 7325 : 2004

0-20 mg/l

TSS

TCVN 6625:2008

5mg/l

NO2-

SMEWW 4500 NO2- B:2012

0,002mg/l

NO3-

TCVN 6194:1996

0,004mg/l

BOD5

SMEWW 5210B:2012

1mg/l

COD

HACH 8000:1998

2 mg/l

NH4+

TCVN 5988-1995

0,02mg/l

Hg

SMEWW 3112B:2012

0,0006mg/l

Fe

TCVN 6177 : 1996

0,02mg/l

Mn

SMEWW 3500Mn.B:2012

0,05mg/l

As

SMEWW 3114:2012

0,6µg/l

Pb

SMEWW 3113 B : 2012

0,001mg/l

Cr6+

SMEWW 3500 Cr B:2012

0,003mg/l

Cd

SMEWW 3112B:2012

0,001mg/l

Cu

SMEWW 3111 B : 2012

0,02mg/l

Zn

SMEWW 3111 B : 2012

0,05mg/l

Coliform

TCVN 6187-2:1996

3MPN/100ml

Tổng dầu, mỡ

SMEWW 5520 G : 2012

0,03mg/l

Đất

As

TCVN 6649:2000

0,2mg/kg

Cd

TCVN 6496:1999

0,2mg/kg

Cu

TCVN 6496:1999

2,0mg/kg

Zn

TCVN 6496:1999

1,67mg/kg

Pb

TCVN 6496:1999

1,6mg/kg

3.5.5. Phương pháp so sánh đánh giá hiện trạng môi trường

Các số liệu, kết quả đo đạc, quan trắc và phân tích chất lượng các nguồn thải, đã được so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành.



  • Không khí:

- QCVN:05:2013/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về không khí xung quanh;

- QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QĐ 3733:2002/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh môi trường lao động của
Bộ y tế.


  • Nước:

- QCVN 08:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước mặt;

- QCVN 09:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng


nước ngầm;

- QCVN 40:2011/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải


công nghiệp.

  • Đất:

- QCVN 03:2008/ BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất.

3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu là kết quả đã được xử lý thống kê, mã hóa và vẽ đồ thị trên phần mềm Mircosoft Excel.


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

4.1.1. Vị trí địa lý

Nhà máy tuyển












Freeform 7Freeform 8Freeform 16Oval 25




Freeform 18

Freeform 18

Freeform 19

Freeform 19Freeform 19

Đường vào


Hình 4.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Khu vực khai thác và tuyển (thuộc Tổ hợp Bauxit nhôm Lâm Đồng) nằm trong huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. Khu vực này nằm cách TP. Bảo Lộc khoảng 15 km về phía Bắc-Đông Bắc. Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía Nam và thành phố Đà Lạt khoảng 80 km về phía Bắc.

Khu vực khai thác mỏ và nhà máy tuyển quặng có tổng diện tích là 22,836km2 (2283,6099ha) nằm trên địa phận Thị trấn Lộc Thắng và 2 xã Lộc Phú, Lộc Ngãi huyện Bảo Lâm.



Toạ độ giới hạn của khu vực khai thác và tuyển là:

X = 11038’080 đến 11041’560 Vĩ Bắc.

Y = 107049’540 đến 107053’120 kinh Đông.

4.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn


  • Đặc điểm về khí hậu

Huyện Bảo Lâm và vùng phụ cận huyện Bảo Lâm nằm trong vùng khí hậu đặc trưng của Tây Nguyên Việt Nam. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết ôn hoà, khí hậu mát mẻ quanh năm.

Nhiệt độ

Theo thống kê trong các năm từ 2011 đến 2015 của trạm Khí tượng Bảo Lộc, nhiệt độ trung bình cả năm tại các trạm đo chính trong vùng khoảng 2l,60C, Mức độ chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm ít chỉ khoảng 2-3 độ. Tháng nóng nhất thường là tháng 5, tháng lạnh nhất là tháng 1. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất vào tháng 1 từ 19,6 0C đến 20,90C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất vào tháng 5 từ 22,6 đến 23,6 0C.

Theo số liệu quan trắc nhiều năm, có những thời điểm, về mùa lạnh nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối đã quan trắc được tại Bảo Lộc là 4,50C. Nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng tới thời vụ và sự phát triển của cây trồng. Nhiệt độ cao nhất đã quan trắc được là 360C. Diễn biến của nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong 5 năm của Bảo Lâm được trình bầy trong bảng sau:

Bảng 4.1. Nhiệt độ các tháng trung bình trong 5 năm



Đơn vị: 0C

Tháng

2011

2012

2013

2014

2015

1

19,6

19,7

20,1

20,3

20,9

2

20,8

20,5

21,5

21,6

21,0

3

21,5

22,6

23,9

22,7

22,9

4

22,9

23,5

22,7

23,4

23,8

5

22,6

22,7

23,6

23,2

23,4

6

22,5

21,6

22,5

23,0

22,1

7

21,3

21,8

22,3

22,1

21,9

8

22,2

21,3

21,4

22,5

21,9

9

21,8

22,2

21,8

22,0

22,3

10

21,5

21,8

22,6

21,9

21,7

11

20,9

20,5

22,0

21,6

21,5

12

20,6

20,2

21,8

19,7

19,9

Cả năm

21,5

21,5

22,2

22,0

21,9

Nguồn: Trạm khí tượng Bảo Lộc (2015)

Phân bố mưa

Theo tài liệu quan trắc các trạm quan trắc mưa trong tỉnh thấy rằng Lâm Đồng có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa lượng mưa chiếm từ 70 đến 75% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô chỉ chiếm từ 25 đến 30% tồng lượng mưa trong năm. Vào mùa mưa, mỗi tháng có khoảng 18 – 23 ngày có mưa. Lượng mưa năm thấp nhất ở Lâm Đồng là 3143 mm. Lượng mưa năm cao nhất lên tới 5190 mm.

Số ngày mưa trong năm là 160 - 170 ngày

Diễn biến lượng mưa các tháng trong 5 năm được trình bầy trong bảng sau:

Bảng 4.2. Lượng mưa các tháng trong 5 năm

Đơn vị: mm



Tháng

2011

2012

2013

2014

2015

1

107

12

4

9

66

2

153

148

5

39

17

3

312

235

48

165

197

4

284

189

88

177

308

5

249

187

153

917

337

6

305

543

411

312

425

7

631

377

338

448

384

8

760

782

897

347

576

9

603

287

595

605

297

10

1073

261

382

352

363

11

391

155

154

346

241

12

322

83

68

13

7

Cả năm

5190

3259

3143

3730

3218

Nguồn: Trạm khí tượng Bảo Lộc (2015)

Độ ẩm

Độ ẩm không khí bình quân các năm của Lâm Đồng dao động từ 84 % đến 86 %. Độ ẩm không khí các tháng trong năm giao động từ 73% đến 92%. Giá trị trung bình tháng giữa các tháng trong năm chênh lệch không lớn.

Độ ẩm trung bình cao nhất là 92%;

Độ ẩm trung bình thấp nhất là 42%;

Diễn biến độ ẩm không khí trung bình tháng trong 5 năm của Bảo Lâm được trình bầy trong bảng sau:

Bảng 4.3. Độ ẩm không khí trung bình tháng trong 5 năm



Đơn vị: %

Tháng

2011

2012

2013

2014

2015

1

80

82

76

79

75

2

79

78

74

79

75

3

81

79

78

83

80

4

83

83

73

84

83

5

86

86

82

91

84

6

88

87

87

92

88

7

89

89

87

92

87

8

89

91

90

91

91

9

88

87

90

92

85

10

90

87

87

87

82

11

83

82

85

84

82

12

82

80

82

79

77

Cả năm

85

84

83

86

82

Nguồn: Trạm khí tượng Bảo Lộc (2015)

Gió bão

So với các vùng khác trong cả nước thì Lâm Đồng có tốc độ gió không lớn và không chịu ảnh hưởng của bão.

Hướng gió chủ đạo từ tháng 5 đến tháng 11 là gió Tây–Tây Nam và hướng gió chủ đạo từ tháng 11 đến tháng 4 là gió Bắc - Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình là 1 -1,6 m/s.

Nắng

Số giờ nắng trong năm của Lâm Đồng thuộc loại trung bình của cả nước. Theo số liệu thống kê của các trạm quan trắc khí hậu, tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.785 giờ đến 2.164 giờ/năm.

Số giờ nắng trung bình tháng trong 5 năm của Bảo Lâm được trình bầy trong bảng sau:

Bảng 4.4. Số giờ nắng trung bình tháng trong 5 năm



Đơn vị: giờ

Tháng

2010

2011

2012

2013

2014

1

180

72

245

249

218

2

169

197

218

217

229

3

176

174

234

224

234

4

172

201

210

232

180

5

189

190

212

109

169

6

136

118

153

175

126

7

139

178

158

145

149

8

111

86

113

145

81

9

132

179

89

115

155

10

76

143

155

111

182

11

164

180

152

136

219

12

141

196

210

159

222

Cả năm

1785

1914

2149

2017

2164

Nguồn: Trạm khí tượng Bảo Lộc, 2015.

Bốc hơi

Do độ ẩm không khí lớn nên lượng bốc hơi nhỏ. Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm đo được tại Trạm khí tượng Bảo Lộc dao động từ 627 đến 654 mm/năm.



Đặc điểm về thuỷ văn

Dòng chảy mặt

Trong khu vực khu vực có suối chính là: Dargna, các suối nhỏ là phụ lưu của suối này và hồ tự nhiên Cát Quế.



Suối Dargna

Bắt nguồn từ phía Bắc - Tây Bắc vùng nghiên cứu chảy qua trung tâm mỏ theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ xuống phía Nam - Đông Nam mỏ; lưu vực hơn 100 km2, chiều dài hơn 50 km. Bề rộng của suối từ 10 – 30 m, nước sâu 1– 2m, độ dốc lòng suối từ 2 - 50. Trong phạm vi nghiên cứu suối uốn khúc mạnh qua các đồi núi thấp. Các tích tụ lòng chủ yếu là bùn, sét, cát, sạn sỏi và tảng đá bazan dày 0,5 – 2m. Thềm suối rộng từ 2 – 50 m chủ yếu là bồi tích sét pha, cát, cát pha chứa cuội tảng rời rạc. Lưu lượng dòng chảy thay đổi theo mùa từ 5 – 10m3/s, vào dịp mưa lũ kéo dài lưu lượng có thể tới hàng chục m3/s.



Các phụ lưu của suối Dargna

A. Suối Danos

Bắt nguồn từ phía Bắc vùng nghiên cứu chảy qua trung tâm mỏ theo hướng Bắc - Nam rồi đổ vào suối Dargna tại trung tâm mỏ, lưu vực hơn 50km2, chiều dài hơn 20km. Bề rộng của suối từ 5–15m, nước sâu l-l,5m, độ dốc lòng từ 3–50.



B. Suối Datala

Bắt nguồn từ phía Đông - Đông Nam vùng nghiên cứu chảy theo hướng Nam rồi đồ vào suối Dargna phía Bắc thị trấn Lộc Thắng. Lưu vực hơn 1km2, chiều dài hơn 2,5 km. Bề rộng của suối từ 5 – 10m, nước sâu 0,5 – 1m, độ dốc lòng từ 5 – 80.



C. Suối đập Bùn thải

Bắt nguồn từ trung tâm vùng nghiên cứu chảy theo hướng Đông - Đông Bắc rồi đổ vào suối Dargna ở trung tâm vùng nghiên cứu. Lưu vực hơn 1 km2, chiều dài hơn 2 km. Bề rộng của suối từ 2 – 8m, nước sâu 0,3 - 0,6m, độ dốc lòng từ 2 – 30.



D. Suối, hồ Cát Quế (đập Oxalat)

Bắt nguồn từ phía Tây vùng nghiên cứu tại khu vực Nhà máy chảy theo hướng Nam. Lưu vực hơn 1 km2, chiều dài hơn l,5km. Bề rộng của suối từ 2-3m, nước sâu 0,3 - 0,5m, độ dốc lòng từ l – 20.



Dòng chảy ngầm

Tầng chứa nước lỗ hổng trong sườn, bồi tích tuổi Holocen (adQIV)

Phân bố diện hẹp ở sườn đồi, chân sườn đồi và các đáy thung lũng suối. Thành phần chứa nước gồm: cát pha, sét, sạn sỏi, cuội dăm, không phân lớp. Tầng này tương đối nghèo nước, mực nước ngầm thay đổi từ 0,6 - 3,4m tuỳ theo vị trí địa hình.



Tầng chứa nước lỗ hổng trong Laterit - bauxit (edQIV)

Phân bố rộng rãi trong khu nghiên cứu, ở sườn đồi, đỉnh đồi thuộc phần cao của địa hình. Thành phần chứa nước gồm: sét pha dăm sạn, tảng laterit - bauxit. Tầng này thường nằm trên mực nước ngầm, hệ số thấm thay đổi từ 3,83-7,63m/ngđ. Bề dày thay đổi từ 0,5–10m.



Tầng chứa nước lỗ hổng trong đá phong hóa hoàn toàn (eQIV)

Phân bố rộng rãi trong khu vực nghiên cứu. Đất đá chứa nước gồm sét, sét pha cát là sản phẩm của đá cát, bột, sét kết phong hóa, sản phầm phong hóa triệt để của bazan thành sét litoma. Tầng này rất nghèo nước, mực nước ngầm thay đổi từ độ sâu 4,7 - 20,5 m tuỳ theo vị trí của địa hình. Hệ số thấm thay đổi từ 0,158 - 2,635m/ngđ.


4.1.3. Đặc điểm về địa hình và địa chất


  • Đặc điểm về địa hình

Địa hình khu vực mỏ tuyển

Khu mỏ thuộc phần phía đông của cao nguyên Bảo Lâm, địa hình dạng bình nguyên tương đối bằng phẳng nghiêng thoải từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Mạng xâm thực địa phương chia cắt địa hình thành các khối tương đối bằng phẳng (plato) cao tương đối 30 – 80 m, kéo dài hoặc phân nhánh hẹp (100 – 400m). Phần lớn đỉnh của plato thường khá bằng phẳng dốc từ l – 60. Rìa plato thường tạo thành đường viền rõ rệt mà ở nhiều chỗ có khi bị các thung lũng rất trẻ phá huỷ. Độ dốc của sườn plato rất khác nhau từ thoải 5 – 150, nhiều chỗ dốc trên 400. Hình thái địa hình bán bình nguyên trong khu vực rất thuận lợi cho quá trình phát triển laterit hóa và tạo bauxit, Phần lớn bauxit phát triển ở đỉnh plato, đôi chỗ bauxit chuyển tiếp sang sườn thoải hơn (5 – 150) và có nơi tiến đến sát chân sườn giáp thung lũng rộng.



  • Đặc điểm về địa chất

Khu Tân Rai nằm phía Tây Bắc của cao nguyên bazan Di Linh. Tham gia vào cấu trúc địa chất của khu nghiên cứu là các thành tạo mắc ma, trầm tích Mezozoi – Kainozoi gồm phức hệ xâm nhập Định Quán - Ankroet, các trầm tích điệp La Ngà (J2ln), các thành tạo phun trào bazan Miocen, Pleistocen và các trầm tích hiện đại.

Trầm tích Jura giữa điệp La Ngà (J2ln)

Phân bố phía Bắc khu khu vực, khoảng 2km2 phần Bắc hồ chứa nước công nghệ. Thành phần thạch học gồm cát, bột, sét kết chứa ít cacbonat màu xám, xám đen phân lớp mỏng đến trung bình. Đá bị biến đổi yếu, uốn nếp, đường phương 210 – 2400, góc dốc 45 - 600 đổ về phía Đông Nam hoặc Tây Bắc. Bề dày từ 200-500 m.

4.1.4. Đặc điểm kinh tế xã hội


Diện tích

Bảo Lâm là một huyện mới. Tổ chức hành chính của huyện Bảo Lâm gồm có 14 đơn vị hành chính, trong đó có l thị trấn và 13 xã. Tổng diện tích của huyện Bảo Lâm là 145.657km2 Thị trấn có diện tích 80,3 km2, xã Lộc Phú có diện tích 123,8km2, xã Lộc Ngãi có diện tích 99,0km2.



Dân số

Dân số huyện Bảo Lâm (2015) có 116.122 người gồm: Thị trấn có 3.162 hộ 14.688 người và các xã còn lại có 93.734 người trong đó xã Lộc Phú có 572 hộ 2.415 người, xã Lộc Ngãi có 2.646 hộ 12.486 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1.61 %. Mật độ dân số toàn huyện là 75 người/ km2.

Cơ cấu dân tộc ở huyện gồm nhiều dân tộc anh em như Kinh, Cơ Ho, Mạ, M’Nong... và nhiều dân tộc từ các vùng khác nhau trong cả nước lên vùng kinh tế mới lập ngiệp.

Lao động

Dân số của huyện thuộc loại dân số trẻ: dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 45% trong độ tuổi lao động 16 - 60 tuổi chiếm 49,5% dân số trên độ tuổi lao động chiếm 6,5%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi sinh đẻ và chuẩn bị bước vào độ tuổi thành niên cao.

Lao động trong độ tuổi hiện có 53.164 người chiếm 49,5% dân số; trong đó nữ chiếm 56%, Lao động dân tộc chiếm 26%. Lao động từ 16- 35 chiếm 22,5%; 35 - 45 tuổi chiếm 18,5%; 46 - 60 tuổi chiếm 9,5%. Lao động khu vực kinh tế quốc doanh, tập thể chiếm l%, khu vực cá thể và các thành phần khác chiếm 82% tập trung chủ yếu là trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài lao động trong độ tuổi còn có người ngoài độ tuổi tham gia lao động, tồng cộng có 47.650 người.

Trong tổng số lao động đang hoạt động, lao động nông nghiệp chiếm 89,62%, công nghiệp: 3,355%, thương mại dịch vụ: 3,l0%, quản lý và hoạt động sự nghiệp: l,73%, lao động các ngành y tế, văn hoá, giáo dục: 2,00%. Cơ cấu lao động còn mất cân đối lao động các ngành dịch vụ, văn hoá, y tế xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội toàn diện.



Kinh tế

Diện tích đất có khả năng nông nghiệp toàn huyện là 53.000ha, đến nay đã trồng được 43.709,5 ha cây lâu năm, trong đó có gần 39.242,6 ha đã cho thu hoạch.

Diện tích chè có 13.187,5 ha với hơn 12.457,3 ha đã cho thu hoạch, huyện là vùng nguyên liệu chè lớn nhất của tỉnh với sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt khỏang 98.500 tấn.

Diện tích cà phê có 26.692,2 ha, diện tích đã cho thu hoạch là 25.395,2 ha. Toàn huyện trồng được trên 800 ha cây ăn quả, chủ yếu là trồng xen trong đất thổ cư và vườn cà phê, trong đó chiếm ưu thế là sầu riêng với tổng số 150.000 cây. Hiện nay nhân dân chủ yếu trồng loại sầu riêng ghép giống ngoại nhanh thu hoạch, giá trị kinh tế cao.

Tài nguyên rừng phong phú, địa hình cho phép có thể chuyển một phần diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất góp phần vào sự phát triển của huyện. Diện tích đất lâm nghiệp là 93.351ha. Mỗi hộ dân nhận chăm sóc bảo vệ rừng được tạo điều kiện để trồng 1,5 - 2ha cây công nhiệp nhằm ổn định, phát triển kinh tế.

Thu nhập bình quân đầu người mới đạt 11 triệu đồng/năm (bằng mặt bằng chung của tỉnh). Hằng năm, huyện Bảo Lâm đầu tư cho các xã vùng đồng bào dân tộc từ 8-10 tỷ đồng để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.




tải về 7.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương