Học viện ngân hàng khoa lý luận chính trị tiểU luận môn tư TƯỞng hồ chí minh


Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa



tải về 370.29 Kb.
Chế độ xem pdf
trang8/11
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích370.29 Kb.
#53849
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
PLT06A-F13D-Chủ đề 5-

2.3. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa 
a) Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định “Phát triển 
toàn diện các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa để văn hóa 
thực sự là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát 


10 
triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế”, nhằm tiếp tục phát triển nhanh và bền 
vững đất nước. 
Nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Người: Văn hóa là động lực, mục tiêu 
của sự nghiệp cách mạng Việt Nam, muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người 
xã hội chủ nghĩa, phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn 
hóa nhân loại, văn hóa là một mặt trận, mỗi văn nghệ sĩ là một chiến sĩ trên mặt 
trận ấy, văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân, xây dựng nền văn hóa Việt Nam 
dân tộc - khoa học - đại chúng”.

Văn hóa là mục tiêu 
Theo chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa là mục tiêu – nhìn một cách tổng quát 
– là quyền sống, quyền sung sướng, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc; là 
khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ. Đó là một xã hội dân chủ - 
dân là chủ và dân làm chủ, công bằng, văn minh; một xã hội mà đời sống vật chất 
và tinh thần của nhân dân luôn luôn được quan tâm và không ngừng nâng cao, 
con người có điều kiện phát triển toàn diện.

Văn hóa là động lực 
Nói văn hoá là động lực của sự phát triển chính là nói tới quá trình trong đó 
con người được và tự trang bị cho mình những kiến thức, hệ giá trị để có thể trở 
thành một nhân tố tạo ra sự phát triển. Mục tiêu là cái chúng ta đặt ra để phấn đấu 
trên cơ sở những gì đã có, còn động lực là công cụ để đi đến mục tiêu. Khi chúng 
ta đạt được mục tiêu, chính nó trở thành hành trang, phương tiện, thành công cụ 
để tạo ra nhận thức mới. Đó chính là động lực của sự phát triển.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa là động lực được nhận thức theo các 
phương diện: văn hóa chính trị, văn hóa văn nghệ, văn hóa giáo dục và văn hóa 
đời sống.
+ Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho 
quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Tư duy 


11 
biện chứng, độc lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn 
dẫn đến tư tưởng và hành động cách mạng có chất lượng khoa học và cách mạng.
+ Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lòng yêu nước, lý tưởng, tình cảm 
cách mạng, sự lạc quan, ý chí, quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của 
cách mạng. 
+ Văn hóa giáo dục: diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy 
luật phát triển của xã hội. Với sứ mệnh “trồng người”, văn hóa giáo dục đào tạo 
con người mới, cán bộ mới, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp cách 
mạng.
+ Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho 
con người, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Theo quan điểm của 
Hồ Chí Minh, đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Mọi việc thành hay bại là 
do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không. Do đó, có thể thấy văn 
hóa đạo đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển.
Văn hóa hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ, từ cái hiện có vươn tới cái 
lý tưởng, từ cái chưa hoàn thiện vươn tới cái hoàn thiện luôn luôn ở phía trước, 
đặc biệt là hoàn thiện bản thân mỗi người.

tải về 370.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương