Học viện ngân hàng khoa lý luận chính trị tiểU luận môn tư TƯỞng hồ chí minh


  Quan điểm về vị trí vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội



tải về 370.29 Kb.
Chế độ xem pdf
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích370.29 Kb.
#53849
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
PLT06A-F13D-Chủ đề 5-

2. 
Quan điểm về vị trí vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội.
2.1. Vị trí của văn hóa 
Văn hóa là một trong bốn trụ cột của quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở 
Việt Nam. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực thúc 
đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Văn hóa còn là sức mạnh nội sinh phát triển bền 
vững đất nước, đóng vai trò là “hệ điều tiết” trong sự vận động mọi mặt của đời 
sống. Vì vậy, văn hóa là mặt trận ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn vong và phát 
triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như trong đời sống xã hội. 



Văn hóa có vị trí và vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của một quốc gia. 
Tuy nhiên, khi nhìn nhận về vị trí và vai trò của văn hóa đối với sự phát triển 
thường có những cách tiếp cận khác nhau, điều đó một phần quan trọng phụ thuộc 
vào quan niệm về văn hóa. Để xác định đúng vị trí và vai trò của văn hóa trong 
đời sống xã hội phát triển hiện nay, cần thiết phải nhận thức sâu sắc quan niệm 
của Hồ Chí Minh về văn hóa. Cụ thể là, năm 1943 Người đã nêu lên quan niệm 
tổng quát về văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người 
sáng tạo ra, Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài 
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa 
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoại hằng ngày về 
mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó 
tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với 
biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời 
sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Từ quan điểm đó, ta nhận ra rằng văn hóa không 
chỉ là lĩnh vực tinh thần, văn hóa chính là đời sống lao động sáng tạo gắn với 
phương thức tổ chức đời sống của xã hội loài người, văn hóa vừa là nhân tố bản 
chất bên trong vừa là kết quả trực tiếp của quá trình phát triển con người, của nền 
sản xuất xã hội và của các hình thức tổ chức tồn tại và phát triển của mỗi quốc 
gia, của xã hội loài người. Hơn nữa, Hồ Chí Minh cũng nói về văn hóa theo nghĩa 
hẹp là những giá trị tinh thần: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn 
đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã 
hội, văn hoá. Nhưng văn hoá là một kiến trúc thượng tầng (báo Cứu quốc, tháng 
8- 1945); vì thế, văn hoá cũng đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người, 
Người yêu cầu mọi người “phải đi học văn hóa”, “xóa mù chữ”… 
Ngoài ra, “văn hóa là bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà 
có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con 
người làm nên lịch sử…, bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo 
đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên 
ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và 



sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh” – Phạm Văn Đồng cho 
rằng văn hóa là những gì không phải là thiên nhiên và do con người sáng tạo nên. 
Tuy nhiên, với sự phát triển của loài người, nhất là về khoa học - công nghệ, thiên 
nhiên “hoang sơ” không có dấu chân người cũng không còn nữa. Vì vậy, thiên 
nhiên ngày nay cũng có thể nói là thiên nhiên văn hóa rồi, con người và thiên 
nhiên hòa quyện với nhau trở thành một thực thể văn hóa (PGS.TS. Trần Quốc 
Toản, 2022) 
Minh chứng cho thấy vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội thông qua việc 
duy trì và phát triển các phong trào, văn nghệ và thể dục thể thao quần chúng ở 
khu vực nông thôn, đô thị, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tính đến nay, có trên 
12 triệu người tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng và sinh hoạt 
câu lạc bộ; 17 triệu người luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên 
(bienphong.com.vn, 2020). 
Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong những năm qua được các 
cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện toàn diện, tạo chuyển biến 
tích cực và trở thành hoạt động xã hội rộng lớn, thiết thực như phong trào “Toàn 
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với phong trào “Toàn dân bảo vệ 
an ninh Tổ quốc”, và các hoạt động lễ hội, sinh hoạt văn nghệ, … tạo khí thế vui 
tươi, lành mạnh cũng như đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Thực 
tế, phong trào đã có tác động tích cực đến nhận thức và hành vi của người dân và 
cộng đồng trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Đặc biệt, quá trình 
triển khai phong trào, nhiều giá trị văn hóa mới, tiên tiến được chọn lọc, tiếp thu 
và bồi đắp, trên cơ sở gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo 
tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn 
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và hệ thống thiết chế văn hóa 
trong cả nước luôn được quan tâm đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp. Từ những 
minh chứng đó, một lần nữa khẳng định lại vị thế quan trọng của văn hóa trong 
đời sống xã hội từ trước đến nay.




tải về 370.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương