Học viện ngân hàng khoa lý luận chính trị tiểU luận môn tư TƯỞng hồ chí minh



tải về 370.29 Kb.
Chế độ xem pdf
trang4/11
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích370.29 Kb.
#53849
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
PLT06A-F13D-Chủ đề 5-

NỘI DUNG 
I- 
Khái niệm văn hóa và quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí vai trò của 
văn hóa trong đời sống xã hội.
1. 
Khái niệm văn hóa và quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới.
1.1. Khái niệm về văn hóa 
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng liên quan đến mọi mặt đời sống 
vật chất và tinh thần của con người. Định nghĩa của UNESCO (1982) về văn hóa: 
Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần 
và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một 
nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối 
sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập 
tục và tín ngưỡng…”.
Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa. Đầu tiên là tiếp cận 
theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người. Trong Mục 
đọc sách ở phần cuối tập Nhật ký trong tù (1942 – 1943), Hồ Chí Minh đã viết 
con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá (“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của 
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra…). Trong suốt quá trình lịch 
sử của mình, con người luôn sáng tạo không ngừng để tạo ra các giá trị văn hoá. 
Bên cạnh đó, cần phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên và không phải mọi 
cái do con người sáng tạo ra đều là văn hoá. Con người vừa là chủ thể của sự sáng 
tạo ra văn hoá, vừa là sản phẩm của văn hoá. Tiếp đó, Hồ Chí Minh đề cập đến 
các yếu tố cấu thành văn hóa (“…là sự tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt cùng 
với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra”). Văn hóa là toàn bộ những 
hoạt động của con người và sản phẩm của những hoạt động ấy. Cách tiếp cận này 



phù hợp với quan điểm của văn hóa học hiện đại và quan điểm macxit – văn hóa 
với tư cách là phương thức sống của con người. Tiếp đến là văn hoá có vai trò 
giúp con người tồn tại và phát triển, gắn với mục đích cuộc sống loài người (“Vì 
lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo ra…”). Văn 
hóa có tính giá trị, là các giá trị kết tinh trong lao động, sáng tạo của con người, 
từ đó hướng đến chân, thiện, mỹ. Cuối cùng, Hồ Chí Minh đề cập đến văn hóa có 
tính lịch sử. (“…loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống 
và đòi hỏi của sự sinh tồn”). Trong các thời đại khác nhau con người tạo ra những 
giá trị khác nhau – phản ánh trình độ văn hóa của loài người ở các giai đoạn lịch 
sử. Văn hóa chứa đựng tính sáng tạo dựa trên theo nhu cầu đời sống.
Thứ hai, Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa theo nghĩa hẹp: Văn hóa là đời sống 
tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng xã hội. Đó là những tư 
tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, văn học - nghệ 
thuật, khoa học, giáo dục… Cách tiếp cận này xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí 
Minh về văn hóa.
Thứ ba, Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa theo nghĩa hẹp hơn: văn hóa là trình 
độ dân trí. Cách tiếp cận này bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn 
mù chữ, biết đọc, biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói với đồng bào miền 
núi). 
Thứ tư, Hồ Chí Minh tiếp cận văn hóa theo nghĩa: Văn hóa là phương thức 
sử dụng công cụ sinh hoạt 

tải về 370.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương