Học viện ngân hàng khoa lý luận chính trị tiểU luận môn tư TƯỞng hồ chí minh



tải về 370.29 Kb.
Chế độ xem pdf
trang7/11
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích370.29 Kb.
#53849
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
PLT06A-F13D-Chủ đề 5-

2.2. Vai trò của văn hóa 
Mục tiêu chung của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ 
nghĩa xã hội. Cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu đó, 
tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội: KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - VĂN 
HÓA – XàHỘI. Vì vậy, có thể nói văn hoá luôn là một yếu tố đặc biệt được đặt 
ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội 
- Văn hóa trong quan hệ với chính trị. 
Văn hóa và chính trị đều là những mặt không thể thiếu trong đời sống xã hội. 
Văn hóa gắn liền mật thiết với chính trị, cho nên một dân tộc bị đàn áp thì chính 
trị cũng bị đàn áp và rõ ràng văn hóa cũng bị đàn áp, cũng bị nô dịch. Người cho 
rằng: “Xưa kia chính trị bị đàn áp, nền văn hóa của ta vì thế mà không nảy sinh 
được”, “Xã hội thế nào văn hóa thế ấy”. “Văn nghệ của dân tộc ra vốn rất phong 
phú nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta bị nô lệ thì văn nghệ 
cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”. Vì vậy, chính trị có được giải 
phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn 
hóa phát triển. 
Tuy nhiên, văn hóa không thể đứng ngoài mà nó phải ở trong chính trị, tức 
là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị; đồng thời mọi hoạt động của tổ chức 
và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa 
- Văn hóa trong quan hệ với kinh tế. 
Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc 
xây dựng văn hóa, Từ đó, Người đưa ra luận điểm: phải chú trọng xây dựng kinh 
tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng văn hóa. Như vậy, cùng với 
việc xác định bốn vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều phải coi trọng 
ngang nhau, Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh vai trò quyết định của kinh tế đối với 
văn hóa. Người chỉ rõ: “Cơ sở hạ tầng xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến 
thiết được và có đủ điều kiện phát triển được”. Muốn đi lên từ CNXH thì phải 



phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục 
ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước…Phát triển 
kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta. 
Tuy nhiên, văn hóa cũng không thể đứng ngoài mà phải đứng trong kinh tế, 
nghĩa là văn hóa không hoàn toàn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trò tác động 
tích cực trở lại với kinh tế. 
- Văn hóa trong quan hệ với xã hội 
Theo Hồ Chí Minh, giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, 
từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển. Xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy. Văn 
học nghệ thuật của dân tộc Việt Nam rất phong phú, nhưng trong chế độ nô lệ, bị 
tồi tàn không thể phát triển được. Vì vậy, phải làm cách mạng giải phóng dân tộc, 
giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, đưa 
Đảng Cộng sản Việt Nam lên địa vị cầm quyền, thì mới giải phóng được văn hóa. 
Tóm lại, sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội sẽ thúc đẩy văn hóa phát 
triển; ngược lại, mỗi bức phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội đều có sự khai 
sáng của văn hóa. 
Như vậy, có thể thấy rằng Văn hoá và phát triển là hai mặt gắn bó chặt chẽ 
với nhau. Văn đứng trong kinh tế, chính trị nghĩa là, chính trị và kinh tế phải có 
tính văn hoá. Văn hoá phải thấm sâu vào hoạt động kinh tế và sản phẩm của hoạt 
động đó. Ngày nay Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng xác định: văn hoá là nền tảng 
tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh 
tế - xã hội chung của toàn đất nước. 

tải về 370.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương