Học viện ngân hàng khoa lý luận chính trị tiểU luận môn tư TƯỞng hồ chí minh


II- Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu



tải về 370.29 Kb.
Chế độ xem pdf
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu26.11.2022
Kích370.29 Kb.
#53849
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
PLT06A-F13D-Chủ đề 5-

II- Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
1. 
Giá trị lý luận. 
Từ những vấn đề lý luận được trình bày ở trên về quan điểm của Hồ Chí 
Minh về vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội, có thể thấy rằng, tư tưởng 
của Người đem lại những giá trị lý luận sau. 
Quan điểm của C.Mác – Lê Nin: văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở 
trong kinh tế và chính trị, Hồ Chí Minh bổ sung thêm: văn hóa cũng là một mặt 
trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, “văn hóa phải soi đường cho quốc 
dân đi”; “văn hóa phải làm cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do”; “văn 
hóa phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”. Với những phát 
triển tư tưởng về văn hóa của chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần làm phong phú 
chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
Ngoài ra, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa có nội dung sâu sắc, mới mẻ, có 
ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong tương 
lai. Trên cơ sở văn hóa là mục tiêu, nền tảng tinh thần, động lực của sự nghiệp 
cách mạng. Nó trở thành một nền tảng lý luận, là kim chỉ nam giúp Đảng ta xác 
định được các chiến lược, chính sách xây dựng đất nước trong thời đại mới.
2. 
Giá trị thực tiễn. 
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí 
đặc biệt quan trọng. Văn hóa được xây dựng và bồi đắp nên trong suốt chiều dài 
lịch sử, nó làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa 
là mục tiêu, vừa là động lực phát triển bền vững đất nước. Vậy nên bên cạnh 
những giá trị lý luận nêu trên thì văn hóa còn mang lại nhiều giá trị thực tiễn thông 
qua các khía cạnh chính trị, kinh tế và xã hội.


14 
Ngày nay, văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế và xã hội. Văn 
hóa một mặt là sự phản ánh của kinh tế, chính trị, xã hội, mặt khác có tác động 
trở lại to lớn đối với kinh tế, chính trị và xã hội. “Văn hóa đứng trong kinh tế và 
chính trị” có nghĩa là văn hóa phải phục vụ chính trị, thúc đẩy, xây dựng và phát 
triển kinh tế. Đồng thời văn hóa phải đi trước một bước để thúc đẩy sự phát triển 
của kinh tế, xã hội thông qua chức năng xây dựng con người.
Trong thời đại hiện nay văn hóa và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ, chính 
trị dựa trên nền tảng văn hóa sẽ là một sự bảo đảm, một động lực thúc đẩy việc 
xây dựng xã hội ổn định, dân chủ, tự do, công bằng, nhân văn và phát triển bền 
vững. Giá trị vai trò của văn hóa đối với chính trị chỉ có thể đánh giá thông qua 
những thành quả cụ thể được chế độ chính trị mang lại cho mỗi người dân, cho 
toàn thể xã hội và bằng sự ổn định, bền vững của chính chế độ, bằng sự hài lòng 
và niềm tin của người dân. Điều đó được thể hiện thông qua việc ngăn chặn văn 
hóa chính trị suy đốn như cán bộ các cấp và công chức trong bộ máy công quyền 
tiến hành công khai, lộ liễu, hoặc che giấu quá khéo léo, kín đáo việc mua bán 
chức vụ, vị trí lãnh đạo hoặc nơi công tác; nhận hối lộ, tham nhũng tiền bạc, tham 
nhũng quyền lực, bảo kê cho các hoạt động phi pháp, thoái hóa trong lối sống, 
mất dân chủ trong lãnh đạo và quản lý. Vì vậy, văn hóa là động lực tạo nên sức 
mạnh, khẳng định sự chính danh của một đảng chính trị đang lãnh đạo và cầm 
quyền, của một chế độ của dân, do dân, vì dân và bảo đảm cho sự vững bền của 
chế độ đó. 
Ngoài ra, văn hóa là nền tảng tinh thần, là nguồn nội lực của quá trình phát 
triển kinh tế - xã hội. Văn hóa phát huy vai trò của mình khi thâm nhập, tác động 
vào kinh tế, đồng thời kinh tế cũng quy định và chế ước văn hóa, là điều kiện và 
nguồn lực cho văn hóa hoạt động; với ý nghĩa là sức mạnh nội sinh của phát triển, 
văn hóa phải dựa trên kinh tế. Bản chất của văn hóa là sự sáng tạo hướng tới các 
giá trị nhân văn, vì con người. Vì con người, vì ấm no, hạnh phúc của con người 
và sự thịnh vượng của quốc gia - đây cũng chính là mục tiêu của phát triển nói 


15 
chung và phát triển kinh tế nói riêng. Sự hiện diện và thẩm thấu của văn hóa trong 
các hoạt động kinh tế ngày càng sâu rộng hơn. Thứ nhất, hệ giá trị văn hóa điều 
tiết các hoạt động kinh tế theo hướng nhân văn. Khi các giá trị văn hóa thấm sâu 
vào toàn bộ đời sống xã hội, trong đó có hoạt động kinh tế, nó sẽ có tác dụng định 
hướng, điều chỉnh các hoạt động của các chủ thể kinh tế theo hướng nhân văn, vì 
cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Lúc này, các chủ thể kinh tế không chỉ quan tâm đến lợi 
nhuận, mà còn quan tâm đến lợi ích của người lao động, trách nhiệm với cộng 
đồng, với môi trường, với quốc gia. Thứ hai, khơi dậy khát vọng phát triển đất 
nước, tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc trong phát triển kinh tế. Lịch sử 
đã chứng minh rằng những giá trị văn hóa được khơi dậy đúng mức sẽ biến thành 
sức mạnh to lớn. Có thể nói, cơ đồ dân tộc khát vọng phát triển đất nước đã tạo 
nên sự chuyển động của nền kinh tế quốc dân trong cả mục tiêu và phương thức 
phát triển. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ kết hợp với đa phương hóa, đa 
dạng hóa các quan hệ kinh tế quốc tế không chỉ là phương châm phát triển kinh 
tế quốc gia mà còn thể hiện rõ trong định hướng phát triển của các doanh nghiệp. 
Thứ ba, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Vai trò của văn hóa trong phát 
triển kinh tế không chỉ dừng lại ở vị thế của những nguồn lực tinh thần, tham gia 
điều tiết, định hướng, thúc đẩy phát triển kinh tế, mà văn hóa còn là động lực trực 
tiếp cho sự phát triển kinh tế. Thực tế đã chứng minh rằng rất nhiều các lĩnh vực 
văn hóa nếu được khai thác hợp lý sẽ có khả năng đóng góp trực tiếp cho nền kinh 
tế quốc dân. Phát triển công nghiệp văn hóa chính là sự lựa chọn hiệu quả cho 
hướng phát triển này. 
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, nhìn từ thực trạng nhiều nước coi trọng tăng 
trưởng kinh tế thuần túy, đề cao lợi ích vật chất và chạy theo chủ nghĩa tiêu dùng 
có thể dẫn đến nguy cơ tha hóa con người, Nghị quyết số 33-NQ/TW (khóa XI) 
của Đảng sớm cảnh báo: “Phòng, chống sự tha hóa con người và những lệch 
chuẩn văn hóa”. Văn kiện Đại hội XIII cũng nêu rõ: “Từng bước khắc phục các 
hạn chế của con người Việt Nam”. Bởi lẽ, bên cạnh những giá trị tốt đẹp trong 
nhân cách người Việt như tinh thần yêu nước, lao động chăm chỉ, đoàn kết cộng 


16 
đồng, lòng nhân ái, giàu đức hy sinh vì nghĩa lớn,... thì một bộ phận không nhỏ 
người Việt Nam hiện nay vẫn còn tâm lý tiểu nông, tác phong xuề xòa, thiếu kỹ 
năng hợp tác, thiếu ý thức tôn trọng pháp luật, thiếu đam mê nghiên cứu bứt phá 
sáng tạo... 
Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, truyền thông 
xã hội, trí tuệ nhân tạo,… như một làn sóng mới thu hút mọi người đặc biệt là 
những người trẻ vào những trang mạng xã hội, hình ảnh xấu-tốt, đúng-sai,.. cho 
nên rất dễ là mất đi bản tính lương thiện và tâm hồn cao cả của con người vào 
những góc khuất của thế giới hiện đại. Từ những lý do đó càng đòi hỏi phải chú 
trọng quan tâm xây dựng môi trường văn hóa và nuôi dưỡng những giá trị đạo 
đức, văn hóa tốt đẹp cho con người, làm cho xã hội và con người không ngừng 
hoàn thiện các giá trị chân-thiện-mỹ. Đúng như Đảng ta đã khẳng định: “Phát 
triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để 
phát triển văn hóa”. 

tải về 370.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương