Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

e. Đời sống tình cảm 
Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú và muôn màu. Ở 
lứa tuổi này, nhu cầu tình bạn tăng lên rõ rệt và sâu sắc hơn ở giai đoạn trước. 
Các em có những yêu cầu cao hơn trong tình bạn như phải chân thành, đáng 
tin, là người dễ cảm thông và biết lắng nghe chia sẻ. Tình bạn này có thể kéo 
dài trong suốt cuộc đời mỗi con người. Ở lứa tuổi 15, 16 các em học sinh cả 
nam và nữ đều coi tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất của con người. 
Bên cạnh tính bền vững thì tình bạn của các em còn mang tính xúc cảm cao. 
Thanh niên thường lý tưởng hóa tình bạn, các em nghĩ về bạn thường với điều 
mình mong muốn ở bạn bè hơn là thực tế. Sự quyến luyến mạnh mẽ về mặt 
cảm xúc khiến cho các em ít nhận thấy những đặc điểm thực tế ở bạn. Một 
điều cũng cần chú ý là ở thanh niên mới lớn, quan hệ tích cực hóa giữa nam 
và nữ một cách rõ rệt. Phạm vi quan hệ được mở rộng. Bên cạnh nhóm thuần 
nhất có khá nhiều nhóm pha trộn (cả nam và nữ). Và ở giai đoạn này, các em 
đã để ý hơn đến bản thân, đã bắt đầu chăm chút đến vẻ bề ngoài để cho mình 
thật thu hút và nổi bật. Do vậy, nhu cầu về tình bạn khác giới được tăng 
cường. Một số em đã xuất hiện những lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ. Xuất 
hiện nhu cầu chân chính về tình yêu. Tình yêu nam nữ là một loại tình cảm tự 
nhiên và bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi này. 
f. Xu hướng nghề nghiệp 
Học sinh THPT là lứa tuổi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa của cuộc đời, 
khác với học sinh trung học cơ sở ở chỗ học sinh THPT đã có sự chuẩn bị về 
tâm thế nên các em sẽ chín chắn hơn trong việc lựa chọn cho mình con đường 


23 
đi phía trước. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn nghề không hề dễ dàng 
bới nghề nghiệp trong xã hội rất phong phú, nghề nào cũng có vai trò và ý 
nghĩa nghề nghiệp nhất định. Hơn nữa, mỗi nghề nghiệp sẽ có những đặc 
điểm và tính chất đặc thù riêng mà không phải người nào cũng đáp ứng được. 
Trong khi đó học sinh THPT lại bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố chủ quan và 
khách quan đến việc lựa chọn nghề của các em. Có thể kể ra như việc dựa 
dẫm vào ý kiến của người khác (theo ý kiến của cha mẹ, thầy cô, bạn bè, của 
số đông,…) không độc lập trong suy nghĩ, không có chủ kiến riêng về ngành 
nghề. Những em học sinh này sẽ rất nhanh chán vì không phù hợp với nghề. 
Ngoài ra, học sinh còn có những suy nghĩ sai lầm, các em cho rằng 
nghề thợ thì thấp kém hơn kỹ sư, giáo viên mầm non, tiểu học thì thua kém 
giáo viên THPT, y tá thì không bằng bác sĩ,…Vì thế, các em mà chỉ định 
hướng vào những nghề mà bản thân thấy nó có giá trị và vị thế xã hội cao. 
Bên cạnh đó, những thành kiến của học sinh như coi lao động chân tay là thấp 
kém, những quan niệm sai lầm của các em về giá trị nghề nghiệp đã dẫn đến 
thái độ không đúng trong việc định hướng nghề nghiệp.
Học sinh còn thường bị hấp dẫn bởi bề ngoài của nghề mà chưa tìm 
hiểu kĩ nội dung lao động của nghề, không đánh giá kĩ năng lực của mình có 
phù hợp với nghề hay không.
Nghề nghiệp, là phương tiện để giúp chúng ta tồn tại và phát triển, 
chính vì vậy, học sinh cần phải có những định hướng thật rõ ràng để có thể 
lựa chọn cho mình một nghề phù hợp nhất. 
1.2.2.2. Những khó khăn tâm lý thường gặp phải của học sinh trung học phổ 
thông 
Ở lứa tuổi này học sinh phải chịu rất nhiều những khó khăn tâm lý. 
Những khó khăn này do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số 
nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý của học sinh THPT. 
a. Mâu thuẫn cha mẹ - con cái ở lứa tuổi THPT 


24 
Một số những nghiên cứu gần đây cho biết có sự gia tăng về những 
cuộc cãi vã giữa cha mẹ và con cái ở tuổi học sinh THPT. Bởi trong giai đoạn 
này, các em đang phát triển mạnh ở cả thể chất và tinh thần. Các em đang rất 
muốn khẳng định mình để thoát ra khỏi cha mẹ và gia đình. Trong khi đó, cha 
mẹ lại luôn cho rằng con em của họ chưa trưởng thành, cần sự quản lý, kiểm 
soát từ phía gia đình. Chính vì vậy, đã nảy sinh rất nhiều những mẫu thuẫn 
giữa cha mẹ và các con, qua đó làm nảy sinh những khó khăn ảnh hưởng 
mạnh tới tâm lý của các em. 
b. Nghề nghiệp 
 
Bước vào cấp 3, học sinh đã bắt đầu có những suy nghĩ về định hướng 
của cuộc đời mình, nghề nghiệp mà mình lựa chọn sau này. Một vấn đề quan 
trọng của thanh niên là việc chọn vị trí xã hội trong tương lai cho bản thân mà 
trước hết là việc chọn nghề. Nhiều em đã biết so sánh đặc điểm riêng về thể 
chất,tâm lý, khả năng của bản thân với yêu cầu của nghề nghiệp. Tuy 
nhiên, học sinh còn định hướng chưa đúng vào học các trường đại học. Xu 
hướng nghề nghiệp có tác dụng quan trọng việc điều chỉnh, thúc đẩy các 
hoạt động học tập của các em. Nghề nghiệp tương lai chi phối đối với hứng 
thú các môn học. 
Nhận thức yêu cầu về nghề nghiệp càng cụ thể đầy đủ, sâu sắc bao 
nhiêu thì sự chuẩn bị đối với nghề nghiệp tương lai càng tốt bấy nhiêu. Cuối 
cấp THPT, xu hướng chọn nghề của học sinh càng phát triển rõ ràng và cụ 
thể, ổn định hơn. Việc chọn nghề của các em có nhiều động cơ thúc đẩy (cá 
nhân, xã hội). Xu thể chọn nghề của các em thuộc các lĩnh vực nghề mới, 
được nhiều người chú ý, hay theo số đông người lựa chọn. Hiện nay, đối với 
thanh niên học sinh việc chọn nghề tương lai rất phức tạp, cần được tư vấn, 
hướng nghiệp đầy đủ. 
Đặc biệt trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều ngành nghề mới ra 
đời, các ngành nghề khác nhau có các đòi hỏi về năng lực và tố chất khác 


25 
nhau, có những ngành nghề càng thu hút được người lao động vì quy mô 
rộng, lương cao. Trong khi đó, một số ngành nghề sau khi ra trường rất khó 
xin việc. Chính những bất cập và thiên lệch trong thế giới nghề nghiệp như 
vậy càng làm cho các em lo lắng, băn khoăn, lúng túng,…trong việc chọn 
nghề nghiệp. 
c. Các mối quan hệ bạn bè – xã hội
Một trong những nét tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này là việc chơi với 
bạn và nhóm bạn là nhu cầu thiết yếu. Việc thuộc về một nhóm bạn nào đó rất 
quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, những áp lực về bạn bè và nhóm bạn cũng 
gây cho học sinh THPT nhiều rắc rối, nhất là trong những hoàn cảnh mà các 
em không có bạn cùng ủng hộ, hoặc chơi chung trong nhóm mà có sự khác 
biệt hoặc cảm thấy mình không thuộc về nhóm bạn đó. Các mối quan hệ bạn 
bè trở nên phức tạp và áp lực hơn khi có liên quan đến vấn đề tình cảm, khi 
cùng thích một đối tượng nào đó. 
Mối quan hệ bạn bè trở nên quan trọng hơn khi trong mối quan hệ với 
cha mẹ của cá em trở nên căng thẳng thì bạn bè là nơi đáng tin cậy để các em 
chia sẻ những khó khăn của mình, trong đó có vấn đề lựa chọn nghề nghiệp 
tương lai 
d. Vấn đề học tập 
Vấn đề học tập cũng là một trong những vấn đề quan trọng của các em 
học sinh THPT. Nhiệm vụ chính của các em bây giờ là học tập, hoàn thành 
những nhiệm vụ mà thầy cô giao cho. Tuy nhiên, bước sang cấp 3 thì các em 
phải chuẩn bị kiên thức để đối mặt với các kì thi cuối cấp và thi tuyển sinh lên 
đại học. Ngay từ lớp 10, các em đã phải học chương trình căng thằng hơn rất 
nhiều so với chương trình học ở cấp 2. Chính vì vậy những khó khăn, căng 
thẳng luôn xảy ra với các em. 
e. Các vấn đề cá nhân (sức khỏe, tình cảm….) 


26 
Đối với học sinh THPT, ngoài việc học tập là mối quan tâm chính trong 
các hoạt động các em thì việc thay đổi phát triển của cơ thể trong độ tuổi thiếu 
niên, việc đảm bảo sức khỏe để đáp ứng các hoạt động học tập và vui chơi, 
sinh hoạt hàng ngày, vấn đề tình cảm,… cũng là các vấn đề gây ra nhiều khó 
khăn cho các em. 

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương