Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG


Các yếu tố ảnh hƣởng đến khó khăn tâm lý trong định hƣớng nghề



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khó khăn tâm lý trong định hƣớng nghề 
nghiệp của học sinh trung học phổ thông 
1.3.1. Bản thân học sinh 
 
Học sinh THPT là lứa tuổi từ 16-18 đang trong giai đoạn trưởng thành 
các em có những thay đổi trong suy nghĩ, những ước mơ những hoài bão dự 


28 
định trong tương lai. Tuy nhiên, với nhiều những lí do khác nhau mà các em 
không dám thể hiện nhu cầu của mình. Do các em chưa có đủ kinh nghiệm, tri 
thức hay lập trường cá nhân nên việc che giấu hay tự tìm hiểu có thể dẫn đến 
những sai lầm nghiêm trọng do sự thiếu hiểu biết về hoạt động định hướng 
nghề nghiệp gây ra. Cho nên, nhu cầu học tập và tìm hiểu những nội dung 
định hướng nghề nghiệp của các em THPT cần được thúc đẩy và cho các em 
thấy đó là chính đáng trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. 
1.3.2. Giáo dục gia đình 
Gia đình là môi trường văn hóa đặc biệt, có chức năng nuôi dưỡng, 
giáo dục, là yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên nhân cách của mỗi cá 
nhân. Trong độ tuổi THPT, các em vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự giáo dục 
gia đình. 
Văn hóa gia đình có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm sinh lý 
của các em, phương thức giáo dục gia đình khác với nhà trường. Cụ thể gia 
đình chăm sóc nuôi dưỡng các em bằng tình yêu thương ruột thịt. Người lớn 
tiếp xúc với các em bằng hình thức trực tiếp và thường xuyên. Cha mẹ được 
xem là người có trách nhiệm chính trong việc giáo dục nói chung và định 
hướng nghề nghiệp cho các em nói riêng. Gia đình là tác nhân xã hội hóa đầu 
tiên và quan trọng đối với cá nhân. Đối với hầu hết các cá nhân thì gia đình là 
môi trường xã hội đầu tiên của cá nhân, đó là dạy cho trẻ những kinh nghiệm 
xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em sẽ đưa nó vào sâu 
trong ý thức của cá nhân. Thông qua quá trình đó gia đình không chỉ đưa trẻ 
em đến với thế giới hữu hình mà còn đặt chúng vào trong xã hội. 
Mỗi gia đình là một mô hình văn hóa thu nhỏ với những giá trị truyền 
thống riêng, lối sống riêng. Trong gia đình, các cá nhân sẽ lựa chọn để tiếp 
nhận những giá trị, cách ứng xử của ông bà và cha mẹ. Gia đình cũng là nơi 
đầu tiên truyền cho những thành viên mới sinh ra của xã hội những ý niệm về 
giới tính trong gia đình. Trong hầu hết các nền văn hóa trẻ nhỏ được dạy rằng 


29 
con trai thì phải mạnh mẽ, bản lĩnh còn con gái sẽ phải nhỏ nhẹ, dịu dàng. 
Chính vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp nghề nghiệp của con cái cũng 
chịu một phần ảnh hưởng từ gia đình. Có những gia đình trao con quyền tự 
quyết về nghề nghiệp tương lai của mình. Tuy nhiên, cũng có những gia đình 
lại định hướng hay có thể là ép buộc con cái đi theo nghề nghiệp truyền thống 
của gia đình hoặc một một ngành nghề nhất định theo mong muốn của cha 
mẹ. Từ đó, có thể khẳng định vai trò của gia đình là rất quan trọng trong quá 
trình xã hội hóa của con người cũng như trong việc giáo dục nói chung hay 
việc định hướng nghề cho các em nói riêng. 

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương