Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG


 Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

1.2.3 Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung 
học phổ thông 
1.2.3.1. Khái niệm khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học 
sinh trung học phổ thông 
Trong phạm vi nghiên cứu này, khái niệm khó khăn tâm lý trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh THPT được hiểu như sau: 
Khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh THPT là 
biểu hiện tâm lý của học sinh, nảy sinh trong quá trình định hướng nghề nghiệp, 
gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến định hướng nghề nghiệp của chủ thể. 
1.2.3.2. Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của 
học sinh trung học phổ thông 
Dấu hiệu của KKTL nói chung hay KKTL trong định hướng nghề nghiệp 
nói riêng được biểu hiện qua ba khía cạnh: Nhận thức, thái độ, hành vi. 

Khó khăn về mặt nhận thức 
Định hướng nghề nghiệp là một hoạt động khó khăn, phức tạp, do đó 
trong quá trình thực hiện không phải lúc nào học sinh cũng có nhận thức đúng 
đắn, đầy đủ về nó. Chính những nhận thức chưa đúng, chưa phù hợp là những 
khó khăn tâm lý gây nên những sai lầm trong định hướng nghề nghiệp của cá 
nhân. Biểu hiện cụ thể là, học sinh sự chưa hiểu rõ khả năng của bản thân 
trong vấn đề định hướng nghề nghiệp, chưa hiểu rõ thông tin nghề nghiệp xã 
hội đang cần hay học sinh chưa hiểu rõ hay không có nhiều thông tin về nghề 
nghiệp định lựa chọn cho bản thân. 


27 
Qua đây, có thể thấy được có nhận thức đúng về định hướng nghề 
nghiệp sẽ giúp cho học sinh rất nhiều trong việc lựa chọn tương lai của bản 
thân để tồn tại và phát triển.

Khó khăn về mặt thái độ 
Đây chính là thái độ, tình cảm của học sinh đối với ĐHNN. Có thể nói, 
khó khăn tâm lý biểu hiện ở dạng thái độ, tình cảm là việc xuất hiện những 
xúc cảm âm tính trong ĐHNN của học sinh. Biểu hiện là học sinh coi thường 
việc ĐHNN, chán ghét, thờ ơ, lo lắng, căng thẳng, chán nản khi gặp những 
vấn đề nảy sinh trong ĐHNN,… Khi nảy sinh những thái độ, tình cảm tiêu 
cực đối với việc định hướng nghề nghiệp thì hoạt động đó sẽ khó có hiệu quả 
cao. Ngược lại, nếu học sinh có thái độ tích cực đối với việc định hướng nghề 
nghiệp thì chắc chắn ĐHNN sẽ mang lại tín hiệu tốt cho các em. 

Khó khăn về mặt hành vi 
Biểu hiện của đời sống tâm lý con người được thể hiện qua hành vi. 
Đây là một dạng khó khăn tâm lý biểu hiện cụ thể, dễ nhận thấy nhất trong 
hoạt động ĐHNN. Những khó khăn tâm lý về mặt hành vi có thể là kết quả 
của sự chi phối bởi nhận thức và thái độ hoặc do những yếu tố khác tác động, 
ảnh hưởng dẫn đến việc định hướng nghề nghiệp. Biểu hiện của khó khăn tâm 
lý trong ĐHNN biểu hiện qua mặt hành vi như: sự lúng túng, thiếu tự tin của 
bản thân trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai hay sự chi phối của 
các yếu tố như gia đình, bạn bè xã hội đến việc ĐHNN cho bản thân.
Tóm lại, KKTL trong định hướng nghề nghiệp được biểu hiện qua ba 
khía cạnh cơ bản của đời sống tâm lý con người là nhận thức, thái độ và hành 
vi. Chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương