Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang10/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

Về thái độ 
Thái độ chính là mặt xúc cảm, tình cảm của con người được thể hiện 
qua quá trình hoạt động của chủ thể. Thông thường những người ít gặp phải 
khó khăn tâm lý là những người biết làm chủ trạng thái cảm xúc bản thân, 
biểu hiện ở việc biết kiểm soát cảm xúc, biết tạo ra cảm hứng thì xúc cảm tích 
cực, biết điều chỉnh, điều khiển các diễn biến tâm lý của mình. 
Lấy ví dụ ở người có khó khăn tâm lý trong giao tiếp liên quan đến thái 
độ được biểu hiện như sau: Không chú ý, quan tâm, say mê trong giao tiếp, tỏ 
thái độ thờ ơ, không tích cực trong giao tiếp hay không thể hiện những thái độ 
tình cảm thân thiện, thiện chí khi giao tiếp, không làm chủ được trạng thái 
cảm xúc của mình luôn tỏ ra e ngại, rụt rè, thậm chí là sợ hãi, chân tay run rẩy 
khi tham gia giao tiếp chỗ đông người. 
Tương tự như trong giao tiếp thì khó khăn tâm lý trong ĐHNN của học 
sinh được biểu hiện qua thái độ như sau: Sự thiếu quan tâm, thờ ơ với vấn đề 
định hướng nghề nghiệp ngoài ra là những cảm xúc lo lắng, bất an hoang 


15 
mang không biết chọn ngành nghề nào cho bản thân,...Chính những yếu tố 
này sẽ tạo ra rất nhiều những khó khăn ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân 
mỗi học sinh. 

Về hành vi 
Hành vi chính là “bộ mặt” của con người, thông qua hành vi mà con 
người thể hiện đời sống tâm lý của họ. Cá nhân gặp phải khó khăn tâm lý 
trong hành vi thường có những biểu hiện: lúng túng; thiếu tự tin, diễn đạt nội 
dung thiếu chính xác, chưa có khả năng xây dựng kế hoạch hay cho một hoạt 
động cụ thể nào đó, chưa có phương pháp phù hợp,…
Chẳng hạn như trong hoạt động giao tiếp khó khăn tâm lý được biểu 
hiện như sau: Sự lúng túng, hấp tấp, vội vàng khi nói, biểu lộ cử chỉ và điệu 
bộ tư thế không tự nhiên thoải mái, mắt không dám nhìn trực tiếp vào người 
đối diện mà nhìn lên trần nhà, nhìn xuống đất nhìn vu vơ. Ngoài ra, còn là sự 
hạn chế trong vốn từ khả năng giao tiếp,… 
Dựa vào quan niệm của các tác giả nghiên cứu về khó khăn tâm lý biểu 
hiện qua hành vi, chúng tôi cho rằng khó khăn tâm lý trong định hướng nghề 
nghiệp của học sinh thể hiện qua mặt hành vi đó là sự lúng túng, thiếu tự tin 
trong việc lựa chọn ngành nghề, khối thi trường thi. Ngoài ra, các em lựa 
chọn nghề nghiệp phụ thuộc vào gia đình, bạn bè,… cũng là biểu hiện của 
khó khăn về mặt hành vi. 
Tóm lại, khó khăn tâm lý được biểu hiện thông qua ba mặt cơ bản trên. 
Chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau là một chỉnh thể thống nhất 
tạo ra cấu trúc tâm lý của con người. Thông thường, nhận thức đúng dẫn đến 
thái độ đúng và sau cùng là hành vi đúng. Do vậy, trong hoạt động ĐHNN 
cho học sinh THPT muốn tháo gỡ khó khăn tâm lý cho học sinh cần chú ý 
quan tâm đến ba mặt trên. 
1.1.1.3. Yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn tâm lý 
Khó khăn tâm lý của con người là một vấn đề phức tạp, do vậy việc tìm 
hiểu nguyên nhân của nó cũng là một vấn đề không hề đơn giản. Cho đến nay 


16 
trên thế giới cũng như Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào 
nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống toàn diện về lý luận cho vấn đề này. 
Vì vậy, có thể khái quát yếu tố gây ra khó khăn tâm lý là do sự thiếu hiểu biết về 
đối tượng, nội dung của chủ thể với một hoạt động cụ thể nào đó gây ra những 
khó khăn tâm lý, có thể lấy ví dụ như trong hoạt động học tập, hoạt động giao 
tiếp hay trong chính hoạt động định hướng nghề nghiệp. 
Về nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý trong định hướng nghề 
nghiệp thì có hai nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan: 

Yếu tố khách quan 
Về yếu tố khách quan xuất phát từ nhiều yếu tố, có thể kể tới do nội 
dung công tác hướng nghiệp ở trường THPT còn nặng về lí thuyết mà yếu về 
thực hành kỹ năng, do giáo viên chưa quan tâm, chú trọng tạo điều kiện mở ra 
nhiều những gợi ý định hướng trong nghề nghiệp cho học sinh. 
Ngoài ra, còn là do ảnh hưởng mạnh của các phương tiện thông tin đại 
chúng với rất nhiều ngành nghề khiến cho học sinh hoang mang và khó có thể 
lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân. 
Một số yếu tố cũng ảnh hưởng không nhỏ đến ĐHNN của học sinh như 
gia đình. Trong gia đình có thể là sự ủng hộ, cũng có thể là sự ép buộc con cái 
phải lựa chọn một ngành nghề nhất định mà không cho con cái quyền tự quyết 
tương lai của mình. 

Yếu tố chủ quan 
Ngoài các yếu tố khách quan dẫn tới những khó khăn tâm lý trong 
ĐHNN của học sinh thì yếu tố chủ quan có thể nói cũng là yếu tố chiếm ưu 
thế. Cụ thể: Học sinh chưa xác định được rõ sự cần thiết của công tác định 
hướng nghề nghiệp đối với việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hay do 
bản thân chưa có nhiều những kiến thức kinh nghiệm liên quan đến các ngành 
nghề xã hội. Ngoài ra, các em chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc định 
hướng nghề nghiệp của cá nhân, chưa chủ động tìm hiểu về thông tin, yêu cầu 
của nghề nghiệp,… 


17 
Căn cứ vào các vấn đề trên, khó khăn tâm lý nói chung hay khó khăn 
tâm lý trong ĐHNN nói riêng là một vấn đề vô cùng phức tạp và việc khắc 
phục nó là không hề đơn giản, đòi hỏi phải có những biện pháp tác động hợp 
lý, đúng đắn, phù hợp với đối tượng.
1.1.1.4. Ảnh hưởng của khó khăn tâm lý 
Khó khăn tâm lý do nhiều yếu tố gây ra có thể là do xuất phát từ nội tại 
bản thân chủ thể hoạt động, cũng có thể do yếu tố môi trường bên ngoài tác 
động đến chủ thể nhưng thông qua lăng kính chủ quan đều gây ra những hiện 
tượng tâm lý mang tính tiêu cực làm cản trở hoạt động. Khó khăn tâm lý tồn 
tại khách quan, không phụ thuộc vào mong muốn chủ quan của chủ thể. Ở 
mỗi dạng hoạt động khác nhau xuất hiện những khó khăn tâm lý khác nhau.
Trong thực tiễn, khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào con người 
cũng đều gặp phải những khó khăn làm cho hoạt động của chủ thể không đi 
đúng hướng, làm giảm đi hiệu quả mà cá nhân mong muốn. Những khó khăn 
này, được gọi chung là những khó khăn trong quá trình hoạt động của con 
người được tạo nên bởi những yếu tố mang tính tiêu cực, bao gồm yếu tố 
khách quan (bên ngoài) và yếu tố chủ quan (bên trong). Những yếu tố bên 
ngoài được hiểu là những điều kiện, phương tiện, môi trường,…vv.Các yếu tố 
bên trong là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết quả hoạt 
động của con người. Nó tạo nên “hàng rào tâm lý” cản trở quá trình hoạt động 
của bản thân. 

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương