Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG


Tổng quan tình hình nghiên cứu khó khăn tâm lý ở trong nước



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu khó khăn tâm lý ở trong nước 
 
Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý 
nhưng chủ yếu là những nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học 
tập và giao tiếp, dưới đây là một số nghiên cứu cụ thể: 
- Khó khăn tâm lý trong học tập: 
Trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta”, Bác sĩ Nguyễn Khắc 
Viện đã nêu ra một loạt những khó khăn tâm lý mà trẻ em lớp 1 gặp phải đó 
là: trẻ phải giữ kỷ luật lớp học; trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với 
tuổi mẫu giáo; trẻ ít được bố mẹ vỗ về âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự 
kiểm tra đánh giá của bố mẹ[17]. 
Năm 1992, trong tác phẩm“6 tuổi vào lớp 1” tác giả Nguyễn Thị Nhất 
đã nêu lên một số khó khăn tâm lý của trẻ lớp 1 phải vượt qua. Tác giả cho 
rằng: “Trong quá trình lớn lên của trẻ em có những bước ngoặt chuyển từ 
giai đoạn này sang giai đoạn khác đòi hỏi trẻ em phải thay đổi phương thức 
sinh hoạt một cách triệt để ”. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra một số khó khăn 
tâm lý cụ thể mà trẻ phải vượt qua: trẻ gặp khó khăn trong quan hệ với giáo 
viên, trẻ bị “vỡ mộng” khi vào lớp một vì sự hân hoan hân hoan hồi hộp chờ 
đón những điều hấp dẫn được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng 
của trẻ [13]. 
Năm 1995, Tác giả Nguyễn Minh Hải trong bài “Những khó khăn tâm 
lý trong quá trình giải toán của học sinh tiểu học” đã đề cập đến các nguyên 
nhân khác nhau hạn chế năng lực giải toán của học sinh tiểu học [8, tr25]. 



Tác giả Nguyễn Xuân Thức (2006) ngoài việc quan tâm đến những 
KKTL của học sinh mà còn chỉ ra nguyên nhân cơ bản. Trong bài viết “Các 
nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý của học sinh đi học lớp một” đã nêu ra 
các nguyên nhân cụ thể sau: Các nguyên nhân chủ quan: Trẻ chưa hiểu rõ nội 
quy; trẻ chưa được chuẩn bị tâm thế trước khi tới trường. Nhóm nguyên nhân 
thuộc về gia đình; nhóm nguyên nhân thuộc về nhà trường; nhóm nguyên 
nhân thuộc về xã hội. Tác giả cho rằng, các nguyên nhân chủ quan là những 
nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý nhiều hơn cho học sinh lớp một. Ngoài 
ra tác giả cũng đưa ra một số giải pháp sư phạm để tháo gỡ những khó khăn 
tâm lý cho trẻ [16, tr.12-15]. 
- Khó khăn tâm lý trong giao tiếp: 
Tác giả Nguyễn Thanh Sơn (1998) trong bài viết “Những khó khăn của 
học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam’’ đã phân tích 
những khó khăn của học sinh miền núi khi học tác phẩm văn học cổ điển 
Việt Nam và chỉ ra những khó khăn mà học sinh gặp phải là:
+ Hoàn cảnh giao tiếp thông tin của học sinh miền núi bị hạn chế; 
+ Vốn từ năng lực của học sinh miền núi còn yếu; 
+ Năng lực cảm thụ một câu thơ, đoạn văn còn yếu,… 
Theo tác giả, nguyên nhân dẫn đến khó khăn của học sinh miền núi khi 
học tác phẩm văn học cổ điển Việt Nam là do tầm văn hóa, vốn sống, vốn 
hiểu biết của các em còn hạn chế. Vì vậy, muốn nâng cao năng lực cảm thụ 
văn học của các em phải mở rộng tầm hiểu biết cuộc sống, xã hội cho các em. 
Những hoạt động ngoại khóa, du lịch, câu lạc bộ văn hóa,… là những hoạt 
động có tác dụng tốt đối với học sinh [15]. 
Ngoài ra, còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu về khó khăn 
tâm lý chẳng hạn như: 
Tác giả Cao Xuân Liễu (2006) với đề tài “Một số khó khăn tâm lý trong 
học tập của học sinh lớp 1 người dân tộc K’ho ở Lâm Đồng”. Tác giả đã chỉ 



ra những khó khăn tâm lý của học sinh dân tộc K’ho là: Khó khăn tinh thần 
chi phối việc tiếp thu kiến thức, khó khăn ngôn ngữ, khó khăn trong giao 
tiếp,… [12]. 
Đề tài “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm 
nhất đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Thiên 
Kim (2007) đã chỉ ra một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh 
viên năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả 
đã đề xuất một số biện pháp nhằm giảm bớt những khó khăn tâm lý trong hoạt 
động học tập của sinh viên[11]. 
Tác giả Trương Thanh Chí (2011) với đề tài: “Khó khăn tâm lý trong 
công tác tham vấn học đường tại Thành Phố Hồ Hồ Chí Minh” đã đề cập đến 
những khó khăn tâm lý mà học sinh mắc phải khi thực hiện công tác tham vấn 
học đường [2]. 
Nghiên cứu “Khó khăn tâm lý và nhu cầu tham vấn của học sinh trung 
học phổ thông” của tác giả Dương Thị Diệu Hoa (2008) đưa ra kết quả nghiên 
cứu rằng hầu hết học sinh được khảo sát đều có trạng thái tâm lý lo lắng với 
các mức độ khác nhau về các lĩnh vực có liên quan tới học tập, quan hệ và sự 
phát triển của bản thân; nhận thức của học sinh phổ thông cho rằng hoạt động 
tham vấn với các em là cần thiết [10, tr36-42]. 
Tóm lại, nghiên cứu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là một 
vấn đề phức tạp, vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học trong và ngoài 
nước quan tâm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu kể trên đã ít nhiều xây 
dựng được hệ thống lí luận và thực tiễn về khó khăn tâm lý nói chung. Tuy 
nhiên, hầu hết các tác giả đã và đang quan tâm nhiều đến khó khăn tâm lý 
trong học tập mà chưa chú trọng nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu vấn 
đề này từ phương diện tâm lý học là thực sự cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận 
và thực tiễn. 




tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương