Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

 
 
 
 


12 
Chƣơng 1 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG ĐỊNH HƢỚNG 
NGHỀ NGHIỆP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
 
1.1. Một số khái niệm công cụ 
1.1.1. Khó khăn tâm lý
1.1.1.1. Khái niệm khó khăn tâm lý 
Khái niệm “khó khăn tâm lý” vẫn chưa được hiểu thống nhất, vì vậy khi 
nghiên cứu đề tài này chúng tôi xây dựng khái niệm “khó khăn tâm lý ”dựa 
trên cơ sở khái niệm trong từ điển vận dụng vào lĩnh vực tâm lý và tham khảo 
một số khái niệm mà các tác giả trước đã bàn đến. 

Khái niệm khó khăn
Theo từ điển Tiếng Việt thì “ khó khăn” có nghĩa là sự trở ngại làm mất 
nhiều công sức thiếu thốn[20, tr.357]. 
Theo từ điển láy Việt thì “khó khăn” có nghĩa là nhiều trở ngại. 
Từ điển Anh - Việt thì “difficulty” hoặc “hardship” đều dùng để chỉ sự 
khó khăn, gay go, khắc nghiệt đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc phục[21,tr.335]. 

Khái niệm khó khăn tâm lý
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, có nhiều cách lí giải 
khác nhau cơ bản trong việc giải thích khái niệm khó khăn tâm lý, dưới đây là 
một vài khái niệm khó khăn tâm lý. 
Trong từ điển Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Hàng rào tâm lý 
là trạng thái tâm lý thể hiện ở tính thụ động quá mức của chủ thể, gây cản trở 
trong việc thực hiện hành động”[5, tr.89] 
Theo tác giả Cao Xuân Liễu năm (2006): “Khó khăn tâm lý là tổ hợp 
các thuộc tính, các trạng thái, các đặc điểm nhân cách không phù hợp với đối 
tượng hoạt động làm cho quá trình hoạt động gặp khó khăn, làm cho chủ thể 
không phát huy được khả năng của mình, dẫn đến kết quả hoạt động bị hạn 
chế”[12, tr.12]. 


13 
Tác giả Vũ Ngọc Hà năm (2010): “Khó khăn tâm lý cuả học sinh đầu 
lớp 1”, dựa trên tổng hợp ý kiến khác nhau của nhiều tác giả về khó khăn tâm 
lý, tác giả cho rằng: “Khó khăn tâm lý là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lý của cá 
nhân thể hiện ở chỗ cá nhân có những phẩm chất tâm lý cần thiết cho hoạt 
động nhưng những phẩm chất tâm lý này chưa phù hợp với mức độ của các 
phẩm chất tâm lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động”[7, tr16]. 
Xuất phát từ quan điểm trên, bên cạnh tham khảo các quan điểm đi 
trước khó khăn tâm lý trong đề tài này được hiểu như sau: “Khó khăn tâm lý 
là những biểu hiện tâm lý của chủ thể, nảy sinh trong quá trình hoạt động
gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của 
chủ thể”
1.1.1.2. Những biểu hiện cơ bản của khó khăn tâm lý 
Khó khăn tâm lý là những nét tâm lý cá nhân mang tính tiêu cực nảy 
sinh, tồn tại trong quá trình hoạt động của chủ thể, làm cho quá trình hoạt 
động của chủ thể bị chểnh mảng, bị cản trở, dẫn tới hiệu quả không cao. 
Những khó khăn tâm lý này có thể được biểu hiện ở khía cạnh sau: 

Về nhận thức
Nhận thức là một trong những thành tố quan trọng của đời sống tâm lý 
con người. Nhận thức giúp con người hiểu biết về sự vật, sự việc hiện tượng, 
từ đó bày tỏ thái độ tình cảm và có hành vi tương ứng. Trong thực tế, con 
người không phải bao giờ cũng có nhận thức đúng đắn trước các vấn đề của 
cuộc sống. Chính vì vậy, khó khăn tâm lý trong nhận thức là sự hiểu biết 
không đầy đủ về nội dung, đối tượng, hoàn cảnh và mục đích của vấn đề mà 
con người đang quan tâm.
Có thể lấy ví dụ về khó khăn tâm lý trong giao tiếp của con người: Khó 
khăn tâm lý trong giao tiếp là sự hiểu biết chưa đầy đủ về nội dung, đối tượng 
của cuộc giao tiếp do chưa được rèn luyện kỹ năng giao tiếp; chưa nhận thức 
đúng về bản thân thường đánh giá mình quá cao dẫn đến tự tin thái quá; hoặc 
đánh giá mình quá thấp dẫn đến thiếu tự tin, tự ti, mặc cảm với chính khả 


14 
năng của bản thân. Hay cá nhân chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng 
của giao tiếp, dẫn đến tình trạng căng thẳng, sợ mắc phải những sai lầm hoặc 
thờ ơ, vô cảm, chủ quan, thiếu tích cực trong quá trình giao tiếp,… 
Căn cứ vào quan niệm của các tác giả về bản chất của khó khăn tâm lý 
trong giao tiếp, chúng tôi mạnh dạn đưa ra quan niệm về KKTL trong định 
hướng nghề nghiệp của học sinh ở khía cạnh nhận thức là sự hiểu biết không 
đầy đủ về định hướng nghề nghiệp, có những nhận thức không đúng về nghề 
nghiệp. Ngoài ra, còn là sự thiếu hiểu biết về thông tin nghề nghiệp, yêu cầu 
của nghề, lĩnh vực việc làm của nghề, xu thế phát triển của của nghề năng lực 
sở thích của cá nhân liên quan đến nghề nghiệp,… dẫn đến hoang mang, mất 
phương hướng ảnh hưởng đến tâm lý.


tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương