Học viện khoa học xã HỘi nguyễn việt dũNG



tải về 0.73 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/52
Chuyển đổi dữ liệu27.01.2024
Kích0.73 Mb.
#56481
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
Khó-khăn-tâm-lý-trong-định-hướng-nghề-nghiệp-của-học-sinh-trung-học-phổ-thông-thacsytv

 
 


DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 3.1: Đánh giá chung khó khăn tâm lý của học sinh trong ĐHNN .... 41 
Biểu đố 3.2: Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của ĐHNN .................. 43 
Biểu đồ 3.3: Thái độ của học sinh trong việc định hướng nghề nghiệp ......... 47 
Biểu đồ 3.4: Hành vi của học sinh trong định hướng nghề nghiệp ................ 52 
DANH MỤC SƠ ĐỒ 
Sơ đồ 1: Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện khó khăn tâm lý trong định hướng 
nghề nghiệp
 ........................................................................................................................ 58
 



MỞ ĐẦU 
 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Nghề nghiệp chính là phương tiện để đảm bảo vật chất cũng như tinh 
thần của con người, mỗi cá nhân đều phải lựa chọn cho mình một nghề nhất 
định để tồn tại và phát triển. Đây không chỉ là phương thức sinh tồn mà còn là 
nơi mỗi người thực hiện mơ ước, lý tưởng của mình đồng thời góp phần vào 
sự phát triển của quê hương đất nước. Sự phát triển không ngừng của xã hội 
tạo ra sự phong phú về nghề nghiệp, tạo cho người lao động nói chung và học 
sinh Trung học phổ thông (THPT) nói riêng có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc 
làm. Chính vì vậy, đối với người lao động hiện nay vấn đề không chỉ là có 
nghề, mà là tìm cho mình một nghề nghiệp phù hợp. Bản thân người lao động 
hay các bạn học sinh THPT không dễ dàng làm tốt công việc lựa chọn nghề 
này, họ luôn nảy sinh những khó khăn cần sự giúp đỡ định hướng trong công 
tác hướng nghiệp. 
Bước vào bậc THPT và đặc biệt là những năm cuối cấp, tuổi trẻ học 
đường luôn có những hoài bão gắn liền với cuộc sống và tương lai của họ. 
Trong suy nghĩ của học sinh (HS) luôn xuất hiện những câu hỏi như “ Mình 
sẽ làm gì ?”, “Mình nên chọn nghề gì ?”, “ Nghề nào sẽ phù hợp nhất với 
mình ?”,... Đây là những trăn trở, những băn khoăn ảnh hưởng rất lớn đến tâm 
lý của các em, buộc các em phải đắn đo suy nghĩ . Điều này cho thấy, các em rất 
cần có sự giúp đỡ, định hướng để có thể vượt qua rào cản tâm lý, có những kiến 
thức nhất định để lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp phát triển bản thân.
Vì vậy, công tác ĐHNN cho học sinh nhất là học sinh THPT ngày càng 
được quan tâm, kể cả trong gia đình trong nhà trường và xã hội. Sự định 
hướng nghề nghiệp giúp cho các em có cơ sở để lựa chọn chính xác, có nhận 
thức đúng đắn đối với nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên trên thực tế, công tác 



định hướng nghề nghiệp tuy đã được đầu tư nhưng tính hiệu quả chưa được 
cao, ít có sự tác động đến việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh bởi hầu hết 
các em mới được tiếp cận thông tin cơ bản về các khối thi, điểm thi. Điều đó 
mới chỉ mang tính chất tham khảo cung cấp thông tin mà không thể đáp ứng 
được chiều sâu của việc định hướng nghề nghiệp. Nhìn lại tổng quan quá trình 
phát triển của việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh nhiều năm qua. Đã 
có rất nhiều những công trình nghiên cứu về vấn đề định hướng nghề nghiệp 
như “Nhu cầu tham vấn nghề nghiệp của học sinh THPT”; “Nghiên cứu 
nhận thức nghề và lựa chọn nghề của học sinh THPT”;… Trong thực tế, 
nhiều em chưa nhận thức được đầy đủ hay còn gặp rất nhiều khó khăn tâm lý 
trong việc lựa chọn nghề nghiệp. 
Huyện Trực Ninh là một huyện nằm cách trung tâm thành phố Nam 
Định khoảng 20km về phía Nam.Vì vậy, điều kiện tiếp cận thông tin nghề 
nghiệp của học sinh còn tương đối khó khăn. Trong khi đó nhu cầu cần được 
định hướng nghề nghiệp của các em học sinh là rất cao. Mặc dù, các em có 
thể tìm đến các thầy cô giáo cũng như những người có kiến thức trong việc 
định hướng nghề nghiệp để tìm sự giúp đỡ, hỏi đáp, nhưng học sinh vẫn gặp 
không ít khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp của bản thân, các em 
do dự, băn khoăn, lo lắng rằng mình chọn ngành nào? trường nào? Nếu các 
em lựa chọn ngành nghề không phù hợp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá 
trình tham gia đào tạo nghề nghiệp.
Trên thực tế, tại các trường THPT trên địa bàn Huyện Trực Ninh cũng đã 
được đầu tư và rất chú trọng đến vấn đề định hướng nghề nghiệp cho học sinh. 
Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động này chưa được cao, các em chỉ được cung 
cấp thông tin tối thiểu về các ngành nghề tuyển sinh của các trường đại học và 
cao đẳng mà chưa thực sự quan tâm nhiều đến những yếu tố có liên quan khác. 



Vì vậy, các em gặp không ít khó khăn tâm lý khi lựa chọn nghề nghiệp, các em 
khó xác định được nghề nào, phù hợp với khả năng của bản thân. 
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi xin lựa chọn đề tài: “Khó khăn 
tâm lý trong định hướng nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông” để 
tiến hành nghiên cứu. 

tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương