HỒ SƠ thị trưỜng bun-ga-ri mục lụC



tải về 312.65 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích312.65 Kb.
#36045
1   2   3   4

7. Con người:


  • Bulgaria nhìn chung là một đất nước an toàn, người dân khá thân thiện. Tuy nhiên bạn nên cư xử theo lẽ thường khi ra ngoài vùng du lịch, đừng tỏ ra có tiền, đừng ăn mặc quá lập dị, canh chừng đồ đạc, đừng đi lang thang ở ngoại thành vào ban đêm, đừng đến những nơi tối.

  • Các tổ chức tội phạm là vấn đề nan giải, tuy nhiên không mấy ảnh hưởng đến lĩnh vực du lịch. Đấu súng giữa các băng đảng ít xảy ra ở Sofia và các thành phố lớn. Trộm xe là vấn đề chi phối du khách không ít, nếu bạn lái xe đắt tiền đừng nên đậu xe trên đường.



II. TÌNH HÌNH KINH TẾ

1. Tổng quan


Từ năm 1990, Bulgaria tiến hành cải cách kinh tế. Tuy nhiên, quá trình quá độ chuyển sang kinh tế thị trường ở Bulgaria diễn ra khó khăn và kéo dài. Đầu 1997 khủng hoảng kinh tế, lạm phát 579% và GDP giảm 8%. Từ 5/1997, Chính phủ cánh hữu nắm quyền, từng bước ổn định tài chính, tiền tệ, cố định 1 Lêva = 1 DM; nhưng sau 5 năm, kinh tế Bulgaria vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng, thất nghiệp 18%, nợ nước ngoài 10,7 tỷ USD. Cải cách kinh tế chậm và đời sống của nhiều người dân không được cải thiện khiến cánh hữu thất cử.
Tháng 6/2001, Chính quyền Xi-mê-ôn thuộc Phong trào quốc gia Xi-mê-ôn đệ nhị (SNMII) lên cầm quyền, hứa cải thiện đời sống trong 800 ngày. Sau 4 năm cầm quyền, SNM đạt được 1 số thành tựu: từ năm 2002 – 2004, GDP tăng trung bình trên 5%, lạm phát gần 6%. Năm 2004, kinh tế đạt kết quả cao nhất trong 15 năm chuyển đổi: GDP tăng 5,6%, thất nghiệp 12,6%, thâm hụt ngân sách 0,7%, đầu tư nước ngoài tăng mạnh đạt 2,7 tỷ USD (mức cao nhất trong 14 năm qua), lạm phát 6,1%. Kinh tế tư nhân đóng góp 77% GDP, đạt mức tăng 12%.
1/1/2007, Bulgari gia nhập Liên minh Châu Âu, kinh tế Bulgaria tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng GDP đạt 6% trong giai đoạn 2004-2008. GDP đạt khoảng 5% trong năm 2009, và trì trệ trong năm 2010, mặc dù có sự phục hồi đáng kể trong xuất khẩu. 

Năm 2011, GDP theo đầu người của Bungari tăng 2,2%, lạm phát tăng 1,8%, tỷ lệ thất nghiệp giảm 0,7%, thâm hụt ngân sách 2%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 58 tỷ USD, trong đó XK ước đạt 28,12 tỷ USD, FDI giảm.



2. Các ngành kinh tế mũi nhọn:


Năng lượng

Dù Bungary có trữ lượng nhiên liệu thiên nhiên như dầu mỏ và khí khá thấp, ngành công nghiệp năng lượng phát triển cao của nước này đóng một vai trò tối quan trọng tại vùng Balkan. Vị trí địa lý chiến lược của Bungary biến nó trở thành một cổng quá cảnh và phân phối dầu mỏ và khí tự nhiên chính từ Nga tới Tây Âu và các quốc gia vùng Balkan khác. Về sản xuất điện trên đầu người, nước này xếp hàng thứ tư tại Đông Âu. Ngoài ra, Bungary có một ngành công nghiệp hạt nhân mạnh vì các mục đích hoà bình. nhà máy điện hạt nhân duy nhất của Bungary nằm ở vùng phụ cận Kozloduy, và có tổng công suất 3.760 MW. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai đã được Bản mẫu:Vào gần Belene với công suất dự tính 2.000 MW. Các nhà máy nhiệt điện (TPPs) sản xuất một lượng điện khá lớn, với hầu hết tập trung tại Khu phức hợp Maritsa Iztok.


Công nghiệp và mỏ

Công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Dù Bungary không có trữ lượng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên, nước này sản xuất ra một số lượng đáng kể khoáng chất, kim loại và điện.


Bungary là nhà sản xuất dầu mỏ hạng thấp (thứ 97 trên thế giới) với tổng sản lượng 3.520 bbl/ngày. Các nhà thăm dò phát hiện ra giếng dầu đầu tiên của Bungary gần Tyulenovo năm 1951. Trữ lượng được chứng minh khoảng 15.000.000 bbl. Sản xuất khí tự nhiên đã sụt giảm mạnh hồi cuối thập niên 1990. Trữ lượng khí tự nhiên được chứng minh khoảng 5.663 bln. cu m.
Khai mỏ là một nguồn thu xuất khẩu chủ yếu, và đã trở thành yếu tố chủ chốt của nền kinh tế Bungary. Nước này là nhà sản xuất than đứng hạng 19 thế giới, đứng thứ 9 về sản xuất bismuth, đứng thứ 19 về sản xuất đồng, và 26 về kẽm. Luyện kim sắt cũng có tầm quan trọng lớn. Hầu hết sản lượng thép và gang có từ Kremikovtsi và Pernik, với một cơ sở luyện kim thứ ba tại Debelt. Về sản xuất thép và sản lượng thép trên đầu người nước này đứng đầu vùng Balkan. Các nhà máy tinh luyện chì và kẽm lớn nhất nằm tại Plovdiv (nhà máy tinh luyện lớn nhất giữa Italia và dãy núi Ural), Kardzhali và Novi Iskar; đồng tại Pirdop và Eliseina; nhôm tại Shumen. Về sản lượng nhiều loại kim loại trên đầu người, như kẽm và sắt, Bungary đứng hạng nhất ở Đông Âu.
Khoảng 14% tổng sản lượng công nghiệp liên quan tới chế tạo máy và 20% nhân lực trong lĩnh vực này. Tầm quan trọng của nó đã giảm bớt kể từ năm 1989.
Nông nghiệp

Sản lượng nông nghiệp đã giảm về tổng thể kể từ năm 1989, nhưng sản xuất đã gia tăng trong (những năm gần đây), và cùng với các ngành công nghiệp liên quan như chế biến thực phẩm nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trồng cấy chiếm tỷ lệ lớn hơn chăn nuôi. Thiết bị nông nghiệp gồm hơn 150.000 máy cày và 10.000 máy gặt đập liên hợp, cùng một phi đội máy bay hạng nhẹ lớn.


Bungary là một trong những nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng đầu thế giới như hồi (thứ 6 thế giới), hạt hướng dương (11), mâm xôi (13), thuốc lá(15), hạt tiêu (18) và sợi lanh (19).

3. Các chỉ số kinh tế





2010

2011

2012


2013

GDP (ppp)

99,38 tỷ USD

101 tỷ USD

103,7 tỷ USD




Tăng trưởng GDP

0,4 %

1,7 %

1%




GDP theo đầu người (USD)

13.200

13.500

14.200




GDP theo ngành (2012)

Nông nghiệp: 5,6% - Công nghiệp: 31,1% - Dịch vụ: 63,2%




Lực lượng lao động




2,533 triệu

2,451




Tỷ lệ thất nghiệp

9,5%

9,6%

9,9%




Tỷ lệ lạm phát

2,4%

4,2%

2,4%




Mặt hàng nông nghiệp

rau, trái cây, rượu, thuốc lá, lúa mì, lúa mạch, hoa hướng dương, củ cải đường, chăn nuôi

Các ngành công nghiệp

Điện, khí đốt, nước, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, máy móc,  thiết  bị, kim loại cơ bản, sản phẩm hóa chất, than cốc, dầu mỏ tinh chế  nhiên liệu hạt nhân

Kim ngạch xuất khẩu

20,6 tỷ USD

28,12 tỷ USD

27,67 tỷ USD




Mặt hàng chính (2012)

Quần áo, giày dép, sắt thép, máy móc, thiết bị, nhiên liệu

Đối tác chính:

Germany 12.2%, Italy 8.7%, Romania 9.7%, Greece 7.2 %, Turkey 8.1%, France 4.3%, Belgium 5.2% (2011)



Kim ngạch nhập khẩu

24,29 tỷ USD

30,86 tỷ USD

30.32 tỷ USD




Mặt hàng chính (2012)

Máy móc, thiết bị, kim loại và quặng, hóa chất và nhựa, nhiên liệu, khoáng chất và nguyên liệu

Đối tác chính:

Russia 17,8%, Germany 11.1%, Italy 7.2%, Romania 7%, Greece 5.7%, Turkey 4.6%, Spain 5.1% (2011)




III. QUAN HỆ VIỆT NAM – BULGARIA


  1. Quan hệ chính trị - ngoại giao

Ngày 8/2/1950 hai nước lập quan hệ ngoại giao. Từ 1950 đến 1989 quan hệ hai nước luôn phát triển tốt đẹp. Bạn đã dành cho ta sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu về tinh thần và vật chất trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, Bạn đã xóa nợ cho ta 147 triệu Rúp (so với số dân hơn 8 triệu); như vậy Bulgaria đứng đầu trong số các nước XHCN cũ về việc hỗ trợ vật chất cho Việt Nam tính theo đầu người của Bulgaria từ năm 1975 về trước.
Từ năm 1990 do Bulgaria thay đổi thể chế, quan hệ hai nước bị chững lại một thời gian ngắn. Từ 1993, quan hệ dần dần được khôi phục. Chính quyền hiện nay ở Bulgaria tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ hợp tác truyền thống với ta.

Các chuyến thăm cao cấp gần đây


  • Phía Bun-ga-ri thăm Việt Nam có: Chủ tịch Quốc hội Gerdzikov(03/2004); Thủ tướng Bun-ga-ri S. Stanisev (11/2006), Phó Tổng thống A. Marin (04/2007), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (10/2007) Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội S. Passi (03/2008), Bộ trưởng Hành chính Nhà nước N. Vasillev (04/2008), Bộ trưởng Lao động Maslarova (04/2008); Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao I. Kanfin (11/2008); Tổng thống G. Parvanov (01/2009); Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Ma-rin Rai-cốp (3/2010); Chủ tịch Quốc Hội Tsetska Tsacheva (4/2012); Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Simeon Dyankov (10/2012). Tháng 10/2013: Tổng thống Bulgari sang thăm Việt Nam




  • Về phía Việt Nam thăm Bun-ga-ri có: Thủ tướng Phan Văn Khải (09/2000), Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được (04/2004); Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nguyễn Văn Son (06/2004); Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp Hà Nội Phùng Hữu Phú (07/2004); Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa (10/2005); Trưởng ban Khoa giáo Trung ương Đỗ Nguyên Phương (02/2006); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh (01/2007), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (06/2008), Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng (07/2010); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (10/2010), Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (09/2012)




  • Đến tháng 11/2010, hai bên đã ký 21 Hiệp định và các văn kiện hợp tác giữa 2 nước tạo cơ sở pháp lý mới cho quan hệ, trong đó có Hiệp định xử lý hai khoản nợ và Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ.  


  1. Cộng đồng người Việt Nam tại Bungary


Hiện có khoảng hơn 1000 người Việt Nam sinh sống tại Bun-ga-ri, chủ yếu kinh doanh hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ hoặc nông phẩm.

  1. Hợp tác thương mại song phương:


Về hợp tác thương mại, so với các đối tác của Việt Nam trong khối EU, Bungari tuy là một đối tác truyền thống, tin cậy nhưng kim ngạch thương mại hai chiều thời gian qua thực sự còn quá khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Năm 2012, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam - Bungari chỉ đạt gần 59 triệu USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu vào Bungari gần 38 triệu USD và nhấp khẩu từ Bungari hơn 21 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2013 kim ngạch thương mại hai chiều có tăng nhưng cũng chỉ đạt hơn 67 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu hơn 43 triệu USD và nhập khẩu từ Bulgari hơn 24 triệu USD.

Nếu xét về con số tuyệt đối, quan hệ thương mại hai nước còn rất thấp. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Bulgari so với các nước EU vẫn đạt mức khá. Kim ngạch thương mại hai chiều vẫn liên tục tăng từ 15-20% trong những năm gần đây mặc cho nền kinh tế hai nước cũng như thế giới vẫn trong giai đoạn khó khăn. Đây là tín hiệu vui trong quan hệ thương mại hai nước.



Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là: gạo, hạt điều, cà phê, hạt tiêu, thủy sản đông lạnh, các sản phẩm từ cao su, đồ da, may mặc, giày dép, túi xách, vily, ô dù, máy tính và phụ kiện linh kiện điện tử và nhập khẩu từ Bungari: thuốc tân dược, thuốc bảo vệ thực vật, lúa mỳ, rượu nho, thức ăn gia súc, nguyên liệu và phụ gia chế biến thức ăn gia súc, máy móc thiết bị và dụng cụ cơ khí.
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam - Bungary Đơn vị triệu USD




2008

2009

2010

2011

2012

2013

VN xuất

75,1

41,348

36,913

26,85

37,02




VN nhập

16,0

28,864

49,201

42,24

21,67




Tổng XNK

91,1

70,212

86,114

69,09

58,69




Nguồn Tổng Cục Hải quan
Top 5 - Mặt hàng XNK (2010) - Đơn vị: USD

Mặt hàng xuất khẩu

Trị giá

Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng

12,803,527

Cà phê

5,389,769

Hàng thủy sản

4,779,123

Sản phẩm dệt, may

3,868,978

Sản phẩm từ cao su

3,099,032

Nguồn Tổng Cục Hải quan

  1. Hợp tác đầu tư:


Về hợp tác trong lĩnh vực đầu tư, hiện tại Bungari có 8 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký 31,4 triệu USD, trong đó có 5 dự án 100% vốn nước ngoài với trị giá đầu tư 14,96 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam, đứng thứ 54 trong tổng số 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án đầu tư bao gồm các lĩnh vực: may mặc, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin. Các nhà đầu tư Bungari hiện đang hoạt động tại 5 địa phương thuộc các tỉnh: Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.

  1. Hợp tác trong các lĩnh vực khác


Trước năm 1990, Bun-ga-ri đã giúp đào tạo cho Việt Nam 3600 cán bộ các ngành và khoảng 23 nghìn công nhân, lao động.

  • Tháng 2/2001 hai bên ký Hiệp định nối lại hợp tác giáo dục và Chương trình hợp tác 2001-2003. 

  • Tháng 11/2007, hai bên ký Chương trình hợp tác giáo dục cho giai đoạn 2007 – 2009.

  • Hiện hai bên đang đàm phán để ký tiếp Chương trình hợp tác giáo dục từ 2010– 2014.

  • Đến tháng 6/2010, có 37 lưu học sinh Việt Nam đang học tại Bungari theo các chương trình hợp tác giữa hai nước.



IV. HỢP TÁC VỚI VCCI

1. Thỏa thuận hợp tác đã ký kết


  • Thoả thuận hợp tác giữa VCCI và Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria (1998)

  • Phụ lục Hiệp định hợp tác giữa BCCI & VCCI (6/3/2004)

  • Thoả thuận hợp tác giữa VCCI và PTM Bulgaria (2005).



2. Hoạt động đã triển khai


  • Tổ chức gặp gỡ Doanh nghiệp Việt –Bun nhân chuyến thăm Việt Nam của chủ tịch Quốc hội Bulgaria Gerdjikov (6/03/2004). Doanh nghiệp Bulgaria 14, doanh nghiệp Việt Nam: 150




  • Ngày 23.11.2006, nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Bulgaria đến Việt nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam phối hợp với sứ quan Bulgaria tại Việt nam và Bộ kinh tế và Năng lượng Bulgaria đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam - Bulgaria. Tham dự có hơn 30 doanh nghiệp Bulgaria và gần 300 doanh nghiệp Việt nam. Tại diễn đàn đã có 2 thoả thuận được ký:

    • Thoả thuận giữa CMC và cty Lotos của Bulgaria về việc nhập khẩu sang Bulgaria 50.000PC/năm

    • Thảo thuận hợp tác phát triển du lịch giữa Hiệp hội Du lịch Bulgaria và Công ty Thương mại và du lich, Bộ TM

  • Ngày 23.04.2007, nhân chuyến thăm chính thức của Phó Tổng Thống Bulgaria đến Việt nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với sứ quan Bulgaria tại Việt nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria đã tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt nam - Bulgaria. Tham dự có hơn 20 doanh nghiệp Bulgaria và gần 200 doanh nghiệp Việt nam.




  • Tháng 6/2008, phối hợp với Văn phòng Quốc hội, tổ chức đoàn 40 doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức CH Hungary, Rumani, CH Bungary và CH Pháp và tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Bulgary tại Sofia nhân chuyến thăm này.



  • 07/2010, Phối hợp tổ chức đoàn tháp tùng Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng thăm chính thức CH Bungary và Công Hòa Ý. Đoàn gồm 22 doanh nghiệp thành viên, hoạt động trong các lĩnh vực dầu khí, đường sắt, sản xuất kinh doanh thép, đầu tư – tài chính – ngân hàng, xi măng, phân bón – hóa chất, xuất nhập khẩu tổng hợp, dịch vụ vận chuyển, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh bất động sản, máy móc thiết bị, thủy hải sản. Nhân chuyến thăm, VCCI đã phối hợp với các đối tác Bungary và Ý tổ chức 2 Diễn đàn doanh nghiệp song phương tại Sofia (8/7) và tại Milan (13/7). Doanh nghiệp Bulgaria có nhiều thế mạnh và sẵn sàng mở rộng hợp tác với Việt Nam như trong lĩnh vực dược phẩm, công nghiệp nhẹ, thực phẩm, công nghệ thông tin và du lịch. Về phía Italy, các doanh nghiệp bạn đặc biệt quan tâm tới việc hợp tác trao đổi thương mại hai chiều với Việt Nam trong những lĩnh vực công nghệ, gia công, dệt may, da giày và cơ sở hạ tầng. Hiện nay, Việt Nam đang được doanh nghiệp Bulgaria và Italy đánh giá là đối tác tiềm năng do có sự tăng trưởng nhanh và bền vững, hệ thống chính trị ổn định, có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, lực lượng lao động trẻ và giá nhân công thấp.



V. THÔNG TIN HỮU ÍCH

1. Địa chỉ hữu ích


Đơn vị - Địa chỉ

Tel/Fax

Email/Website

Việt Nam

Ban Quan hệ quốc tế, VCCI

Số 9 Đào Duy Anh, Hà Nội

T: 84-4-35742022 máy lẻ 203

chaultm@vcci.com.vn

www.vcci.com.vn

Đại sứ quán Bungary tại Việt Nam

5 Vạn Phúc, Núi Trúc, Hanoi

T: 84-4-38452908

F: 84-4-38460856





Bungary

Đại sứ quán Việt Nam tại Bungary

Bulgaria, Sofia 1113 Jetvarka str., No1

T:+ 359-2-963 3658 963 2743, 963 2609,

F:+ 359-2-963 3742



vnemb.bg@mofa.gov.vn

Thương vụ Việt Nam tại Bulgaria

Dospat str., 11, 1st Floor, Sofia 1606, Bulgaria

T:+ 35 92 953 35 12/ 9632 309

F: +35 92 963 3173 / 9633 658




vietradesophia@hotmail.com,

le_ba_luan@hotmail.com


Phòng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria

1058 Sofia, 42 Parchevich Str.


T: (+359 2) 9872631/35

F: (+359 2) 987 32 09



bcci@bcci.bg

www.bcci.bg

Trung tâm phát triển kinh tế

1407 Sofia, 46 Chervena steba Str.

T: (+359 2) 819 07 77
F: (+359 2) 819 07 76

ced@ced.bg
www.ced.bg

Cục đầu tư Bulgaria

1000 Sofia, 31 Aksakov Str.

T: (+359 2) 985 55 00
F: (+359 2) 980 13 20

fia@investbg.government.bg
www.investbg.government.bg

2. Các thông tin khác


*Website CIA – The World Factbook : www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/bu.html

*Website Bộ Ngoại giao Việt Nam : www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111110
Bảng 1. Xuất khẩu VN – Bungary tháng 12/2012



Nưc/Mặt hàng chủ yếu



ĐVT


Số liệu tháng báo cáo

Cng dồn đến hết tháng báo cáo

Lưng

Tr giá (USD)

Lưng

Tr giá (USD)


BUNGARI




3.081.478



37.016.279


Bảng 2. Nhập khẩu VN – Bungary tháng 12/2012



Nưc/Mặt hàng chủ yếu



ĐVT


Số liệu tháng báo cáo

Cng dồn đến hết tháng báo cáo

Lưng

Tr giá (USD)

Lưng

Tr giá (USD)


BUNGARI




1.621.908



21.666.407






Каталог: Media -> AuflaNews -> Attachment
Attachment -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Attachment -> Trung tâm thông tin công nghiệp và thưƠng mạI
Attachment -> Các Tổng cục, Cục, Vụ, Ban Đổi mới và qldnnn, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ
Attachment -> Bản dự thảo để các đơn vị góp ý trước ngày 20/9/2011 B…BỘ NÔng nghiệP
Attachment -> THỦ TƯỚng chính phủ ­­­­­­­­­ Số: /QĐ-ttg DỰ thảO
Attachment -> HIỆP ĐỊnh về quy tắc thanh toán trong liên vận hành khách và HÀng hóA ĐƯỜng sắt quốc tế do Ủy ban osjd tái bản
Attachment -> HỒ SƠ thị trưỜng vưƠng quốc hà lan mục lụC
Attachment -> TỔng cục lâm nghiệp số: 287 /QĐ – tcln-vp cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachment -> Bé n ng nghiÖp vµ Ph¸t triÓn n ng th n

tải về 312.65 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương