Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp liên quan đến CKĐT



tải về 6.11 Mb.
trang19/56
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích6.11 Mb.
#37659
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   56

3.2.1.4. Tạo cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp liên quan đến CKĐT


So với các nước trên thế giới, Thương mại điện tử ở Việt nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, mới bước đầu được đưa vào áp dụng ở một số lĩnh vực và ở mức độ đơn giản như việc xây dựng các trang tin quảng bá và giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty,… Một trong những nguyên nhân khiến Thương mại điện tử chưa phát triển được là do các doanh nghiệp, khách hàng, tổ chức và cá nhân chưa tin tưởng vào sự an toàn của các giao dịch trực tuyến. Để có thể tạo niềm tin cho doanh nghiệp và khách hàng tin tưởng vào các giao dịch điện tử, trước hết cần phải có một hành lang pháp lý ‘tốt’, một quy trình giao dịch an toàn cho việc tổ chức và thực hiện các giao dịch điện tử.

Do vậy, dịch vụ chứng thực điện tử là một trong những yếu tố quan trọng nhất để xác định được danh tính của các đối tượng tham gia giao dịch điện tử, đảm bảo tính bí mật của các giao dịch điện tử, là căn cứ hợp pháp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong giao dịch điện tử. Vì vậy, muốn đẩy mạnh được các giao dịch điện tử kể cả giao dịch thương mại và giao dịch phi thương mại hay chính phủ điện tử thì việc xây dựng và phát triển dịch vụ chứng thực điện tử là tất yếu.

3.2.2. Khái niệm, vai trò của dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử

3.2.2.1. Khái niệm dịch vụ Chứng thực chữ ký điện tử


Theo Luật giao dịch điện tử của Việt nam (2005), “chứng thực chữ ký điện tử” là việc xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. (Nguồn: Điều 4, khoản 2, Luật Giao dịch điện tử, 2005). Theo đó, cơ quan chứng thực chữ ký điện tử sẽ cấp chứng thư điện tử nhằm xác nhận hay chứng thực chữ ký điện tử đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Đồng thời với việc cấp chứng thư điện tử, cơ quan chứng thực chữ ký điện tử có nhiệm vụ cung cấp chương trình ký điện tử cho các thuê bao để họ sử dụng khi muốn ký vào các văn bản điện tử. Tuy nhiên, cần lưu ý ở đây là có rất nhiều loại chữ ký điện tử khác nhau, cơ quan chứng thực thường chỉ cấp chứng thực cho các loại chữ ký điện tử an toàn và phổ biến hiện nay.

Công cụ để ràng buộc trách nhiệm của người ký chữ ký điện tử khi có tranh chấp phát sinh chính là “chứng thư điện tử”. Việc cấp chứng thư điện tử chính là hoạt động cơ bản nhất của cơ quan chứng thực. Tùy thuộc vào loại chữ ký điện tử cần xác thực và công nghệ ký điện tử, chứng thư điện tử sẽ có nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, “chứng thư điện tử” là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử. (Nguồn: Điều 4, khoản 1 & 2, Luật Giao dịch điện tử, 2005).

Bên cạnh việc cấp chứng thư điện tử, cơ quan chứng thực cũng là đơn vị cung cấp công cụ để người sử dụng (tổ chức hoặc cá nhân) có thể tiến hành ký điện tử khi cần thiết. Công cụ này thường là “chương trình ký điện tử”, đây là chương trình máy tính được thiết lập để hoạt động độc lập hoặc thông qua thiết bị, hệ thống thông tin, chương trình máy tính khác nhằm tạo ra một chữ ký điện tử đặc trưng cho người ký thông điệp dữ liệu. (Nguồn: Điều 4, khoản 3, Luật giao dịch điện tử, 2005).

Các loại chữ ký điện tử khác nhau sẽ do các chương trình ký điện tử khác nhau tạo ra. Để hiểu rõ dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử, cần phân biệt rõ các loại chữ ký, vì đối với mỗi loại chữ ký điện tử khác nhau, hoạt động chứng thực chữ ký điện tử này cũng sẽ khác nhau. Về bản chất, mọi chữ ký điện tử đều là thông điệp dữ liệu. Tuy nhiên hình thức và cách thức tạo chữ ký điện tử sẽ khác nhau, tùy thuộc vào loại công nghệ và phương tiện được sử dụng để tạo các chữ ký điện tử. Nhìn chung, “chữ ký điện tử” được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký. (Nguồn: Điều 21, khoản 1, Luật giao dịch điện tử 2005). Có thể phân chia thành 2 loại chữ ký điện tử cơ bản: loại an toàn và loại không an toàn. Nhìn chung, các quốc gia định nghĩa chữ ký điện tử tương đối giống nhau, lý do chính là các tổ chức, cá nhân sử dụng công nghệ giống nhau để tạo ra các chữ ký điện tử.

Bộ luật ESIGN (Electronic Signature in Global and National Trade 2001- Hoa Kỳ), Điều 106 định nghĩa: Chữ ký điện tử (electronic signature) là các tín hiệu âm thanh, ký hiệu, quá trình gắn (vật lý hoặc logic) với hợp đồng hay văn bản và được thực hiện bởi người muốn ký vào hợp đồng hay văn bản đó. Bộ luật UETA (Hoa Kỳ), Điều 2 cũng quy định tương tự như trên.

Để hiểu rõ các khái niệm trên, cần xem xét một số loại chữ ký điện tử phổ biến. Trước hết, về bản chất, các chữ ký điện tử đều được lưu trên các phương tiện điện tử và số hóa bởi các công nghệ số (ví dụ: các ký tự 0-1 trên ổ cứng máy tính, trong USB hoặc trên thẻ thông minh...). Điểm khác biệt là các chữ ký điện tử có nhiều định dạng khác nhau và được tạo ra bởi nhiều phương tiện khác nhau, theo các công nghệ khác nhau. Các chữ ký điện tử thông dụng gồm:

- Tên của người ký được đánh máy vào cuối thư điện tử

- Bản quét (scan) chữ ký truyền thống được gắn với thông điệp điện tử



Hình 12.4. Thiết bị tạo chữ ký điện tử và nhận dạng chữ ký điện tử


Каталог: books -> kinh-doanh-tiep-thi
kinh-doanh-tiep-thi -> CHƯƠng tổng quan môn học quản trị logistics kinh doanh 1Logistics trong nền kinh tế hiện đại
kinh-doanh-tiep-thi -> BÀi giảng quản trị chiến lưỢC Đối tượng: hssv trình độ Đại học, Cao đẳng, tccn ngành đào tạo: Quản trị Kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Ứng dụng mô HÌnh 5 Áp lực cạnh tranh của michael porter trong kinh doanh siêu thị trêN ĐỊa bàn thành phố ĐÀ NẴNG
kinh-doanh-tiep-thi -> Có đáp án Trong quá trình sản xuất dịch vụ các yếu tố nào là đầu vào ngoại trừ
kinh-doanh-tiep-thi -> MỤc lục hình 3 MỤc lục bảng 3
kinh-doanh-tiep-thi -> Giới thiệu công ty: Lịch sử hình thành và phát triển
kinh-doanh-tiep-thi -> ĐẠi học duy tân khoa Ngoại ngữ Bài giảng ĐẠO ĐỨc nghề nghiệP
kinh-doanh-tiep-thi -> Khoa kinh tế du lịch giáo trình quản trị HỌC
kinh-doanh-tiep-thi -> TRƯỜng đẠi học kinh tế VÀ quản trị kinh doanh
kinh-doanh-tiep-thi -> Tài liệu – Nghệ thuật lãnh đạo Th. S vương Vĩnh Hiệp nghệ thuật lãnh đẠO

tải về 6.11 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   56




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương