Gx Chöông 1: khaùi nieäm chung veà khí cuï ÑIEÄN. Bài 1 : Khái Niệm, Phân Loại 1 Khái niệm


H1a- Trạng thái nam châm chưa hút H1b- Trạng thái nam châm tạo lực hút



tải về 0.52 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.52 Mb.
#8450
1   2   3   4   5   6

H1a- Trạng thái nam châm chưa hút H1b- Trạng thái nam châm tạo lực hút


Kyù hieäu


b. Hệ thống dập hồ quang điện:

Khi contactor chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy, mòn dần. Vì vậy cần có hệ thống dập hồ quang gồm nhiều vách ngăn làm bằng kim loại đặt cạnh bên hai tiếp điểm tiếp xúc nhau, nhất là ở các tiếp điểm chính của contactor.



c. Hệ thống tiếp điểm của contactor:

Hệ thống tiếp điểm liên hệ với phần lõi từ di động qua bộ phận liên động về cơ. Tùy theo khả năng tải dẫn qua các tiếp điểm, ta có thể chia các tiếp điểm của contactor thành hai loại:

- Tiếp điểm chính: có khả năng cho dòng điện lớn đi qua (từ 10A đến vài nghìn A,

thí dụ khoảng 1600A hay 2250A). Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor làm mạch từ contactor hút lại.

- Tiếp điểm phụ: có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: thường đóng và thường hở, Tiếp điểm thường đóng là loại tieáp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này hở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường hở.

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển (dùng điều khiển việc cung cấp điện đến các cuộn dây nam châm của các contactor theo quy trình định trước).

Theo một số kết cấu thông thường của contactor, các tiếp điểm phụ có thể được liên kết cố định về số lượng trong mỗi bộ cotactor; tuy nhiên cũng có một vài nhà sản xuất chỉ bố trí cố định số tiếp điểm chính trên mỗi contactor; còn các tiếp điểm phụ được chế tạo thành những khối rời riêng lẻ. Khi cần sử dụng ta chi ghép thêm vào trên contactor, số lượng tiếp điểm phụ trong trường hợp này có

thể bố trí tùy ý.



4.1.3 Nguyên lý hoạt động của contactor:

Khi cấp nguồn điện bằng giá trị điện áp định mức của contactor vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), contactor ở trạng thái hoạt động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

Các ký hiệu dùng biểu diễn cho cuộn dây (nam châm điện) trong contactor và các loại tiếp điểm.

Ta có nhiều tiêu chuẩn của các quốc gia khác nhau, dùng biểu diễn cho cuộn dây và tiếp điểm của contactor.






Chú ý:

Trong một sơ đồ mạch sử dụng nhiều contactor, muốn phân biệt các cuộn dây và tiếp điểm của contactor, ta thực hiện qui ứơc như sau:

- Ghi ký hiệu, hay mã số cho cuộn dây của contactor (thí dụ M, R, S…)

- Các tiếp điểm thuộc về contactor nào thì mang cùng mã số cuộn dây contactor đó. Với ký hiệu cuộn dây của MỸ, ta ghi mã số cuộn dây ngay tâmvòng tròn ký hiệu của cuộn dây, với các ký hiệu khác, ta ghi liền ngay cạnh ký hiệu.


4.1.4 CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA CONTACTOR.

- Điện áp định mức:

Điện áp định mức của contactor Uđm là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng ngắt, chính là điện áp đặt vào hai đầu cuộn dây của nam châm điện sao cho mạch từ hút lại.

Cuộn dây hút có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn (85- 105)% điện áp định mức của cuộn dây. Thông số này được ghi trên nhãn đặt ở hai đầu cuộn dây contactor, có các cấp điện áp định mức: 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều.

- Dòng điện định mức:

Dòng điện định mức của contactor Iđm là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc lâu dài, thời gian contactor ở trạng thái đóng không quá 8 giờ.

Dòng điện định mức của contactor hạ áp thông dụng có các cấp là: 10A, 20A, 25A, 40A, 60A, 75A, 100A, 150A, 250A, 300A, 600A. Nếu contactor đặt trong tủ điện thì dòng điện định mức phải lấy thấp hơn 10% vì làm kém mát, dòng điện cho phép qua contactor còn phải lấy thấp hơn nữa trong chế độ làm việc dài hạn.

- Khả năng cắt và khả năng đóng:

Khả năng cắt của contactor điện xoay chiều đạt bội số đến 10 lần dòng điện định mức với phụ tải điện cảm.

Khả năng đóng: contactor điện xoay chiều dùng để khởi động động cơ điện cần phải có khả năng đóng từ 4 đến 7 lần Iđm

- Tuổi thọ của contactor:

Tuổi thọ của contactor được tính bằng số lần đóng mở, sau số lần đóng mở ấy thì contactor sẽ bị hỏng và không dùng được.



- Tần số thao tác:

Là số lần đóng cắt contactor trong một giờ. Có các cấp: 30, 100, 120, 150, 300, 600, 1200, 1500 lần / h.



- Tính ổn định lực điện động:

Tiếp điểm chính của contactor cho phép một dòng điện lớn đi qua (khoảng 10 lần dòng điện định mức) mà lực điện động không làm tách rời tiếp điểm thì contactor có tính ổn định lực điện động.



- Tính oån ñònh nhieät:

Contactor coù tính oån ñònh nhieät nghóa laø khi coù doøng ñieän ngaén maïch chaïy qua trong moät khoaûng thôøi gian cho pheùp, caùc tieáp ñieåm khoâng bò noùng chaûy vaø haøn dính laïi.

Sau ñaây laø moät soá hình aûnh cuï theå cuûa contactor.








CÁC CHẾ ĐỘ SỬ DUNG CONTACTOR (THEO TIÊU CHUẨN CỦA PHÁP VÀ TÂY

ÂU)

Tùy theo giá trị dòng điện mà contactor phải làm việc trong lúc bình thường hay khi cắt mà người ta dùng các cỡ khác nhau, bên cạnh đó phụ thuộc vào loại hộ tiêu thụ, điều kiện đóng mở, quá trình khởi động nặng nhẹ, đảo chiều, hãm…. Sau đây là các loại chế độ sử dụng của contactor.



* Các contactor sử dụng điện xoay chiều: ký hiệu AC1; AC2; AC3; AC4.

Theo tiêu chuẩn IEC (International Electro technical Commission)

rotechnical Commission) thieát keá hay löïa choïn contactor theo cheá ñoä laøm vieäc, ta chuù yù ñeán caùc kyù hieäu AC ghi treân contactor. YÙ nghóa cuûa caùc kyù hieäu vaø phaïm vi söû duïng contacto

- Kyù hieäu AC1:

Qui ñònh giaù trò doøng ñieän ñònh möùc qua caùc tieáp ñieåm chính cuûa

contactor, khi contactor ñöôïc choïn löïa ñeå ñoùng ngaét cho nhöõng thieát bò, khí cuï

ñieän, caùc loaïi phuï taûi xoay chieàu coù heä soá coâng suaát ít nhaát phaûi baèng 0,95

Ví duï duøng cho nhöõng ñieän trôû ôû daïng söôûi aám, löôùi phaân phoá coù heä soá coâng suaát lôùn hôn 0,95.

- Ký hiệu AC2:

Contactor khi được chọn lựa theo trạng thái này, dùng để khởi động phanh nhấp nhả (plugging), phanh ngược (reverse current backing) cho động cơ không đồng bộ rotor dây quấn.

Khi các tiếp điểm contactor đóng kín mạch, hình thành dòng điện khởi động, giá trị dòng điện này bằng khoảng 2,5 lần dòng điện định mức của động cơ. Khi các tiếp điểm contactor hở mạch, ngắt dòng điện khởi động của động cơ, điện áp xuất hiện giữa hai cực của tiếp điểm không lớn hơn điện áp định mức của nguồn điện cung cấp.

Ví dụ như: động cơ ở máy in, nâng hàng…



- Ký hiệu AC3:

Contactor khi được chọn lựa theo trạng thái này, dùng để đóng ngắt động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc trong suốt các quá trình vận hành thông thường.

Khi các tiếp điểm contactor đóng kín mạch, hình thànnh dòng điện khởi động, có giá trị bằng khỏang 5 đến 7 lần giá trị dòng điện định mức của động cơ. Khi các tiếp điểm contactor hở mạch, ngắt dòng điện định mức của động cơ, lúc đó điện áp xuất hiện giữa hai cực của tiếp điểm chỉ lớn khoảng 20% điện áp định mức của nguồn điện cung cấp.

Ví dụ như: các động cơ lồng sóc thông dụng: động cơ thang máy, băng chuyền, cần cẩu, máy nén, máy điều hòa nhiệt độ…



- Ký hiệu AC 4:

Contactor khi được chọn lựa theo trạng thái này dùng để khởi động, phanh nhấp nhả, phanh ngược…động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc.

Khi các tiếp điểm contactor đóng kín mạch, tại dòng điện đỉnh, có giá trị bằng khoảng 5 đến 7 lần giá trị dòng điện định mức của động cơ. Khi các tiếp điểm contactor hở mạch, ngắt dòng điện tại giá tri lớn tương tự như nêu trên, lúc đó điện áp xuất hiện giữa hai cực của tiếp điểm lớn bằng mức điện áp định mức của nguồn điện cung cấp.

Loại này được sử dụng cho các động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc trong máy in, máy nâng hàng, trong công nghiệp luyện kim…

Ta có giản đồ thời gian mô tả các chế độ họat động AC1, AC2, AC3 và AC4 của contactor trong hình vẽ (h-7)

Iñm laø doøng ñieän ñònh möùc cuûa ñoäng cô.

Ikđ là dòng điện khởi động của động cơ.

*
Các contactor sử dụng điện một chiều: DC1, DC2, DC3, DC4, DC5.

Theo tiêu chuẩn IEC, sử dụng các contactor để đóng ngắt các phụ tải một chiều (DC load) được phân thành 5 chế độ họat động (contactor dùng trong trường hợp này là contactor một chiều, điện áp cung cấp vào cuộn dây contactor là loại điện áp một chiều).



- Ký hiệu DC1:

Các contactor mang ký hiệu DC1 dùng đóng cắt cho tất cả các phụ tải một chiều (DC load) có thời hằng (T = L/R) nhỏ hơn hay bằng 1ms.

DC1 được sử dụng cho các hộ tiêu thụ, phụ tải không có tính cảm ứng hoặc tính cảm ứng bé, các lò điện trở.

- Ký hiệu DC2:

Các contactor mang ký hiệu DC2 được sử dụng để đóng ngắt mạch động cơ một chiều kích từ song song. Hằng số thời gian của mạch tải khoảng 7,5 ms.

Khi các tiếp điểm đóng kín mạch hình thành dòng điện khởi động, dòng điện này có giá trị khoảng 2,5 lần dòng điện định mức của động cơ.

Khi tiếp điểm của contactor ngắt mạch, cắt dòng điện định mức động cơ; lúc đó điện áp xuất hiện giữa hai cực của tiếp điểm là hàm số phụ thuộc theo sức phản điện của phần ứng động cơ, sự ngắt mạch xảy ra nhẹ nhàng.



- Ký hiệu DC3:

Các contactor mang ký hiệu này được sử dụng trong các trường hợp khởi động, phanh nhấp nhả, hay phanh ngược các động cơ một chiều kích từ song song. Thời hằng của mạch tải nhỏ hơn 2 ms.

Khi các tiếp điểm đóng kín mạch hình thành dòng điện khởi động, dòng điện có giá trị khoảng 2,5 lần dòng điện định mức của động cơ.

Khi các tiếp điểm của contactor ngắt mạch, cắt dòng điện có giá trị khoảng 2,5 lần giá trị dòng điện định mức qua mạch của động cơ, lúc đó điện áp

xuất hiện giữa hai cực của tiếp điểm có thể lớn hơn điện áp nguồn cung cấp.

Điện áp xuất hiện lớn khi tốc độ quay của động cơ thấp, sức phản điện của phần ứng có giá trị thấp, sự ngắt mạch xảy ra nặng nề thực hiện khó khăn.



- Ký hiệu DC4:

Các contactor mang ký hiệu này được sử dụng đóng ngắt mạch phụ tải là động cơ một chiều kích từ nối tiếp. Thời hằng của mạch phụ tải khoảng 10ms.

Khi các tiếp điểm đóng kín mạch hình thành dòng điện khởi động dòng điện này có giá trị khoảng 2,5 lần dòng điện định mức của động cơ. Khi các tiếp điểm của contactor ngắt mạch, cắt dòng điện có giá trị khoảng 1/3 lần giá trị dòng điện định mức qua mạch của động cơ; lúc đó điện áp xuất hiện giữa hai

cực của tiếp điểm khoảng 20% điện áp nguồn cung cấp.

Trong phạm vi ứng dụng này số lần đóng cắt trong một giờ có thể gia tăng. Sự ngắt mạch xảy ra nhẹ nhàng.

- Ký hiệu DC5:

Các contactor mang ký hiệu này được sử dụng khởi động, phanh ngược, đảo chiều quay động cơ một chiều kích từ nối tiếp. Thời hằng của mạch phụ tải nhỏ hơn hay bằng 7,5 ms.

Khi các tiếp điểm đóng kín mạch hình thành dòng điện đỉnh có giá trị 2,5 lần dòng điện định mức của động cơ.

Khi các tiếp điểm của contactor ngắt mạch, cắt dòng điện có giá trị lớn khoảng giá trị dòng điện đỉnh nêu trên; lúc đó điện áp xuất hiện giữa hai cực của tiếp điểm lớn bằng mức điện áp nguồn cung cấp. Sự ngắt mạch xảy ra khó





Bài 4.2: Khởi động từ
4.2.1. Khái niệm và công dụng:

Khởi động từ có 1 công tăc tơ dùng đóng – ngắt từ xa và 1 rơ le nhiệt bảo vệ quá tải.

Khởi động từ chia theo:

+ Điện áp định mức cuộn hút: 36V, 127V, 220V, 380V, 500V.

+ Kết cấu bảo vệ: loại hở, chống bụi, chống nước,…

+ Khả năng làm đổi chiều quay động cơ,

+ Số lượng và loại tiếp điểm: thường hở, thường đóng,…

Lựa chọn và lắp đặt khởi động từ


  • Dòng điện định mức.

  • Dòng điện tác động quá tải.

  • Điện áp định mức cuộn hút.

  • Công suất định mức.

  • Số tiếp điểm thích hợp.

4.2.2. Điều khiển động cơ bằng khởi động từ đơn:

  • Công dụng:

  • Khởi động từ đơn là một loại khí cụ điện hạ áp được sử dụng để điều khiển đóng

  • cắt từ xa và bảo vệ quá tải cho động cơ điện.

  • Cấu tạo:

  • Khởi động từ đơn gồm một công tắc tơ và một bộ rơle nhiệt ghép lại với nhau.

S¬ ®å ®iÒu khiÓn ®éng c¬ ®iÖn:




  • CD cầu dao đóng cắt mạch điện

  • CC1,CC2 các cầu chì bảo vệ ngắn mạch mạch động lực và mạch điều khiển

  • D,MT các nút đóng dừng mở thuận và mở ngược

  • T công tắc tơ đóng mở động cơ

  • RN rơ le nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

  • 4.2.3. Nguyên lý hoạt động:

  • Đóng CD cấp nguồn cho mạch. Ấn MT công tắc tơ T có điện đóng tiếp điểm T (2-3) tự duy trì đồng thời các tiếp điểm T ở mạch động lực đóng lại cấp điện cho động cơ ĐC khởi động

Ưu nhược điểm v phạm vi sử dụng

Khởi động từ ưu điểm hơn cầu dao ở chỗ điều khiển đĩng cắt từ xa nên an tòan cho người thao tác đóng cắt nhanh, bảo vệ được quá tải cho động cơ, khoảng không gian lắp đặt v thao tc gọn (một tủ điện cĩ thể lắp đặt nhiều động cơ). Vì vậy đựoc sử dụng rộng rãi cho mạch điện hạ áp.



Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng

Khởi động từ ửu điểm hơn cầu dao ở chỗ điều khiển đóng cắt từ xa nên an toàn cho người thao tác đóng cắt nhanh, bảo vệ được quá tải cho động cơ, khoảng không gian lắp đặt và thao tác gọn (một tủ điện có thể lắp đặt nhiều động cơ). Vì vậy được sử dụng rộng rãi cho mạch điện hạ áp.



4.2.4. Tính Chọn Khởi Động Từ

Chọn khởi động từ là chọn một công tắc tơ và một rơ le nhiệt sao cho dòng dịnh mức của công tắc tơ phù hợp vơi dòng điện bảo vệ của rơle nhiệt và đảm bảo yêu cầu sau

- Tiếp điểm có độ bền cơ khí cao .

- Thao tác đóng cắt dứt khoát .

- Tiêu thụ công suất ít nhất .

- Bảo vệ tin cậy động cơ điện khỏi bị quá tải lâu dài .

Thỏa mãn điều kiện khởi động của động cơ điện không đồng bộ lồng sóc có bội số dòng điện khởi động từ (5-7 )lần dòng điện định mức.

Đồ bền chịu mài mòn về điện và cơ của tiếp điểm khởi động

Tuổi thọ của tiếp điểm về điện và cơ thường do ba yếu tố sau đây quyết định .

Để thỏa mãn các yêu cầu trên, trong sản xuất người ta chế tạo tiếp điểm động ngày càng nhẹ, đồng thời tăng cường lò xo nén tiếp điểm, làm như vậy sẽ giảm được thời gian chấn động tiếp điểm trong quá trình mở máy động cơ, do đó giảm được độ mài mòn tiếp điểm.

thời gian chấn động là một một chỉ tiêu quan trọng nói lên độ bền chịu mòn của tiếp điểm . các kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy nếu rút ngắn được 0,5ms thời gian chấn động lúc đóng khởi động từ để mở máy động cơ điện thì sẽ giảm dược độ mài mòn tiếp điểm khoảng 50 lần.

Khi ngắt khởi động từ , điện áp phục hồi trên tiếp điểm bằng hiệu số điện áp lưới và sức điện động của động cơ điện . kết quả trên các tiếp điểm chỉ còn xuất hiện một điện áp bằng khoảng (15 – 20 ) %Uđm tức thuận lợi cho quá trình ngắt. các kết quả nghiên cứu cho thấy độ mài mòn tiếp điểm khi đóng động cơ lớn gấp 3 đến 4 lần độ mòn tiếp điểm khi ngắt khởi động từ trong điều kiện làm việc bình thường .



Độ bền chịu mòn về điện.

Độ mòn tiếp điểm về điện lớn nhất khi khởi động từ mở máy động cơ KĐB rotor lồng sóc , hồ quang điện sinh ra các tiếp điểm động dập vào tiếp điểm tĩnh bị chấn độngbật trở lại . lúc này dòng điện đi qua khởi động từ bằng 6-7-lần dòng điện định mức , do đó hồ quang điện cũng tưng ứng với dòng điện đó .

Kết quả nghiên cứu với khởi động từ khác nhau cho thấy rằng khi giảm thời gian chấn động các tiếp điểm, độ bền chịu mài mòn của chúng tăng lên rõ rệt . trong chế độ khởi động từ ngày nay người ta thường dùng kết cấu tiếp điểm bắc cầu để giảm bé thời gian chấn động thứ nhất , đòng thời làm tiếp điểm động có trọng lượng bé và tăng cường lò xo nén ban đầu lên tiếp điểm . giảm thời gian chấn động thứ hai bằng cách đặt nệm lò xo vào lõi thép tĩnh động thời với việc nâng cao độ bền chịu mài mòn về cơ của nam châm điện .

Tình trạng bề mặt làm việc của tiếp điểm cũng ảnh hưởng rõ rệt đến mức độ mài mòn . điều này thường xảy ra trong quá trình sử dụng và nhất là do chất lượng sửa chữa bảo dưỡng tiếp điểm . hiện tượng cong vênh , nghiêng bề mặt tiếp điểm xấu dẫn đến giảm độ bền chịu mài mòn của tiếp điểm . để giảm ảnh hưởng của hiện tượng này , người ta thường chế tạo tiếp điểm động có đường kính bé hơn tiếp điểm tĩnh một chút và có dạng mặt cầu.

Vật liệu làm tiếp điểm khi dòng điện bé ( nhỏ hơn 100A) ở các khởi động từ nhỏ thường là làm bằng bột bạc nguyên chất . còn ở các khởi động từ cỡ lớn ( dòng điện lớn hơn 110A ) thường làm bột gốm kim loại như hỗn hợp bạc –cadimi ôxit ( mã hiệu COK- 15) hoặc bạc – niken.

ĐỘ BỀN CHỊU MÒN VỀ CƠ

Cũng như hầu hết các thiết bị điện hạ áp, các chi tiết động của khởi động từ là việc không có dầu mỡ bôi trơn , tức là làm việc khô .Do đó phải chọn vật liệu ít bị mòn do ma sát và không bị gỉ , ngày nay người ta thường dùng kim loại chịu độ mài mòn cao .

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền chịu mài mòn về cơ của khởi động từ thường là :

Kiểu kết cấu ( cách bố trí các bộ phận cơ bản )

Phụ tải riêng ở chỗ có ma sát và va đập

Hệ thống giảm chấn động của nam châm.

Chọn đúng khởi động từ , sử dụng và vận hành đúng chế độ , cũng làm tăng tuổi thọ về cơ . đối với các khởi động từ kiểu thông dụng , cần phải đảm bảo :

- Làm sạch bụi , ẩm nước

- Lựa chọn phù hợp với công suất và chế độ làm việc của động cơ.

- Lắp đặt đúng, ngay ngắn, không để khởi động từ bị rung, kêu đáng kể .

căn cứ vào điều kiện làm việc của khởi động từ như đã nêu trên , trong chế độ khởi động từ , người ta thường dùng kết cấu tiếp điểm bắc cầu ( có hai chỗ ngắt mạch ở mỗi pha ) do đó đối với cỡ nhỏ dưới 25A không cần dùng thiết bị dập hồ quang cồng kềnh dưới dạng lưới hoặc hộp thổi từ.

Ñieàu kieän löïa choïn.

Hiện nay động cơ điện không đồng bộ 3 pha rô to lồng sóc có công suất 0.6 – 100 kW ở nước ta thông dụng hơn cả. Để điều kiện vận hành chúng, người ta sử dụng khởi động từ do đó để thuận lợi việc lựa chọn khởi động từ, nhà sản xuất thường cho các thông số:

Căn cứ vào công suất định mức của động cơ , giá trị dòng điện định mức trong các chế độ làm việc liên tục hay ngắn hạn , ngắn hạn lặp lại .

Điều kiện lựa chọn là dòng điện làm việc của động cơ đi qua tiếp điểm chính của khởi động từ không nhỏ hơn dòng định mức của khởi động từ . Khi lựa chọn khởi động từ đảo chiều để hãm động cơ điện theo chế độ hãm ngược thì công suất của khởi động từ dùng để điều khiển phải lớn hơn 1,5,- 3 lần công suất cho trước trên nhãn của khởi động từ.

Để khởi động từ làm việc tin cậy, khi lắp đặt cần phải bắt chặt cứng khởi động từ trên một mặt phẳng thẳng đứng( độ nghiêng cho phép với mặt phẳng thẳng đứng là 50 ) không cho phép bôi mỡ các tiếp điểm và các bộ phận động.

Sau khi lắp đặt khởi động từ và trước khi vận hành, phải kiểm tra xem xét:

- Cho các bộ phận động chuyển đọng bằng tay không bị kẹt, vướng.

- Điệ áp điều khiển phải phù hợp với điện áp định mức của cuộn dây.

- Các rơ le đấu điện phải đúng sơ đồ điều khiển

- Rơ le nhiệt (nếu có)phải đặt ở nấc có dòng điện phù hợp.

- Các tiếp điểm phải tiếp xúc đều và tốt.

Điều Kiện

Điện áp định mức cuộn hút: 36V, 127V, 220V, 380V, 500V.

+ Kết cấu bảo vệ: loại hở, chống bụi, chống nước,…

+ Khả năng làm đổi chiều quay động cơ,

+ Số lượng và loại tiếp điểm: thường hở, thường đóng,…

+Dịng điện định mức.

+ Dịng điện tác động quá tải.

+ Điện áp định mức cuộn hút.

+ Công suất định mức.

+ Số tiếp điểm thích hợp.




BÀI 4.3 : RƠLE TRUNG GIAN - RƠLE TỐC ĐỘ

Rơ-le trung gian - Rơ le tốc độ

4.3.1. Khái niệm:

Rơ-le trung gian là một khí cụ điện dùng trong lĩnh vực điều khiển tự động, cơ cấu kiểu điện từ. Rơ-le trung gian đóng vai trò điều khiển trung gian giữa các thiết bị điều khiển (contactor, rơ-le thời gian…).

Rơ le trung gian được dùng rất nhiều trong các sơ đồ bảo vệ hệ thống điện và các sơ đồ điều khiển tự động. Do số lượng tiếp điểm nhiều, vừa thường đóng vừa thường mở, nên rơ le trung gian thường được dùng để truyền tín hiệu khi khả năng đóng, ngắt và số lượng tiếp điểm của rơ le chính không đủ hoặc để chia tín hiệu từ một rơ le chính đến nhiều bộ phận khác của sơ đồ mạch điều khiển.

- Chức năng: khuếch đại tín hiệu và phân chia tín hiệu trong mạch điều khiển.



4.3.2. Caáu taïo :

Rô-le trung gian goàm: maïch töø cuûa nam chaâm ñieän, heä thoáng tieáp ñieåm chòu doøng ñieän nhoû ( 5A), voû baûo veä vaø caùc chaân ra tieáp ñieåm.



4.3.3.Nguyeân lyù hoaït ñoäng:

Nguyên lý hoạt động của rơ-le trung gian tương tự như nguyên lý hoạt động của contactor. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây của rơ-le trung gian (ghi trên nhãn), lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp điểm chuyển đổi trạng thái và duy trì trạng thái này (tiếp điểm thường đóng hở ra, tiếp điểm thường hờ đóng lại). Khi ngưng cấp nguồn, mạch từ hở, hệ thống tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

Điểm khác biệt giữa contactor và rơ-le có thể tóm lược như sau:

- Trong rơ-le ta chỉ có duy nhất một loại tiếp điểm có khả năng tải dòng điện nhỏ, sử dụng cho mạch điều khiển (tiếp điểm phụ).

- Trong rơ-le ta cũng có các loại tiếp điểm thường đóng và tiếp điểm thường hở, tuy nhiên các tiếp điểm không có buồng dập hồ quang (khác với hệ thống tiếp điểm chính trong contactor hay CB).

* Đặc điểm:

- Tùy theo những yêu cầu về thời gian tác động mà cấu tạo của rơ le cũng có điểm khác nhau.

+ Nếu sử dụng nam châm xoay chiều thì bao giờ cũng có vòng ngắn mạch gắn trên cực từ để chống rung.

+ Nếu sử dụng nam châm một chiều:

- Khi thời gain tác động bình thường, lõi thép ở dạng khối.

- Để giảm thời gian tác động, người ta dùng lá thép kỹ thuật điện ghép lại.

- Nếu cần tăng thời gian tác động, ngoài mạch từ sử dụng bằng thép khối, người ta còn lắp thêm vòng ngắn mạch vào thân mạch từ.

- Các rơ le trung gian sử dụng trong mạch điều khiển thường đòi hỏi tấn số tác động lớn, trong quá trình làm việc dẽ bị ảnh hưởng rung động, bụi bặm, vì vậy đòi hỏi kết cấu của rơ le có chất lượng cao.




tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương