Gordon Livingston



tải về 0.56 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#31218
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 29

Sự khoẻ mạnh về tinh thần đòi hỏi quyền tự do lựa chọn


Đặc điểm nổi bật của bất kỳ một dạng rối loạn cảm xúc nào là người ta bị căng thẳng tinh thần về những vấn đề nào đó. Những người chịu đựng chứng trầm cảm, lo lắng, bệnh lưỡng cực hay bệnh tâm thần phân liệt là vì họ bị ngăn cách với việc thích ứng với thế giới bên ngoài và phải điều chỉnh hành vi của mình để đền bù cho bệnh tật của họ.


Khi chúng ta bị tuyệt vọng. chúng ta mất sinh lực, không có khả năng để tập trung, và tâm trạng buồn rầu đã thành thói quen sẽ gây ra cho chúng ta sự rút lui và trốn tránh mọi người và những hoạt động trước đó vốn đem lại cho chúng ta niềm vui sống. Khả năng làm việc của chúng ta bị giảm sút và trong những trường hợp trầm trọng, chúng ta mất sự ao ước để sống cùng nhau. Tương tự như vậy, sự lo lắng quá mức thường gây ra những thái độ trốn tránh việc nỗ lực giảm bớt sự lo lắng và hoảng hốt với những điều trước đây chúng ta quen thuộc. Trong trường hợp của căn bệnh tâm thần nghiêm trọng, chứng trầm cảm điên rồ hay bệnh tâm thần phân liệt, chúng ta mất hẳn khả năng giữ được mối quan hệ với thực tại khiến chúng ta không thể hoà nhập với thế giới một cách tự do được.
Tất cả những điều kiện mà tôi đề cập trên đây có một nền tảng về sinh học, đó là lý do tại sao thuốc men có những tác dụng nhất định. Trong chừng mực những mối quan hệ hay chức năng của chúng ta bị ảnh hưởng, điều quan trọng là tạo nên một cách tiếp cận về hành vi để có thể chữa trị được. Trong trường hợp cuộc sống của bạn bị giới hạn bởi sự lo lắng, mọi người cần phải có lòng quyết tâm để đương đầu với nỗi sợ và không đầu hàng chúng. Sự tiếp cận này chứng tỏ qui luật có thứ tự của cuộc sống. Tránh né càng làm cho mọi sự tồi tệ hơn, sự đương đầu sẽ khiến cho mọi sự được cải thiện dần dần.
Trong trường hợp bạn cảm thấy tuyệt vọng, hành vi này cần phải được thay đổi. Nói chung, nó liên quan đến việc vượt qua những mặc cảm và sự mệt mỏi để làm những điều mà chúng ta dự đoán hoặc biết là sẽ làm cho tình hình của chúng ta tốt hơn. Đây là sự đòi hỏi lớn khi người ta đang bi quan, trầm cảm và cảm thấy vô dụng.
Thậm chí ngay cả những người có thái độ mù mờ và xa rời thực tế cũng không phải luôn luôn như vậy. Đối với họ, cuộc đấu tranh để thay đổi bản thân là tận dụng đến mức tối đa những gì có thể có lợi từ thuốc men đang dùng để sống một cuộc sống bình thường hết mức có thể. Khi người ta đang phải đương đầu với những căn bệnh hiểm nghèo về tinh thần, sự ủng hộ mạnh mẽ của gia đình là có tính thiết yếu. Những bài học cơ bản nhất về tình yêu mà tôi học được trong khoá học đã được các bậc cha mẹ, những người vợ người chồng và con cái của những người bị mắc chứng Alzheimer4, tâm thần phân liệt hay bị liệt tứ chi kể cho tôi nghe. Hầu hết những huân chương giành cho các anh hùng của chúng ta đã được tặng để ghi nhớ những dịp ngắn ngủi khi mà mọi người cư xử can đảm. Những người ngày đêm quan tâm săn sóc cho những người thương yêu bị bệnh tật thì lại hiếm khi được công nhận, nhưng trong tâm trí tôi, họ có một vị trí xứng đáng nhất, cao quí nhất.
Gần đây tôi có tham dự một hội nghị, có một diễn giả mô tả kỹ lưỡng gánh nặng của những chứng bệnh tâm thần và ông ta đề cập đến một tổ chức mà ông cảm thấy đặc biệt hữu ích. Khi ông ngừng lời, cố gắng để nhớ tên của tổ chức đó, một người đàn ông trong xe lăn nói rất to để cả hội trường cùng nghe «Những người chưa chết». «Vâng», diễn giả trả lời, «đúng thế đấy ạ».
Đó là một bài học cho tất cả chúng ta trong sự quyết tâm như vậy. Đây không đơn giản là chúng ta may mắn có những người mà gánh nặng của họ lớn hơn gánh nặng của chúng ta. Mỗi cuộc đời đều có những mất mát riêng. Chúng ta đáp lại sự bất hạnh đó của họ như thế nào chính là sự thể hiện con người của chính chúng ta. Tổ chức những người bạn tình thương (CF) là tổ chức của các bậc cha mẹ đã từng bị mất con. Nhiều người trong số họ đã nhận được những lời động viên. «Tôi không biết làm sao mà bạn có thể chịu đựng được những nỗi đau như vậy. Tôi không chắc là tôi có thể làm được như bạn!». Câu bình luận này có thể coi là một lời khen, khơi gợi cảm giác vui buồn cay đắng lẫn lộn trong những bậc cha mẹ bất hạnh đó. Liệu chúng ta có thể chọn lựa hay không?Lẽ nào chúng ta có thể chết đi và bỏ mặc những người đang phụ thuộc vào mình? Nhiều khi, cái chết là sự lựa chọn ưa thích của nhiều người không chịu đựng nổi sự mất mát của người mình yêu nhưng hoàn cảnh không cho phép chúng ta làm như vậy và chúng ta đành phải tiếp tục sống như những người lính chẳng còn gì để mà mất!
Sức khoẻ về tinh thần là một chức năng lựa chọn. Chúng ta càng có nhiều sự lựa chọn thì chúng ta càng có khả năng được hạnh phúc. Những người ốm yếu hay đau khổ luôn cảm thấy sự lựa chọn của mình bị giới hạn, đôi khi bởi hoàn cảnh bên ngoài hay tình trạng ốm yếu của chính họ, đôi khi do chính chúng ta tự giới hạn cuộc sống của mình. Khả năng hàng đầu để xoá bỏ những giới hạn này là bạn hãy can đảm thử liều xem sao. Nếu chúng ta đông cứng lại vì nỗi sợ của mình, nhất là khi chúng ta sợ thay đổi thì khó có thể lựa chọn một cuộc sống làm chúng ta hạnh phúc được. Chính sự lo lắng hay chỉ là trí tưởng tượng đã ngăn cản chúng ta?
Chúng ta không bao giờ đứng ngoài sự lựa chọn của mình được, không thành vấn đề việc bạn cảm thấy tuyệt vọng như thế nào về hoàn cảnh. Đây chính là lúc các bạn nên tham vấn các bác sĩ tâm lý để không đầu hàng số phận, sự tuyệt vọng và tìm ra một sự tự thuyết phục bản thân là chưa phải đã mất hết tất cả. Chúng ta vẫn còn chưa chết cơ mà!


Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 30

Sự tha thứ là một hình thức bỏ qua nhưng chúng không giống nhau hoàn toàn


Cuộc sống có thể được nhìn như hàng loạt những điều mà ta bắt buộc phải làm, luyện tập cho hành động cuối cùng để có thể bỏ qua cái tôi trần tục của mình. Thế thì tại sao con người lại cảm thấy khó đến vậy khi đầu hàng quá khứ. Những ký ức của chúng ta, dù là tốt hay xấu chính là cái đã đưa đến cho chúng ta một mong muốn tiếp tục và nối kết vai trò của rất nhiều người thành một tâm hồn vốn trú ngụ tạm thời trong một cơ thể là ta.


Những thói quen và những sự đáp trả có điều kiện đã khiến cho chúng ta trở thành một sinh vật có một không hai, để chúng ta đáp trả lại cuộc sống những gì là có giá trị đối với chúng ta và với cả những ai đang gắng hiểu chúng ta. Những người bạn của chúng ta giống như là một dàn đồng ca, cung cấp cho chúng ta một nền tảng vững chắc cho sự thích ứng của chúng ta với môi trường mới.
Rất ít người trong chúng ta có một thời thơ ấu lý tưởng. Ta rất dễ bị sa lầy trong sự cố gắng tự tìm ra bản thân trong khi xung quanh toàn những rắc rối đã xảy ra trong quá khứ. Những rắc rối này giúp ta giải thích rất rõ lý do tại sao chúng ta không được hoàn thiện như mình mong muốn. Vấn đề của việc sống trong quá khứ đã tạo ra và nuôi dưỡng những sự thay đổi và do đó khiến chúng ta trở nên bi quan.
Chắc chắn là đúng rằng quá trình tự hiểu ra mình là ai phụ thuộc vào sự quan tâm chú ý đến tiểu sử của chúng ta. Đây là lý do tại sao bất cứ một tiến trình trị liệu về tâm lý hữu ích nào cũng bao gồm việc kể chuyện cuộc đời của bệnh nhân. Mức độ nằm giữa sự thờ ơ với quá khứ và sự đắm chìm trong nó chính là một nơi mà chúng ta có thể học được từ những gì đã xảy ra với mình, bao gồm cả những lỗi lầm không thể nào tránh khỏi và sự thâm nhập vào những hiểu biết này là các kế hoạch của chúng ta cho tương lai. Tiến trình này đòi hỏi việc tập tha thứ và từ bỏ cả sự thương thân trách phận mà chúng ta thường ru ngủ chính mình.
Người ta thường nhầm lẫn giữa sự lãng quên và sự che giấu quá khứ, sự tha thứ cũng vậy. Đây không phải là điều chúng ta làm cho người khác, nó chính là món quà cho chính chúng ta. Nó tồn tại với tư cách là liệu pháp hàn gắn những thương tổn trong tâm hồn của chúng ta, một sự kết hợp đẹp đẽ giữa tình yêu và sự công bằng.
Tất cả chúng ta đều bị những gánh nặng của ký ức về những thương tổn, sự bị chối từ hay sự không công bằng đè nặng. Đôi khi, chúng ta ôm chặt lấy sự đau lòng đó với một quyết tâm cay đắng khiến chúng ta bị ám ảnh bởi những người hay sự việc đã gây ra sự bất hạnh đó cho chúng ta.
Chúng ta sống trong một nền văn hoá trong đó cảm giác về những điều sai lầm lan toả khắp nơi. Nếu mỗi sự rủi ro đều có thể đổ tội cho một người nào khác, chúng ta đã tự chối bỏ nhiệm vụ khó khăn để kiểm tra xem hành vi của mình liệu có đóng góp vào điều đó hay không, hay ta nên chấp nhận thực tế rằng cuộc sống luôn luôn chứa những sự bất ổn. Trước hết, bằng cách đổ trách nhiệm cho bên ngoài, chúng ta đã xoá bỏ mất một nhận thức có khả năng hàn gắn vết thương lòng của chúng ta là điều xảy ra đối với mình không quan trọng bằng thái độ mà chúng ta thích ứng để đáp lại nó.
Vài năm trước đây, trong khi đang chờ đến lượt vào thang để chơi trượt tuyết, tôi bị một chiếc xe dọn tuyết không có người lái đâm vào. Vết thương của tôi mặc dù lúc đó có vẻ rất nghiêm trọng nhưng thật ra không để lại thương tật suốt đời. Tôi thấy từ tai nạn này một ví dụ về sự rủi ro không thể đoán trước thường xảy ra với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Tôi không thể tự thuyết phục mình rằng nguyên nhân gây ra tai nạn đáng để cho tôi đâm đơn kiện điểm vui chơi đó. Những người phụ trách điểm vui chơi xin lỗi tôi và tặng tôi những chiếc vé lên thang chơi miễn phí và thế là xong. Tôi đã trải qua kinh nghiệm đó một cách vui vẻ và từ đó rất cẩn thận với tất cả những gì to lớn đang di chuyển!
Hãy nghĩ về những thứ lặt vặt, những sự khinh thường, và quan trọng nhất, những giấc mơ chưa thành hiện thực của chúng ta. Đó chính là một phần của cuộc sống hàng ngày. Hãy nghĩ về cái cách mà những mối quan hệ thân thiết là chủ đề cho sự phàn nàn và cạnh tranh của chúng ta. Nhiều người trong chúng ta đã quá bận tâm với những vết thương thời quá khứ và bận rộn trong việc kiếm tìm những ai phải chịu trách nhiệm đến mức quên mất việc đặt ra câu hỏi là chúng ta phải làm gì để cải thiện cuộc sống của chúng ta hiện thời.
Đối với nhiều người, quá khứ như là một nguồn giải trí bất tận, nếu nó đau đớn thì người ta lại càng thường quay đi quay lại như một bộ phim tình cảm ưa thích. Đối với họ, quá khứ đó chứa đựng tất cả những lời giải thích, những sự khốn khổ và những tấn bi kịch đã khiến cho chúng ta trở thành con người như hôm nay. Đôi khi, người ta cũng có thể bé xé ra to với vai trò của trí tưởng tượng về những con người và sự việc hiện diện trong đó khiến cho nó chiếm hết cả sự quan tâm chú ý trong hiện tại của chúng ta. Và điều đó sẽ đi đến cái gì cơ chứ? Chúng ta không thể thay đổi những phần mà chúng ta ước mong cho nó khác đi sự thiếu công bằng hay nỗi đau thương. Vậy thì có lý gì mà cứ giữ mãi những kỷ niệm não nề và sự bất hạnh đó của chúng ta? Liệu chúng ta có quyền lựa chọn hay không?
Khi đề cập đến quá khứ, một điều không tránh khỏi là chúng ta phải có sự tha thứ, hãy cho qua. nhiệm vụ đơn giản nhất và cũng khó khăn nhất trong số những kỳ công của con người. Đây là một hành động đồng thời giữa sự tự nguyện và sự đầu hàng. Và người ta thường không thể làm được điều đó cho đến khi giây phút họ bắt tay vào làm điều đó.
Với tư cách là sự phản ánh mang tính thuyết phục, tôi thường yêu cầu mọi người có một trật tự cao độ về cảm xúc và sự trưởng thành về đạo đức. Đó chính là một cách giải phóng bản thân chúng ta khỏi cảm giác bị áp đặt và một lời tuyên ngôn đầy hy vọng về khả năng thay đổi của chúng ta. Nếu chúng ta tìm mọi cách thoả mãn sự ám ảnh và những lời giải thích giả tạo có gốc rễ từ trong quá khứ, chúng ta được tự do lựa chọn thái độ để đương đầu với cả hiện tại lẫn tương lai. Điều này liên quan tới một bài học về lương tâm và lòng quyết tâm thường là một giai thoại đối với những cảm xúc về sự vô dụng và lo lắng thường nằm sau hầu hết sự bất hạnh của chúng ta.
Khi chúng ta xem xét những sự mất mát không thể tránh khỏi mà chúng ta buộc phải hoà nhập vào cuộc đời mình, cách chúng ta cảm thấy thương hại và ý nghĩa mà chúng ta gán cho những trải nghiệm của mình quyết định việc chúng ta sẽ đối mặt với tương lai như thế nào. Sự thách thức là giữ nguyên được niềm hy vọng.
Nhiều người chọn một cơ sở tôn giáo cho niềm tin của họ. Ý tưởng rằng chúng ta sống dưới bàn tay dẫn dắt đầy tình thương của Đức Chúa Trời và được hứa hẹn một sự bất tử là một sự an ủi rất lớn lao. Nó trả lời cho nhiều người tin vào câu hỏi có tính chất vũ trụ và cũng là bài thơ ngắn nhất về sự tồn tại của con người là «Tại sao lại là Tôi?». Tôn giáo cũng cung cấp một cách để chúng ta giải quyết sự bất ổn và những sự ngẫu nhiên trong thực tế về sự mất mát nghiêm trọng bởi vì nó làm sáng tỏ mục đích đối với hầu hết những sự kiện của con người và chúng ta cảm thấy đỡ lo lắng và đỡ được một gánh nặng về sự hiểu biết qua sự nhận thức giản dị rằng cách của Chúa Trời là một hành động tử tế vừa bí hiểm lại vừa có tính quyết định tối hậu.
Những người như tôi, vốn không thể và không tự nguyện để từ bỏ những sự phê phán và châm biếm về những câu trả lời dễ dàng trước những câu hỏi lớn, bị mắc kẹt trong những nhiệm vụ khó khăn trong cuộc sống với sự bất ổn. Sự an ủi về những công thức tôn giáo không phải là dành cho chúng tôi. Thay cho việc chúng ta phải tranh đấu để thiết lập những cơ sở về ý nghĩa cơ bản nào đó cho cuộc sống của chúng ta mà không phụ thuộc vào một niềm tin trong một hệ thống đòi hỏi sự thờ phụng liên tục vào một vị thần thánh nào đã tạo ra chúng ta và giành cho chúng ta một loạt những lời chỉ dẫn. Nếu chúng ta tuân theo những lời chỉ dẫn đó, chúng ta sẽ đánh bại cái chết, cái được coi là số phận không thể tránh khỏi của chúng ta.
Một vài hình thức tha thứ được coi là sự chấm dứt của lòng thương hại. Đứa con trai mới sáu tuổi của tôi đã chết vì bị phản ứng khi cháu phải cấy mô tuỷ xương. Chúng tôi làm như vậy mong cứu cháu khỏi bệnh máu trắng. Chính tôi là người cho cháu mô xương đó. Việc phải đương đầu với cái chết của cháu - không thể chấp nhận nổi, không thể nhốt mình lại và chắc chắn là không thể quên được -thật sự là một trải nghiệm về sự tha thứ đối với tôi: Tha thứ cho các bác sĩ đã giới thiệu phương pháp ấy cho chúng tôi và tha thứ cho chính mình vì tuỷ của tôi đã không cứu được cháu.
Khi tôi cầu nguyện cho cháu, đây là một hành động của sự tuyệt vọng được đẩy lên cao bởi niềm hy vọng rằng tôn giáo trong tuổi trẻ của tôi sẽ có thể cứu được những gì quí giá nhất đối với tôi. Khi cháu chết với tư cách là một nạn nhân của sự biến đổi tế bào rất hiếm gặp đã tàn phá cơ thể vốn hoàn hảo của cháu, tôi bị bỏ lại với sự thuyết phục rằng không có Chúa nào sẽ cho phép những điều như vậy xảy ra lại đáng giá với sự trầm tư của tôi thêm một khoảnh khắc nào nữa. Tôi ghen tỵ với những người có thể giữ nguyên lòng tin dù phải trải qua mất mát đến thế nào và thậm chí tưởng tượng một mục tiêu cho niềm tin đó nữa. Tôi thì không thể. Nhưng tôi vẫn hy vọng sự hoà hợp một lần nữa với linh hồn đứa con trai đã khuất của tôi, tôi thật là người bất khả tri đến thế nào?
Khi nói chuyện về quá khứ, như là một cách tháo gỡ những ám ảnh, tôi thường yêu cầu mọi người viết những văn bia riêng của họ. Bài tập này đã tóm tắt cuộc sống của họ trong một vài lời không tránh khỏi sản sinh ra sự bối rối và thường ngây ra những câu trả lời có vẻ hài hước và tự chối bỏ bản thân. Trong số chúng có: «Anh ta đọc rất nhiều tạp chí», «Cô ấy lên đường muộn rồi lại quay về»; «Tôi đã bảo anh là tôi ốm mà»; và «Tôi vui mừng vì mọi chuyện đã qua rồi». Tôi khuyến khích thêm những suy nghĩ về cuộc sống của những ai mà họ tự hào, vai trò của cha mẹ, vợ hay chồng, những người có thể tin được.
Tôi đã thực sự nghĩ rằng bài tập này nên được thể hiện trong những di chúc được viết ra thành văn bản. Khi mọi người tỏ ra coi thường cái chết, tại sao không đề nghị họ thêm vào một đoạn: «Và trên văn bia, tôi muốn được viết như sau…?». Mọi người đôi khi hỏi tôi rằng tôi sẽ chọn câu nào cho chính mình. Tôi bảo họ rằng tôi thích những lời sau đây của Raymond Carver:
«Và bạn đã nhận được những điều bạn muốn từ cuộc sống hay chưa?
Tôi đã đạt được.
Thế bạn đã muốn gì?
Tôi muốn mình là người được yêu thương,
Để cảm thấy chính mình đã được yêu thương trên Trái Đất này».
Lời cuối: Cám ơn bạn đã theo dõi hết cuốn truyện.
Nguồn: http://vnthuquan.net
Phát hành: Nguyễn Kim Vỹ.
Đánh máy : binhnx2000, dqskiu, lyenson, quocdung
Sửa chính tả : rfidquyen
Nguồn: Thư viện Ebook
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 29 tháng 8 năm 2006

Tạo Ebook: Nguyễn Kim Vỹ Nguồn truyện: vnthuquan.net

Каталог: file
file -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương