Gordon Livingston



tải về 0.56 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#31218
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 22

Tình yêu không bao giờ mất đi, ngay cả trong cái chết


Tôi là một người cha đã hai lần mất con. Trong thời gian có mười ba tháng, tôi đã mất con trai cả vì cháu tự sát và con trai út vì bệnh máu trắng. Nỗi đau đớn đã dạy tôi nhiều điều về sự mong manh của cuộc sống và sự tận cùng của cái chết. Mất một điều có ý nghĩa đối với tất cả chúng ta là một bài học giữa sự vô vọng, tủi nhục và sống sót. Sau khi bị tước bỏ mọi ảo ảnh về việc có thể kiểm soát cuộc sống, tôi đã neo đậu, tôi phải quyết định vấn đề nào vẫn còn đáng quan tâm. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng những điều hiển nhiên nhất -Tại sao lại là các con trai của tôi? Tại sao lại là tôi?- thật là vô nghĩa vì chúng không giúp ta tránh khỏi số phận. Tất cả những sự hấp dẫn của sự công bằng đều là tưởng tượng mơ hồ.


Tôi đã được chỉ dẫn bởi những người cũng phải chịu đau khổ như tôi, những người mà tôi yêu và những ai đã từng chịu đựng những mất mát không gì có thể bù đắp nổi để tìm ra lý do tiếp tục sống. Giống như tất cả những ai đã từng phải đau đớn mất mát, tôi học cách để căm ghét thực sự từ «khép lại», với hành động đó, tôi tìm thấy một sự thật rằng sự đau thương là một tiến trình hữu hạn mà chúng ta có thể hồi phục từ đó. Ý tưởng rằng tôi sẽ tới được một giai đoạn trong đó tôi không còn nhớ con và day dứt vì đau thương nữa là không thể có và tôi đã từ bỏ nó. Tôi phải chấp nhận sự thật rằng tôi sẽ không bao giờ còn là con người như cũ, rằng một phần trong trái tim tôi, có thể là phần tốt đẹp nhất đã bị cắt rời và chôn vùi cùng với các con tôi. Thế thì cái gì vẫn còn lại? Đây là câu hỏi đáng phải suy nghĩ.
Gregory Peck, trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau khi con trai ông mất đã nói: «Tôi không nghĩ đến cháu hàng ngày; tôi nghĩ đến cháu hàng giờ mỗi ngày». Với thời gian, bản chất của những ý nghĩ này thay đổi, từ những hình ảnh về sự ốm đau. chết chóc, ký ức sẽ dịu lại khi nhớ đến tất cả những gì mà cuộc sống đã chứa đựng về những người thân yêu đã mất đi.
Nỗi đau thương là một chủ đề mà tôi phải biết rõ. Quả thật nó là chủ đề trong cuộc sống của tôi một thời gian khá dài. Tôi đã viết một cuốn sách về nó, cố gắng để tìm thấy con đường đi cho mình. Cái tôi đã học được là không có con đường nào đi vòng quanh sự thương đau; bạn chỉ có thể đi xuyên qua nó. Trong cuộc hành trình đó, tôi đã kinh qua nỗi tuyệt vọng, ý muốn tự sát và biết rằng tôi không cô đơn. Chắc chắn rằng không thể có sự an ủi trong lời nói, tôi đã nhận thức ra rằng lời nói, của tôi hay là của những người khác, là tất cả những gì tôi đóng khung kinh nghiệm của chính mình, trước tiên với nỗi tuyệt vọng và cuối cùng là một niềm tin mong manh rằng cuộc sống của tôi vẫn còn ý nghĩa.
Mười ba năm sau. các con trai tôi, mặc dù đã bị thời gian làm cho đông cứng, nhưng vẫn là một sự hiện diện sống động đối với tôi. Tôi đã hầu như tha thứ cho chính mình vì đã không thể cứu được các cháu. Tôi đã thấy mình già đi mà không có chúng. Các con tôi sẽ không chôn cất tôi như tôi đã nhận ra một cách chắc chắn. Tôi đã từng run lên khi phải nhắc tới lòng tin vào một vũ trụ có trật tự và một vị Chúa Trời công bằng. Nhưng tôi đã không đánh mất niềm tin vào tình yêu của mình cũng như lòng mong mỏi của tôi với tất cả, vô điều kiện và tôi sẽ thấy lại tất cả.
Đây chính là những gì đã trôi qua trong sự chờ đợi và hy vọng: Những ai mà chúng ta mất đi sẽ khơi dậy tình yêu mà chúng ta không biết là mình có trong chúng ta. Những sự thay đổi vĩnh viễn này là di sản họ để lại, là món quà của họ cho ta. Nhiệm vụ của chúng ta chính là chuyển tình yêu đó cho những ai vẫn cần đến chúng ta. Bằng cách này, chúng ta vẫn còn sự trung thành với ký ức về họ.
Trong đám cưới của con gái mình, tôi đã mượn một vài suy nghĩ của Mark Helprin và viết nên những lời như sau:
«Tình yêu giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự tha thứ. Chính sự không hoàn hảo của chúng ta đã khiến chúng ta có tư cách là con người và lòng tự nguyện của chúng ta để khoan dung với những người trong gia đình và bản thân. Chúng ta đã làm giảm nhẹ những sự đau thương vì tình yêu thường làm chúng ta trở nên dễ tổn thương với chúng. Trong những giây phút như thế này chúng ta chào mừng phép lạ giữa hai người đã tìm thấy nhau và đã cùng nhau tạo ra cuộc sống mới. Nếu tình yêu quả thật có thể vượt qua cái chết thì nó chỉ có thể làm điều đó qua ký ức và sự hiến dâng. Ký ức và sự hiến dâng- với nó trong trái tim bạn dù đã từng bị tan vỡ, bạn sẽ cảm thấy đủ đầy và bạn sẽ ở lại trong cuộc đấu tranh cho đến giây phút cuối».


Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 23

Không ai thích bị người khác sai bảo.


Dường như quá hiển nhiên để đề cập và gán cho sự giao tiếp thân mật liên quan đến sự khuyên bảo và những lời chỉ dẫn. Đôi khi, tôi hỏi các bậc cha mẹ về những đứa trẻ để theo dõi số phần trăm về sự giao tiếp của chúng bao gồm cả sự phê phán hay định hướng (cái sau là một biến thiên của cái trước). Tôi đã quen nghe con số này lên đến khoảng 80 hay 90 phần trăm. Đôi khi, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự giao tiếp giữa chính các bậc cha mẹ cũng đạt được cùng một con số.


Làm thế nào để phản ứng đúng đắn khi người khác bảo ta phải làm gì? Hầu hết mọi người thường phản ứng lại sự chỉ dẫn đó bằng sự ương ngạnh. Dù sự phản ứng của chúng ta có vẻ hiếu chiến (Còn lâu tôi mới làm!) hay mang tính chất thụ động (Tôi quên rồi!) kết quả là ai nấy đều tức điên người. Chúng ta không phải là những người dễ bảo. Hầu hết mọi người trong chúng ta đều là con cháu của những dân tộc đã từng trải qua những cuộc hành trình đầy hiểm nguy để theo đuổi tự do và sự tự quyết và sẵn lòng hy sinh rất nhiều thứ nhằm bảo vệ những lý tưởng đó. Chúng ta là những người đã được lập chương trình từ trong huyết thống để đòi quyền tự quyết!
Tuy nhhiên, chúng ta vẫn đang cố dạy dỗ người khác là họ phải làm gì. Khao khát của chúng ta là kiểm soát người khác và tin rằng chúng ta biết phải làm mọi việc thế nào và mọi người phản ứng ra sao khi họ bị ra lệnh. Điều này lại càng đúng với các bậc làm cha mẹ. Thậm chí trong xã hội coi trẻ em là trung tâm như chúng ta (có người gọi đó là «xã hội bị trẻ em ám ảnh»), chúng ta vẫn nghĩ chúng ta biết rõ hơn ai hết làm thế nào để «hướng dẫn con cái chúng ta để chúng có thể đạt được mức trên trung bình về mọi thứ với tư cách là sinh viên, vận động viên...», và điều này đầy rẫy trên các báo chí Mỹ.
Tôi thường yêu cầu những người đang có xung đột với những người xung quanh rút lui hay giảm bớt sự phê phán để xem liệu điều đó có cải thiện được môi trường hay không. Thật đáng ngạc nhiên là câu hỏi này có vẻ là quá cấp tiến so với quan niệm của họ. Họ thường nghĩ: «Nếu tôi từ bỏ việc phê bình và hướng dẫn những người xung quanh thì mọi sự sẽ hỗn loạn lên ngay! Công việc hàng ngày sẽ chẳng có ai làm, bát đĩa sẽ chất đống lên, phòng chẳng có ai dọn đẹp, nhà sẽ đổ, công việc sẽ bị thờ ơ, học hành ở trường sẽ bê bết, sau đó sẽ là lạm dụng thuốc, hoang thai, và một cuộc sống đầy tội lỗi. Tôi không thể để cho những điều kinh khủng như vậy xảy ra được!» Điều này thật là kinh khủng, ý tưởng cho rằng bất cứ một sự thư giãn nào trong tiêu chuẩn sẽ là bước khởi đầu cho sự thất bại, xuống cấp, và sự sụp đổ của nền văn minh mà chúng ta đã biết.
Quan điểm nói chung là bi quan này về bản chất tự nhiên của con người chứng tỏ rất nhiều điều về những gì bạn đã phải trải qua trong thời thơ ấu. Chẳng hạn «những cặp vợ chồng kinh khủng» có những giây phút đáng sợ nhất khi nhớ lại sự căng thẳng nội tâm trong thời thơ ấu lúc họ buộc phải trả lời «không» với sự áp đặt của bố mẹ. Những nỗi đau lòng gắn với thời vị thành niên khi họ học làm người lớn mà lại vấp phải áp lực không tránh khỏi của bố mẹ để đòi quyền tự quyết. Đây là phản ứng thông thường với những ai đã từng bị bố mẹ lắc đầu không tán thành mỗi khi họ muốn thảo luận về những vấn đề quan trọng của mình. Và giống như hầu hết những điều mà ta mơ ước trong cuộc sống, những ao ước của chúng ta nói chung được hiện thực hoá.
Có một cách nhìn khác về những xung đột nổ ra giữa cha mẹ và con cái thì đây là những cuộc đụng độ trong cuộc đấu tranh giành quyền lực dựa trên kết luận rằng nhiệm vụ hàng đầu của việc làm cha mẹ là tạo ra tính cách và hành vi của con cái thông qua những hướng dẫn không ngừng nghỉ được làm cho có trọng lượng hơn qua những qui định và sự trừng phạt. Trong khi cách tiếp cận này đôi khi có hiệu quả, thường thì nó sản sinh ra những đứa trẻ trái ngược với lòng mong mỏi của cha mẹ.
Sự phản kháng thụ động là sự trốn chạy cuối cùng của việc không có quyền lực. Những người công nhân trong đây chuyền lắp ráp không thể nào làm chậm lại được. Trẻ em, những người bị sự hạn chế về kích thước cơ thể và khả năng về tâm sinh lý và kinh nghiệm cũng ở trong thế yếu khi bị so sánh với bố mẹ, chỉ có thể bày tỏ sự bất hạnh của mình bằng cách không làm cái mà người ta sai họ. Công việc ở trường tồi tệ, quên làm những công việc vặt hàng ngày, sự chậm trễ kinh khủng, xu hướng muốn lờ những lời chỉ dẫn đi- đó là những ví dụ thông thường nhất về những hành vi phản kháng thụ động khiến cha mẹ phát điên. Sự đáp lại thông thường nhất của cha mẹ là cứ khăng khăng giảng giải, hướng dẫn, và trừng phạt trong một nỗ lực tuyệt vọng muốn «khiến cho lũ trẻ lắng nghe» mình.
Tôi thường hỏi mọi người liệu rằng họ có thực sự nghĩ rằng việc thiếu hiểu biết về trẻ em cũng là một phần của vấn đề hay không. Họ có tin rằng những bài học càng được lặp lại nhiều thì càng có tính thuyết phục hay không? Hay liệu rằng vấn đề nằm trong bản chất lặp đi lặp lại và đáng phê phán của mối quan hệ?
Không có gì đáng ngạc nhiên, những ai có thói quen muốn kiểm soát hành vi và tính cách của con cái thì cũng có vấn đề với chồng hoặc vợ họ. Không khí hôn nhân của họ có đặc điểm tiêu biểu bởi những cuộc tranh giành quyền lực, cãi nhau về những việc không quan trọng và cả hai đều có cảm giác là không ai thèm nghe ai. Một lần nữa, tôi yêu cầu mọi người tưởng tượng một tình huống trong đó sự phê bình và hướng dẫn cùng được đưa ra đồng thời. Những người đã quen với việc đưa ra cho người bạn đời của mình một lô nhiệm vụ thường thấy khó có thể thay đổi được, họ thường nói: «Anh ta/ cô ta quên hết cả rồi!»
Những người hay phán xét người khác nói họ thường lớn lên trong những gia đình có thói quen này. Họ thấy khó thích ứng với việc làm quen và thực hiện một lối giao tiếp khác với mọi người. Làm như vậy tức là chúng ta đang yêu cầu họ thay đổi những thói quen đã có từ lâu. Những nỗ lực thật sự và rất nhiều thiện chí tỏ ra rất cần thiết trong trường hợp này. Thiện chí thường khó có được trong những mối quan hệ đã từ lâu được xây dựng trên sự thù địch và không tán thành lẫn nhau. Dễ hơn nếu chúng ta tiếp tục một điều mà chúng ta đã quen làm, thậm chí khi nó đã được chứng minh là chẳng có tác dụng gì.
Ý tưởng về việc chúng ta có thể sống mà không có sự phê bình và hướng dẫn mọi người xung quanh mình là một ảo tưởng đối với nhiều người. Nếu người ta có thể thuyết phục một người nào đó không làm điều này, thậm chí chỉ trong một thời gian ngắn thì kết quả là nó trở thành một thói quen khác. Niềm tin vào kỷ luật có nguồn gốc từ khái niệm của Đạo Thiên Chúa về Tội Tổ tông đã khiến cho tất cả chúng ta khi sinh ra đã có sẵn một vết nhơ trong tâm hồn mà chúng ta phải rửa sạch với sự giúp đỡ của cha mẹ hoặc nhà thờ. Chúng ta cần phải được cứu giúp để không làm những điều tự phát. Lý do tại sao mọi người dễ dàng thoả hiệp với những người có quyền lực đó là vì nỗi sợ «Giá của tội lỗi là cái chết». Đây là lý do tại sao những niềm tin sâu xa và mạnh mẽ nhất đều được dạy dỗ khi người ta còn thơ bé. Vấn đề không chỉ là bạn thành công hay thất bại mà là tâm hồn vô đạo đức của người ta.
Dù chúng ta có sùng đạo hay không, tất cả chúng ta đều bị một ảo tưởng này hay ảo tưởng kia nắm bắt ở một mức độ nào đó rằng trẻ em là những tờ giấy trắng mà cha mẹ là người có quyền in lên đó những luật lệ qui định của mình. Đó là công việc của chúng ta để dạy lũ trẻ mọi điều mà chúng cần để có thể thành công khi đối mặt với sự hứng khởi bất chợt từ bên trong hay những ảnh hưởng từ bên ngoài đang đe doạ huỷ diệt những điều tốt đẹp của chúng. Nhiều bậc phụ huynh sợ rằng họ sẽ không đáp ứng nổi nhiệm vụ, họ sẽ thất bại và con cái họ sẽ lầm lạc. Rất thường xuyên khi chúng ta nỗ lực để trở thành những giáo viên giỏi, chúng ta đã truyền tất cả những nỗi lo lắng, sự không chắc chắn và sợ hãi thất bại cho con cái chúng ta.
Mục tiêu chủ yếu của việc làm cha mẹ, bên cạnh việc giữ an toàn và yêu thương chúng, là truyền cho chúng một cảm giác hy vọng rằng trong thế giới bất ổn này, người ta vẫn có thể có hạnh phúc. Tất nhiên là chúng ta làm điều này qua những ví dụ mà chúng ta nói với chúng. Nếu chúng ta có thể bộc lộ những phẩm chất cá nhân của chúng ta về sự cam kết, lòng quyết tâm, và sự lạc quan thì rồi chúng ta đã làm xong công việc của mình và có thể đem những cuốn sách về lời khuyên giành cho cha mẹ để làm nhiên liệu đốt lò hay thảm chùi chân được rồi. Cái chúng ta không thể làm được là mong đợi rằng con cái chúng ta, những đứa trẻ bị phê phán luôn miệng, bắt nạt, và thuyết giáo lại nghĩ về bản thân một cách tốt đẹp và tin tưởng vào tương lai.


Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 24

Ưu điểm lớn của sự ốm đau là nó giúp người ta lẩn tránh bổn phận.


Mọi người thường bước vào văn phòng của tôi với sự tuyệt vọng. Không ai tình cờ ghé qua để chuyện phiếm cả. Giá cả của việc chữa bệnh tâm lý và sự ngại ngùng khi bộc lộ bất cứ một dạng rối loạn cảm xúc nào có liên quan khiến những ai đến tìm sự trợ giúp của tôi cũng cảm thấy đau đớn. Vì thế nhiều người trong số họ đã ngạc nhiên khi tôi hỏi họ rằng liệu những khó khăn hiện tại của họ có lợi ích gì không. Họ đã quá quen với việc tập trung tư tưởng vào những nỗi bất hạnh khốn khổ của mình và những hạn chế có thể gây ra do sự tuyệt vọng và lo lắng của họ đến nỗi mà chưa bao giờ họ nghĩ là có lợi gì từ tình trạng này.


Một trong những luật lệ cơ bản của tâm lý các loài thú là bất kỳ một hành vi nào được tăng cường thì sẽ tiếp diễn, hành vi nào không được tăng cường sẽ biến mất. Một con khỉ sẽ kéo một chiếc cần điều khiển nếu người ta thưởng thức ăn cho nó thậm chí ngay cả khi họ cố tình ngắt quãng hành động đó. Nếu thức ăn không được cho nữa, việc kéo cần một lúc nào đó sẽ dừng hẳn. Điều tương tự cũng xảy ra với con người. Chúng ta làm những điều lặp đi lặp lại nếu nó sản sinh ra phần thưởng. Đôi khi rất khó để xác định ra cái gì sẽ khuyến khích người khác làm một việc gì đó.
Trong số tất cả những gánh nặng đè lên cuộc sống của chúng ta, phải chịu trách nhiệm về bản thân và những người chúng ta quan tâm có thể là khó nhọc nhất. Người ta phải chịu đựng những điều lặp đi lặp lại nhàm chán, những công việc mà họ ghét, những mối quan hệ không thoả mãn, tất cả chỉ để làm tròn sự mong đợi mà họ có đối với bản thân họ. Khi không có sự giảm nhẹ căng thẳng, người ta sẽ phát ốm hoặc trở nên không thể hoạt động được. Đây có thể được coi là một dạng cáo lỗi để thoát khỏi gánh nặng cửa bổn phận dù chỉ là một chút hay chốc lát.
Thay cho được mong đợi để dậy sớm vào buổi sáng và đối mặt với những nhiệm vụ đáng sợ hay tẻ ngắt, khi ốm, chúng ta được an ủi là «hãy nghỉ ngơi đi». Đối với một số người. bị mắc kẹt trong chiếc cối xay bổn phận, những bất lợi trong hình thể hay sự đau đớn về thể xác có thể được coi là phương cách để đạt được những áp lực thấp hơn.
Tất nhiên hầu hết mọi người không nghĩ tới cách làm này. Bị đối mặt với những bất lợi hiển nhiên khi ốm đau, họ phản đối bất kỳ một sự rủi ro nào để bị ốm lại. Tuy nhiên, nếu có những người vờ vịt ốm đau thì việc khó nhất là họ cứ phải duy trì tình trạng bất tiện đó một khi nhu cầu đã được thoả mãn.
Đúng là bạn bị tàn tật càng lâu thì càng có khả năng bệnh tật trở thành một phần tính cách của bạn, cách mà chúng ta tự nghĩ về mình. Đây là một sự phát triển nguy hiểm, trong đó những phương diện khác của tính cách chúng ta sẽ bị teo lại mà chúng ta không tự nhận biết để chống lại. Nghề của bác sĩ tâm lý là khiến người ta nhận ra những điều như vậy, hiểu rõ về nó và tìm ra cách đối phó với nó.
Sự chẩn đoán của bác sĩ tâm thần nói chung chỉ có tính mô tả. Chúng ta không biết nguyên nhân nào mà mọi người dễ bị tổn thương cảm thấy cực kỳ lo lắng. Bởi vì tình trạng đó sẽ kiểm soát gia đình bạn và nảy sinh ra nhu cầu chăm sóc y tế, bạn cần thông cảm nếu đây là những vấn đề có liên quan đến di truyền sinh học. Nghiên cứu gien di truyền sẽ làm rõ những cơ chế sinh học có liên quan nhưng liệu chúng ta có biết tại sao những người ruột thịt của mình, thậm chí ngay cả những anh em sinh đôi, vẫn khác nhau về mức độ phản ứng với cùng một điều kiện.
Thuốc men truyền thống thường thất bại khi nó làm tăng cảm giác vô dụng trong khi đối mặt với tình trạng ốm yếu bệnh tật. Điều này làm cho sự phụ thuộc của người bệnh tăng lên và vai trò của các bác sĩ tăng lên khiến cho họ cảm thấy như mình bị trói buộc với bệnh nhân. Sự gia tăng về hiệu quả của một số cuộc điều trị thôi miên, thuốc kháng sinh, thuốc kiểm soát các bệnh như tiểu đường, căng thẳng tinh thần, huyết áp và tất cả những chứng bệnh có liên quan đến hoócmon....đã đóng góp một sự hàn gắn về tinh thần hơn là sự tham gia cứu chữa một cách trực tiếp. Thái độ này đã có ảnh hưởng trong việc sinh ra một trạng thái thụ động trong những ai bị bệnh tật ảnh hưởng. Cũng như vậy, sự khám phá ra những loại thuốc mới trong vòng năm mươi năm lại đây đã giúp cho chúng ta chữa trị những chứng bệnh như sự lo lắng thái quá. sự trầm cảm và những căn bệnh thần kinh khác đã tạo ra một sự mong đợi về phần của những người đang phải chịu đựng những triệu chứng này rằng việc uống một viên thuốc có thể có hiệu quả với mọi đau đớn và rắc rối của họ.
Trong khi thuốc men có những hiệu quả nhất định trong việc điều trị một số những rối loạn về cảm xúc, tầm quan trọng của sự trợ giúp tinh thần trong việc giúp mọi người thay đổi những cảm xúc và hành vi của họ vẫn là một phần của một tiến trình mang tính giáo dục tính cách con người. Thông điệp chủ yếu của công việc của bác sĩ tâm lý là mỗi người hãy chịu trách nhiệm về những sự lựa chọn mà anh ta hay cô ta đã làm trên con đường vô tận để kiếm tìm hạnh phúc - hãy giữ lấy sức mạnh của nó như một công cụ để chuyển đổi mình.


Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 25

Các bậc phụ huynh có một khả năng hạn chế trong việc tạo nên tính cách con cái, nếu không phải là làm cho nó tồi tệ hơn.


Ở trường đại học của con tôi, người ta dành một phần trong bài viết khoá luận của sinh viên cho những bức ảnh khi còn là trẻ con của những ai đã tốt nghiệp với một vài lời bình luận ngắn gọn từ các bậc cha mẹ. Hầu hết các bức thông điệp đều chứa dưới dạng khác nhau của nội dung sau: «Cha mẹ rất tự hào về con». Đó dường như chỉ là một cảm giác rất tự nhiên trong giây lát, nhưng cảm tưởng của tôi khi hoà nhập vào niềm hãnh diện đó lại đích thực là sự tự mãn diễn ra phổ biến trong các công việc lớn lao mà với tư cách làm cha làm mẹ, chúng ta đã làm. Chúng ta đã chiếm hữu cho bán thân những thành công mà bọn trẻ đạt được.


Tôi được cảnh báo điều này bởi vì tôi nhận thấy mặt trái của vấn đề trong công việc của mình: những bậc cha mẹ có con cái không thành đạt, nghiện ma tuý, vướng mắc tới luật pháp, hoặc gặp phải những sai lầm khác trong cuộc đời. Các bậc phụ huynh này trong lòng ngổn ngang đầy tội lỗi («Ta đã làm gì sai?»). Sự gắng sức của con cái họ phản chiếu một cách nghèo nàn mọi nỗ lực của chúng. Rất hiếm khi bạn có thể nhìn thấy một tấm biển lớn có đề: Con tôi đang cai nghiện.
Thật là quá đề cao bản thân khi tưởng tượng rằng chúng ta là người trước tiên, duy nhất chịu trách nhiệm trước những thành công hay thất bại của con cái. Rõ ràng rằng cha mẹ hành hạ, đối xử không tốt với con cái về mặt thể xác, tâm hồn, hay giới tính, có thể gây nên những vết thương dai dẳng và nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó không kèm theo việc cha mẹ hoàn thành nghĩa vụ căn bản của mình: yêu thương con cái và trao cho chúng một môi trường phát triển vững chắc là đã đóng vai trò quan trọng đối với thành quả nỗ lực của bọn trẻ.
Như những con người riêng biệt, con cái chúng ta chiến thắng hay thất bại chủ yếu là do tính kiên quyết, tốt và xấu, cái mà chúng xây dựng để quyết định chúng sẽ sống một cuộc đời như thế nào. Cha mẹ cố gắng dạy những chuẩn mực và lối cư xử mà họ cho là quan trọng, nhưng đó chỉ là cách sống của những người trưởng thành và điều này đã truyền thông điệp thực sự tới bọn trẻ về những gì chúng ta tin tưởng. Việc chúng có hợp nhất những chuẩn mực này vào cuộc sống riêng của mình hay không lại phải tuỳ vào chúng.
Trẻ con có cái mũi rất thính đối với thói đạo đức giả. Sự phổ biến mang tính lâu đài của cuốn The Catcher in the Rye trong đám thanh thiếu niên đã làm chứng cho điều này. Nếu như có sự mẫu thuẫn lớn giữa điều ta nói và việc ta làm, thì bọn trẻ chắc chắn sẽ chú ý và hoài nghi, nhưng với tư cách là những con người độc lập, chúng phải quay lại với trách nhiệm cơ bản về việc chúng kết hợp ra sao những cái mà chúng chứng kiến hay học được ở tuổi thơ ấu vào cuộc sống riêng.
Lo lắng là một căn bệnh lây lan. Trẻ con nhận thấy ở cha mẹ chúng điều này và cũng bị ảnh hưởng. Điều này bắt đầu ở lứa tuổi khi đứa trẻ không biết nói thế nào về những cảm xúc nó nhận được qua những người xung quanh. Với hầu hết những bậc mới làm cha làm mẹ, quá trình đưa đứa trẻ đến với cuộc sống riêng của chúng là vô cùng phức tạp và bối rối với nhiều thứ không chắc chắn. Những nhu cầu về mặt sinh lý, đặc biệt thay đổi trong tư thế ngủ, là rất khó khăn. Băn khoăn về chuyện liệu chúng có «làm đúng» không là hết sức tự nhiên. Nguồn cung cấp thông tin có giá trị rất đa dạng. Cha mẹ ai đó có thể có hoặc không có điều gì hữu ích để nói, và vô số cuốn sách về nuôi con thường chứa những lời khuyên trái ngược (ví dụ như cuộc tranh cãi muôn thuở về vấn đề «Có nên bế trẻ con khi chúng khóc?» ).
Một trong những bất đồng lớn giữa các chuyên gia hay đưa ra là đề tài «kỷ luật» -như hầu hết những niềm tin gốc rễ - thường mang một vài ý nghĩa chính trị. Phương pháp thủ cựu chủ yếu dựa vào giả định cho rằng trẻ con vốn có bản chất tự cho mình là trung tâm và cần được «xã hội hoá» qua hệ thống các giới hạn nhất định được áp dụng để trừng phạt cho những hành động thái quá. Mong muốn rằng việc nuôi dạy con cái huy động hàng loạt những nỗ lực vượt bậc mà cha mẹ phải thành công và sử dụng tiêu chuẩn về mặt thân thể và tâm lý của ai đó tốt hơn để đảm bảo cho thắng lợi là hoàn toàn chính đáng.
Nhiều lời khuyên xoay quanh việc dạy dỗ tính lịch sự và ngoan ngoãn vâng lời và những cách mà cha mẹ có thể hạn chế sự phát triển tự nhiên của trẻ con theo kiểu phá phách gia đình bằng các trò vui thú. vô tâm và vô trách nhiệm. Như quan điểm trên, đúng vậy, là một cách biểu hiện khái niệm truyền thống về nhân loại: tội lỗi và bị kiềm chế bởi các nguyên tắc cấm đoán đặt ra những yêu cầu khắc nghiệt («Mày không được làm điều gì đó...»).
Nhờ có nhiều sự lựa chọn một cách thoải mái, cha mẹ có thể đón nhận một giả định ít cứng nhắc hơn và lạc quan hơn là: khi được yêu thương và ủng hộ, hầu hết bọn trẻ đều trở thành những con người hạnh phúc và có ích, độc lập với bất cứ lý thuyết nuôi dưỡng con cái nào mà chúng phải hứng chịu. Việc tiếp cận có phần nào dễ chịu hơn này đang cố gắng thiết lập các giới hạn hợp lý đối với lối cư xử của trẻ con và nó thích hợp để giảm bớt sự đối đầu. Được áp dụng trên tinh thần hiểu rõ rằng thành công trong việc nuôi dạy con cái không phải đưa vào một sự chắc chắn nào đó hay một người nào đó có thể làm đúng hoặc có tất cả mọi câu trả lời. Hãy kiên quyết không đánh bọn trẻ bởi vì nhục hình chỉ mang đến những bài học về sự sợ hãi và bao lực.
Điểm rõ nét mà tôi quan sát nhiều năm nay là trẻ con có thể được nuôi dưỡng «hoàn hảo» theo hàng loạt các chế độ cha mẹ chúng đặt ra từ sự cấm đoán đến cho phép. Điều quan trọng là trẻ con cảm thấy chúng được yêu mến và tôn trọng. Cha mẹ cũng cần lập ra những giới hạn, đặc biệt xung quanh vấn đề an toàn và nguy hiểm. Hầu hết các cuộc tranh luận quá đà trong gia đình đã bào mòn niềm hạnh phúc khi mọi người quá quan tâm tới nhau và biến thành những cuộc cãi vã nảy lửa mà nguyên nhân thường bắt nguồn từ sự ám ảnh về vai trò điều hành của cha mẹ. Họ có cảm giác lo lắng rằng sự dạy bảo của họ không giúp bọn trẻ tránh xa được con đường tội lỗi. Khi cha mẹ bận tâm với các chuyện không quan trọng như kiểu tiêu hoá thức ăn và dọn phòng sạch sẽ, thì đó sẽ là một sàn đấu cho những cuộc xung đột vô tận.
Bất cứ ai thường hay ở sân bay đều nhận thấy sự bất cập khi cha mẹ nuông chiều những đứa con ngổ ngược, chúng phá phách quá lắm. Vấn đề thể hiện như thế nào sự tôn trọng đúng mực về quyền lợi của người khác mà không phải dùng tới quyền lực vô nghĩa để can thiệp vào công việc của họ thường giúp ta tránh khỏi sự sợ hãi, oán giận hay sự kháng cự hung hãn tiêu cực.
Như nhiều thứ khác trong cuộc đời, sự nguy hiểm vẫn đương nhiên tồn tại. Những gì có thể được coi là hình ảnh của lòng độc đoán hay thậm chí là dễ dãi quả thực lại giống như cái vòng kim cô để nuôi dưỡng bọn trẻ trong đó. Đó là nơi mà sự kiểm soát khắc nghiệt của cha mẹ hoá ra lại chứa đầy sai lầm về những giới hạn mang tính chủ quan bởi vì chúng chỉ là những quy tắc bề ngoài cứng nhắc. Ngược lại, trong những gia đình có quá ít những giới hạn càn thiết thì bọn trẻ cũng sẽ không học được những hướng dẫn quan trọng để sống thoả mái với người khác.
Nhiệm vụ chủ yếu của cha mẹ, ngoài việc tham gia thường xuyên vào hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần của con cái là truyền cho chúng cảm giác về thế giới như một nơi không hoàn hảo mà ở đó mọi thứ đều có thể, tất nhiên là cả hạnh phúc nữa. Chúng ta chỉ thể hiện được điều này bằng những dẫn chứng. Hãy nhớ rằng những gì ta nói rất mờ nhạt khi so sánh với những gì bọn trẻ nhìn thấy chúng ta làm.
Vì vậy, khi những bậc phụ huynh, những người tin chắc vào vai trò quyết định của mình đối với việc tạo dựng tương lai cho con cái. hỏi tôi: «Tôi có thể làm gì để đảm bảo rằng con tôi phát triển theo chiều hướng tốt?». Họ thường rất ngạc nhiên với lời đáp của tôi: «Không nhiều, nhưng có lẽ nên giảm bớt những cuộc đánh lộn của chúng và đừng cố kiểm soát mọi quyết định của con bạn thì có thể làm cho mọi người hạnh phúc hơn đấy».
Một ví dụ sinh động là nỗi sợ hãi lớn nhất rủa cha mẹ khi lâm vào cảnh con cái bị mẹ mìn bắt cóc. Mặc dù có ít hơn 200 trẻ em bị người lạ bắt cóc mỗi năm ở Mỹ, sự chú ý của công chúng xung quanh chủ đề này vẫn lôi kéo các bậc phụ huynh bất cứ khi nào có chương trình «An toàn cho trẻ em» ở địa phương. Điều này thường liên quan tới những việc như lấy dấu vân tay và chụp ảnh trẻ em. Nếu đứa trẻ hỏi tại sao phải làm điều này, cha mẹ bị dồn tới câu trả lời chân thật: Để người ta có thể xác định ra hình dáng con nếu con bị bắt cóc. Chúng ta nghĩ rằng bọn trẻ không có cảm giác sợ hãi sao? Thế mà có tới 3400 trẻ em chết mỗi năm do tai nạn xe cộ và 5000 em bị giết bởi tai nạn súng đạn.
Người ta thường cảm thấy sự chán nản vô hình khi phải đối điện với một thanh niên bi quan. Mặc dù còn trẻ, anh ta đã khẳng định rằng cuộc đời càng ít hy vọng thì lại hoá hay. Họ học được điều này ở đâu? Nói chung, không phải từ báo chí đâu mà là từ cha mẹ anh ta đấy!
Khi người ta cố gắng biện hộ cho những quan điểm bảo thủ của mình, họ thiếu gì chứng cứ. Không mấy khó khăn khi lấy ví dụ từ cuộc đời mình và thế giới xung quanh để tìm ra sự trợ giúp cho niềm tin rằng mọi thứ đang đi tới địa ngục trong tầm tay. Những tin buồn vốn thú vị hơn những tin vui và vì thế ngày ngày chúng ta bị ngập trong những bi kịch, những hỗn độn và sa đọa đến mức tin rằng con người có khả năng bị nhấn chìm trong đó. Nhiều khi cũng đáng ngạc nhiên bởi không phải tất cả chúng ta đều buông xuôi (thay vì 15-20% trong số chúng ta quả thực là như vậy)
Làm sao người ta có thể hạnh phúc trong một thế giới như thế? Tất nhiên là bạn có thể từ chối sự giúp đỡ. Nhưng bí quyết thực sự là tham gia có lựa chọn. Nếu chúng ta chú ý tập trung nhận thức và sức mạnh của mình vào những việc và những người mang lại cho ta sự hài lòng và thoải mái, thì chúng ta sẽ nắm được những cơ hội tốt để hạnh phúc giữa một thế giới ngập tràn đau khổ. Điều kỳ diệu chân chính của thân phận con người và luận chứng cơ bản của lòng can đảm chính là những gì ta có thể đem lại cho bản thân. thậm chí trong chốc lát, để hưởng thụ cuộc sống ngay cả khi bị những chứng cớ về cuộc đời ngắn ngủi bao vây và các thảm họa tiềm tàng đe doạ.
Năng lực làm được điều này: hạnh phúc với người khác, sẽ là ví dụ hữu ích nhất mà ta có thể cung cấp cho con cái. Óc hài hước cũng rất có ích cho chúng.


Каталог: file
file -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương