Gordon Livingston



tải về 0.56 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.56 Mb.
#31218
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 26

Chúng ta thường sợ những điều sai trái


Chúng ta sống trong một xã hội mà nỗi sợ đang ngày một tăng lên. Đó là đất làm ăn của các hãng quảng cáo đã khơi dậy những nỗi lo sợ của chúng ta về việc chúng ta có cái gì, trông ra sao và liệu rằng chúng ta có đủ gợi tình hay không. Một người tiêu thụ không thoả mãn với bản thân thì sẽ sẵn sàng hơn để mua hàng. Cũng tương tự như vậy, mục đích của các tin tức trên ti vi là nỗ lực nắm được sự quan tâm của chúng ta bằng cách làm cho chúng ta sợ qua những câu chuyện về các tội ác đầy bạo lực, những thảm hoạ thiên nhiên, sự đe doạ của thời tiết và sự hoảng loạn về những nguy cơ về môi trường (Liệu nước uống của bạn có an toàn không? Xin hãy xem bản tin lúc mười một giờ).


Một trong những điều xác định chúng ta là cái mà chúng ta thường lo lắng. Cuộc sống đầy những sự không chắc chắn và những thảm hoạ ngẫu nhiên. Do đó rất dễ có cơ sở để lo lắng về một điều gì đó. Danh sách những nỗi sợ ám ảnh chúng ta vừa dài vừa đa dạng, nó là một phần thông tin mà hàng ngày chúng ta bị các phương tiện thông tin đại chúng dội vào.
Những người hay lo lắng thường bắt đầu bằng một nỗi sợ cụ thể nào đó. Dưới dạng phóng đại nhất, người ta gọi nó là những ám ảnh. Hãy tưởng tượng bạn sợ phải đi ra cửa hàng, đi thang máy, lái xe hay đi ngang qua một cái cầu. Và đừng nghĩ gì về chuyện đi máy bay nhé, quá kinh khủng. Mỗi một nỗi sợ như vậy là một sự ám ảnh thông thường, một sự khó chịu khiến cho người ta như bị tê liệt. Những người sợ hãi triền miên như vậy giống như một người lính canh cho tất cả những người còn lại, những người có những nỗi sợ ít bộc lộ ra ngoài hay không mạnh mẽ bằng. Sự phản ứng với bọn khủng bố trong năm 2001 chẳng hạn là một ví dụ rõ ràng về việc nỗi sợ tập thể có thể sản sinh ra những hậu quả khủng khiếp như thế nào. Rất  nhiều người đã bán đổ bán tháo hết cả cổ phiếu họ có và không dám đi đường hàng không nữa. Các hãng hàng không suýt nữa thì bị phá sản. Rồi đến nỗi sợ bệnh than, dân chúng sợ hãi thư từ của chính họ và các mặt nạ chống độc đã được bán hết sạch. Ngôi nhà của những con người thường tự coi mình là can đảm bỗng nhiên đầy ắp những kẻ run sợ chết nhát.
Vào năm 2002, ở Washington D.C, vùng đất bị tấn công khủng bố liền trong ba tuần có một sự sợ hãi lan rộng khắp nơi, mọi người giữ con cái ở trong nhà và không cho chúng đi dã ngoại cùng trường học. «Nếu chúng ta có thể cứu một mạng người thì mọi sự đề phòng đều đáng giá», được coi là một câu nói hợp thời hợp lý. Không ai chỉ ra rằng cái lô gích đó sẽ dẫn đến sự đề phòng cao nhất là bạn sẽ không bao giờ rời khỏi nhà mình nữa.
Thậm chí trong những lúc vui đùa, sự đề phòng của công chúng về nguy cơ trở thành nạn nhân của một tội ác nào đó cũng bị phóng đại. Chúng ta tự trang bị vũ khí để chống lại những kẻ xâm nhập huyền bí và thờ ơ với thực tế là các thành viên trong gia đình thường trở thành những nạn nhân hàng đầu của những khẩu súng mà chúng ta đã mua. Trong khi đó, những nguy cơ thực sự đối với hệ thống phúc lợi xã hội của chúng ta - hút thuốc, ăn quá độ, không thắt dây an toàn, sự bất công trong xã hội và những người mà chúng ta đã bầu vào các công sở - thì lại khơi dậy rất ít nỗi lo lắng.
Khi những sự ám ảnh rút ra từ những nỗi sợ có tính chất cơ bản và gây rắc rối khác như nỗi cô đơn chẳng hạn - có thể khiến chúng ta kết lại thành một nhóm để phục vụ một chức năng nào đó trong đời sống quốc gia. Nếu chúng ta tập trung vào bệnh SARS - cúm gà, bệnh bò điên, ong giết người hay chứng mộng du ban đêm,  chúng ta sẽ ít quan tâm hơn đến sự xuống cấp của môi trường hay sự xói mòn của quyền tự do dân sự, những vấn đề có thể hoàn toàn ra ngoài khả năng cá nhân của chúng ta để có thể có ảnh hưởng nào đó. Thậm chí chiến tranh dường như cũng có ít ánh hưởng hơn so với những sự lo lắng mà chúng ta có trừ khi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên trong gia đình.
Những mối quan hệ của chúng ta với nhau bị sự không tin cậy bóp méo. Thay cho việc chia xẻ số phận cùng nhau và tư tưởng đúng đắn rằng chúng ta cùng chung lợi ích, giờ đây chúng ta cư xử như thể cuộc sống là một sự cạnh tranh không ngừng mà cái giá phải trả chính là lợi ích của phía bên kia. Chúng ta luôn sống với nỗi sợ bị kiện cáo. Ở mức độ nào đó, tôi thấy mỗi bệnh nhân tôi gặp đều được đều có một câu cửa miệng là «Thế nếu có hậu quả xấu thì sao?». Đối với các bác sĩ chuyên khoa như bác sĩ sản khoa, bác sĩ phẫu thuật, những bác sĩ cấp cứu - sự chắc chắn và hậu quả của những lỗi lầm thường cao hơn và nghiêm trọng hơn những sai lầm khác trong thao tác. Đôi khi nó lên đến cực điểm là họ phải rời khỏi ngành y và đôi khi ra toà.
Nếu chúng ta thay đổi hệ thống hành pháp và lập pháp của chúng ta thì điều gì sẽ xảy ra? Liệu có đáng cho những người bị tổn hại do lỗi lầm của người khác, không chỉ về kinh tế và tài chính? Nếu người ta cảm thấy cần thiết phải trừng phạt các tập đoàn cho sự thờ ơ chết người của họ đối với lợi ích của người khác, thay cho việc liên quan đến một cá nhân phải ra toà, liệu rằng số tiền mà người ta đền bù cho người bị hại có trở thành «phí tổn cho sự rủi ro», có thể đền bù cho những người đó hay không? Đôi khi có những người phải chịu thiệt thòi rất lớn mà không phải là lỗi của ai cả như cha mẹ sinh ra những đứa con bất bình thường, nạn nhân của các thảm hoạ thiên nhiên...Thì làm sao mà an ủi họ được hay đền bù như thế nào? Chắc chắn là công bằng hơn khi chúng ta chăm sóc những người như họ hơn là làm giàu cho một vài người trúng vé xổ số.
Một hệ thống như vậy sẽ làm tăng cường thêm niềm tin rằng tất cả chúng ta đang chia xẻ những sự bất ổn không thể nào tránh khỏi và sự rủi ro là một phần tất yếu của cuộc sống. Chắc chắn là chúng ta nên nhận thức ra rằng trong khi chúng ta có thể đền bù cho những mất mát về tài chính và kinh tế, không một số tiền nào có thể đền bù được những bất hạnh ngẫu nhiên đối với số phận của chúng ta.
Chúng ta bị lôi cuốn bởi những hình ảnh của những người thành công với rất ít nỗ lực hoặc không có khả năng: Những đứa trẻ được nhận tài trợ khi mới sinh, những người thắng trong khi mua xổ số, những người tham gia những chương trình đố vui có thưởng, những người mua vui cho công chúng mà lại không có tài năng, chỉ theo những trò rẻ tiền... Tự nhiên là điều này sẽ dẫn tới sự rối loạn trong suy nghĩ của chúng ta về việc cái gì có giá trị hay có thể bền lâu. Cuộc sống của chính chúng ta và những mối quan hệ của nó dường như được hình thành trên sự tương phản.
Nếu những thần tượng văn hoá của chúng ta thường có tỳ vết thì các chính khách của chúng ta thật ra cũng chẳng gợi cảm hứng được nhiều. Mức độ thông minh và sự hoà nhập của những người mà chúng ta tin tưởng bỏ lá phiếu cho họ nói chung không gây ấn tượng gì lắm. Trong thực tế dường như hệ thống chính trị của chúng ta được thiết kế ra để tuyển chọn những người chỉ biết yêu bản thân và đói khát quyền lực vượt lên trên mối quan tâm của họ về phúc lợi xã hội giành cho đồng bào của họ.
Lẽ ra nên biết sợ hãi những mối đe doạ thực sự đối với cuộc sống của mình chúng ta lại dễ dàng bị thuyết phục rằng mối nguy hiểm lớn nhất của chúng ta nằm tại một nơi xa lạ nào đó mà những người ở đó chỉ mong chúng ta khốn khổ. Chúng ta cũng dễ dàng bị nỗi sợ của chúng ta điều khiển để tin vào những giải pháp quân sự đối với những vấn đề về con người. Giống như một người thợ mộc chỉ có duy nhất một cái búa, mọi vấn đề đối với chúng ta chỉ có thể giống như một cái đinh.
Mặc dù không hài lòng với kinh nghiệm của mình, nỗi sợ có thể là một tình cảm có thể thích nghi nếu kết quả của nó trong hành động có thể bảo vệ chúng ta khỏi những điều có hại. Khi điều này xảy ra, tuy nhiên, những mối đe doạ phải được xác định một cách thực tế. Điều này đòi hỏi những thông tin chính xác và khả năng để biến nó thành hiểu biết có ích. Nếu chúng ta bị lừa về thông tin ta cần bởi những người mà chúng ta tin tưởng,  như chính phủ chẳng hạn hoặc nguồn thông tin của chúng ta có nguy cơ khiến chúng ta sợ hãi (các phương tiện thông tin đại chúng) thì không cần phải hỏi tại sao chúng ta cứ luôn mất thời gian để lo lắng về những nỗi đe doạ xa xôi như là thư từ bị ô nhiễm mà lại thờ ơ với những nguy cơ thực sự như sự nóng lên toàn cầu.
Và nó cũng xảy ra như vậy trong cuộc sống cá nhân của chúng ta. Nỗi sợ và sự khao khát giống như hai mặt của một đồng xu. Rất nhiều cái chúng ta làm bị sự sợ hãi thất bại sai khiến. Một ví dụ đơn giản là sự theo đuổi sự giàu có về vật chất. Đây cũng là động lực chèo lái nền kinh tế của chúng ta và một cách để «giữ điểm». Nhưng những nỗ lực này thực ra lại thiếu ý nghĩa quyết định `đối với chúng ta và ngăn cản chúng ta với hành động vì con người trong khi chính những điều đó mới đem lại cho chúng ta sự hài lòng thoả mãn dài lâu. Nếu thực ra không ai đang đợi chết lại ao ước họ có thể có nhiều thời gian hơn ở trong công sở thì điều gì khiến chúng ta làm điều đó như điên như cuồng ngay vào lúc này?
Nhiều hành vi của chúng ta bị lòng tham và sự cạnh tranh chi phối. Người tự lập thành công là kiểu mẫu cho nền kinh tế và văn hoá Mỹ. Donald Trump là một thần tượng văn hoá. Thành công trong kinh doanh dường như là một sự khẳng định của khái niệm Darwin về sự tồn tại của những gì thích hợp nhất. Chất lượng hay sự hữu ích của công việc không quan trọng gì so với sự giàu có mà nó đã sản sinh ra.
Trong khi ảnh hưởng một cách ngắn ngủi, nỗi sợ không hữu ích trong việc sản sinh ra những thay đổi kéo dài. Việc sử dụng nỗi sợ như một động lực cho hành vi đã bỏ qua một sự thật rằng không có khao khát nào mạnh mẽ hơn sự theo đuổi hạnh phúc và cuộc đấu tranh vì lòng tự trọng. Nếu người ta có thể tìm thấy phương tiện để khiến mọi người hành động theo hướng này: Công việc và học vấn tốt hơn, cơ hội để cải thiện cuộc sống và một cảm giác công bằng, phước lành hấp dẫn và ngắn ngủi do ma tuý sinh ra cũng sẽ nhanh chóng mất vẻ hấp dẫn của nó. Sự nhấn mạnh vào sự trừng phạt ở một phía khác cũng chẳng có tác đụng. Việc giảm nhu cầu bằng cách nhấn mạnh sự xử lý thông tin và những cơ hội thay đổi trong xã hội dẫn tới sự vô vọng sẽ đưa tới một triển vọng duy nhất về việc giành được chiến thắng trong cuộc đấu tranh giữa sự hài lòng ngắn ngủi và sự thoả mãn lâu đài.
Nỗi sợ của chúng ta chính là sự hiểu rõ về khả năng dễ bị thương tổn của chúng ta đối với những sự may rủi ngẫu nhiên và sự chắc chắn trong đạo đức của chúng ta. Nếu chúng ta tiếp nhận sự dễ chịu và ý nghĩa từ một niềm tin tôn giáo nào đó với những hứa hẹn về cuộc sống vĩnh cửu thì còn tốt hơn nhiều. Nhưng thậm chí ngay cả những người đa nghi cũng có thể học cách để níu giữ những khoảnh khắc hài lòng trong cuộc sống ngắn ngủi của chúng ta. Không phải sự chối cãi mà chính là lòng can đảm đã cho phép chúng ta làm điều này. Chính nỗi sợ cho tương lai hay nỗi hối tiếc cho quá khứ và sự không tự nguyện đã rút mất niềm vui sống của chúng ta trong giây phút hiện thực này.


Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 27

Thiên đàng thực sự là thiên đàng mà chúng ta đã mất


Nỗi nhớ quê nhà đối với một quá khứ được lý tưởng hoá rất phổ biến và thường vô hại. Kỷ niệm, tuy nhiên, có thể làm cho mọi nỗ lực của ta hướng tới tương lai bị méo mó. Khi người ta say mê kể về những điều đã xảy ra, thì hầu như luôn luôn tương phản với những gì giờ đây đang diễn ra và phản chiếu một tương lai ảm đạm.


Trong hồi ức của ta, mọi thứ đều rẻ hơn, tội phạm ít hơn, con người thân thiện và đáng tin cậy hơn, các mối quan hệ gắn bó lâu dài hơn, các nhà gần gũi nhau hơn, trẻ em lễ phép hơn, giai điệu âm nhạc hình như cũng du dương hơn. Cha mẹ tôi đã trải qua một cuộc khủng hoảng lớn lao. Họ đã mất sạch số tiền ghi trong một nhà băng phá sản và phải sống qua ngày đoạn tháng trong những năm 30 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, ở những năm sau, thậm chí – cả những sự việc đã kinh qua này cũng nhuốm màu lãng mạn khi họ nhớ lại những người xóm giềng cùng chia sẻ bất hạnh với nhau và đối lập nó với thói ích kỷ mà họ chứng kiến được xung quanh mình trong thế giới hiện đại khi đã về già.
Mọi thứ ở thời xa xưa, không thực sự tốt đẹp hơn như vậy. Chiến tranh và vấn nạn diệt chủng cũng phổ biến như bây giờ. Trẻ em thường xuyên bị chết bởi những căn bệnh truyền nhiễm. Tội ác và nghèo đói lan rộng. Con người, sau khi đã được xem xét kỹ, chưa bao giờ có đạo đức hơn khi so sánh với bất kỳ một giai đoạn lịch sử căng thẳng nào.
Những gì xảy ra khi chúng ta nỗ lực làm trong quá khứ cũng giống như những gì chúng ta đang chứng kiến trong cuộc sống hiện tại, là quá trình của những cuộc vỡ mộng liên tiếp. Chúng ta mong mỏi sự an toàn do những ảo tưởng đẹp đẽ của tuổi trẻ mang tới. Chúng ta nhớ lại niềm đam mê với những phút giây nín thở của tình yêu đầu tiên, chúng ta hối hận đã gây ra các lỗi lầm rắc rối, rồi sự thoả hiệp làm tổn thương lòng chân thành và những con đường chúng ta chưa từng tới. Những gánh nặng chồng chất trong cuộc sống không hoàn hảo của chúng ta thường tỏ ra khắc nghiệt hơn, khó mà chịu nổi khi thể lực và tinh thần của chúng ta suy yếu. Những năm tháng quá khứ bừng bừng sống lại bởi hàng loạt kỷ niệm thời trai trẻ.
Vài năm trước đây, tôi có tới dự đám tang một đồng nghiệp. Ông là một bác sỹ giỏi, rất nhạy cảm với người khác và được nhiều người ngưỡng mộ. Một trong số những người lên phát biểu đã gợi lại «óc hài hước tuyệt vời» của ông. Tôi quay sang người bạn đang ngồi cạnh và hỏi «Phải chăng John có khiếu hài hước?». Nếu quả thực như vậy thì không hề có chứng cớ gì về điều này trong những năm tôi biết ông ấy và tôi băn khoăn liệu cái phẩm chất đáng quý này, như chiếc huân chương cho một chiến sỹ đã hy sinh, có thể đã được ban tặng khi người ta giã từ cõi đời hay không.
Bất cứ khi nào tới dự đám tang một ai đó mà tôi biết rất rõ về người này, tôi đều ngạc nhiên bởi hình ảnh người đó đang hiện ra trong bài tụng ca. Hiếm khi sự không hoàn hảo của nhân loại lại tồn tại, các lời mô tả đầy tính lý tưởng, với ý định an ủi, chỉ thành công khi làm tinh khiết cuộc đời của người đã chết. Để hiểu rõ ai đó và yêu mến họ, mặc dù hay thậm chí bởi vì sự không hoàn hảo của họ là một hành động đòi hỏi chúng ta phải nhận thức và tha thứ. Hai nhân tố rất quan trọng của sự trưởng thành về mặt xúc cảm. Một sự thật quan trọng hơn là nếu ta có thể làm điều này với người khác thì may ra, chúng ta cũng có thể thực hiện được với bản thân.
Chính sai lầm và tính bất ổn đã làm cho chúng ta trở thành những con người. Nhiều thử thách liên tiếp không phải để theo đuổi sự hoàn hảo trong chính mình và người khác, mà để kiếm tìm phương cách làm cho người ta hạnh phúc ngay cả trong thế giới không hoàn hảo. Nếu còn bám chặt lấy ảo ảnh về một quá khứ đầy lý tưởng, ta sẽ gặp trở ngại trong sự nỗ lực này cùng với sự bất đắc chí với hiện tại.
Kỷ niệm không phải là bản sao chính xác những sự việc trong quá khứ như nhiều người chúng ta vẫn nghĩ. Thực ra nó là một câu chuyện ta kể về chính quá khứ của mình, đầy những hình ảnh méo mó, những điều mơ tưởng và những ước mơ không thành. Bất cứ ai đã từng đi hội lớp đều có thể làm chứng cho tính chọn lọc và phong phú của hồi ức. Làm thế nào mà người ta có thể nhớ lại các sự kiện họ đã cùng chia xẻ với sự đa dạng đến vậy? Câu trả lời, tất nhiên, đó là ý nghĩa của các sự kiện đối với ta sẽ ảnh hưởng tới những gì ta nhớ, cách ta nhớ và cùng với nỗ lực của mình, chúng ta đã sáng tạo nên một câu chuyện gắn bó chặt chẽ với cuộc đời mình, phản ánh những điều ta suy nghĩ về chính bản thân và việc làm thế nào để trở thành những con người như chúng ta ngày nay hay mơ ước mình được như vậy.
Tôi thường nhận thấy người ta ngạc nhiên trước những cách nhớ lại khác nhau về sự nuôi dưỡng mình khi họ nói chuyện với anh chị em ruột. Thậm chí những người cùng được bố mẹ chăm lo dưới một gia đình cũng thể hiện rất khác nhau ký ức về những gì đã xảy ra với họ. Một người sẽ nhớ tới sự ngược đãi. trong khi người khác sẽ phủ nhận nó. Thất vọng và bực bội đôi khi bắt nguồn từ những kỷ niệm khác nhau như vậy và điều này có nguyên nhân bởi sự thật rằng con người nhìn mình trong hiện tại khác đi và như vậy, họ có nhiều câu chuyện phong phú về việc họ đã trưởng thành như thế nào.
Chúng ta miễn cưỡng phải sửa lại huyền thoại của cá nhân mình. Những ông bố lạnh nhạt và ngược đãi, các bà mẹ hà khắc, xung đột hôn nhân và tan vỡ, tất cả đã tạo ra vẻ bề ngoài của chúng tại đây. Ta từng hấp thu quan điểm cho rằng số phận của mình hình thành từ những trải nghiệm của thời thơ ấu. Đã từng có tấm biển treo trên một giảng đường thưa thớt sinh viên trong suốt quá trình đào tạo là: «Những đứa trẻ trưởng thành của những gia đình bình thường».
Trái lại, tôi cũng biết lối nuôi dạy mang tính lý tưởng nghe có vẻ giống như «hãy để mặc sự đời» đang quay trở lại. Trong những phiên bản của quá khứ, cha mẹ luôn yêu mến và quan tâm tới nhau và tới con cái mà không một lời giận dữ. Sự hoài nghi mang tính chuyên môn của tôi về các câu chuyện này thường phải đương đầu với sự oán giận, như thể tôi đang định ăn cắp một vật gì đó quý giá của họ.
Những mối liên hệ bản chất khác bị coi là không tốt, cũng có thể được đưa ra như nguyên nhân của sự đề phòng và thói hồ nghi, ảnh hưởng tới sự liều lĩnh của ta thêm nữa. Có lẽ những kỷ niệm về «những gì đã qua» thường không mang tính xây dựng. Hầu hết người ta đều có ai đó trong quá khứ để nhớ tới với niềm mong đợi và tiếc nuối, ngược lại có những người mà họ đem ra đối lập với những mối quan hệ sau này. Người này có thể là cha hay mẹ, người yêu đầu tiên hoặc một người bạn mà không còn nữa. Sự hoàn hảo của họ giống như sự hoàn hảo của bài tụng ca trong đám tang, là một chức năng của ký ức có chọn lọc. Không còn bị đánh giá bởi một giao tiếp thường nhật. Họ tồn tại trong hàng loạt các giấc mơ điên cuồng mà những người ta hiện có ngày nay, giữa cuộc đời không thể cạnh tranh được.
Vấn đề về niềm mong đợi những thiên đường trong quá khứ đã cản trở nỗ lực của chúng ta tìm tới ý nghĩa và niềm vui chính đáng của hiện tại. Sự hoài cổ còn gửi một thông điệp tới những người quanh ta, những người không chia xẻ quãng đời thần tiên đó, rằng thế giới họ sống xấu hơn và tồi tệ hơn. Khi sức mạnh của chính ta suy tàn và nhu cầu về lòng tốt và sự quan tâm của người khác lại tăng lên, đây có lẽ là một thông điệp sai lầm giành cho họ.
Tuổi trẻ luôn nhìn tuổi già trong sự kết hợp giữa lòng biết ơn, sự coi thường và cả nỗi e ngại. Họ tự vấn: «Phải chăng đó là những gì mà tôi mong đợi? Tôi sẽ trở thành bộ sưu tập của những lời phàn nàn bất tận về sức khoẻ và những kỷ niệm vương vấn về một thời đẹp đẽ đã qua như vậy sao? Liệu có quá khó để chấp nhận sự hữu hạn của đời người mà không phải chịu đựng sự tuyệt vọng như là một thứ kèm theo lệ thường của tuổi già được không? ». Tin vui là tuổi thọ con người đang tăng lên, tin buồn là các năm thêm vào lại bị dồn vào cuối đời!
Có ai không từng trải qua việc gặp lại cố nhân với niềm ngạc nhiên, khi hồi ức được xem xét, so sánh với sự  thật trong hiện tại? Điều này không giống như chúng ta sẵn sàng tưởng tượng, chỉ là một phần trong cách mà con người thay đổi theo thời gian. Khi tới thăm ngôi nhà thời thơ ấu của mình, chúng ta ai nấy đều ngạc nhiên bởi dường như chúng bé đi rất nhiều. Chính ta, tất nhiên là người lớn lên.
Lần đầu tiên Russeu Baker đưa ra hồi ký về tuổi thanh niên của ông - «Trưởng thành» - nó đã bị nhà xuất bản từ chối bởi vì không thú vị. Ông bèn nói với vợ: «Anh sẽ đi lên gác để sáng tạo ra câu chuyện về cuộc đời mình đây». Kết quả là sách bán rất chạy - và nó cũng không ít chân thật hơn bản gốc. Mỗi chúng ta đều có phạm vi tương đương trong việc thể hiện câu chuyện của mình như thế nào. Ta có quyền tô hồng hoặc bôi đen những nhân vật tồn tại trong câu chuyện cuộc đời của chúng ta. Ta chỉ cần kinh qua cả hai sự lựa chọn là phản ánh nhu cầu trước mắt để nhìn lại bản thân mình và để nhận ra rằng tất cả chúng ta đều có thể tô điểm cho quá khứ cả hạnh phúc lẫn đau thương.
Nếu thiếu mất khả năng quan sát quá khứ rõ ràng, ta sẽ phải thừa nhận rằng việc giữ chặt lấy những hình ảnh lãng mạn hóa chỉ là một cách khác của việc làm hỏng hiện tại. Trong những năm trưởng thành, chúng ta nhận biết rằng khả năng đạt được sự hoàn hảo nơi trần thế hoặc làm cho niềm vui thêm trọn vẹn thực là nhỏ bé, chúng ta sẽ có sự lựa chọn để chấp nhận và hưởng thụ những gì ta giành được trong cuộc đời. Nếu không, ta có thể mong chờ một quãng thời gian đơn giản hơn, khi mọi thứ dường như đều có thể và hy vọng vượt lên trên các khả năng hạn chế của bản thân. Chính tình trạng lạc quan ngây thơ này khiến chúng ta mong ngóng vượt qua những giới hạn về thời gian và cơ may đang đè nặng lên cuộc đời mình.
Ta thường bị ám ảnh bởi những con đường chưa bao giờ đi nhất là những cơ hội đã bị bỏ lỡ để có được một tình yêu tuyệt vời. Theo tuổi tác, chúng ta bị chính cơ thể của mình phản bội và những quan điểm có thể trở thành các định kiến cứng nhắc. Từ khía cạnh không đáng ghen tị này, ta nhìn lại thiên đường thời trai trẻ khi mà sự chắc chắn có giá trị hơn điều có thể trong sự đánh giá của ta về tương lai. Chúng ta ao ước được quay về với giai đoạn ấy và cũng lấy làm khó xử bởi lẽ những hồi ức đó có thể lại là một lời nguyền đối với tương lai.
Vì thế, đâu là cách tốt nhất để tìm lại niềm hy vọng khi chân trời phía tây của cuộc sống vừa hiện ra đã nhanh chóng đóng chặt lại rồi? Ta có thể nuôi dưỡng niềm tin với những hứa hẹn vào sự bất tử và gặp lại của những gì ta đã đánh mất. Nếu không, chúng ta có thể nhường chỗ cho học thuyết  «bất khả tri» tội nghiệp và giao bản thân cho những ẩn số mà ta nỗ lực tưởng tượng ra vài ý nghĩa trong những nhịp điệu vô tận của sự tồn tại: Cuộc sống và cái chết, mơ ước và tuyệt vọng và bí ẩn đau lòng của những lời cầu nguyện không được đáp lại.


Gordon Livingston

Già quá sớm, khôn quá muộn

Dịch giả: Đỗ Thu Hà

Chương 28

Trong số các hình thức của sự can đảm, khả năng hài hước là khả năng cơ bản nhất.


Với tất cả sự quan tâm đúng mực tới những khái niệm hai chiều, người ta rất khó để chấp nhận đồng thời những cảm xúc như vậy. Ví dụ, một trong những phương cách thông thường chống lại thái độ lo âu là hoàn toàn thả lỏng cơ bắp. Nếu ai đó dạy cho những người đang sầu não cách thư giãn xương cốt, thì họ đã có một thứ công cụ để có thể sử dụng khi chính họ lâm vào những tình thế như vậy với dấu hiệu toát mồ hôi, tim đập nhanh, thở gấp và có cảm giác nghẹt thở và tìm ra các cách thông thường để tấn công sự hoảng sợ.


Điều này bộc lộ khi ta hỏi những người đang ở tận cùng của nỗi tuyệt vọng về lần cuối cùng họ có tiếng cười sảng khoái. Thậm chí còn hữu ích hơn khi yêu cầu các thành viên trong gia đình cố nhớ lại lần cuối cùng họ nhìn thấy người bệnh vui vẻ. Tôi đã quen nghe những câu trả lời rằng điều đó đã xảy ra nhiều tháng hay thậm chí nhiều năm trước đây rồi.
Nhưng thế thì sao? Tiếng cười quan trọng ra sao đối với cuộc sống của ta? Vài người coi óc hài hước như là một trò tiêu khiển thứ yếu để ta có thể quên đi những vấn đề nghiêm trọng của cuộc sống hơn là một thành tố quan trọng, một kim chỉ nam của cuộc sống hạnh phúc. Nếu bạn hỏi ai đó thậm chí ngay cả lúc họ tuyệt vọng rằng họ có khiếu hài hước hay không, thì câu trả lời gần như đồng nhất là «Có» (Người ta thường coi mình như những tài xế tốt, mặc dù có đầy chứng cớ cho điều ngược lại). Nếu người nào đó có vẻ như rất khổ đau nhưng cứ tuyên bố là mình có sở hữu óc hài hước thì đôi lúc tôi sẽ bảo họ kể cho nghe một câu chuyện tếu táo. Tôi biết rằng như vậy, đối với nhiều người, đây một đòi hỏi quá đáng, bởi vì khả năng tập trung và ghi nhớ nhiều thứ mà làm ta vui vẻ rất dễ thay đổi. Nhiều người tỏ ra lúng túng. Vì thế tôi kể cho họ một chuyện hài như là «câu chuyện buồn cười nhất thế giới» hiện nay được một trang Web của Anh thiết lập và bình chọn:
«Hai người chăn bò cái ở vùng NewJersey đang đi ngang qua một khu rừng. Bỗng nhiên một người ngã gục xuống và nghẹt thở. Người kia rút điện thoại và gọi 991: «Bạn tôi chết mất». Anh ta nói với người trực tổng đài. Cô này đáp, «Bình tĩnh, tôi có thể giúp anh. Trước hết, anh phải chắc chắn rằng anh ta đã chết chưa?». Có một sự yên lặng và rồi cô ta nghe thấy tiếng súng nổ. Người đàn ông quay lại ống nghe, «Chết rồi! Bây giờ thì sao nữa?».
Người ta phản ứng rất khác nhau. Nhiều người không quen với việc tìm kiếm niềm vui vẻ đến nỗi mà họ mất hẳn khả năng ngạc nhiên trước bản chất của óc hài hước. Những người khác, tất nhiên, đơn giản không sẵn sàng cho ý tưởng rằng bác sĩ tâm lý sẽ làm họ vui. Thỉnh thoảng tôi có đưa cho những người mà rốt cuộc vẫn tỏ ra không biết đùa một bài tập về nhà là kiếm cho tôi một câu chuyện hài trước khi chúng tôi gặp nhau vào hôm sau.
Tất cả điều này dường như hết sức bình thường khi đối mặt với việc những vấn đề nan giải về nỗi tuyệt vọng và sự lo âu thường dẫn người ta tới các liệu pháp tâm lý. Nhưng cái mang lại sức mạnh cho óc hài hước trong cuộc sống của ta chính là khả năng vui cười, một trong hai đặc điểm giúp phân biệt chúng ta với loài vật. Ngoài ra, như chúng ta biết, đó còn là khả năng dự tính về cái chết của bản thân. Có mối liên hệ giữa hai thuộc tính duy nhất tồn tại ở con người tạo nên cái nghịch lý đau lòng: Hoàn toàn có thể hạnh phúc khi đứng trước cái chết của chính mình. Cái khiến ta làm như vậy ắt không phải là «sự khước từ sức khoẻ». Tất cả óc hài hước, trong cách nào đó, đều hướng vào hoàn cảnh của con người. Cười chính mình là để thừa nhận những nỗ lực vô ích cuối cùng trong việc ngăn chặn sự phá phách của thời gian. Như người săn bò cái vùng New Jersey, chúng ta đang ở trong thế bị quyền lực o ép mà không thể kiểm soát nổi, bao gồm cả sự ngu ngốc của bản thân; tuy nhiên, chúng ta vẫn không thể từ bỏ.
Để có thể kinh qua trọn vẹn niềm đau khổ và sự ngu xuẩn mà cuộc đời thường xuyên ban tặng và nhất định kiếm tìm lý do để tiếp tục sống là một hành động can đảm, nó có được là nhờ khả năng biết yêu và biết cười của chúng ta. Trên hết, việc chấp nhận sự không chắc chắn mà ta vẫn cảm thấy ở phía trên hàng loạt câu hỏi về sự tồn tại, đòi hỏi chúng ta phải trau dồi năng lực đề tận hưởng những khoảnh khắc thoải mái. Theo ý nghĩa này, tất cả sự hài hước đều là «điềm gở», là tiếng cười thẳng vào cái chết.
Ngoài ra còn có một chứng cớ hiển nhiên rằng hài hước chữa khỏi bệnh tật. Norman Cousins đã dành một cuốn sách viết về kinh nghiệm tự cứu mình khỏi căn bệnh suy nhược không thể chẩn đoán bằng cách ăn ít hơn cả trong phim «Anh em ông Marx». Ta phải hiểu rằng những thay đổi hoá học ở bên trong cơ thề là do tiếng cười có một ảnh hưởng tích cực. Nó là loại phụ gia của những lợi ích tốt đẹp bắt nguồn từ niềm lạc quan, điều hoà thái độ. Mối quan hệ giữa thể xác và tâm hồn luôn được đặt ở trung tâm của mọi lý thuyết về việc chúng ta có thể tác động tới sự hồi phục sức khoẻ trong cách ta nghĩ và cảm thấy về những cái làm ta đau khổ như thế nào. Khá lâu trước y học hiện đại xuất hiện, mọi phương cách hàn gắn niềm tin đều động viên con người đấu tranh với bệnh tật. Việc tiếp cận này không còn có thể nghi ngờ gì nữa. Người ta vẫn còn tới Lourdes và hàng dãy những chiếc nạng và xe lăn ở phía ngoài hang để chứng nhận cho sức mạnh của niềm tin.
Cái bạn không nhìn thấy ở đó, đương nhiên, là chân tay giả. Đó là giới hạn đối với «các phép màu» bị chuyển hoá. Những gì dường như đang xảy ra ở dạng nào đó của sự khôi phục nhanh chóng đều dựa chủ yếu vào niềm tin rằng Chúa sẽ phù hộ cho những ai còn khổ sở sẽ có hạnh phúc. Kết quả nhiều khi cũng khá là thần diệu.
Hài hước cũng còn là một dạng của niềm chia sẻ một bài tập giữa các cá nhân với nhau. Chia sẻ tiếng cười là một cách để khẳng định rằng tất cả chúng ta đang cùng nhau trên chiếc thuyền cứu hộ. Biển cả bao vây ta; giải thoát là không thể; quyền lực là ảo ảnh. Ta vẫn lênh đênh - cùng nhau.
Gần đây tôi có gặp một bệnh nhân cùng với vợ anh ta. «Anh ấy chẳng bao giờ cười cả». Người vợ phàn nàn. Anh chồng cũng đồng ý: «Óc hài hước của tôi đã biến đi đâu rồi ấy». Họ vừa đi một chuyến du lịch và cô vợ bị mất ví và thẻ tín dụng. «Điều tương tự cũng xảy đến với vợ tôi». Tôi bảo họ: «Cô ấy bị mất cắp thẻ tín dụng. Nhưng cho tới nay tôi vẫn chưa trình báo việc này bởi vì tên ăn cắp tiêu xài còn ít hơn cô ta». Người đàn ông cười phá lên. Vợ tôi, khi nghe tôi kể chuyện này, cô ấy chẳng thèm cười.
Những người bi quan, giống như những kẻ mắc chứng bệnh tưởng, quả có đúng sự thật về lâu về dài là không ai ra khỏi thế giới này mà còn sống sót cả. Nhưng sự bi quan, giống như bất kỳ một thái độ nào khác, chứa đựng trong nó một loạt những lời tiên tri tự hoàn thiện. Nếu chúng ta tiếp cận người khác với một thái độ nghi ngờ và thù địch, họ chắc chắn sẽ đáp lại chúng ta tương tự như vậy do đó càng khẳng định sự mong đợi được hạ thấp đi của chúng ta. May mắn thay, điều ngược lại cũng đúng. Như tất cả các luật khác, nó cũng có ngoại lệ và những cái chúng ta biết không phải lúc nào cũng là tấm gương về thái độ của chúng ta. Nếu sự lạc quan theo thói quen không thể bảo vệ chúng ta để chống lại những lúc thất vọng thì sự bi quan là anh em gần gũi của sự tuyệt vọng.
Chúng ta luôn mỉm cười khi chúng ta gặp một người lần đầu tiên. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta muốn chứng tỏ một điều gì đó còn hơn cả sự thân thiện. Mỉm cười là dấu hiệu của óc hài hước và bạn hãy nhớ một câu nói rất đúng về bản chất của con người như sau: «Mọi thứ có thể rất ảm đạm nhưng bạn không cần phải quá nghiêm túc».


Каталог: file
file -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 7790-5 : 2008 iso 2859-5 : 2005
file -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
file -> UỶ ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương