Giới thiệu thị trưỜng italya



tải về 0.67 Mb.
trang3/41
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.67 Mb.
#37697
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41

Phần IV. KINH TẾ


Chính sách kinh tế đối ngoại của Italia hiện nay gắn với chính sách kinh tế chung của EU, trong đó Italia tăng cường quan hệ và củng cố vị trí của mình trong Liên minh. Quan hệ kinh tế của Italia chủ yếu với EU, châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó Italia cũng đang rất chú ý phát triên quan hệ với các nước Châu Á – Thái Bình Dương

Mặc dù có một số tài nguyên và khoáng sản như đã nêu ở trên, nói chung Italia không phải là một nước giàu tài nguyên. Để bù lại, Italia đã xây dựng được một nền công nghiệp phát triển đa dạng với các ngành chủ chốt là: Hóa chất, chế tạo máy, sản xuất phương tiện vận tải, khai thác và chế biến dầu lửa, luyện kim, sản xuất hàng công nghiệp gia dụng, gốm sứ xây dựng, cơ khí quốc phòng, thủy sản đồ da, may mặc thiết kế thời trang. Tuy nhiên diện tích đất canh tác không nhiều nhưng khí hậu ôn hòa và áp dụng kỹ thuật cao, Italia cũng có một nền nông nghiệp phát triển với các sản phẩm chủ yếu: trái cây, nho, khoai tây, củ cải đường, đậu tương, lúa mỳ, ô liu, rượu vang, thịt bò và sản phẩm sữa

Nền kinh tế của Italia đứng thứ 7 trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Đức, Anh và Pháp, với GDP 2006 là 1,73 nghìn tỷ USD tính theo so sánh sức mua của đồng tiền PPP. Italia có nền kinh tế công nghiệp đa dạng với tổng sản lượng và tính trên đầu người gần bằng Pháp và Anh. Nền kinh tế tư bản này bị phân chia thành 2 khu vực: miền Bắc có nền công nghiệp phát triển kém hơn, chủ yếu là nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào phúc lợi xã hội và với tỉ lệ thất nghiệp cao nhất nước. Tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước năm 2006 là 7%. Italia phải nhâp khẩu đại đa số nguyên liệu thô cần cho công nghiệp và hơn 75% nhu cầu năng lượng. Suốt một thập kỷ qua Italia đã theo đuổi một chính sách chặt chẽ về tài chính để thỏa mãn những yêu cầu của Liên minh tiền tệ và Kinh tế Châu Âu và đã thu được kết quả tăng trưởng rất chậm từ sau năm 2000, với mức tăng GDP năm 2005 chỉ 0,1% so với năm 2004, với thâm hụt ngân sách vượt quá mức trần 3% của EU qui định. Hiện năm 2006 là 1,9%, mức cao nhất kể từ năm 2001 và được dự báo sẽ tiếp tục đạt mức này trong năm 2007

Nói chung đầu tư của Italia ra nước ngoài tập trung vào các nước EU, sau đó là Mỹ, Đông Âu và Bắc Phi. Đầu tư của Italia tại châu Á ít hơn và chủ yếu ở Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ. Sự phát triển mạnh mẽ của các nước châu Á – Thái Bình Dương ba năm qua đến nay đã thúc đẩy các nhà đầu tư Italia trở nên tích cực hơn đối với khu vực này, Italia đã bắt đầu chú ý nhiều hơn tới Việt Nam – một nước ngày càng đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á với tăng trưởng kinh tế cao, chính trị ổn định, nhân công rẻ và có chính sách thu hút đầu tư cởi mở. Tính đến cuối năm 2006 Italia mới chỉ đứng ở giữa danh sách gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, và với vốn đầu tư chỉ chiếm khoảng 0,1% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên đã có nhiều động thái cho thấy đầu tư vào Việt Nam từ năm 2007 trở đi sẽ đạt được bước tiến đáng kể, và sẽ sớm cải thiện vị trí của Italia trong danh sách trên




Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 0.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương