Dịch vụ gia tăng trên nền gsm



tải về 0.62 Mb.
trang4/21
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.62 Mb.
#20366
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Công nghệ GSM

Kỹ thuật GSM sử dụng cơ sở hạ tầng vô tuyến hai đường chuyên dụng cho hệ thống điện thoại tế bào cũng như những ứng dụng dữ liệu. Dựa trên kỹ thuật TDMA, GSM sẽ đương đầu với một số lượng lớn thuê bao trên một tế bào và kỹ thuật vi tế bào. Âm thoại, thông điệp và dịch vụ dữ liệu có thể sử dụng trên tần số 900MHz hoặc 1800MHz.

GSM sử dụng những kênh truyền toàn tốc 8 (8 full-rate) hoặc bán tốc 16 (16 half-rate) trên một sóng mang vô tuyến. Hơn nữa sử dụng nhảy tần chậm và truyền gián đoạn. Khái niệm này cho phép di chuyển và trao tay nhanh.

Do đó GSM được phân loại là TDMA cấp cao. GSM là một chuẩn hệ thống toàn diện. GSM cung cấp những tiêu chuẩn cho dịch vụ, cấu trúc mạng, các giao tiếp chọn lọc, hoạt động và duy trì.




      1. Chất lượng tiếng nói

GSM cung cấp chất lượng âm thoại cao. Mã hóa kênh truyền mức độ cao kết hợp với nhảy tần chậm, chống lại fading và nhiễu giao thoa khi di chuyển chậm, bảo đảm chất lượng âm thoại của GSM cao.

GSM cung cấp một vùng mã âm thoại, nhà điều hành có thể chọn lựa để đạt được những yêu cầu về chất lượng và số lượng:

Mã hoàn toàn (full-codec-FC) cho chất lượng ngang hàng hoặc tốt hơn mạng tế bào tương tự.

Tốc độ kép (dual-rate), toàn tốc (full-rate) / bán tốc (half-rate) (FR/HR) cho phép chất lượng ngang hàng với FR trong HR. Nó có thể chuyển qua HR nếu cần hoặc FR nếu HR không được mạng cung cấp (ví dụ khi liên lạc di động).

Toàn tốc mở rộng (EFR) cho chất lượng như hệ thống cố định.




      1. Các dịch vụ Fax và dữ liệu

Các dịch vụ GSM và chất lượng của chúng có cùng mật độ phủ như hệ thống điện thoại. GSM chứa mã kênh truyền riêng và giao thức liên kết vô tuyến (RLP), loại giao thức điều khiển đường dữ liệu mức cao tối ưu hoá (HDLC) bảo đảm chất lượng dịch vụ cao của việc truyền fax và dữ liệu.




      1. Bảo mật

GSM là một hệ thống cấp cao với đầy đủ chức năng bảo mật tích hợp. Mạng bảo vệ chống lại truy cập trái phép bằng một thủ tục xác thực và chống nghe trộm bằng cách mã hóa. Xác thực và mã hóa là mặt rất mạnh và ngăn cản các kỹ thuật trái phép trong hệ thống GSM.




      1. Liên lạc di động quốc tế

GSM cho phép liên lạc di động quốc tế. Mạng được phủ trên 100 quốc gia. Từ năm 1992 đến nay GSM đã có 135 triệu thuê bao trong 100 quốc gia trên toàn thế giới với hơn 200 nhà điều hành, và chiếm 62% thị trường tế bào toàn cầu.



    1. Các dịch vụ GSM


Ban đầu, các nhà hoạch định GSM muốn cung cấp cả dịch vụ ISDN và sử dụng tín hiệu điều khiển. Tuy nhiên do các giới hạn truyền vô tuyến như băng thông, giá cả nên không cho phép cung cấp kênh B ISDN chuẩn tốc độ bit 64 Kbps.

Sử dụng chuẩn ITU-T, các dịch truyền thông có thể chia thành những dịch vụ mang chuyển, dịch vụ viễn thông và các dịch vụ phụ khác. Dịch vụ mang chuyển cơ bản nhất được hỗ trợ bởi GSM là hệ thống truyền thoại. Như tất cả những dịch vụ truyền thông khác, âm thoại được mã hoá thành số và phát qua mạng GSM như luồng số. Cũng có dịch vụ khẩn cấp, người cung cấp dịch vụ được thông báo bằng 3 tín hiệu số (ví dụ 114).

Ngoài ra còn có các loại dữ liệu khác được đề nghị. Người sử dụng GSM có thể gửi và nhận dữ liệu, ở tốc độ 9600 bps, đến người sử dụng ở những mạng khác như POTS (Plain Odd Telephone Service), ISDN. Mạng dữ liệu chuyển gói công cộng, mạng dữ liệu chuyển mạch công cộng sử dụng các giao thức và phương pháp xử lý khác, như X25 hoặc X32. Vì GSM là một mạng số, nên không thể sử dụng modem (bộ điều biến) để kết nối giữa người sử dụng và mạng GSM, mặc dù modem âm tần cần đến trong mạng GSM để tương thích với POTS.

Các dịch vụ dữ liệu khác gồm fax Group3, như miêu tả trong ITU khuyến nghị T.30 cũng được cung cấp. Một đặc trưng duy nhất của GSM, không có trong hệ thống analog cũ, là dịch vụ thông điệp ngắn (Short Message Service_SMS). SMS là dịch vụ hai chiều dùng để chuyển các thông điệp ký tự ngắn (có khả năng lên đến 160 byte). Thông điệp được chuyển trong chế độ lưu và tới. Đối với SMS điểm điểm, một thông điệp được gửi tới thuê bao khác và thuê bao nhận được báo trả lời. SMS cũng có thể sử dụng ở chế độ phát cell, để gởi tới thông điệp như cập nhật tình trạng giao thông hay cập nhật tin tức. Thông điệp có thể được lưu trong SIM card để xem sau.

Các dịch vụ bổ sung được cung cấp là quan trọng nhất của dịch vụ viễn thông hay dịch vụ kênh thông cao (dịch vụ mang chuyển). Trong bản chi tiết kỹ thuật hiện tại (giai đoạn 1), các dịch vụ gồm nhiều dạng gởi tiếp cuộc gọi (như gởi tiếp cuộc gọi khi thuê bao di động ngoài vùng phủ sóng của mạng), nhiều dịch vụ bổ sung thêm sẽ được cung cấp trong bản chi tiết kỹ thuật trong giai đoạn hai, như xác định người gọi, chờ cuộc gọi, đối thoại nhiều thuê bao.

    1. Các mạng di động hiện nay tại Việt Nam




      1. VMS Mobifone

VMS Mobifone : Công ty Thông tin di động (Vietnam Mobile Telecom Services Company - VMS) là doanh nghiệp Nhà nước hạng một trực thuộc tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam (VNPT). Được thành lập vào ngày 16 tháng 04 năm 1993, VMS đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên khai thác dịch vụ thông tin di động GSM 900/1800 với thương hiệu Mobifone, đánh dấu cho sự khởi đầu của ngành thông tin di động Việt Nam.

Hiện nay, Mobifone đã trở thành mạng điện thoại di động lớn nhất Việt Nam với hơn 8.5 triệu thuê bao, hơn 2.500 trạm phát sóng và 4.200 cửa hàng, đại lý cùng hệ thống 15.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc (tính đến 31/03/2007). Mobifone hiện đang cung cấp trên 40 dịch vụ gia tăng và tiện ích các loại.

      1. GPC Vinaphone


GPC Vinaphone : Mạng điện thoại di động VinaPhone là mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM hiện đại với 100% vốn của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. Hiện tại mạng VinaPhone đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành và vẫn đang tiếp tục mở rộng và hoàn thiện hơn nữa vùng phủ sóng.

VinaPhone hiện có hơn 6 triệu thuê bao thực đang hoạt động và là mạng đầu tiên phủ sóng 100% số huyện trên toàn quốc với gần 2.000 trạm thu phát sóng. Tính đến tháng 8/2006, VinaPhone đã ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ chuyển vùng quốc tế với 177 đối tác thuộc 76 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dự kiến đến hết năm 2007, VinaPhone sẽ có khoảng 4.000 trạm thu phát sóng.



      1. Viettelmobile


Viettelmobile : Công ty Điện thoại di động Viettel được thành lập vào ngày 31/05/2002, trực thuộc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội(Viettel). Ngày 15/10/2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặc trong sự phát triển của Viettel và Viettel Mobile.

Ngày 06/11/2006, Viettel Mobile đạt cột mốc 6 triệu khách hàng. Đến nay đã đạt 10 triệu thuê bao sau hơn 2 năm hoạt động.

(Tham khảo tại : http://www.viettelmobile.com.vn/home/about_us.jsp?id=30#30).

      1. S-Fone

S-Fone : S-Fone là mạng điện thoại di động toàn quốc sử dụng công nghệ CDMA (Code Division Multiple Access) lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. CDMA (Code Division Multiple Access - Đa truy cập phân chia theo mã) là công nghệ tiên tiến có mặt trên thị trường viễn thông quốc tế từ năm 1995. Đây là dự án hợp tác giữa SPT với công ty SLD (được thành lập tại Singapore gồm các thành viên SK Telecom, LG Electronics, và Dong Ah Elecomm) theo hình thức Hợp đồng Hợp tác Kinh doanh (BCC – Business Cooperation Contract) cung cấp dịch vụ điện thoại di động vô tuyến cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng sử dụng công nghệ CDMA 2000 – 1x trên phạm vi toàn quốc.

Trung tâm Ðiện thoại di động CDMA hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 03005683 CN 41 do Sở Kế hoạch và Ðầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28/9/2001.

      1. EVN Telecom

EVN Telecom : Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực  là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 380/NL/TCCBLĐ ngày 8/7/1995 của Bộ Năng Lượng. Dịch vụ điện thoại di động toàn quốc E-Mobile sử dụng công nghệ CDMA 2000 - 1X Ev - DO tiên tiến băng tần 450 MHz, cho chất lượng cuộc gọi hoàn hảo. Ngày 2/4, mạng điện thoại CDMA EVN Telecom đã tuyên bố chính thức đạt thuê bao thứ 1 triệu sau hơn một năm cung cấp dịch vụ.



      1. HT Mobile

HT Mobile : Công ty Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) là công ty hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam, sở hữu nhãn hiệu HTMobile. Đây nhà khai thác dịch vụ ĐTDĐ công nghệ CDMA thứ 3 của Việt Nam sau S Telecom (là hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa SPT và SLD Telecom) và EVN Telecom (thuộcEVN). HTMobile là mạng di động thứ 6 được cấp phép tại Việt Nam. HTMobile bắt đầu cung cấp dịch vụ vào tháng 11 năm 2006 với logo hình con ong. Công nghệ sử dụng là CDMA 2000-EvDO với tần số hoạt động 800 MHz.





    1. Каталог: data
      data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
      data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
      data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
      data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
      data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
      data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
      data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
      data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

      tải về 0.62 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương