Danh mục các chữ viết tắT IV danh mục bảng biểu sơ ĐỒ V



tải về 392.39 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích392.39 Kb.
#9271
1   2   3   4   5

3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu


- Gia Lâm là một trong những huyện cung ứng rau an toàn nhiều cho thành phố Hà Nội

- Trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ có khuân viên trường đại học Nông Nghiệp Hà Nội, có các khu công nghiệp, có các chủ sở cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn. Đây là những đối tượng khách hàng có thu nhập tương đối ổn định.

Do trong quá trình điều tra chúng tôi không thể thăm dò hết ý kiến của tất cả các hộ gia đình tiêu dùng rau nên khi thực hiện chúng tôi đã tính toán và tiến hành điều tra trên 40 hộ gia đình ở các khu vực hoàn toàn khác nhau trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ bao gồm các thôn, An Đào, Đào Nguyên, Kiên Thành, Nông Lâm,Vườn Dâu, Chính Trung, Bình Minh.

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin


Đề tài sử dụng hai phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thu thập số liệu thứ cấp.

- Số liệu thứ cấp: Là các số liệu đã công bố bao gồm báo, bài báo, luận văn luận án, trên internet viết về vấn đề rau an toàn và các vấn đề liên quan đến sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

- Số liệu sơ cấp:

+ Đề tài sử dụng phiếu điều tra đối tượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm liên quan đến rau, củ, quả (về các phương diện như tên khách hàng, tuổi, địa chỉ, mức thu nhập, khối lượng mua, có thường sử dụng rau an toàn hay không?, những phản ứng sau khi sử dụng các loại rau, củ, quả…)

+ Phỏng vấn hộ gia đình trong địa bàn thị trấn Trâu Quỳ.

3.3.3 Phương pháp phân tích


- Phương pháp thống kê mô tả, quan sát số liệu đã xử lý mô tả các yếu tố ảnh hưởng tới việc tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thị trấn.

- Phương pháp so sánh: mỗi đối tượng khách hàng có những yếu tố thu nhập, gia đình, và các điều kiện về bản thân khác. Vì vậy dùng phương pháp này nhằm đánh giá các đối tượng khách hàng khác nhau tiêu dùng rau an toàn.

- Thống kê qua bảng số liệu, dùng phương pháp xử lý số liệu bằng excel.


PHẦN IV:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN



4.1. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.

Quá trình điều tra của chúng tôi tập trung vào thu thập thông tin 40 hộ gia đình ở khu vực thị trấn Trâu Quỳ, các thông tin thu thập từ 40 hộ gia đình này bao gồm các thông tin cá nhân của chủ hộ và các thành viên trong một hộ, các thông tin liên quan đến thực trạng tiêu dùng rau hàng ngày của các hộ gia đình điều tra. Qua tổng hợp và phân tích, cho kết quả dưới đây.(chú ý rằng đây là các kết quả phân tích từ chủ hộ của các hộ gia đình nói chung đã qua điều tra)


4.1.1. Độ tuổi của chủ hộ điều tra


Khi xem xét tình trạng cuộc sống của các hộ dân trên địa bàn thị trấn nói chung và các hộ gia đình nói riêng chúng tôi tiến hành phân tích một số các yếu tố liên quan đến bản thân của từng cá nhân. Độ tuổi là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống cá nhân của mỗi người độ tuổi ảnh hưởng đặc biệt tới sức khỏe của mỗi người, để khảo sát vấn đề này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn người dân với một số các câu hỏi trong đó có liên quan đến tình trạng độ tuổi của họ. Trên tất cả 40 hộ gia đình được điều tra trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ có tổng cộng 40 người được điều tra ( là các chủ hộ gia đình). Kết quả cho thấy với chỉ tiêu độ tuổi tỷ lệ người có độ tuổi từ 21 tới 61 chiếm ưu thế hơn cả với tỷ lệ 72,5% đây là độ tuổi đang trong giai đoạn có khả năng làm việc và có thu nhập, bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nói chung và sản phẩm rau nói riêng của họ là cao hơn so với người cao tuổi và trẻ em. Đánh giá từ thực trạng chủ hộ này cho thấy rằng tỷ lệ số người trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ đang làm việc và có thu nhập là khá cao, việc làm ổn định và mức thu nhập ổn định là điều kiện cần thiết cho nhu cầu về rau an toàn của họ.

4.1.2. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra


Với số liệu điều tra thu thập được, tiến hành phân chia trình độ học vấn của chủ hộ thành bốn bậc chúng tôi đưa ra mội số nhận xét như sau: Trình độ học vấn hết cấp III tương đối cao với 23 người đã học hết cấp III, chiếm tỷ lệ 57,5%. Trình độ học vấn hết cấp II chiếm 17%, không có chủ hộ nào không có học vấn. Đây là một chỉ tiêu hoàn toàn quan trọng nó ảnh hưởng lớn tới thu nhập của chủ hộ bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới nhận thức của họ về rau an toàn và không an toàn.

4.1.3 Tình trạng nghề nghiệp và hôn nhân của chủ hộ điều tra


Thực trạng về việc làm của 40 hộ được điều tra cho ta nhận xét như sau: Tỷ lệ chủ hộ có việc làm với số liệu điều tra là tương đối cao với tỷ lệ 97,2 % tương ứng với 39 người, đây là những người có thu nhập. Điều đó cho thấy tổng thể những hộ điều tra phần lớn là những chủ hộ có việc làm nhưng chủ yếu là lao động phổ thông với 13 người chiếm 33,33%. Cho nên áp lực về thu nhập là lớn hơn so với các chủ hộ khác.
Bảng 4.1 : Thông tin chung về chủ hộ gia đình.

Chỉ tiêu

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tuổi

Từ 60 trở lên

6

12

Từ 40 – 60

29

72,5

Từ 20 - 40

5

12,5

Dưới 20

0

0

Tổng

40

100

Học vấn

Không bằng cấp

0

0

Tiểu học

0

0

THCS

17

42,5

THPT

23

57,5

Tổng

40

100

Giới tính

Nam

32

50

Nữ

8

50

Tổng

40

100

Hôn nhân

Đã lập gia đình

40

100

Chưa lập gia đình

0

0

Tổng

40

100

Nghề nghiệp

Thất nghiệp

0

0

Nội trợ

1

2,5

LĐPT

13

32,5

CNVC ngoài công lập

7

17,5

CNVC nhà nước

8

20

Kinh doanh

4

10

Khác

7

17,5

Tổng

40

100

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)

4.2. THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG CÁC SẢN PHẨM RAU HÀNG NGÀY CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH.

Trong thực tế nhu cầu tiêu dùng rau của người dân không hẳn là những gì họ nói ra mà là những gì họ mua và trực tiếp sử dụng hàng ngày. Đi sâu vào nghiên cứu bằng cách thu thập thông tin về các sản phẩm rau tiêu dùng hàng ngày chúng tôi thấy rằng tất cả các hộ gia đình đều có chung một số đặc điểm quan trọng sau trong hành vi tiêu dùng các sản phẩm rau:

+ Lượng lớn rau được tiêu thụ là rau xanh

+ Các loại rau thường được sử dụng là các loại rau mang tính phổ biến trên địa bàn và chịu ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ

+ Số lượng rau mua thường là cho cả một ngày sử dụng, và không theo tiêu chí cân nặng mà mua theo mớ, bó, quả...

+ Nơi mua được chọn đa phần là các nơi thuận tiện đi lại.

+ Số chủng loại rau tiêu dùng của một hộ gia đình nói riêng về cơ bản là không đa dạng.

+ Một yếu tố rất quan trọng là những người bán rau di động tỏ ra khá quan trọng trong việc cung ứng rau cho các hộ gia đình, họ cung ứng một tỷ lệ khá cao lượng rau cho các hộ gia đình hàng ngày.

+ Các loại rau mang tính phổ biến và giá rẻ được ưa thích hơn so với các loại rau khác đắt và ít phổ biến.

+ Giá các loại rau ở các khu vực bán khác nhau là ít chênh lệch.

→ Thực trạng tiêu dùng rau trên thị trường ở khu vực thị trấn Trâu Quỳ cho thấy đây là một thị trường tiêu dùng lớn với nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau cao, nhu cầu tiêu dùng rau của các hộ tiêu dùng bị chi phối bởi nhiều yếu tố tuy nhiên đây là một thị trường được đánh là ít bị biến động vì tính thiết yếu từ các sản phẩm rau.

4.3. THỰC TRẠNG NHU CẦU TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI NHU CẦU TIÊU DÙNG RAU AN TOÀN.

4.3.1. Thực trạng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ gia đình điều tra.


→ Trong tổng số 40 hộ được phỏng vấn có 40 hộ có nhu cầu rau an toàn chiếm tỷ lệ 100%. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ dân trên địa bàn Thị trấn Trâu Quỳ là rất lớn. Có thể thấy rằng nhu cầu này hoàn toàn hợp lý khi ý thức của người dân ngày càng cao về mức độ nguy hại tới sức khỏe do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật các chất hóa học tồn tại trong rau khi con người sử dụng. Thực tiễn điều tra cho thấy trong tổng số các hộ gia đình được phỏng vấn về ảnh hưởng của dư lượng thuốc BVTV gây tới cho con người, có 45% ý kiến cho rằng ảnh hưởng từ thuốc BVTV gây tới cho con người là rất nghiêm trọng, 55% ý kiến cho rằng ảnh hưởng là nghiêm trọng và không có ý kiến nào cho rằng dư lượng thuốc BVTV ít ảnh hưởng hoặc không gây ảnh hưởng gì tới con người. Như vậy, việc cung ứng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ là hoàn toàn có khả năng thực hiện được, người dân đều đã có ý thức và nhu cầu được sử dụng rau an toàn. Mặt khác, trên địa bàn thị trấn có trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, là trường đi đầu trong những công tác phát triển, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cho nên người dân có những kỳ vọng về một thị trường rau tốt hơn các khu vực khác. Đây cũng chính là lợi thế cho việc phát triển rau an toàn ở đây.


4.3.2. Các yếu tố ảnh tới nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ điều tra.


Trong thực tế có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu rau an toàn của các khách hàng, các yếu tố này có thể kể đến như : mức thu nhập, nhận thức về sức khỏe đối với các sản phẩm rau an toàn, các yếu tố về sở thích, các yếu tố về nhà cung ứng…

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã phân tích và chỉ ra một số các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn, bao gồm: Mức thu nhập bình quân đầu người (i); Sở thích về các loại rau tiêu dùng hàng ngày (ii); Tiêu chí quan trọng về sản phẩm rau để quyết định chọn mua (iii); Tiêu chí quan trọng dành cho cửa hàng/ người bán rau để quyết định mua (iiii); Mức sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm rau an toàn (iiiii)



4.3.2.1. Mức thu nhập bình quân đầu người:

Một trong những yếu tố khá quan trọng quyết định đến bất kỳ hành vi mua nào của người tiêu dùng cũng đều cần xét đến đó là mức thu nhập bình quân đầu người, về mặt lý thuyết, đối với các hàng hoá thông thường, khi thu nhập bình quân của mối người được cải thiện thì mức độ chi tiêu đối với hàng hoá đó sẽ tăng, thu nhập bình quân giảm thì mức chi tiêu giảm, đối với những hàng hoá thiết yếu thì có thể không gây ảnh hưởng nhiều. Ở đây, chúng ta đang xét đến sự ảnh hưởng của mức thu nhập bình quân đối với nhu cầu sử dụng sản phẩm rau an toàn, đây có thể coi là một loại hàng hoá xa sỉ đối với những người tiêu dùng bởi so với mặt bằng chung thì giá có nó cao hơn các loại rau thông thường khác. Từ đó, về mặt lý thuyết thì thu nhập bình quân tăng, nhu cầu được sử dụng những sản phẩm rau an toàn sẽ tăng. Để phân tích điều này, trước hết ta sẽ phải phân chia mức thu nhập của người dân thành các mức để đánh giá, phân tích.

Tổng hợp lại toàn bộ các phiếu điều tra, chúng tôi nhận thấy thu nhập của các hộ trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ dao động trong khoảng từ 0,5 triệu đến 3,6 triệu đồng/người/tháng. Từ đó, chúng tôi sẽ chia làm 5 mức tương ứng với 5 khoảng thu nhập bình quân như bảng bên dưới. Việc phân tổ này sẽ được sử dụng cho những phân tích các yếu tố ảnh hưởng về sau của bài nghiên cứu.

Bảng 4.2 Thông tin về thu nhập bình quân hàng tháng của các hộ.


Mức thu nhập

Số hộ

Cơ cấu (%)

Từ 0,5 -> 1,12 triệu đ/ người/ tháng

13


32,50


Từ 1,12 -> 1,74 triệu đ/ người/ tháng

16

40,50

Từ 1,74 -> 2,36 triệu đ/ người/ tháng

6

15,0


Từ 2,36 -> 2,98 triệu đ/ người/ tháng

3

7,50

Từ 2,98 -> 3,60 triệu đ/ người/ tháng

2

5,00

Tổng

40

100

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)

Theo quyết định số 592/QĐ-UBND về việc ban hành chuẩn nghèo, cận nghèo của Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013 Theo đó, chuẩn nghèo áp dụng với khu vực thành thị là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng  trở xuống; đối với khu vực nông thôn từ 330.000 đồng/người/tháng trở xuống. Về chuẩn cận nghèo, tại khu vực thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân trên 500.000 đồng/người/tháng đến 650.000 đồng/người/tháng. Tại nông thôn, mức trên là trên 330.000 đồng/người/tháng đến 430.000 đồng/người/tháng. Như vậy với mức thu nhập ở trên khu vực Thị trấn Trâu Quỳ có mức thu nhập khá cao.. Như vậy với mức thu nhập ở trên khu vực Thị trấn Trâu Quỳ có mức thu nhập khá cao, không có hộ nào bị rơi vào diện nghèo trong số liệu chúng tôi điều tra. Mức thu nhập trung bình của một hộ cao nhất là 42,5% ở mức thu nhập 1,12 -> 1,74 triệu VNĐ/người/tháng.

Qua đó, ta có thể nhận định với giả thiết lý thuyết như trên rằng, nhu cầu sử dụng rau an toàn của địa bàn là rất có triển vọng cho rau an toàn.
4.3.2.2. Sở thích về các loại rau tiêu dùng hàng ngày.

Một yếu tố khác chúng tôi cho rằng có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm rau an toàn của người dân trên địa bàn thị trấn đó là sở thích tiêu dùng rau của họ. Thói quen cùng sở thích riêng của mỗi hộ gia đình cũng có thể ảnh hưởng lớn đến việc lực chọn hay không rau an toàn. Một thí dụ đơn giản rằng họ có nhu cầu rau an toàn, xong đó lại là loại rau mà họ không hề thích ăn, hay thậm chí ghét ăn thì cho dù chất lượng rau có đạt cao đến đâu thì khả năng tiêu dùng loại rau đó là không cao chút nào. Việc phân tích yếu tố này có thể cho ta biết sở thích và thói quen của họ khi sử dụng rau, đồng thời đưa ra định hướng về sau cho các loại rau an toàn xâm nhập vào thì trường này trong tương lai.



Bảng 4.3 loại rau mà gia đình hay ăn nhất.

Chỉ tiêu

Số hộ

Cơ cấu %

Rau củ, quả

8

20

Rau thân lá

28

70

Rau đã qua chế biến

0

0

Rau khác

4

10

Tổng

40

100

(nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)

Trong 40 hộ được phỏng vấn của Thị trấn Trâu Quỳ về loại rau mà gia đình hay ăn nhất thì có tới 70% ý kiến cho rằng họ ăn nhiều nhất là rau thân lá, tuy nhiên theo các nhà khoa học và nhiều báo cáo nghiên cứu về độ an toàn của các loại rau thì rau thân lá hiện nay có độ an toàn không cao cho sức khỏe con người sử dụng nhiều loại thuốc BVTV. Các loại rau đã qua chế biến và rau khác không được ưu thích đối với người sử dụng điều này phản ánh thông qua ý kiến của 40 hộ gia đình được phỏng vấn, theo đó không có hộ gia đình lựa chọn các loại rau này là rau ưu thích của mình. Có thể nói rằng nhu cầu về rau của các hộ gia đình không đa dạng, do đó việc đáp ứng là khá dễ dàng về chủng loại.

Bảng số liệu cho thấy hiện trạng lựa chọn sử dụng rau trên địa bàn hiện tại vẫn đang là ưu tiên rau thân lá, do đó, các sản phẩm an toàn khi đưa vào thi trường của địa bàn nên có xu hướng tập trung vào loại rau này, mặt khác, bảng cũng cho thấy nhu cầu sử dụng những loại rau củ quả, đặc biệt là rau đã qua chế biến chưa cao, đây là cơ hội cho rau an toàn mở ra một thị trường riêng, tận dụng phân khúc thị trường này.

4.3.2.3. Tiêu chí quan trọng về sản phẩm rau để quyết định chọn mua.

Yếu tố thu nhập là yếu tố chủ quan của người mua rau, tuy nhiên ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của các hộ còn có các tiêu chí khách quan điều này thệ hiện ở chính đặc điểm của các sản phẩm rau mà người tiêu dùng có thể trực tiếp cảm nhận được hoặc biết rõ về chúng.

Qua nghiên cứu đặc điểm của các sản phẩm rau, củ và nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách hàng chúng tôi đã đưa ra 6 tiêu chí ảnh hưởng tới quyết định chọn mua rau của các hộ điều tra (Bảng 4.4)

Bảng 4.4 Tiêu chí quan trọng để quyết định chọn mua rau.


Chỉ tiêu

Số hộ

Cơ cấu %

Hình thức đẹp

20

38,46

Sản phẩm thân thiện với môi trường

1

1,92

Biết rõ thông tin nguồn gốc

18

34,62

Giá cả hợp lý

9

17,31

Khác

2

3,85

Không rõ

2

3,85

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)

Bảng 4.4 cho thấy tiêu chí quan trọng nhất đối với các hộ gia đình được phỏng vấn là “Hình thức đẹp” với tỷ lệ ý kiến đồng ý là 38,46%. Bên cạnh đó “Biết rõ thông tin nguồn gốc” cũng là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới quyết định chọn mua rau của họ ( 34,62%) ý kiến đồng ý. Như vậy, đối với hầu hết người tiêu dùng mua rau trên địa bàn, họ hầu như chú trọng vào việc mua rau bằng quan sát bằng mắt thường, rõ ràng việc nhận định này khó có thể đưa đến quyết định chính xác song đây cũng là giải pháp tốt nhất mà người tiêu dùng có thể làm để lựa chọn. Kết hợp với biết rõ thông tin nguồn gốc rau sẽ giúp họ an tâm hơn khi sử dụng. Những điều trên cho thấy người tiêu dùng trên địa bàn vẫn có những nghi ngại về chất lượng các loại rau trên thị trường và họ vẫn phải đưa ra những nhận định trực quan để đánh giá một sản phẩm rau mà trước hết là đảm bảo chất lượng. Qua đó, có thế mở rộng ra đối với các sản phẩm rau an toàn. Tất nhiên, rau an toàn là đã phải đảm bảo chất lượng nhưng không thể không tránh khỏi sự so sánh của người tiêu dùng giữa rau an toàn và rau thường, mà thể hiện rõ nét trước nhất chính là những gì họ có thể nhìn thấy được về mặt hình thức, có thể biết được nguồn gốc. Do đó, rau an toàn nếu được cung ứng ra thị trường này cũng phải đảm bảo những yếu tố quan trọng trên mà người tiêu dùng đã lựa chọn trong bảng điều tra.

Tuy nhiên vẫn còn có không ít các ý kiến cho rằng họ ưa thích các loại rau có giá cả hợp lý, nó cho thấy họ vẫn còn sự nghi ngại về đồng tiền họ bỏ ra có xứng đáng với chất lượng mà rau họ mua đem lại không. Bên cạnh đó vẫn có các ý kiến quyết định mua rau mà “không rõ và ý kiến khác” chiếm tới 7,7% họ vẫn mua rau mà không rõ nguồn gốc xuất xứ của các loại rau, có thể họ vẫn bị phân vân khi chưa biết lựa chọn như thế nào là hợp lý. Rau an toàn sẽ có thể là giải pháp cho họ có thêm định hướng cụ thể hơn về chất lượng hoặc cũng có thể đem lại thêm lựa chọn cho họ, từ đó họ sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại rau mong muốn.

4.3.2.4. Tiêu chí quan trọng dành cho cửa hàng/ người bán rau để quyết định mua.

Bên cạnh các yếu tố như chất lượng, hình thức của sản phẩm, việc lựa chọn cửa hàng như thế nào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng rau cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua của họ. Đây cũng là một tiêu chí mang tính khách quan ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của các cá nhân khi đi mua rau. Các yếu tố thuộc về cửa hàng/người bán theo chúng tôi là đặc biệt quan trong vì trong thực tế rau là một sản phẩm mang tính thiết yếu, quá trình mua rau mang tính thường xuyên do đó sẽ có một mối quan hệ chặt chẽ giữa người bán và người mua.


Bảng 4.5 Tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn cửa hàng, quầy hàng bán rau


Chỉ tiêu

Số hộ

Cơ cấu

Cửa hàng người quen

25

62,50%

Thuận tiện cho đi lại

3

7,50%

Do người khác chỉ định giới thiệu

1

2,50%

Thuận tiện cho đi lại lựa chọn sản phẩm

1

2,50%

Quầy rau với đa dạng chủng loại

10

25,00%

Khác

40

100,00%

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)
Bảng 4.5 biểu thị 6 yếu tố phát sinh từ của hàng người bán ảnh hưởng tới quyết định mua của người tiêu dùng. Có 2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là “Cửa hàng người quen” và “Quầy rau với đa dạng chủng loại” trong đó cửa hàng người quen đặc biệt được các hộ quan tâm với 62,50% ý kiến lựa chọn. Điều này có thể được lý giải rằng họ ít thay đổi môi trường mua của mình và cũng cho thấy sự gắn bó của họ với các nơi bán mà họ thích hoặc tin tưởng.

Bên cạnh đó vẫn có lượng lớn người lựa chọn quầy bán hàng với đa dạng chủng loại với 10 người chiếm 25%, điều này cho thấy sự đa dạng chủng loại cũng được người tiêu dùng chú ý. Những yếu tố được người tiêu dùng ra lựa chọn nhiều nhất đưa chúng ta đến nhận định rằng: những người mua rau luôn chú trọng đến việc lựa chọn những cửa hàng rau mà họ đã mua để sử dụng rau nhiều lần vì họ đã được thử chất lượng rau nhiều lần, chất lượng đã được đảm bảo, cửa hàng cũng được đặt cố định tạo nên niềm tin cho họ, thông qua mối quan hệ đó, họ cũng biết được những tiêu chí mà họ đánh giá cao ở trên như là nguồn gốc, lựa chọn dễ dàng hình thức rau. Cùng với đó, việc cửa hàng đa dạng chủng loại sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian và thuận tiện cho đi lại hơn và do người khác chỉ định chiếm 12,5% .

Tóm lại, một cửa hàng đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trên địa bàn theo đánh giá từ là có uy tín, gây niềm tin cho người tiêu dùng đồng thời đa dạng hóa nhiều loại sản phẩm. Những yếu tố này không chỉ quan trọng đối với cửa hàng bán rau thường mà nó cũng là yếu tố cơ bản đối với cửa hàng bán rau nói chung và có thể sẽ là rau an toàn nói riêng trong tương lai.

4.3.2.5. Mức sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm rau an toàn và rau hữu cơ.

Trong thực tế nhu cầu của con người là vô hạn tuy nhiên họ lại bị ràng buộc bởi ngân sách có hạn của mình

Để phân tích sự dàng buộc của thu nhập đối với khả năng sẵn sàng chi trả của các hộ gia đình đối với các sản phẩm rau an toàn, rau hữu cơ một khi nó được bán trên thị trường của khu vực thị trấn Trâu Quỳ, chúng tôi đã tiến hành điều tra mức sẵn sàng chi trả của họ cho các sản phẩm này.

a, Đối với các sản phẩm là rau an toàn.


Có 5 mức sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau an toàn so với rau thường do chúng tôi thiết kế sẵn để phỏng vấn hộ tiêu dùng rau đó là :

- Mức trả cao hơn 0% cho sản phẩm RAT

- Mức trả cao hơn 0 - 5% cho sản phẩm RAT

- Mức trả cao hơn 5 - 10% cho sản phẩm RAT

- Mức trả cao hơn 10 - 15% cho sản phẩm RAT

- Mức trả cao hơn 15 - 20% cho sản phẩm RAT

- Mức trả cao hơn 20% cho sản phẩm RAT

Thông thường với các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trên thị trường các khách hàng luôn muốn mua với mức giá rẻ nhất có thể, trong trường hợp này với các sản phẩm rau an toàn chúng ta sẽ xem hành vi của các khách hàng ra sao thông qua việc đưa ra mức giá cho họ sẵn sàng trả để có thể mua được sản phẩm.



Bảng 4.6 Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau an toàn so với rau thường

Mức cao hơn

Đơn vị tính

Số hộ

Cơ cấu %

0

%

0

0

0 - 5

%

12

30

5 – 10

%

9

22,5

10 – 15

%

9

22,5

15 – 20

%

8

20

>20

%

2

5

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)

Biểu 2: Cơ cấu sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau an toàn của các hộ điều tra



(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)
Bảng 4.6 phản ánh mức sẵn sàng chi trả cao hơn cho rau an toàn so với rau thường của các hộ tiêu dùng được phỏng vấn.

Lớn hơn 20% so với giá rau thường là mức giá tham khảo chúng tôi đưa ra để thăm dò ý kiên của 40 hộ tiêu dùng. Kết quả cho thấy có 30,0% số hộ chấp nhận trả giá cao hơn 0 – 5% so với rau thường để được tiêu dùng sản phẩm rau an toàn. Bên cạnh đó có khoảng 65% số hộ sãn sàng trả mức giá cao hơn rau thường trong khoảng từ 5 – 20%. Đây là tín hiệu rất đáng mừng vì hành vi này không chỉ thể hiện ý thức của người tiêu dùng về mức độ nguy hại của rau thường ngày mà nhu cầu của họ đã biến thành cầu thực sự. Đặc biệt không có hộ nào trả trả giá rau an toàn bằng với mức rau thường và có 5% hộ chấp nhận trả giá với sản phẩm rau an toàn cao hơn rau thường với mức > 20%, thể hiện sự nhận thức ngày càng cao của người tiêu dùng về sản phẩm rau an toàn, họ đã có ý thức về về sức khỏe của mình khi sẵn sàng chi trả cao hơn để có được sản phẩm an toàn cho bản thân.

Biểu 2 thể hiện mối quan hệ giữa mức sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau an toàn với cơ cấu trên tổng số các hộ điều tra. Nhìn vào đồ thị nếu mức sẵn sàng chi trả càng tăng thì tỷ lệ số hộ lựa chọn càng giảm, thể hiện xu thế biến động tất yếu của nhu cầu khi có sự thay đổi về giá.

b, Đối với các sản phẩm rau hữu cơ.

Cũng như rau an toàn rau hữu cơ mang tính an toàn rất cao cho người sử dụng tuy nhiên với đặc thù quy trình sản xuất và kiểm định nghiêm ngặt rau hữu cơ có giá cao hơn so với rau an toàn, dưới đây chúng tôi đã kiểm định nhu cầu về rau hữu cơ của các hộ tiêu dùng bằng hệ thống các thang đo

. Để đo mức độ sẵn lòng chi trả cho sản phẩm rau hữu cơ của các hộ tiêu dùng chúng tôi đưa ra 6 mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm rau hữu cơ so với rau thường đó bao gồm:



  • Mức trả cao hơn 0% cho sản phẩm rau hữu cơ

  • Mức trả cao hơn 0 - 10% cho sản phẩm rau hữu cơ

  • Mức trả cao hơn 10 – 20% cho sản phẩm rau hữu cơ

  • Mức trả cao hơn 20 - 30% cho sản phẩm rau hữu cơ

  • Mức trả cao hơn 30 - 40% cho sản phẩm rau hữu cơ

  • Mức trả cao hơn 40% cho sản phẩm rau hữu cơ

Dưới đây là kết quả thu được từ quá trình điều tra 40 hộ gia đình:

Bảng 4.7 Mức giá sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau hữu cơ so với rau thường

Mức sẵn lòng chi trả cao hơn

Đơn vị tính

Số hộ

Cơ cấu %

0

%

0

0

0- 10

%

11

27,5

10- 20

%

9

22,5

20- 30

%

8

20

30 – 40

%

6

15

>40

%

6

15

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)

Biểu 3: Cơ cấu sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau hữu cơ của các hộ điều tra



(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)
Bảng 4.7 cho biết mức độ sẵn sàng chi trả cao hơn của hộ tiêu dùng rau cho sản phẩm rau hữu cơ, kết quả tổng hợp cho thấy trong số 40 hộ không có hộ nào lựa chọn mức trả giá cho các sản phẩm rau hữu cơ bằng với mức rau thường, điều này cho thấy nhận thức của người dân về các sản phẩm rau hữu cơ, họ sẵn sàng chi trả cao hơn để có các sản phẩm an toàn. Cụ thể: có 11 hộ sẵn sàng trả mức giá cao hơn từ 0- 10% chiếm tỷ lệ 27,5% cao nhất trong số các ý kiến, sau đó là mức sẵn sàng trả cao hơn 10- 40% so với mức rau thường với ý kiến lựa chọn của 23 hộ tiêu dùng chiếm tỷ lệ 57,5%. Ngoài ra có 15% số hộ đã chấp nhận trả với sản phẩm rau hữu cơ cao hơn rau thường tới hơn 40%. Có một nhận định rằng có thể một bộ phận người dân còn mơ hồ về khái niệm rau hữu cơ tuy nhiên với sản phẩm rau an toàn là nền tảng họ hoàn toàn đón nhận sản phẩm rau hữu cơ, mặc dù giá của nó là không rẻ trên thị trường. Phân tích cũng cho thấy rằng tỷ lệ các ý kiến lựa chọn sẵn sàng trả mức giá cao để có thể được tiêu dùng sản phẩm rau an toàn và rau hữu cơ, nó thể hiện đa số các hộ dân muốn sử dụng các sản phẩm rau tốt cho sức khỏe của mình và họ sẵn sàng chi trả mức giá cao để khuyến khích các nhà sản xuất đem bán các sản phẩm rau an toàn này trên thị trường một cách tự tin hơn.

Từ các phân tích đã nêu ở trên cho thấy rằng có một tỷ lệ khá cao các ý kiến lựa chọn sẵn sàng trả mức giá cao để có thể được tiêu dùng sản phẩm rau an toàn hoặc rau hữu cơ, cũng phải thấy rằng thị trấn Trâu Quỳ có nhu cầu tiêu dùng rau an toàn rất lớn, kết quả phân tích đã cụ thể hóa nhu cầu của người tiêu dùng bằng việc sẵn lòng trả giá cao để tiêu dùng các sản phẩm này.

Đánh giá biểu 3: Biểu này phản ánh về mối quan hệ giữa mức sẵn sàng chi trả cao hơn cho sản phẩm rau hữu cơ của các hộ điều tra, khi đi vào so sánh với mức sẵn sàng chi trả cho sản phẩm rau an toàn thể hiện ở biểu 2 thì ta thấy đối với rau hữu cơ cũng phản ánh một xu thế chung đó là mức sẵn sàng chi trả giảm khi giá rau hữu cơ tăng lên, tuân theo quy luật cung cầu của nền kinh tế.

4.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa mức thu nhậpnhu cầu sẵn sàng chi trả cao hơn mức bình thường đối với các sản phẩm rau hữu cơ và rau an toàn.


4.3.3.1. Mối quan hệ giữa mức thu nhậpnhu cầu sẵn sàng chi trả cao hơn mức bình thường đối với các sản phẩm rau an toàn.

→ Tiến hành so sánh giữa hai chỉ tiêu đó là mức thu nhập với nhu cầu chi trả cao hơn mức bình thường đối với các sản phẩm rau an toàn.



Bảng 4.8 Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức sẵn sàng chi trả cao hơn (%) với sản phẩm rau an toàn

Mức trả cao hơn (%)

Số hộ

Từ 0,5 -> 1,12 triệu đ/người/ tháng

Từ 1,12 -> 1,74 triệu đ/người/tháng

Từ 1,74 -> 2,36 triệu đ/người/ tháng

Từ 2,36 -> 2,98 triệu đ/người/

tháng


Từ 2,98 -> 3,60 triệu đ/ người/ tháng

0

0

x

x

x

x

x

0-5

12

5

4

3

x

x

5- 10

9

3

4

1

1

x

10- 15

9

2

5

2

x

x

15-20

8

3

3

x

2

x

>20

2

x

x

x

x

2

Tổng

40

13

16

6

3

2

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)

Từ bảng số liệu ở trên cho chúng ta nhận xét như sau:

Trong khoảng thu nhập bình quân từ 0,5 đến 1,12 triệu, hộ lựa chọn mức chi trả cao hơn rau thường từ 0 – 10% , không có hộ nào trong khoản thu nhập này lựa chọn mức chi trả cao hơn 20%.

Trong khoảng thu nhập bình quân từ 1,12 đến 1,74 triệu, các hộ cũng chủ yếu lựa chọn khoảng cao hơn từ 0 đến 15%, cao hơn nhóm trên, tuy nhiên, vẫn chưa có hộ nào lựa chọn mức trả cao nhất là trên 20%.

Trong khoảng thu nhập trung bình từ 1,74 đến 2,36 triệu, các hộ cũng lựa chọn chủ yếu mức cao hơn từ 0 đến 15%

Trong khoảng thu nhập trung bình từ 2,36 đến 2,98 triệu, các hộ lựa chọn ở mức 5 đến 10% và 15 đến 20%

Trong khoảng thu nhập trung bình từ 2,98 đến 3,60 triệu, các hộ đều lựa chọn mức chi trả cao nhất trên 20%

Có thể nói rằng hầu hết các hộ điều tra đều sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm rau an toàn từ 5 – 20%. Nó không chỉ phản ánh mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thu nhập và khả năng sẵn sàng chi trả mà phân tích đã chỉ ra hiện trạng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của các hộ tới đâu thông qua số liệu của các hộ điều tra.

Từ những phân tích ở trên cho ta nhận xét một cách trực quan là mức thu nhập bình quân có sự ảnh hưởng tới mức sẵn lòng tri trả cho sản phẩm rau an toàn. Với những nhóm người có mức thu nhập bình quân không phải là cao chỉ khoảng từ 1,00- 2,00 triệu đồng trên một tháng họ chấp nhận chi trả cho rau an toàn cao hơn, nhưng họ vẫn phải xem xét đến mức thu nhập của mình cho nên việc chấp nhận mức chi trả cao hơn cũng ở nhiều mức khác nhau và chủ yếu họ chấp nhận với những mức từ 5- 20%. Với những nhóm người có mức thu nhập bình quân hàng tháng cao hơn họ thường chấp nhận giá cao hơn, họ có thể chấp nhận chi trả giá cao hơn 20% để có thể được tiêu dùng sản phẩm rau an toàn

4.3.3.2. Mối quan hệ giữa mức thu nhậpnhu cầu sẵn sàng chi trả cao hơn mức bình thường đối với các sản phẩm rau hữu cơ

→ Tiến hành so sánh giữa hai chỉ tiêu đó là mức thu nhập với nhu cầu chi trả cao hơn mức bình thường đối với các sản phẩm rau hữu cơ.



Bảng 4.9 Quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người và mức sẵn sàng chi trả cao hơn (%) với sản phẩm rau hữu cơ


Mức trả cao hơn (%)

Số hộ

Từ 0,5 -> 1,12 triệu đ/ người/ tháng

Từ 1,12 -> 1,74 triệu đ/ người/ tháng

Từ 1,74 -> 2,36 triệu đ/ người/ tháng

Từ 2,36 -> 2,98 triệu đ/ người/ tháng

Từ 2,98 -> 3,60 triệu đ/ người/ tháng

0

0

x

x

x

x

x

0-10

11

5

4

2

x

x

10- 20

9

1

3

3

2

x

20-30

8

5

3

x

1

x

30-40

6

1

4

x

x

1

>40

6

1

2

1

x

1

Tổng

40

13

16

6

3

2

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình 2010)

Từ bảng trên, ta thấy:

Trong khoảng thu nhập bình quân từ 0,5 đến 1,12 triệu, hộ lựa chọn mức chi trả cao hơn rau thường từ 0 – 10% và 20 – 30%, có rất ít hộ trong khoản thu nhập này lựa chọn mức chi trả cao hơn mức này. cho thấy những hộ có thu nhập thấp, họ vẫn sẵn sàng chi trả cao hơn sản phẩm rau thường nhưng việc thu nhập bình quân của họ không cao chính vì thế mức sẵn sàng chi trả sẽ có phần hạn chế.

Trong khoảng thu nhập bình quân từ 1,12 đến 1,74 triệu, các hộ cũng chủ yếu lựa chọn khoảng cao hơn từ 10 đến 40%, cao hơn mức thu nhập trung bình của khoảng thu nhập trên, cũng đã một số hộ lựa chọn mức trả cao hơn 40%, mức thu nhập của các hộ gia đình tăng lên cho nên mức sẵn sàng chi trả của các hộ này cao hơn với mức sẵn sàng chi trả của các hộ có thu nhập từ 0,5 -> 1,12 triệu đ/ người/ tháng. Cho thấy khi mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên thì mức sẵn lòng chi trả cho sản phẩm rau hữu cơ cũng tăng, họ sẽ bớt phải tính toán hơn khi lựa chọn sản phẩm hữu cơ có lợi về sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình.

Trong khoảng thu nhập trung bình từ 1,74 đến 2,36 triệu, các hộ cũng lựa chọn chủ yếu mức cao hơn từ 0 đến 20%,

Trong khoảng thu nhập trung bình từ 2,36 đến 2,98 triệu, các hộ chủ yếu lựa chọn ở mức 10 đến 30%

Trong khoảng thu nhập trung bình từ 2,98 đến 3,60 triệu, các hộ đều lựa chọn mức chi trả cao từ 30 đến 40% và trên 40%, đây là những hộ có mức thu nhập cao hơn cả nên việc sẵn sàng chi trả với mức giá cao hơn 40% và trên 40% so với rau thường để được sử dụng rau hữu cơ cũng không làm họ phải băn khoăn nhiều vì so với mức thu nhập của họ việc phải trả thêm một số tiền không phải là lớn mà có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân và những người trong gia đình thì học sẽ vui lòng chấp nhận mức giá đó.

Qua những phân tích ở trên, ta cao thể nhận thấy, mặc dù mặt hàng rau hữu cơ chưa xuất hiện trên thị trường hiện nay nhưng trong quá trình điều tra và giải thích về sản phẩm hữu cơ người dân cũng đã có những nhận thức cơ bản ban đầu về rau hữu cơ và có những mức chấp nhận giá bao nhiêu để được tiêu dùng rau hữu cơ nếu trên thị trường có sản phẩm này. Theo điều tra cho thấy thu nhập bình quân của các hộ điều tra có ảnh hưởng đến việc sẵn sàng chi trả cao hơn để sử dụng rau hữu cơ. Sự ảnh hưởng này có thể nhận thấy rõ ràng ở các mức thu nhập thấp và thu nhập cao, có nghĩa là có sự chênh lệch về thu nhập lớn, những hộ thu nhập bình quân thấp chủ yếu lựa chọn mức cao hơn 0 đến 10, một số lựa chọn 20 đến 30%, trong khi đó, những hộ có thu nhập cao sẵn sàng lựa chọn mức cao từ 40% trở lên để được sử dụng sản phẩm rau hữu cơ. Đây cũng là cơ hội để mở rộng và phát triển thị trường rau hữu cơ trên địa bàn, trước hết là nhắm vào đối tượng có thu nhập cao rồi tiến dần đến những nhóm có thu nhập thấp hơn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ trong thời gian tới.


PHẦN V:

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN


Rau là một sản phẩm thiết yếu với đời sống của con người nó còn trở nên cần thiết hơn khi là sản phẩm rau an toàn bởi vì các sản phẩm này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng.

Nghiên cứu bằng cách điều tra trực tiếp cho thấy nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ là rất lớn. Điều này cho thấy rau an toàn đang là một sản phẩm hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường khu vực Hà Nội nói chung và khu vực thị trấn Trâu Quỳ nói riêng.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng rau, quả cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tiêu dùng sản phẩm rau, quả của người dân thị trấn Trâu Quỳ, một số các yếu tố ảnh hưởng khá mạnh như yếu tố về sở thích, yếu tố về cửa hàng người bán. Tuy nhiên trong quá trình phân tích cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu rau an toàn là không rõ ràng, nhu cầu về sản phẩm rau an toàn là khá cao và ít chịu ảnh hưởng bởi các y\ếu tố như đã ảnh hưởng tới sản phẩm rau bình thường.

Do hạn chế về thời gian và còn thiếu kinh nghiệm trong nghiên cứu thực tiễn trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, xong đây cũng là kết quả của sự cố gắng và phấn đấu không ngừng của nhóm chúng tôi. Nhóm xin được nhận những ý kiến đánh giá, góp ý kiến của thầy cô giáo của các cá nhân quan tâm tới vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu để đề tài này của chúng tôi được hoàn thiện hơn.


5.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


Trước thực trạng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ và các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng rau an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

  • Cần sớm bổ xung và hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các mặt hàng thực phẩm nói chung và các sản phẩm rau, củ, quả nói riêng. Xây dựng các hệ thống giám sát, kiểm soát trặt trẽ việc buôn bán và tiêu thụ các loại sản phẩm rau, củ, quả không rõ nguồn gốc xuất xứ.

  • Cần khuyến cáo đặc biệt hơn nữa tới người tiêu dùng về mức độ nguy hại của việc tiêu dùng các sản phẩm rau chưa qua kiểm định không an toàn trên thị trường hiện nay.

  • Đối với các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất muốn tham gia cung ứng các sản phẩm rau an toàn trên thị trường cần nắm bắt rõ nhu cầu của người tiêu dùng trên địa bàn đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng của họ từ đó có các chính sách bán hàng phù hợp vừa có lợi cho chính cơ sở sản xuất, vừa có lợi cho khách hàng.

  • Trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, từ thực trạng của quá trình nghiên cứu các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất muốn tham gia vào thị trường này cần:

Trước hết cần phải xây dựng một hệ thống sản xuất và cung ứng rau sạch, rau an toàn hoàn chỉnh, đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng về độ tin cậy, giá cả hợp lý.

Mạng lưới cung cấp từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ cần có một quy chuẩn nhất định đảm bảo cho sản phẩm rau là an toàn. Đặc biệt phải lấy được lòng tin của khách hàng.

Về chủng loại sản phẩm; với đặc điểm tâm lý người tiêu dùng của địa phương nên tập trung cung cấp các loại rau thân lá, các loại rau củ, quả nhằm đáp ứng thị hiếu của người dân trong vùng.

Về mặt hình thức sản phẩm: nên tập trung vào chỉ tiêu an toàn của sản phẩm và cung cấp thông tin nguồn gốc của sản phẩm rau một cách rõ ràng cho người tiêu dùng khi cung ứng sản phẩm trên thị trường, ngoài ra về mặt hình thức của sản phẩm cũng nên chú trọng đến khâu vận chuyển bảo quản để giúp sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của khách hàng về mặt hình thức, về giá cả cũng nên cân đối hợp lý trong các khâu để có thể bán sản phẩm với giá cả hợp lý nhất.

Thường xuyên có những buổi giới thiệu tiếp xúc với khách hàng nhằm tăng khả năng nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm rau tạo được sự kết nối giữa những nhà cung ứng rau an toàn với người dân địa phương nhằm đẩy mạnh việc tiêu dùng sản phẩm rau an toàn và các sản phẩm thực phẩm sạch nói chung

Ngay trong các chợ, các cửa hàng cần có vị trí cố định, đem lại sự quen thuộc cho khách hàng đồng thời tăng uy tín của cửa hàng.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mette Wier and Carmen Calverley. Oct 2002. Market potential for organic foods in Europe. Source: http://orgprints.org/100/

Phạm Văn Chương, Gordon Rogers, Phạm Hùng Cương. 2008. Mối liên kết giữa nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đảm bảo sản phẩm rau quả an toàn, chất lượng cao cho người tiêu dùng.

Bùi Thị Gia. 2001. Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học nông nghiệp Hà Nội.

Ngô Thị Nhuận. 2003. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở xã Vân Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tạp chí KHKT Nông Nghiệp, Tập 1, số 2/2003.

Nguyễn Thị Ngọc Ân. 2007. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm chì (Pb) trong rau xanh ở thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Tạp chí phát triển KHCN, Tập 10, số 07-2007.

TS. Trần Thị Ba. 2008. Chuỗi cung ứng rau Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng GAP.

Trần Khắc Thi. 2007. Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam – Hiện trạng và giải pháp kỹ thuật. Diễn đàn khuyến nông & công nghệ về “Rau an toàn: thực trạng và giải pháp”



Nghiên cứu của Axis. 2005. Chuỗi giá trị rau quả Cần Thơ. Metro Cash & Carry Vietnam Ltd, GTZ and Ministry of Trade of Socialist Republic of Vietnam

Phạm Văn Dư, Đào Quang Hưng và Lê Thanh Tùng. 2008. Tình hình sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến 2010 ở các tỉnh phía nam. Trong hội nghị “Sản xuất rau an toàn và định hướng phát triển đến năm 2010 ở các tỉnh phía nam” ngày 7/5/2008 tại Đà Lạt. Trang 198 – 217.






Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 392.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương