Danh mục các chữ viết tắT IV danh mục bảng biểu sơ ĐỒ V


PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



tải về 392.39 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích392.39 Kb.
#9271
1   2   3   4   5

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM

3.1.1 Điều kiện tự nhiên


3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Gia Lâm nằm ở của ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội nơi tập trung nhiều mối giao thông quan trọng: Đường thủy có sông Hồng, sông Đuống, đường sắt, đường bộ có quốc lộ 5 và quốc lộ 1 để nối các tỉnh khác và đường hàng không (sân bay Gia Lâm) và được giới hạn bởi

Phía đông, đông bắc giáp tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang

Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên

Phía Bắc giáp huyện Đông Anh Hà Nội

Phía tây giáp quận Long Biên – Hà Nội

Huyện Gia Lâm có vị trí địa lý chính trị quan trọng của thủ đô Hà Nội, có lợi thế về mặt đối ngoại là trung tâm tam giác của tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Gia Lâm là trung tâm cảu nhiều đầu mối giao thông quan trọng nằm dọc tuyến giao thông này. Quan hệ giao lưu với các quận huyện trong và ngoài thủ đô rất thuận lợi thông qua các cây cầu lớn. Đây là điều kiện rất thuận lợi thúc đẩy giao lưu liên kết mạnh mẽ giữa các tỉnh và các địa phương khác trong nước. Do Gia Lâm là một huyện ngoại thành nên có thuận lợi cho tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và rau an toàn nói riêng của huyện Gia Lâm gặp rất nhiều thuận lợi cũng như không thiếu những khó khăn thách thức

3.1.1.2 Địa hình

Phần lớn diện tích của huyện Gia Lâm không phức tạp và vùng phụ cận là đồng bằng, thấp dần từ tây xuống đông nam theo hướng chung của địa hình thành phố và cũng là theo hướng của dòng chảy sông Hồng

Vùng đồng bằng có điều kiện bằng phẳng được bồi tụ cảu phù sa của sông Hồng bề dày phù sa trung bình 90 – 120 cm. Từ đó huyện có rất nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như cho phát triển hạ tầng, dân dụng và công nghiệp.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu huyện Gia Lâm có đặc tính giống với khí hậu của khu vực Hà Nội, tiêu biểu cho khí hậu bắc bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và có mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới quanh năm tiếp nhận được bức xạ mặt trời rất rồi rào và có nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24,30 C. Do chịu ảnh hưởng của biển, huyện Gia Lâm có lượng mưa và độ ẩm khá lớn. Độ ẩm tương đối TB hàng năm là 80%. Lượng mưa TB hàng năm là 1585,5 mm, mỗi năm có khoảng 144 ngày mưa

Đặc điểm khí hậu huyện Gia Lâm rõ nét nhất là sự thay đổi khí hậu của hai mùa, mùa hè và mùa đông trong năm. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9 có đặc điểm nắng và mưa nhiều, gây ngập úng khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có đặc điểm lạnh khô hanh ít mưa với gió thịnh hành là gió đông bắc, tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm 17,20C và lượng mưa trung bình thấp nhất là 6,1 mm

Hai tháng 4 và tháng 10 hàng năm được coi là tháng chuyển tiếp sự biến động thường khí hậu ở huyện Gia Lâm chủ yếu là do sự tranh chấp ảnh hưởng của hai mùa gió và quá trình thời tiết đặc biệt của mỗi mùa. Vì thế ở địa bàn có năm rét sớm có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, có năm nhiệt độ cao nhất lên tới 42,80C ( tháng 5 năm 1926) lại có năm nhiệt độ thấp xuống tới 2,70C ( tháng 1 năm 1995)



3.1.1.4 Đặc điểm thủy văn

Huyện Gia Lâm thuộc khu vực thành phố Hà Nội có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc với nhiều sông lớn chảy qua thuộc lưu vực Sông Hồng ở phía nam thành phố, với các sông Đuống và Sông Nhuệ và lưu vực sông Cầu ở phía bắc thành phố, với sông Cà Lồ và nhiều sông đài, kênh mương thoát nước. Thành phố Hà Nội có nhiều đầm hồ tự nhiên và hệ thống kênh đê tiêu và tưới nước như hồ bảy mẫu, hoàn kiếm, Thiền quang, thành công , thủ lệ, văn chương giảng võ, ngọc khánh, hồ tây..v.v..

Với điều kiện này thuận lợi cho tưới tiêu phản triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác nếu được tận dụng tốt thì sẽ có tiềm năng cho phát triển du lịch.

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm.


Gia Lâm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển các mặt kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy vậy huyện Gia Lâm hiện nay không cần thiết đặt vấn đề an toàn lương thực lên hàng đầu mà càn tập trung vào phát triển công nghiệp thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp. Gia Lâm phải chuyển sang đa dạng hoá sản xuất theo cơ chế thị trường, phục vụ cho nhu cầu thủ đô Hà Nội, huyện Gia Lâm có nhiều tiềm năng cần được khai thác, lại nằm trong khu vực công nghiệp Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đây là đầu mối giao thông thuận lợi, lao động dồi dào, có trình độ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng được nâng cấp và từng bước được hoàn thiện. Vốn trong dân của huyện Gia Lâm để đầu tư cho sản xuất lớn. Đồng thời ở huyện Gia Lâm có các khu công nghiệp địa phương và trung ương với kỹ thuật và trình độ tổ chức cao được đầu tư mở rộng. Với những điầu kiện đõ, huyện Gia lâm có những thuận lợi trong chuển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp , thương mại ,dịch vụ Giống như tất cả các nơi khác trên miền Bắc, nông thôn Gia lâm, ngoại thành Hà Nội, cũng đã trải qua những biến đổi sâu sắc dưới tác động của đường lối hợp tác hoá nông nghiệp so Đảng và nhà nước chủ trương và tiến hành trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH, với những thành công và những thất bại trong quá trình từng bước đi vào con đường làm ăn tập thể. Với những điều kiện hiện tại huyện Gia Lâm đang là một trong những huyện ngoài thành Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng trong những năm tới.

3.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TRÂU QUỲ

3.2.1. Đặc điểm tự nhiên


a. Vị trí địa lý:

Trâu Quỳ là một thị trấn của huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Trâu Quỳ nằm dọc theo quốc lộ 5 cách trung tâm Hà Nội 12 km.

Thị trấn Trâu Quỳ có 734,57 ha diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệp vào khoảng 297.59 ha, chiếm 40,51% toàn diện tích (Nguồn: Ban thống kê TT Trâu Quỳ, 2008)

Trâu Quỳ: Phía Đông giáp xã Phú Thị, Dương Xá

Phía Tây giáp xã Đông Dư và quận Long Biên

Phía Nam giáp xã Đa Tốn

Phía Bắc giáp các xã Cổ Bi, Đặng Xá và quận Long Biên.

Cách trung tâm Hà Nội không xa, lại nằm cạnh các vùng sản xuất nông nghiệp lớn, Trâu Quỳ là nơi có vị trí địa lý thuận lợi, đầu mối cung cấp những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng trên địa bàn và vào nội đô. Mặt khác, Trâu Quỳ cũng là một trong những địa bàn sản xuất rau lớn bên cạnh những xã bạn xunh quanh. Do đó, việc hình thành nhu cầu được sử dụng các sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng tốt của người dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ trước tình trạng rau xanh hiện nay là điều tất yếu.

b. Đặc điểm địa hình, thời tiết, khí hậu:

Trâu Quỳ nằm ở ngoại thành Hà Nội, có địa hình tương đối bằng phẳng, thích hợp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, lại nằm giữa 2 nhánh sông Hồng và sông Đuống, được phù sa bồi đắp, chất lượng đất màu mỡ, nước tưới đầy đủ, đây chính là những điều kiện thuận lợi không chỉ cho thị trấn Trâu Quỳ nói riêng mà cả huyện Gia Lâm nói chung.

Trâu Quỳ nằm trọn trong vùng khí hậu đặc trưng của vùng Đông Bắc Bộ, nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt đới, gió mùa Đông Á ảnh hưởng chủ đạo đến khí hậu của vùng. Nhiệt độ trung bình của vùng khoảng 23,5o – 24,5o, tuy nhiên nhiệt độ giữa các mùa chênh lệch khá lớn, về mùa lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 10o, mùa nóng có thể lên đến 39,40o ,đây vừa là thuận lợi vửa là khó khăn cho việc phát triển rau xanh vì một mặt có thể đa dạng các loại cây trồng, song cũng trở thành điều kiện khắc nghiệt cho nông nghiệp. Lượng mưa cũng chia làm hai mùa chính là mùa mưa và mùa khô, do có hệ thống cống, kênh mương, đầy đủ, cộng thêm việc gần các nhánh sông nên lượng mưa không ảnh hưởng lớn tới việc cấp, tiêu thoát nước của vùng. Đây là thuận lợi lớn cho các nông hộ của vùng.

3.2.2. Tình hình dân số và phân bố lao động trên địa bàn


Theo thống kê của ban thống kê xã cho thấy trong những năm qua dân số ở thị trấn Trâu Quỳ biến động theo xu hướng ngày càng tăng. Năm 2008 tổng số nhân khẩu là 19892 người, số nhân khẩu phi nông nghiệp chiếm số lượng lớn nhất. Do xu hướng phát triển của thị trấn, trong quá trình đô thị hóa, người dân nhận thấy sản xuất không mang lại hiệu quả cao và họ chuyển sang đầu tư theo chiều hướng có lợi hơn. Để nâng cao thu nhận họ có thể bán hoặc cho thuê phần đất nông nghiệp và dùng vốn đầu tư vào các nghành nghề, dịch vụ khác như: Buôn bán, xây dựng nhà trọ khác cho sinh viên…

Tổng số hộ cũng tăng qua các năm, hộ nông nghiệp có xu hướng giảm, năm 2006 có 1710 hộ đến năm 2008 chỉ còn lại 1659 hộ. Còn số hộ phi nông nghiệp và hộ kiêm tăng chủ yếu ở các thôn: Vườn Dâu, Thành Chung, Kiên Chung, Nông Lâm. Điều đó chứng tỏ lao động trong xã đang chuyền dần từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, mặt khác làm các nghề tạo cho họ có thu nhập ổn định và cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp.



Biểu 1: Cơ cấu hộ của thị trấn Trâu Quỳ năm 2008



Nguồn: Ban thống kê thị trấn Trâu Quỳ


3.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn
Bảng 3.1 Phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh của thị trấn Trâu Quỳ


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

So sánh (%)




SL

CC (%)

SL

CC (%)

SL

CC (%)

7/6

8/7

BQ

I - Tổng giá trị sản xuất

Tỷ đồng

94.2

100

103.6

100

115

100

110.01

111

110.5

1. Nông nghiệp

Tỷ đồng

12.7

13.48

14.73

14.21

15.52

13.49

115.98

105.4

110.6

Ngành trồng trọt

Tỷ đồng

9.1

71.65

9.83

66.73

9.97

64.24

108.02

101.4

104.72

Ngành chăn nuôi

Tỷ đồng

3.1

24.41

3.97

26.95

4.25

27.38

128.06

107.1

117.56

Ngành TTTS

Tỷ đồng

0.5

3.94

0.93

6.31

1.3

8.38

186

139.8

162.89

2. TTCN - XDCBGTVT

Tỷ đồng

38

40.34

43.2

41.69

45

39.12

113.68

104.2

108.93

3. TMDV

Tỷ đồng

43.5

46.18

45.7

44.1

54.5

47.38

105.06

119.3

112.16

II - Các chỉ tiêu bình quân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Tổng GTSX/ Khẩu

Tr.đồng

4.85

 

5.28

 

5.78

 

108.9

109.5

109.7

2. Tổng GTSX/ Hộ

Tr.đồng

28.18

 

30.77

 

33.58

 

109.2

109.1

109.2

3. Tổng GTSX/ Lao động

Tr.đồng

10.83

 

11.31

 

11.89

 

104.4

105.1

104.8

Nguồn: Ban thống kê thị trấn Trâu Quỳ

Qua bảng số liệu cho thấy tổng giá trị sản xuất của thị trấn Trâu Quỳ tăng qua các năm. Trong đó mức đóng góp của ngành sản xuất nông nghiệp là thấp nhất. Do một phần đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ cho lĩnh vực khác vì thế ngành trồng trọt có xu hướng giảm nhẹ. Ngành chăn nuôi có xu hướng phát triển không ổn định do những năm gần đây thường xảy ra các dịch bệnh kéo theo giá trị sản xuất kinh doanh của ngành này giảm xuống. Nhìn chung giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thị trấn Trâu Quỳ tương đối cao, có được như vậy là do người dân thị trấn đã chuyển từ việc trồng lúa sang trồng các loại cây khác có giá trị hơn: Sản xuất giống cây ăn quả, trồng rau… Ngành nuôi trồng thủy sản mới xuất hiện, giá trị sản xuất của ngành này có tăng qua các năm nhưng không đáng kể.

Đóng góp lớn nhất vào tổng giá trị sản xuất của thị trấn Trâu Quỳ phải kể đến các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản và giao thông vận tải, hàng năm đóng góp vào tổng giá trị sản xuất một cách đáng kể và xu hướng còn tăng trong tương lai. Ngành thương mại dịch vụ phát triển nhất, đó là kết quả đổi mới của các cơ quan, các trung tâm và trường học trên địa bàn. Mặt khác quá trình đô thị hóa làm cho thị trấn ngày càng phát triển và còn đường lien xã được tu bổ, giao thông thông suốt làm cho hoạt động kinh doanh, giao lưu buôn bán giữa các vùng dễ dàng hơn.

Tóm lại trong những năm gần đây giá trị sản xuất của thị trấn tương đối cao, đời sống của thị trấn ngày càng được nâng lên. Mức sống cao thì nhu cầu sử dụng các loại hang hóa có chất lượng ngày càng cao, trong đó có sản phẩm nông nghiệp, ngoài chất lượng cao thì yếu tố an toàn cũng là một vấn đề quan trọng.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 392.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương