Danh mục các chữ viết tắT IV danh mục bảng biểu sơ ĐỒ V



tải về 392.39 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích392.39 Kb.
#9271
1   2   3   4   5

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU


1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu xác định nhằm làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ- Gia Lâm- Hà Nội, từ đó giúp chúng tôi đưa ra những kiến nghị, giải pháp giúp người dân, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đưa ra những phương án tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn.



      1. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu và thực tiễn về rau an toàn các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau an toàn.

- Nghiên cứu xác định đặc điểm tiêu dùng sản phẩm rau an toàn và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ.

- Đưa ra các giải pháp giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và chất lượng chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng với rau an toàn. Vậy vấn đề mà chúng ta quan tâm chính là tại sao người tiêu dùng không thể tiếp cận được với rau an toàn và những gì ảnh hưởng tới quá trình tiếp cận của họ. để người dân biết đến sản phẩm rau an toàn, và tiêu dùng là một vấn đề còn nhiều điều để cho các nhà sản xuất và các cơ quan chức năng quan tâm từ đó dẫn tới thành lập đề tài nghiên cứu của chúng tôi.

1.3 CÁCH TIẾP CẬN


Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đưa ra hai cách tiếp cận cơ bản đó là:

- Tiếp cận theo nhu cầu: dựa vào nhu cầu của người dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ về sử dụng các sản phẩm rau an toàn.

- Tiếp cận có sự tham gia: kết hợp trên giác độ cả người sản xuất và người tiêu dùng rau an toàn để làm rõ vấn đề về việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn của người dân trên địa bàn.

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu là những hộ dân trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ những người đang trực tiếp sử dụng các loại rau trên thị trường. Qua đó nghiên cứu hành vi tiêu dùng của họ và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng rau của họ trên địa bàn nghiên cứu.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu nhằm phản ánh thực trạng nhu cầu tiêu dùng rau an toàn và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiêu dùng rau an toàn trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ nhằm đưa ra các giải pháp giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn hoàn thành quy trình sản xuất và chất lượng chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với rau an toàn.

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, trọng điểm là một số các thôn như Đào Nguyên, An Đào, Cửa Việt, Chính Trung, Kiên Thành, Vườn Dâu, Nông Lâm. Việc chọn địa bàn nghiên cứu như vậy đảm bảo có cách nhìn tương đối tổng thể về việc chọn mẫu.

- Phạm vi thời gian: đề tài của chúng tôi được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010- tháng 10/2010

PHẦN II : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ

THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI




2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Nhu cầu là gì?


Nhu cầu là một khái niệm tương đối rộng, được hiểu và khái quát theo nhiều cách khác nhau sau đây là một số khái niệm về nhu cầu:

- Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người lại có một nhu cầu khác nhau.

- Theo philip kotler, chuyên gia marketing hàng đầu thế giới: nhu cầu là cảm giác thiếu hụt cái gì đó mà con người cảm nhận được. nhu cầu con người đa dạng và phức tạp. Nhu cầu ăn uống, nhu cầu sự ấm áp và an toàn, nhu cầu về tài sản, thế lực tình cảm… khi nhận thức được nhu cầu con người sẽ tìm cách tìm vật gì đó để thỏa mãn nó. Từ đó hình thành lên ước muốn (Nguyễn Nguyên Cự- 2005)

- Nhu cầu con người được hình thành trong quá trình đấu tranh với tự nhiên và đấu tranh giai cấp, nên mang tính chất xã hội và có giai cấp. Nhu cầu của con người trong xã hội: một mặt phản ánh những điều kiện vật chất và tinh thần có trong xã hội, mặt khác phản ánh nguyện vọng của người tiêu dùng, điều đó cũng có nghĩa là nhu cầu gắn liền với tiêu dùng bởi vì mỗi nhu cầu cụ thể nào đó của con người đều đồng thời phán ánh khả năng tiêu dùng, vừa phản ánh nguyện vọng tiêu dùng.


2.1.2. Phân loại nhu cầu


2.1.2.1 Phân loại theo chủ thể bao gồm nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân

  • Nhu cầu xã hội: là nhu cầu về mở rộng sản xuất, xây dựng cơ bản, công trình văn hóa xã hội,dự trữ và bảo hiểm xã hội. Đó là nhu cầu về tích lũy.

  • Nhu cầu cá nhân: là nhu cầu về bồi dưỡng sức lao động và bồi dưỡng tài năng. Đó chính là nhu cầu tiêu dùng.

→ Như vậy, mỗi quan hệ giữa nhu cầu xã hội và nhu cầu cá nhân về thực chất là mỗi quan hệ tích lũy để mở rộng và cải tiến sản xuất với tiêu dùng để duy trì và phát triển sức lao động. Giải quyết thỏa đáng mối quan hệ này sẽ tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển, trên cơ sở đó mà ngày càng cải thiện đời sống người dân.

2.1.2.2 Phân loại theo khách thể: bao gồm nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần

- Nhu cầu vật chất: là nhu cầu bảo tồn con người về mặt sinh học, đó là nhu cầu có tính chất bẩm sinh tạo thành bản năng tự nhiên vốn có của con người với bất kỳ xã hội nào thì nhu cầu vật chất và nhu cầu trước nhất và quan trọng nhất của con người.

- Nhu cầu tinh thần: nhu cầu tinh thần không phải là bẩm sinh của con người, nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển tiến bộ của loài người. Nhu cầu tinh thần không có giới hạn được tăng lên nhanh chóng và ngày càng phong phú đặc biệt là nhu cầu về giáo dục, văn hóa, nghệ thuật.

2.1.2.3 Phân theo trình độ phát triển của xã hội: bao gồm nhu cầu lý tưởng, nhu cầu đã đạt được và nhu cầu cần thực hiện.

- Nhu cầu lý tưởng: là nhu cầu hợp lý mang tính chất lý thuyết được xác định căn cứ vào yêu cầu về sinh lý của các lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo nhu cầu lý tưởng chỉ là một bộ phận hợp lý trong tổng thể những mong muốn và đòi hỏi không bời bến của con người. Trong đời sống xã hội sự ra tăng nhu cầu và tư liệu để thỏa mãn nó đồng thời đẻ ra sự thiếu thốn nhu cầu và tư liệu để thỏa mãn một khi nhu cầu nào đó của con người được thỏa mãn sẽ có nhu cầu mới, sự xuất hiện thường xuyên của những nhu cầu mới thúc đẩy con người hoạt động. Con người sẽ ngừng hoạt động khi không có nhu cầu nữa. Hay nói cách khác, thể hiện mong muốn về mặt lý thuyết của nhu cầu được xác định trên cơ sở nghiên cứu khoa học về mặt sinh lý của con người. Nhu cầu này không bị giới hạn bởi khả năng thực hiện của xã hội.

- Nhu cầu đã đạt được: là nhu cầu hình thành trên thực tế, là nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng sản xuất và các điều kiện xã hội nhu thu nhập, giá cả… trong từng thời kỳ nhất định.

- Nhu cầu thực hiện: là nhu cầu thỏa mãn trên thực tế, nó được quyết định bởi khả năng thanh toán của người tiêu dùng và khả năng cung ứng hàng hóa. Khi cung không cân bằng thì khối lượng và cơ cấu nhu cầu thực tế và nhu cầu thực hiện không trùng nhau. Nếu cung một loại hàng hóa nào đó thấp hơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu thực tế sẽ lớn hơn cầu thực hiện và tạo ra nhu cầu không được thoả mãn, ngược lại nếu cung một loại hàng hóa nào đó cao hơn nhu cầu hàng hóa đó thì cầu thực tế sẽ nhỏ hơn cầu thực hiện và tạo ra nhu cầu được thỏa mãn.


2.1.3. Một số vấn đề liên quan đến tâm lý người tiêu dùng


2.1.3.1 Hành vi của người tiêu dùng là gì?

Hành vi người tiêu dùng là khoa học nghiên cứu động cơ thái độ hành vi mua hàng hoặc không mua hàng của một người tiêu dùng. Hành vi người tiêu dùng bắt dễ và ăn sâu trong tâm lý phô trương của con người trong xã hội, mỗi cá nhân trong xã hội không ai giống ai vì thế hình thành lên những quyết định tiêu dùng khác nhau.

2.1.3.2 Một số quy luật tâm lý của người tiêu dùng

- Quy luật tâm lý thứ nhất: nhu cầu và các hoạt động nói chung và các hoạt động sản xuất nói riêng có mối quan hệ mật thiết tương tác qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Sản xuất tốt thì đáp ứng được nhu cầu tốt và ngược lại. Đây còn thể hiện mối tương quan giữa hành động và nhu cầu, không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, hoạt động còn làm nảy sinh những nhu cầu tiêu dùng mới. Một khi trình độ tiêu dùng này được thỏa mãn làm nảy sinh những ham muốn ở trình độ cao hơn, có chất lượng, có văn hóa hơn.

- Quy luật tâm lý thứ hai: đó là tính kích thích của nhu cầu đối với hoạt động nói chung, sản xuất nói riêng, không phải bao giờ cũng như nhau và bao giờ cũng giống nhau. Nhu cầu tiêu dùng được đáp ứng gần mức mãn nguyện thì tính kích thích của nó cũng yếu dần người ta chỉ và chỉ khát khao tiêu dùng khi đối tượng thỏa mãn còn mới, chưa thật đầy đủ lòng ham muốn của người tiêu dùng còn cao. Nghệ thuật thỏa mãn tiêu dùng còn thể hiện ở chỗ trình tự đưa ra các mặt hàng đối với số lượng và chất lượng như thế nào, theo thứ tự nào để người mua không bị nhàm chán, và nhu cầu với cái mới, cái tốt, cái đẹp bao giờ cũng có tác động kích thích đối với hoạt động để làm ra những vật phẩm tốt hơn bao giờ cũng có kích thích làm ra những vật phẩm tốt hơn.

- Quy luật tâm lý thứ ba: hoạt dộng nói chung, hoạt động sản xuất nói riêng của con người là không cùng và nhu cầu của con người cũng bất tận. Con người có thể phát triển gắn liền với sự gia tăng hoạt động và tăng cường nhu cầu. Tiết chế nhu cầu, không nâng cao chất lượng cuộc sống là kìm hãm phát triển của xã hội do không khai thác và sử dụng hết tiềm năng sáng tạo còn rất phong phú trong mỗi con người.

- Quy luật tâm lý thứ tư: vấn đề nêu bật ở đây là xã hội càng đóng kín thì nhu cầu càng trì trệ và cứ lặp đi lặp lại mãi. Sự tiến bộ của một quốc gia cần có sự giao lưu trao đổi.

* Tóm lại, tâm lý tiêu dùng bao hàm có nhu cầu, thị hiếu, thói quen, hứng thú và truyền thống tiêu dùng. Tâm lý tiêu dùng thể hiện cả chất lượng sống, mức sống và nếp sống. Tâm lý tiêu dùng đã và đang hình thành phát triển trong xã hội. Nó thúc đẩy sản xuất phát triển.

2.1.3.3 Sự hình thành tâm lý người tiêu dùng

Việc tiêu dùng hàng hóa- dịch vụ còn chịu ảnh hưởng bởi bốn yếu tố tâm lý: động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái độ.



- Động cơ: tại bất kỳ một thời điểm nhất định nào con người cũng có nhu cầu. Một số nhu cầu có nguồn gốc sinh học. Chúng nảy sinh từ những trạng thái căng thẳng về tâm lý như nhu cầu được thừa nhận được kính trọng hay được gần gũi về tinh thần. Hầu hết những nhu cầu có nguồn gốc từ tâm lý đều không đủ mạnh để thúc đẩy con người hành động theo chúng ngay lập tức, một nhu cầu sẽ trở thành động cơ khi nó tăng lên đến một mức đủ mạnh. Một động cơ hay một sự thôi thúc là một nhu cầu đã có đủ sức mạnh để thôi thúc người ta hành động, việc thỏa mãn nhu cầu sẽ làm giảm bớt cảm giác căng thẳng.

- Nhận thức: của một người có động cơ luôn sẵn sàng hành động. Vấn đề người có động cơ đó sẽ hành động như thế nào trong thực tế còn chịu ảnh hưởng từ sự nhận thức của người đó về tình huống lúc đó. Có sự nhận thức khác nhau về một tình huống bởi mỗi người chúng ta soi xét, tổ chức và giải thích thông tin đó theo cách riêng của mình. Nhân thức là quá trình thông qua đó cá thể tuyển chọn, tổ chức và giả định thông tin tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới xung quanh.

- Tri thức: khi người ta hành động, họ cũng đồng thời lĩnh hội được tri thức, tri thức mô tả những thay đổi trong hành vi của cá thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Hầu hết các hành vi của con người đều được lĩnh hội.

- Niềm tin và thái độ: thông qua hành động và tri thức con người sẽ tạo nên niềm tin và thái độ về hàng hóa tiêu dùng. Niềm tin sẽ giúp con người quyết định tiêu dùng hàng hóa dịch vụ. Ví dụ hiện nay vấn đề chăm sóc sức khỏe được quan tâm, đồng thời xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm làm cho nhu cầu về rau sạch tăng lên. Tuy nhiên người dân còn chưa có niềm tin về nguồn cung ứng rau an toàn.

2.1.4. Khái niệm về “Nông nghiệp sạch” và khái niệm về rau an toàn


2.1.4.1 Khái niệm về “Nông nghiệp sạch”

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có hai quan niệm về nông nghiệp sạch, đó là nông nghiệp sạch tương đối và Nông nghiệp sạch tuyệt đối

- Nông nghiệp sạch tuyệt đối là nông nghiệp hữu cơ, Nông nghiệp sinh học, ở nền nông nghiệp này người ta áp dụng các biện pháp hữu cơ và sinh học, trở lại chế độ canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Các loại cây trồng được sản xuất trong nhà kính, và cách ly với các yếu tố độc hại của môi trường bên ngoài. Hầu như nền nông nghiệp này chỉ áp dụng được ở các nước phát triển, vì họ có điều kiện về tài chính để đâu tư vốn cũng như cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp.

- Nông nghiệp sạch tương đối là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học, kỹ thuật cao với các biện pháp hữu cơ, sinh học để giảm thiểu tới mức thấp nhất việc sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của sản xuất đến môi trường, đồng thời các sản phẩm sản xuất ra có dư lượng chất hóa học, kim loại nặng và độc tố ở mức cho phép. Nền nông nghiệp này hầu hết được áp dụng ở các nước đang phát triển.

2.1.4.2 Khái niệm rau an toàn

Rau an toàn ( RAT) là khái niệm xuất hiện ở nước ta trong thời gian gần đây trước tình hình một số sản phẩm rau xanh được tiêu thụ trên thị trường đã gây ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.

Theo tổ chức y tế thế giới WHO tổ chức nông lương và lương thực của liên hợp quốc FAO thì rau an toàn phải đảm bảo các yếu tố sau:


  • Rau đảm bảo phẩm cấp chất lượng không bị hư hại, dập nát, héo, và không ủ bằng hóa chất độc hại.

  • Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hàm lượng Nitrat và kim loại nặng dưới mức cho phép.

  • Rau không bị bệnh không có vi sinh vật gây hại cho con người và gia súc.

  • Tiêu chuẩn rau an toàn của thế giới và của Việt Nam.

  • Theo các nhà nghiên cứu, hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản phẩm rau như hàm lượng Nitrat kim loại nặng hóa chất bảo vệ thực vật, vi sinh vật...có thể gây hại tới sức khỏe người sử dụng tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm, do đó sản phẩm rau được coi là an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuật cho phép của cơ quan giám định chất lượng và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp.

Tiêu chuẩn RAT thế giới và Việt Nam

Theo các nhà nghiên cứu hàm lượng các yếu tố gây ô nhiễm trên các sản phẩm rau như hàm lượng nitơ rát, kim loại nặng, hóa chất BVTV, vi sinh vật.. có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm. Do đó, sản phẩm rau đươc xem là an toàn khi đáp ứng được các thông số kỹ thuât cho phép của các cơ quan giám định và ở mỗi quốc gia đều xây dựng các chỉ tiêu phù hợp. Theo tổ chức Y tế thế giới, dư lượng cho phép trong sản phẩm rau đối với các yếu tố ô nhiễm như sau:



Bảng 2.1 : Ngưỡng cho phép dư lượng nitrat trong một số loại rau ( Theo qui định của WHO)
ĐVT: mg/kg sản phẩm

Loại rau

Dư Lượng

Loại rau

Dư lượng

Dư hấu

60

Hành tây




Dưa bở

90

Cà chua

150

Ớt ngọt

200

Dưa chuột

150

Măng tây

200

Khoai tây

250

Đậu quả

200

Cà rốt

250

Ngô rau

300

Hành lá

400

Cải bắp

500

Bầu bí

400

Xu hào

500

Cà tím

400

Súp lơ

500

Xà lách

1500

( nguồn: FAO, 1993)
Bảng 2.2: Hàm lượng kim loại nặng ( Theo quy định của WHO)

Loại kim loại

Dư lượng

Loại kim loại

Dư lượng

Chì ( pb)

0,5

Camidi ( Cd)

0,03

Asen ( As)

0,2

Thủy ngân ( Hg)

0,02

Đồng ( Cu)

5,0

Kẽm ( Zn)

10,0

Thiếc ( Sn)

200,0

Aplatoxin BI

0,005

Paiutin

0,05







(nguồn: FAO, 1993)

Rau an toàn ( RAT) là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh tác trên các diện tích dất có thành phần hóa - thổ nhưỡng được kiểm soát (nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và chất độc hại có nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh hoạt còn tồn tại trong đất đai), được sản xuất theo những quy trình nhất định ( đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.

Gọi là rau an toàn vì trong quá trình sản xuất rau người ta vẫn sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn tồn tại một dư lượng nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Theo tổ chức y tế thới giới rau an toàn là rau cần phải đạt được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dư lượng thuốc BVTV, phân bón, kim loại nặng, và vi sinh vật trong rau phải đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép. Nếu vi phạm một trong bốn tiêu chuẩn trên thì không được gọi là rau an toàn.

Rau an toàn của Việt Nam được nói tới chủ yếu để phân biệt với rau được canh tác bằng các kỹ thuật thông thường, họ kiểm soát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm. Ở các nước phát triển với quy trình công nghệ sản xuất rau chuẩn, với sử dụng phân bón, thuốc BVTV kiểm soát được, vấn đề rau an toàn về cơ bản đã được giải quyết.

Bộ NN&PTNT của Việt Nam đưa ra các quy định về sản xuất rau an toàn như sau:

Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng hóa chất và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gọi tắt là rau an toàn.

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm của sản phẩm rau đặt ra như sau

Về hình thái: sản phẩm thu hoạch đúng thời điểm, đúng yêu cầu của từng loại rau, đúng độ chín kỹ thuât ( hay thương phẩm), không dập nát , hư thối, không lẫn tạp, không sâu bệnh và có bao gói thích hợp

Về nội chất phải đảm bảo mức quy định cho phép

+ Dư lượng các loại hóa chất BVTV trong sản phẩm rau.

+ Hàm lượng NO3 tích lũy trong sản phẩm rau.

+ Hàm lượng tích lũy của một số kim loại nặng chủ yếu như: chì, thủy ngân, asen, cadimin, đồng

+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh ( ecoli, sanmollela, trứng giun, sán..v.v)

Sản phẩm rau an toàn chỉ được coi là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu trên không vượt quá giới hạn quy định.

Tóm lại, theo quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an toàn là rau được sản xuất theo quy trình kỹ thuật đáp ứng nhu cầu sau:

- Rau an toàn là rau đảm bảo phẩm cấp, chất lượng, không bị gây hại, dập nát, héo úa

- Dư lượng thuốc trừ sâu, BVTV hàm lượng NO3 và hàm lượng kim loại nặng dưới mức cho phép

- Không bị sâu bênh, không có vi sinh vật gây hại cho người và gia súc



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 392.39 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương