CÂu lạc bộ SÁng tác thơ – VĂn công giáO


Sông La TRÁI TIM NHÀU NÁT



tải về 0.57 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.57 Mb.
#37327
1   2   3   4

Sông La

TRÁI TIM NHÀU NÁT

An Thiện Minh
King cong king cong, còng kinh kính còng… Tiếng chuông tình yêu đổ vang trong trời chiều lộng gió nghe thanh thoát và ru lòng đến lạ ! Còng kinh kính còng… Âm thanh trìu mến văng vẳng dội vào trái tim như âm điệu của tiếng hát Lời Kinh Kính Mừng…
Người đàn bà chậm lắng dừng lại nơi có tiếng chuông gọi mời thao thức ấy. Từ rất lâu, bước chân bụi mờ với những vết trầy trụa cuộc đời đã làm tâm hồn người đàn bà xa dần nơi hoà điệu của bao trăn trở, nơi nối kết tơ vương đất trời, nơi mà bước chân tung tăng thuở nào còn đong đầy niềm vui rực sáng. Ánh nắng trên cao nhẹ nhàng rọi bóng thập tự ngay trên dấu chân ngại ngần còn nhiều chông chênh… người đàn bà rón rén đặt tiếp bước chân mình đi về hướng Thập Tự.
Hai cánh cổng to lớn của Ngôi Nhà Tình Yêu vẫn đóng chặt trước mắt làm người đàn bà ngơ ngác. Nhìn sang bên trái, một cái nhìn hơi ngược hướng, người đàn bà trông thấy một cánh cửa nhỏ khép hờ… như đón chào hay ngăn lại bước chân mình…? Cánh cửa nhỏ với lối mở hạn hẹp khiến người đàn bà ngần ngừ và do dự… Vào để làm gì ? Có hay chăng một Ánh Sáng làm dịu mát trái tim đơn độc ? Có hay chăng Dòng Nước Tinh Tuyền thanh tẩy bụi đời lòng trần hanh hao ? Những suy nghĩ bất chợt vang lên trong trái tim, khiến bước chân người đàn bà đứng sững lại nơi lối hẹp giữa sự tiến tới thanh cao hay quay lại bụi mờ đa đoan.
Nhìn quanh quất không thấy ai dòm ngó, như một sức đẩy buông rơi nỗi niềm mặc cảm, người đàn bà lách mình qua khe cửa, đôi tay không dám đẩy cánh cửa mở rộng ra vì sợ làm bẩn chốn lặng Thánh.
Từng bước… từng bước đi lên bậc thềm, người đàn bà hồi hộp cảm nhận từng nhịp rung kỳ lạ từ trái tim. Phải chăng đây là Ngôi Nhà mà cuộc đời đã bỏ quên ? Cho giờ đây bao nhiêu yêu thương cứ tràn về ngập lối… Không thể thở được nữa, người đàn bà bước vào tìm một chỗ khuất để lặng trầm với điều huyền nhiệm vừa đến.
Người đàn bà đặt túi hành trang nhàu nát xuống dưới chân, yên lặng và nhắm mắt… Sự trống rỗng của tâm hồn, không một ý niệm vọng động, không một lắng lòng lo toan. Những bụi đời mờ mịt như rơi xuống khỏi trái tim nhàu nát và trả lại cho nó màu sáng trong lấp lánh. Thời gian như ngừng lại… nhịp đời chẳng còn thở điệu ru lắc lư của đam mê một thoáng. Sự tịch lặng mênh mang của trái tim vừa nhận ra nhịp ru thời hồng hoang huyền nhiệm.


  • Hôi quá ! Khó chịu quá !

  • Bốc mùi…

  • Không thể chịu được…!

Những tiếng nói lao xao, những bước chân dịch chuyển tránh xa như văng vẳng câu ca dao mà người đàn bà vẫn thường nghe hằng ngày trên mỗi dấu chân bóng mình bước đến.

Chính mùi bụi đất cuộc đời làm người ta nhận ra một hình hài hiện hữu bên rìa xã hội cũng như trong góc khuất của nơi thinh lặng này.


  • Đây là nơi tôn nghiêm ! Xin mời ra khỏi nơi này ! Một giọng nói mạnh mẽ và cương quyết vang lên bên tai kéo người đàn bà trở về với thực tại.

Người đàn bà mở đôi mắt sững sờ như van lơn, nhưng cái vung tay dứt khoát thay cho một lời tiễn biệt để thân phận mong trở về với mong manh. Người đàn bà ngước nhìn lên Ánh Thập Tự cao vời vợi… có lẽ quá xa cho đôi cánh tay nhỏ bé với tới…khiến những hạt sương phải trở mình ghi lại Bóng Thập Tự nơi ánh mắt. Người đàn bà có trả lời được cho câu hỏi của chính mình chưa ? Có lẽ ngọn gió chiều đêm mới đủ kiên nhẫn để lắng nghe điều chưa bao giờ ai hiểu được !!!


Người đàn bà cúi xuống, chầm chậm ôm lấy hành trang nhàu nát của mình ra đi trong tĩnh lặng, để lại sau lưng trái tim nhàu nát cho những đôi mắt mang nhiều dị biệt và chia rẽ ngay trong Ngôi nhà chỉ dành cho Tình Yêu.

Mùa Chay Thánh

26/02/2010

An Thiện Minh

LỘC XUÂN

Danube _Bleu

Tiếng chuông giáo đường ngân vang, rộn rã, đón mừng Thánh lễ đêm giao thừa.

Không khí lạnh thật dễ chịu cho mùa Xuân ấm áp bên nhau.Mọi người đều ăn mặc rất đẹp, vì là ngày Tết, đến Nhà thờ mừng tuổi Chúa và hái lộc.Tôi cũng không ngoại lệ với chiếc áo mài tím buồn có đính băng đen. Là Mẹ thân yêu đấy !. Không còn Mẹ nữa để cùng con đến Nhà thờ, nhưng Mẹ luôn hiện hữu trong tâm trí và đồng hành cùng con đi khắp nơi.

Tôi hái lộc cho mình và cũng cho Mẹ một chiếc.Vì tôi luôn nhớ đến Mẹ….

Mở dây ruban đỏ, đọc vội lộc Xuân :“Nếu con muốn dấn thân phụng sự Đức Chúa, thì con hãy chuẩn bị tâm hồn để đón chịu thử thách .“ (Hc 2, 1 )

Vâng, có rất nhiều thử thách mà Chúa đã gửi đến trong suốt cuộc đời tôi.Chúa biết tôi có thể chịu đựng được tất cả. Chỉ khóc một chút thôi như chén đắng mà Ngài đã vâng theo Thánh ý Cha.

Tôi nhớ Mẹ quá chừng. Những ngày nuôi Mẹ ở BV Nguyễn tri Phương, nhìn Mẹ vật vã trong cơn đau nhức, tôi thầm nói : “Mẹ ơi, giá như Chúa để con gánh hết mọi nỗi đau mà Mẹ đang chịu đựng, con sẽ vui hơn, đón nhận ngay !”

Tôi đã kịp rước Cha cho Mẹ xưng tội, rước Mình Thánh Chúa trước khi nhập viện. (15h ngày thứ hai 1.2.2010).

Vào buổi chiều thứ năm, cách mấy ngày sau đó Mẹ cũng được đón nhận bánh lễ từ Nhà thờ đem đến cho Mẹ rước, để hưởng ơn Toàn Xá Năm Thánh Linh Mục 2010.

Vậy là tôi đã tròn trách nhiệm cho phần hồn của Mẹ được ơn cứu rỗi.

Chúa đã cho Mẹ một khoảnh khắc gọi tên Ngài liên tục trong cơn đau vật vã. Những giọt nước mắt nơi tôi rơi ướt đẫm ngực Mẹ. Thương quá, con không chia sẻ được nỗi đau này.Mẹ cứ gọi tên Chúa đi sẽ thấy dễ chịu hơn, Mẹ nhé !._ Mẹ gật đầu nghe theo. Dường như tôi cũng đang rất mệt, chợt thiếp đi, và không còn nghe tiếng Mẹ nữa.Mẹ im lặng hai ngày cuối rồi vĩnh biệt !!

Tôi mất Mẹ từ giây phút ấy. (3 giờ sáng thứ 7ngày 6.2.2010).

Tang lễ Mẹ thật ấm áp.Có đến vài trăm người thắp nhang cho Mẹ và đọc từng câu kinh.

Có cả đại diện của Đồng Xanh Thơ đến chia buồn cùng con và chụp hình trong buổi tang lễ tại Nhà thờ Phao Lô.Cũng không quên kèm một phong thư để xin lễ cho Mẹ : _ “Linh hồn ANNA được trở về cùng Chúa”.

Hình như Mẹ mỉm cười khi thấy các con của Mẹ đã lo lắng, chu đáo.Thấy bạn bè chúng con luôn nhớ thương Mẹ, lúc sống cũng như khi mất đi.Vì Mẹ rất nhân hậu.

Thánh lễ tan rồi mà con vẫn còn ngẩn ngơ buồn.!

Con thấy mình thật sự lẻ loi ở bất cứ nơi đâu.

Mỗi buổi chiều con sẽ đi lễ bên các con để viếng Mẹ, vì rất nhớ…

Để hứa với Mẹ là sẽ sống thật ngoan cho Mẹ vui.

12 giờ, Đêm Giao thừa đã đến.Mọi người chào đón một năm mới an lành hơn.

Riêng con thì bắt đầu một mùa Xuân không còn Mẹ nữa._Mẹ thân yêu ơi !!
25.2.2010

Danube _Bleu

ÁNH SÁNG DIỆU KỲ

Tùng_ Design (Ngoại giáo)
Thứ tư , ngày 3/02

Cuối năm , qua mùa cưới , tôi chẳng có show quay phim mà cũng chẳng có ai thuê quay tiệc tùng gì ! Hơn tuần nữa là sinh nhật chị tôi rồi ! Phải có bánh sinh nhật cho chị thêm vui .

Hàng ngày cố gắng tiêu thật ít tiền , tiết kiệm đồng nào hay đồng đó . Tôi đếm lại số tiền ít ỏi còn trong bóp : " Thôi sáng đừng ra quán uống café với đám bạn nữa , pha Nest café uống ở nhà cũng được, bớt hút thuốc lại ! "
Thứ sáu , ngày 12/02

Tôi chạy xe chậm rãi qua các cửa hàng bán bánh dọc hai bên đường , cận Tết cửa hàng nào cũng đóng cửa cả ! Chợt thấy có một cửa hàng còn mở , tôi dừng lại , gạt chống xe trước bảng hiệu " Tiệm bánh SiuSiu " .


Tiếp tôi là một chị mập mạp khoác trên mình chiếc tạp dề màu xanh :

- Bánh đi em ?

- Chị cho em xem một chút _ tôi trả lời.

Liếc nhìn qua các tủ kính , các bánh hình như đã ghi tên và ngày tháng ( hình như họ đã đặt trước - tôi nghĩ vậy )

- Em ơi ! ( bổng có tiếng gọi phía trong )

Một chị đeo kính ngồi bàn giấy khoát tay ngoắc tôi :


- Em mua bánh loại nào ?

- Mai còn mở cửa bán không chị ?

- Chị bán suốt , không nghỉ Tết _ chị mỉm cười thân thiện

- Vì mồng 2 Tết mới đúng ngày sinh nhật nên em sợ mua trước để đến ngày đó nó hư ! _ tôi phân bua .


- Cứ đem về bỏ tủ lạnh là được em à !
- Vậy em chọn 1 ổ , chị cho người nặn tên và ngày sinh cho em nhé !
Tôi móc bóp đếm tiền trả .

  • Nghệ sĩ quá , bớt em 5 ngàn ! _ chị cười rồi đưa tôi tiền.



Tôi vội vả chạy về với 10 ngàn còn lại.

Hú hồn , xăng vẫn còn , tôi liếc nhìn xuống đồng hồ báo xăng !


Chiều Chúa Nhật , ngày 14/02 ( mồng 1 Tết )

Tôi bấm bản nhạc chúc mừng sinh nhật trong điện thoại rồi nhét điện thoại qua khe cửa .


Có tiếng cười trong nhà vọng ra : " Chúa ơi ! "
Chị tôi trong hình dáng mảnh khảnh bước ra :
- Bày vẽ chi vậy , lên chơi là chị vui rồi _ Vẻ mặt thật vui , chị nói _ Vào đi em .

Cái ánh sáng vàng nhẹ của buổi chiều theo lưng tôi lách nhanh vào nhà hắt lên tấm hình Chúa làm bằng laminade treo trên tường phản chiếu lại tạo ra một màu tim tím kỳ lạ !


Tôi nhận thấy ánh mắt Chúa Jesus trong hình bỗng sáng lên vẻ đồng cảm , chở che hoà quyện vào cái ánh sáng tim tím ấy bao trùm cả căn phòng !
Ơn Chúa đã đem tình thương yêu đến cho chị em tôi , giúp chúng tôi luôn nghĩ nhớ về nhau !
Một thoáng gió Xuân se lạnh làm đong đưa những nụ hồng vừa hé nở trong chậu hồng chị trồng trước lan can nhà .
Ánh mắt Chúa trong hình và cả cái ánh sáng tim tím ấy cũng lung linh và nhẹ đưa tràn ngập khắp phòng .
Cảm giác ấm áp và hạnh phúc lạ kỳ !
Tùng_ Design (Ngoại giáo)


MÓN QUÀ NHỎ ĐÊM GIÁNG SINH

Nguyễn Ngọc Duy-Hân

Buổi chiều đi học về, vừa vào đến nhà là Mai đã cất tiếng gọi chị Trang:

- Chị hai ơi chị hai, chị đâu rồi?

Trang đang giúp mẹ làm cơm trong bếp, nghe tiếng em gọi, vội chạy ra:

- Chị đang phụ mẹ nấu cơm. Có chuyện gì vậy em?

- Chị lên đây, em có chuyện muốn hỏi chị. Vừa nói Mai vừa kéo tay chị lên lầu, vào phòng riêng của Mai. Trang vừa bước theo em, vừa tỏ vẻ ngạc nhiên:

- Gì mà quýnh lên vậy? Có gì thì từ từ mà nói cho chị nghe xem nào.

Mai ấn chị ngồi xuống mé giường, rồi ghé xuống ngồi sát bên chị, thì thầm:

- Để em kể cho chị hai nghe, mà chị phải giúp em mới được đó nha. Trang mỉm cười gật đầu, rồi ngồi kiên nhẫn nghe cô em gái út liếng thoắng kể chuyện.
Số là hôm nay ở lớp, thầy giáo cho các em những lời khuyên về các việc nên làm trong Mùa Giáng Sinh. Thầy nói: "sau buổi học ngày mai, các em được nghỉ lễ suốt hai tuần, tha hồ nghỉ ngơi và vui chơi với gia đình. Nhưng các em đừng quên dùng thời gian đó vào những việc hữu ích nữa". Các em trong lớp đều hớn hở, nhao nhao trò chuyện, kháo nhau về những món quà mình sẽ nhận được trong đêm Giáng Sinh. Thầy yêu cầu cả lớp yên lặng, rồi nói tiếp "một trong những việc thầy muốn nhắc các em là hãy nghĩ đến người nghèo. Vì Lễ Giáng Sinh là dịp để nhắc nhở chúng ta về việc Chúa sinh ra, đến với chúng ta. Mà khi sinh ra, Chúa đã chọn cảnh nghèo hèn nhất trên đời này, cho nên Lễ Giáng Sinh cũng còn được hiểu là Lễ của người nghèo. Vậy các em hãy nghĩ đến họ khi nghĩ đến Chúa Giêsu Hài Đồng nhé".

Các em lại nhao nhao bàn tán. Có em giơ tay hỏi "thưa thầy, nghĩ đến người nghèo là làm sao ạ?" Thầy giáo âu yếm nhìn các em, nhỏ nhẹ: "có nhiều cách lắm các em. Chẳng hạn như mình có thể bớt tiền mua quà Noel lại, để tiền đó giúp cho những người đói khát, chẳng hạn mình bớt đi thời gian vui chơi trong mùa lễ, dành ra vài ngày để đi thăm viếng và giúp đỡ các em trong viện mồ côi, những người già cả, cô đơn trong nhà dưỡng lão …" Mai ngồi chăm chú nghe thầy nói. Cô hiểu thầy muốn nói gì, nhưng trong lòng vẫn hơi bối rối vì bớt tiền mua quà Noel lại thì cô làm được, nhưng dùng tiền đó để nuôi những người đói khát thì cô quả thật không hiểu, vì ở cái xứ giàu có này, có bao giờ cô nghe nói ai bị đói khát bao giờ đâu. Gia đình nào cũng có nhà, có xe hơi, có Tivi, máy computer và mọi phương tiện cho cuộc sống hằng ngày. Nếu không may có người bị thất nghiệp, không tìm được việc làm khác thì đã có trợ cấp của chính phủ.

Cô tự nhủ hay là mình chọn cách thứ hai, là đi thăm các em mồ côi, người già? Cách này cũng không ổn, vì tuy năm nay Mai đã 13 tuổi và học đến lớp 8, cô vẫn còn là một "em bé" dưới mắt của bố mẹ. Chả thế mà mỗi khi bước chân ra cửa để đi học, cô đều nghe tiếng mẹ dặn "nhớ cẩn thận nghe con. Lúc nào cũng phải đi chung với các bạn, coi chừng người lạ, qua đường nhớ trông chừng xe hai bên, học ra là phải đi ngay về nhà …" Điệp khúc ấy của mẹ, Mai đã thuộc nằm lòng, đến nỗi mỗi khi bước chân ra đến cửa là cô biết sẽ nghe đúng những lời nói đó. Nhưng cô không thấy khó chịu mỗi khi nghe mẹ lập lại, cô biết rằng đối với mẹ, đó là cách để bà chứng tỏ sự quan tâm đối với cô. Nhưng cũng chính vì thế mà Mai biết chắc rằng chỉ trừ có việc đi từ nhà đến trường là bố mẹ đành phải để cho cô đi một mình, sau khi Mai bắt đầu vào tuổi "teen", sau khi đã cẩn thận "tập" cho Mai đi chung, lấy xe, đổi xe nhiều lần, sau bao nhiêu lời dặn dò "cẩn thận, cẩn thận …", ngoài ra, tất cả những chỗ cần đi khác, cô đều phải đi chung với bố mẹ hoặc ít nhất là cũng phải có chị Trang, vì "có chị hai coi chừng thì bố mẹ mới an tâm", mẹ vẫn thường nói thế. Như vậy thì làm gì có chuyện bố mẹ để cho cô con gái "bé bỏng" được tự do đi làm việc thiện.

Tuy suy nghĩ như vậy, nhưng Mai cũng vẫn tự nhủ thầm, biết đâu được, có khi bố mẹ thấy mình đã lớn, đã 13 tuổi và học đến lớp 8 rồi chứ đâu còn bé bỏng như khi xưa nữa, với lại, đây là làm việc tốt, chứ đâu phải đi chơi. Có thể bố mẹ sẽ bằng lòng. Mình cứ xin thử, may ra … Mai đang suy nghĩ miên man thì có tiếng thầy nói tiếp: "còn nhiều cách khác nữa các em ạ. Chẳng hạn như mình có thể chia sẻ phần quà Noel cho một người bạn nghèo, hoặc mời họ về nhà dùng bữa với mình trong tiệc vui Giáng Sinh của gia đình.

Nhắc đến việc này, thầy mới nhớ cách đây đã lâu, khi thầy còn nhỏ như các em, thầy đã được ba má cho phép mời một người bạn nghèo về nhà vui tiệc Giáng Sinh, thầy cũng đem bớt đồ chơi ra chia cho bạn. Khi ra về, anh cảm động ứa nước mắt, nói với thầy rằng đêm Giáng Sinh đó là đêm đẹp nhất trong đời của anh, vì là lần đầu tiên trong đời anh có được đồ chơi. Cha mẹ anh nghèo quá, lo cho các con miếng ăn còn chưa đủ, nói chi đến việc mua quà. Riêng đối với thầy, đó cũng là một kỷ niệm thật êm đềm làm thầy nhớ mãi …". Nghe thầy nói đến đây, Mai chợt xoay qua, nhìn về phía cuối lớp, trong lòng nảy sinh một ý nghĩ làm cô mỉm cười một mình …
- Đó, chị hai thấy không? Nếu thầy không nhắc đến kỷ niệm của thầy thì em đâu có nghĩ ra.

- Mà em nghĩ ra cái gì mới được chứ? Trang nôn nóng hỏi em.

- Thì con Hiền học cùng lớp với em đó.

- Con Hiền học cùng lớp với em thì sao? Chị không hiểu. Trang càng nóng ruột hơn, hỏi dồn em.

- Bộ chị quên rồi sao? Con Hiền là con gái của cô chú Thông, mình hay gặp ở nhà thờ Việt Nam đó. Bộ chị quên rồi sao?

- Không, chị đâu có quên. Chị vẫn hay chào cô chú và mấy đứa nhỏ mỗi khi gặp ở nhà thờ. Nhưng chị vẫn chưa hiểu ý em muốn nói gì về họ. Trang đáp lại, có ý giục giã em.

- Thì chị hai biết, con Hiền với em nó là thằng Quang, đều được sanh ra ở bên trại tỵ nạn, sau khi ba má nó rớt thanh lọc, bị "ngâm" ở bên đó hết mười mấy năm. Mới đây, nghe nói Cộng Đồng mình biết đến trường hợp của gia đình họ, làm đơn xin với chính phủ, và bảo lãnh họ sang Canada. Em nghe nói cô chú đi làm cực lắm, vì không có nghề gì hết, nên phải đi làm farm, không kiếm được bao nhiêu tiền để lo cho chị em nó. Còn con Hiền vì vừa bị nhà nghèo, vừa yếu tiếng Anh, nên mỗi khi vô lớp là nó mặc cảm, lúc nào cũng cố ý ngồi ở dưới cuối lớp. Có khi em nghĩ cũng thấy thương, nhưng chẳng biết làm sao giúp. Hôm nay nghe thầy nói, em mới giật mình nhìn xuống, thấy nó tội nghiệp quá. Em muốn mời nó đến mừng Giáng Sinh với gia đình mình, chị thấy có được không? Mai nói một thôi một hồi, giọng nói vừa xúc động, vừa có vẻ hồi hộp như sợ chị từ chối. Trang chớp mắt nhìn em:

- Bây giờ thì chị hiểu ý của em rồi. Em ngoan lắm. Nhưng việc này phải hỏi bố mẹ. Chị chưa biết bố mẹ sẽ nghĩ sao. Mai đáp nhanh:

- Thì chị thưa với bố mẹ dùm em. Chị nói là bố mẹ sẽ nghe mà. Chị giúp dùm em nhé. Trang gật đầu:

- Ừ, chị sẽ thưa với bố mẹ rồi cho em biết. Mai nôn nóng:

- Mà em cần biết sớm để ngày mai còn nói với con Hiền. Chị nhớ hỏi bố mẹ hôm nay nha. Trang vừa gật đầu vừa đứng lên:

- Được rồi, tối nay sau khi ăn cơm, chị sẽ hỏi bố mẹ rồi nói cho em biết liền. Bây giờ chị phải trở xuống bếp để giúp mẹ.


Trang vừa nói vừa đi xuống cầu thang. Mai còn đứng nán lại một chút, trong lòng thấy nao nao niềm thương cảm khi nghĩ đến người bạn nghèo cùng lớp, lẫn trong đó một cảm giác vui vui khi tưởng tượng ra hình ảnh Hiền đến ngồi ăn chung với mình trong khung cảnh ấm cúng của gia đình Đêm Giáng Sinh. Mai mỉm cười, ngồi vào bàn học cho đến khi có tiếng chị Trang ở dưới nhà vọng lên, gọi Mai xuống ăn cơm. Cô bỏ sách vở qua một bên rồi chạy xuống ngồi vào bàn ăn với cả nhà.
Sau bữa cơm, Mai lên phòng làm nốt phần bài tập thật nhanh, rồi chạy xuống nhà tìm chị Trang. Trang đang ngồi ở phòng khách với bố mẹ, nên Mai không tiện hỏi, cô chỉ khẽ đưa mắt nhìn chị làm hiệu. Trang nhìn lại em, lắc đầu nhè nhẹ. Mai không hiểu ý của chị, nên dùng mắt ra hiệu để hỏi thêm lần nữa. Trang lại lắc đầu, lần này có vẻ quả quyết hơn. Như vậy là rõ ràng rồi. Mai thất vọng quay trở lên lầu, vào phòng nằm xuống giường, nghĩ đến Hiền mà trong lòng thấy xốn xang vì không có cơ hội để chia sẻ niềm vui Giáng Sinh với bạn. Trước khi đi ngủ, chị Trang tạt qua phòng Mai, nói vỏn vẹn một câu rồi đi ngay về phòng của mình: "bố mẹ nói đêm Giáng Sinh là dành riêng cho gia đình, em không nên mời người ngoài". Mai thấy tức nghẹn trong cổ. Tại sao đêm Giáng Sinh lại chỉ dành riêng cho gia đình? Tại sao thầy giáo dạy Mai làm việc tốt mà bố mẹ lại không cho phép? Tại sao Chúa đến để đem hạnh phúc cho gia đình Mai mà bố mẹ Mai lại cấm, không cho Mai đem chia sớt với người khác, nhất là một người bạn đáng thương như Hiền? Còn chị Trang nữa, đã hứa sẽ giúp cho Mai, mà mới nghe bố mẹ nói một câu như vậy đã bỏ cuộc, thật là uổng công Mai lúc nào cũng tin tưởng ở chị. Bao nhiêu câu hỏi tại sao trong đầu làm Mai trằn trọc mãi, đến gần sáng mới mệt mỏi thiếp đi được một chút.
Hôm sau đến lớp học, Mai vừa mệt vì đêm hôm trước không ngủ được, vừa buồn vì cảm thấy mình như có lỗi với bạn. Thỉnh thoảng Mai liếc xuống phía cuối lớp, nhìn lén Hiền. Mai thấy Hiền trông buồn hơn mọi ngày, cô có cảm giác như Hiền đang giận mình đã không hết lòng lo cho bạn. Cũng có lần khi Mai nhìn xuống, Hiền lại có vẻ như đang mỉm cười một cách khó hiểu làm Mai vội vàng quay lên, lòng hoang mang tự hỏi "có phải vì hôm qua nghe lời thầy giáo dặn dò, Hiền đã nghĩ thế nào Mai cũng sẽ mời mình về nhà, mà bây giờ vẫn không thấy Mai đá động gì đến, nên Hiền giận mà có thái độ, khi thì buồn rầu, khi thì cười mỉa mình hay chăng?"
Đêm áp lễ Giáng Sinh, Mai đi nhà thờ Việt Nam với gia đình. Sau Thánh Lễ, Mai nhìn thấy Hiền đi chung với đứa em trai và ba má. Hiền nhìn Mai, mỉm cười, nhưng chưa kịp chào thì Mai đã vội vàng quay đi, làm bộ như đang tìm người nhà, nhưng thật ra Mai muốn tránh mặt Hiền và cơn bối rối trong lòng mình.
Trên đường về, mẹ nhờ bố ghé xe vào một siêu thị mở cửa qua đêm để mua thêm vài thức còn thiếu sót cho bữa cơm đặc biệt đêm Noel, bố phàn nàn: "sao em lại để đến giờ này mới mua? Con gà tây còn nằm ở trong lò, nếu mình chần chừ ở đây lâu thì sẽ cháy mất. Thôi em với hai đứa nhỏ xuống mua đi, anh chạy về nhà tắt lò rồi sẽ quay trở lại đón". Mẹ cười gật đầu, kéo Trang và Mai vào siêu thị. Khoảng nửa giờ sau, bố quay xe trở lại đón ba mẹ con về để chuẩn bị ăn mừng Lễ Giáng Sinh.
Mai vào nhà, đi thẳng lên phòng rồi để nguyên quần áo nằm xuống giường, lòng bồi hồi, mắt chớp lên vài cái rồi nước mắt ở đâu tự dưng ứa ra. Quả thật cô thấy mình có lỗi với Hiền. Nếu cô không nhờ chị Trang mà tự mình nói với bố mẹ, bố mẹ không bằng lòng thì chịu khó năn nỉ một chút, không được thì năn nỉ nhiều thêm chút nữa, thế nào bố mẹ chẳng mềm lòng mà chìu ý cô con gái cưng. Đây cũng tại vì mình tin tưởng chị Trang quá nên đâm ra có lỗi với Hiền, và làm mất đi dịp tốt đầy ý nghĩa trong đêm Giáng Sinh. Đúng ra như mọi năm, Mai phải vào bếp phụ với mẹ và chị Trang chuẩn bị bữa ăn, nhưng hôm nay buồn quá, Mai nằm lì trong phòng để suy nghĩ. Chắc bố mẹ với chị Trang cũng hiểu Mai đang buồn, hay có khi còn cảm thấy có lỗi với Mai vì đã từ chối một việc tốt cô muốn làm, nên để Mai nằm yên ở trên phòng, không ai lên tiếng gọi cô xuống giúp như mọi khi.
Mai thiếp đi được một chút thì nghe tiếng chị Trang gọi vọng lên từ dưới lầu. Cô uể oải ngồi lên, vuốt lại mái tóc rồi lững thững đi xuống phòng ăn. Mọi người đã ngồi vào bàn từ lúc nào. Cô nhìn vào bàn ăn và ngạc nhiên, sửng sốt như đang mơ ngủ. Ngồi kế bên bố mẹ là vợ chồng chú Thông, và đối diện bố mẹ, bên cạnh chị Trang là Hiền và Quang, em trai của Hiền. Hiền ngước lên nhìn Mai, mỉm cười trìu mến. Mai không hiểu việc gì đã xảy ra, cứ đứng trố mắt nhìn hết người này đến người khác cho đến lúc bố vừa cười vừa lên tiếng:
- Ngồi vào đây đi chứ con gái cưng. Ngồi kế bên cháu Hiền nè. Không phải con muốn mời Hiền đến ăn mừng Lễ Giáng Sinh với con sao?" Mai còn ngơ ngác, chưa biết phản ứng sao thì chị Trang tiếp lời bố:
- Chị xin lỗi đã dấu em, làm cho em buồn mấy hôm nay. Nhưng vì thấy em ngoan, biết nghe lời thầy giáo, lại có lòng tốt, biết nghĩ đến bạn của mình, nên chị bàn với bố mẹ làm cách này để dành cho em một sự ngạc nhiên. Không ngờ lại làm cho em buồn quá đỗi. Nhưng khi thấy em buồn thì đã lỡ rồi, mọi việc đã sắp xếp, không thể thay đổi được. Chị hy vọng sự có mặt của Hiền sẽ bù lại cho em. Mai chưa kịp nói gì thì chị Trang nói tiếp:
- Mà chị cũng đã đền bù cho em rồi, chị mời cả Quang, em của Hiền đến đây này, nếu không thì em đã có lỗi vì chỉ quan tâm đến chị mà bỏ quên mất đứa em. Cả nhà cười vang trước câu nói đùa của chị Trang. Mẹ tiếp lời:
- Còn bố mẹ thì mời ba má của Hiền và Quang, như vậy mới đầy đủ cả gia đình và đầy đủ ý nghĩa, phải không con? Bố tiếp lời mẹ:

- Bố chỉ sợ con không bằng lòng khi bị thiệt thòi vì phải chia phần quà của con cho hai người đấy thôi.


Mai vẫn chưa ngồi xuống, nhưng cô đã hiểu. Thì ra bố mẹ và chị Trang tốt hơn cô đã nghĩ, thương cô nhiều hơn cô đã nghĩ. Mai cũng hiểu ra lý do chị Trang chỉ nói với cô một câu từ chối ngắn ngủn của bố mẹ rồi vội vàng bước ra khỏi phòng. Chắc chị sợ nấn ná trong phòng, nhìn thấy nét mặt thất vọng của em, sẽ không cầm lòng được, lộ hết kế hoạch của cả nhà. Mai cũng chợt nhớ ra cái cớ ghé siêu thị mua thêm đồ ăn của mẹ để bố về nhà đón gia đình Hiền, rồi sau đó, mọi người thản nhiên để Mai nằm trên lầu, hầu thong thả thu xếp mọi việc trong phòng khách cho đến khi Mai được gọi xuống. Ôi, đây quả thật là một âm mưu lừa dối đầy yêu thương.
Hiền đưa tay kéo Mai ngồi xuống ghế bên mình, miệng nở một nụ cười thật tươi và nói khẽ:

- Hiền cám ơn Mai nhé. Đây là Đêm Giáng Sinh đẹp nhất trong đời của Hiền.

Mai trìu mến nhìn lại bạn, vừa đưa tay quẹt nước mắt,vừa nở nụ cười, mếu máo:

- Con cám ơn bố mẹ và chị Trang, nhưng mọi người thương con mà cũng ác với con quá, làm con buồn gần hết cả Mùa Giáng Sinh. Con bắt đền đó.


Cả nhà cất tiếng cười vang, bố lên tiếng mời mọi người làm dấu, đọc kinh và bắt đầu dùng bữa. Chị Trang quay lại sau lưng, bật đĩa hát. Tiếng cười hòa lẫn trong niềm vui trên từng khuôn mặt, quyện vào lời ca của bài "Đêm Thánh Vô Cùng" từ trong đĩa hát.
Đêm đó, trước khi đi ngủ, Mai quỳ trước Máng Cỏ, nhìn sâu vào tượng Chúa Hài Đồng, thì thầm: "Lạy Chúa, con nghĩ rằng con làm một việc nhỏ để dâng lên Chúa một món quà nhỏ, nhưng Chúa lại ban cho con một món quà lớn hơn".

Mùa Giáng Sinh 2009

Nguyễn Ngọc Duy-Hân

ĐÓA HOA SỨ BUỒN

Ái Miên
Ông trùm Thiện ngồi ngắm hang đá vừa mới làm xong, tỏ vẻ hài lòng, chỉ còn tô điểm thêm một chút nữa là tuyệt. Bao nhiêu năm qua, Giáo xứ Hòa Bình đã nồi tiếng vì có hang đá mừng Giáng sinh thật đẹp. Giáo xứ có sẵn một trái núi nho nhỏ do dân tự đắp lấy làm Đài Đức Mẹ. Hai bên là đường đi dốc thoai thoải, ở giữa là ngọn núi mỹ thuật, có đặt tượng Đức Mẹ sầu bi, giáo dân hay đến để đọc kinh, thờ phượng. Đám trẻ con chạy giỡn chung quanh những hàng bông sứ cao luôn trổ hoa, mùi thơm nhẹ nhàng. Mùa Giáng Sinh, ông Thiện chỉ đạo nhóm thanh niên dùng giấy dầu bao lấy núi, phun sơn trắng làm tuyết, sáng tạo thêm những góc cạnh đặc biệt, trang trí thành hang đá Bêlem. Đêm lễ vọng Giáng Sinh ngoài trời, hai cô gái của giáo xứ sẽ được chọn làm thiên thần, từ từ xuất hiện trên đỉnh núi thật uy nghiêm, mọi người sốt sáng dự lễ, thả hồn về Bêlem năm xưa.
Hoa sứ nở quanh năm, rụng phủ đầy mặt đất, một đứa bé gái cúi xuống nhặt hoa tung lên trời, mắt ngước lên trời xanh thăm thẳm, hình như nó đang mơ mộng, cầu nguyện điều gì. Hình ảnh đứa bé làm tim ông bỗng nhói đau, ông cắn chặt môi ngăn cản dòng nước mắt đừng rơi xuống khuôn mặt già nua, héo úa. Mới đó mà đã mấy mươi năm rồi, hơn nửa thế kỷ với biết bao thay đổi, lớp sóng phế hưng, con Tạo xoay vần, nhưng một điều trong ông vẫn không bao giờ đổi thay....
Thời vua Tự Đức cấm đạo, ông trùm Thiện còn là một thanh niên rất trẻ. Ông là con một trong gia đình giàu có, được cưng chiều, cho học chữ Tây trong trường thuốc, cho học đàn violin, nhưng ông không được khỏe mạnh như những thanh niên khác. Thật ra ông không đau bệnh gì, chỉ ốm yếu xanh xao, không thích thể thao, không thể làm được việc nặng. Mà cần gì làm việc nặng, vì tất cả việc nặng nhẹ trong nhà đều đã có tôi tớ làm. Thiện chỉ việc ăn, học, đọc sách, đi dạo, mơ mộng nhìn cõi đời. Nhà ông có trồng nhiều hoa sứ, ông lớn lên giữa những hàng sứ này, mùi thơm của hoa đã ướp vào tóc, vào da thịt ông quen thuộc không thể thiếu.
Hôm đó là một buổi chiều thật đẹp, Thiện bắt gặp một cô gái trẻ do dự bước vào vườn, lên tiếng hỏi:
-Có ai trong nhà không, cho tôi xin ít hoa rụng.
Không hiểu sao Thiện không lên tiếng, đứng yên trong nhà nhìn ra. Cô khoảng đôi mươi, da nâu đen khỏe mạnh, tóc xõa dài, mặc một bộ bà ba đơn giản. Không thấy ai trả lời, cô cúi xuống nhặt những cánh hoa sứ rụng dưới đất, tung lên trời rồi mắt nhìn lên cao, như đang cầu xin điều gì. Hình ảnh thật đẹp, cô gái thật đẹp. Thiện lặng người ngắm. Cô gái chắc có cảm giác nhột nhạt vì có người đang đăm đăm nhìn mình, cô đã nhìn thấy Thiện, bối rối cúi mặt:
-Em... muốn xin ít hoa sứ về làm thuốc.
Thiện bước ra mỉm cười:

-Thuốc gì, bao nhiêu năm nay chưa thấy ai nói hoa sứ có thể làm thuốc cả.


Cô gái nhẹ nhàng:

-Thưa ông, em cũng mới nghe người ta mách, nói là hoa sứ trị được bệnh máu cao, giảm tiểu đường. Mẹ em đang đau nặng, muốn thử xem sao.


Thiện bỗng có cảm tình với cô gái hiếu thảo này:

-Được, cô cứ lấy, để tôi giúp cô.


Thiện cũng lay hoay vừa nhặt hoa cùng cô gái, vừa thăm hỏi gia đạo, hoàn cảnh của cô.

Cô tên Tiên, con gái của bà góa ở đầu xóm, sống bằng nghề trồng trọt. Cô rất giỏi võ, học trò của võ sư Hoàng Thạch trong làng. Sứ hôm nay không rụng nhiều, Thiện bỗng nghịch ngợm nói với Tiên:


-Nhặt hết hoa rồi cũng không được đầy túi, cô có võ, chắc biết leo, có muốn hái trên cây không?

Tiên nhìn Thiện hỏi lại:


-Nếu ông cho phép! Mỗi lần đi ngang đây thường không có ai trong nhà, em không dám nhặt hoa, sẵn đây nếu có được nhiều, em sẽ phơi khô để dành.
Tiên nói xong thì thoăn thoắt leo lên cây, tay cầm túi vải, tay hái hoa, gọn nhẹ dễ dàng. Thiện ngây mắt đứng nhìn, anh là công tử bột, không hề biết leo trèo. Ngày còn bé, Thiện cũng theo bạn bè leo cây, té một lần xuýt gãy xương, từ đó mẹ không cho leo cây nữa.
Sau đó mỗi buổi chiều Tiên thường ghé nhà Thiện nhặt hoa, cả hai thành đôi bạn tâm giao. Tiên không được học cao, nhưng rất thông minh hiểu biết, đạo nghĩa Thánh Hiền vẫn am tường. Thiện nói cho cô biết về Tây học, về thế giới bên ngoài, bắt đầu biết nhớ nhung nếu mấy ngày Tiên không ghé hái bông sứ. Thiện yêu nụ cười của cô, chân chất tươi thắm với hàm răng thật đều, thật đẹp. Tiên có cái chân tình, duyên dáng của cô gái quê mà không quê, hiền lành mà nhanh nhẩu được việc, miệng nói tay làm, không như những tiểu thư khuê các.
Người Pháp bắt đầu về làng ông thật nhiều để giảng đạo, vua Tự Đức vẫn cấm đạo, nhưng đạo Thiên Chúa vẫn phát triển, vẫn có người tử đạo, xã hội bắt đầu thay đổi, nhiễu nhương. Ba má Thiện theo đạo, dạy cho Thiện hiểu về đạo, biết mến Chúa yêu người. Thiện thấu hiểu ngay giáo lý của Chúa, bắt đầu tiếp tay giảng đạo, tìm được niềm vui trong tình yêu của Chúa. Thiện cũng giúp Tiên và má của Tiên hiểu về đạo mới, má Tiên bệnh khá nặng, từ ngày được biết Chúa, bà phó dâng mọi sự cho Chúa, cảm thấy bình an thoải mái hơn.
Về phía má của Thiện thì không được vui vì biết Thiện tới lui, hò hẹn với Tiên, một cô gái nghèo trong xóm. Bà muốn Thiện học thêm, và cưới đứa con gái tài sắc, gia đình môn đăng hộ đối khác mà bà đã nhắm sẵn. Hơn nữa bà thấy rõ ràng Thiện và Tiên không hợp, Tiên giỏi võ, Thiện ốm yếu, không hiểu chúng nó hợp nhau ở chỗ nào. Thiện thì vững tin, vì anh biết ba má anh rất yêu thương chiều chuộng mình, thế nào cũng có ngày ông bà bằng lòng. Thiện yêu Tiên hết lòng dù có nhiều khác biệt, tình anh đối với cô là tình tha thiết, tình trọn vẹn từ trong trái tim, không so sánh, không chọn lựa. Hai người sẽ bổ xung cho nhau, và sẽ sống thật tốt, thật đẹp, căn nhà riêng của hai người sẽ trồng toàn bông sứ......
Nhưng định mệnh đã an bài, Thiện và Tiên đã không bao giờ được kết nghĩa chồng vợ. Ngày hôm đó nhóm thanh niên của làng được tin vua cho hành quyết ba vị không chịu bỏ đạo, đã bị bắt và kết án. Không muốn họ bị tử đạo oan uổng, một người lại là bà con với Tiên, nên cô xung phong vào nhóm cứu người, ra kế hoạch cướp tử tội và vượt ngục.
Kế hoạch tinh vi, ba người tội phạm được giải cứu trong tù trước khi đem ra hành quyết tử đạo, nhưng Tiên đã trúng mũi tên tẩm độc của cai tù, bỏ mạng tại chỗ.
Khi xác Tiên được đem về giao cho bà mẹ đau yếu nằm một chỗ trên giường bệnh, bà chết điếng. Thiện đứng ra giúp việc mai táng, tổ chức lễ, lập chương trình đọc kinh thật chu đáo. Anh chỉ sợ một điều khi nhận làm chủ sự cho buổi đọc kinh cầu hồn, là anh sẽ bật khóc. Thiện vốn nhậy cảm, yếu đuối cả về thể xác lẫn tinh thần, dù cố làm tỉnh, nhưng anh biết sức chịu đựng của mình có hạn. Thiện cầu nguyện xin Chúa cho anh ơn can đảm, anh đã học được nơi Tiên sự can trường. Thế nhưng Thiện cũng không thử thách được chính mình là không khóc trong khi đọc kinh, vì buổi lễ cầu nguyện cho Tiên đã bị hủy bỏ. Vua cho lính bắt bớ, ruồng đạo quá kỹ, nếu ra mặt làm lễ cầu nguyện, nhiều người kể cả Thiện cũng sẽ bị bắt. Xác Tiên được chôn trong âm thầm bên nghĩa trang của làng, Thiện cho người trồng kế bên hai cây hoa sứ, cây này là cây anh, cây này là cây em. Chiều chiều Thiện ra thăm mộ, lòng nao nao, mắt rưng rưng nhìn cây sứ, mong sứ mau lớn có ngày nở hoa. Thỉnh thoảng anh ôm vĩ cầm ra mộ kéo cho Tiên nghe, bài này Tiên thích, bài này Thiện thích, anh kéo đàn và hát mà lòng chùng xuống, tiếng hát nghẹn ngào. Anh nhặt hoa sứ rụng, kết thành hai chữ T - Tiên và Thiện - đặt trên bia mộ và mỉm cười...
Bây giờ đã mấy mươi năm, cây sứ đã già, hoa nở sum suê, mùi hương thơm ngát. Thiện trở thành ông trùm trong xứ, ngoài việc chăm sóc nhà thờ, giúp cha xứ trong ngoài, ông còn phát thuốc, trị bệnh giúp dân. Thiện kết hợp giữa đông y và tây y, chữa trị được rất nhiều người, làm công quả không nhận thù lao. Mọi người đều ngưỡng mộ yêu mến ông, từ già đến trẻ, từ nghèo đến giàu. Có người thắc mắc ông đẹp trai, thông thạo chữ nghĩa Thánh Hiền, tiếng Pháp như gió, đàn hay hát giỏi, nếu không lấy vợ, sao không đi tu làm linh mục. Thiện mỉm cười hiền lành, hơn ai hết ông hiểu được lòng mình, mỗi lần nhìn cánh hoa sứ rơi rụng, mỗi lần lòng ông nhói đau, tu gì được mà tu...
Ái Miên

NHỮNG NỐT NHẠC TRẦM

Quang Vinh

Trong cuộc đời, có những lúc ta thấy ray rứt hối hận không phải vì một lỗi lầm, mà chỉ vì một ý nghĩ mà sau này mãi mãi làm ta thấy tự thẹn với mình. Phúc chợt nghĩ như thế khi đã đi hết gần nửa đời mình, đã vui mừng vì những niềm vui nho nhỏ mình mang lại cho con người qua từng lời ca đẹp và từng nốt nhạc mang giai điệu tươi tắn trẻ trung. Nhưng từ ngày đó, anh cứ bồi hồi mỗi lần nhìn thấy một bóng dáng ai cao gầy, lặng lẽ; anh cứ ray rứt mỗi lần nghe tiếng chuông giáo đường mỗi sớm mai lướt qua thành phố còn trầm lặng. Anh muốn làm một cái gì đó, không phải là để đền bồi gì cả, anh cũng chẳng biết đó là cái gì, nhưng anh hiểu rằng mình cần phải làm, nhất là mỗi lần cầm bút lên ghi lại những giai điệu du dương.

Ngày đó Phúc còn rất trẻ, trẻ hơn những người bạn trẻ bây giờ vẫn thưòng đến gặp anh để xin chữ ký, xin chụp ảnh lưu niệm hay phỏng vấn tập tành viết báo. Nhưng với âm nhạc thì ngay từ lúc ấy anh đã rất mặn mà, đã sáng tác được vài ca khúc có người nghe, và đã tốt nghiệp một khoá nhạc lý. Những người bạn sinh viên của anh thì đi dạy kèm, Anh văn, toán, lý đủ cả. Còn anh, anh chọn sống bằng âm nhạc. Và cái kiến thức đặc biệt về lịch sử âm nhạc, về những nhạc sĩ lừng danh đã khiến anh có thể đi đây đi đó làm thầy giáo hơn là một nhạc sĩ. Và anh được mời đến phụ trách một “cua” lịch sử âm nhạc trong khoá học nhạc của các ca đoàn một số nhà thờ vùng ngoại ô thành phố. Những buổi chiều khi đến nói về âm nhạc cho lớp học đông đúc đặc biệt mà đa số là sinh viên ấy, anh cảm thấy mình vui một niềm vui dịu dàng mà chắc khó nghề nào có thể mang lại được. “Thầy chắc học nhạc từ lúc còn nhỏ xíu?” Một cô bé có chiếc răng khểnh hỏi anh vừa tò mò vừa dí dỏm. Anh cười: “Không. Tôi học nhạc từ trong bụng mẹ”. Cô bé không vừa: “A, từ trong bụng mẹ thầy đã biết trốn đi chơi !”. Anh bật cười, và lớp học cũng cười ồ vui vẻ.
Nhưng rồi trong niềm vui cũng có vài hạt sạn. Cả hội trường lớn bao giờ cũng im phăng phắc khi anh giảng bài. Chỉ có tiếng xe ì ầm ngoài xa lộ và tiếng nhạc chim vang vang trên các vòm lá là làm biến đi cái im ắng của lớp học. Rồi một lần tiếng xe cũng ngưng và ca đoàn các loài chim cũng bỗng nhiên ngừng hót. Và khi tất cả im phăng phắc, anh chợt nhận ra những tiếng lách cách, lúc đầu nhỏ xíu và rời rạc, nhưng có lúc lại vang lên như thách thức anh. Anh nhìn ra cửa sổ. Không có gì ngoài ấy. Anh ngưng giảng. Tiếng lách cách cũng ngưng lại. Khi anh nói nhanh, tiếng động cũng nhanh lên như đuổi theo từng lời anh nói. Anh cười cười. Ngày xưa khi đi học, anh chẳng đã từng tinh nghịch trêu cô giáo bằng cách lấy thước gõ nhịp theo lời cô đó sao? Anh lại bao dung mỉm cười. Và lớp học kết thúc vui vẻ.

Nếu chỉ một hai lần học trò đùa nghịch thì hẳn anh đã không trách móc. Nhưng cứ thử tưởng tượng, ngày này sang ngày khác, trong giờ học nào ở cuối lớp cũng có tiếng lách cách như trêu ngươi thì có người thầy nào kiên nhẫn đủ để không lên tiếng?

Nhưng không sao, những ánh mắt nồng nhiệt, những nụ cười hồn nhiên khiến anh dễ quên đi những phiền toái khi đứng trên bục giảng.
Trời đổ mưa. Những cơn mưa buổi chiều thường làm cho cái oi nồng dịu hẳn xuống. Nhưng tiếng mưa rơi làm cho giọng anh lạc đi mất, nhất là khi anh cất tiếng hát. Dạy nhạc không lẽ lúc nào cũng phải hét lên hay phải tìm cách nói cho át tiếng động? Thường những lúc mưa nặng hạt, tiếng ồn ào theo làn nước phủ lấy cả căn phòng, thì anh hay bước lại bên cửa sổ, tựa tay lên thành cửa, đứng nhìn xuống lớp học và mỉm cười nửa vui thích nửa thất vọng, mặc cho những giọt mưa bắn vào người lành lạnh. Có lần một học viên hỏi anh: “Nhạc sĩ hẳn là lãng mạn lắm?” Anh đáp: “Lãng mạn hay không thì tuỳ người, nhưng nhạc sĩ thường nhìn thấy cái thiên hạ không thấy hay không muốn thấy”. “Thầy cho ví dụ được không?” “À, ví dụ như thế này. Khi trời mưa, thiên hạ chỉ thấy nước mưa và những cơn gió giật, sấm chớp. Nhung nhạc sĩ lại thấy những giai điệu như nhà thơ, thấy hình ảnh một gương mặt nào đó sau màn mưa như một hoạ sĩ, và thấy...” “Nói chung là tuyệt vời thầy nhỉ”. Anh nói: “Tuyệt thì tuyệt nhưng mà buồn, vì cô đơn”. “Em không hiểu hết được thầy ạ”.

Anh còn nhớ ngày còn bé, mỗi khi tới giờ học nhạc, cô giáo thường mở đầu bằng lời này: “Bây giờ các em nghe tiếng nói đẹp nhất của con người”. Dĩ nhiên anh không hiểu và bạn bè anh cũng thế. Có một đứa bạn nói với anh: “Vậy mà tao tưởng tiếng nói đẹp nhất là tiếng ông bán kẹo kéo”. Anh cười thầm nhưng cũng mắng nó: “Mày chả hiểu gì về âm nhạc cả”. Người bạn đó sau này là một ca sĩ, không nổi tiếng lắm nhưng cũng đủ làm giới trẻ tìm nghe. Có điều là không một ai trong đám người trẻ ái mộ ấy biết rằng ca sĩ của họ ngày xưa đã từng chỉ có một ước mơ là được nghe tiếng rao kẹo kéo. Phúc thì khác. Am nhạc đã lôi cuốn anh từ ngày anh biết nghe tiếng âm thanh của cuộc đời. Mẹ anh chả là một người chuyên hát dân ca đó sao. Và anh nghĩ là khi nói tới âm nhạc, người ta phải trân trọng chứ không chỉ là thưởng thức. Anh đã đọc ở đâu đó lời này của đại nhạc sĩ J.S.Bach: “Âm nhạc là tiếng lòng con người ca ngợi Tạo Hoá”. Cuộc đời đẹp thêm lên là nhờ âm nhạc. Anh tin chắc như thế.


Vậy mà trong giờ học nhạc, có một học viên nào đó lại nghịch phá. Mà học viên đó lại là ca viên ca đoàn nhà thờ nữa chứ. Khi tiếng mưa dứt, anh lại nghe rõ ràng tiếng lách cách trêu ngươi kia. Nhưng anh đủ kiên nhẫn để không la lên giữa hội trường. Anh cầm micro không dây bước xuống giữa lớp học. Anh dự tính sẽ đi một vòng, sẽ bắt quả tang kẻ gây rối và sẽ bảo hắn ta đứng lên, cầm micro xin lỗi cả lớp. Anh vừa giảng bài vừa đi gần xuống nơi có tiếng lách cách lách cách khó chịu. Và nỗi bực tức của anh càng tăng lên khi anh chợt nhận ra một cặp kính đen ở cuối lớp. Thế thì khó chịu quá. Anh định gọi lớp trưởng, nhưng anh lại đổi ý. Anh đi thẳng đến người học viên ngang ngạnh ấy, nhìn hắn một cách giận dữ. Nhưng hắn không có phản ứng gì cả. Vẫn tiếng lách cách. Khi cơn giận của anh sắp bật ra thành lời quát tháo thì bất ngờ, thật bất ngờ anh nhìn lên bàn của học viên đeo kiếng đen ấy. Một chiếc máy đánh chữ Braille, máy chữ của người mù! Anh lặng người đi đến hai phút. Và tiếng lách cách kia cũng im hẳn khi anh ngừng nói. Anh nhắm mắt lại và thầm nói: “Xin lỗi, xin lỗi”, rồi bước vội lên bục giảng. Anh nói với cả lớp: “Thôi hôm nay ta nghỉ sớm”.

Khi còn một mình trong lớp học, Phúc nhìn ra khoảng sân có những thảm cỏ xanh mượt ngoài kia. Anh học trò mù đang bước đi giữa bạn bè, nhưng dáng cao gầy vẫn cứ rất cô đơn. Phúc muốn chạy theo, nói với anh học trò một cái gì đó, một cái gì anh thực sự cũng chẳng biết. Nhưng Phúc vẫn ngồi im, bất động. Tiếng chuông nhà thờ ngân lên dịu dàng. Và khi bóng tối bắt đầu phủ nhẹ xuống, anh lại chạnh lòng nghĩ tới một người học trò mà bóng tối cứ đeo đuổi triền miên. Anh bâng khuâng tự hỏi: “Am nhạc có là nguồn an ủi cho cuộc đời?”



Lê Quang Vinh

TRONG NHƯ HẠT MƯA RƠI

Trầm Thiên Thu


   Những đám mây đen trên bầu trời đang nhanh chóng đan nhau dày đặc. Tiết trời oi bức chưa kịp dịu xuống, những hạt mưa lớn đã rơi lộp độp trên mặt đường. Tôi tìm một mái hiên vắng để trú mưa. Vừa ghé xe vào, một cô gái cũng ghé vào chỗ tôi trú mưa. Ai cũng loay hoay vuốt những hạt nước dính trên mặt, trên quần áo. Những hạt mưa nhỏ dần và dày hơn tung bụi nước trắng xóa. Hơi nóng ngai ngái xông vào mũi gây cảm giác khó chịu. Chợt hai người nhìn nhau. Cô gái tỏ vẻ hơi ngạc nhiên:

   - Anh…

   Tôi cũng vừa kịp lấp đầy câu nói của cô gái mà không khỏi ngạc nhiên:

   - Kim!

   Kim hơi lúng túng:

   - Anh… đi đâu…?

   Kim vẫn “yếu vía” như thế mỗi khi gặp chuyện gì bất ngờ.

   Mười năm rồi. Kim khác một chút, nhưng nét riêng của Kim vẫn không giấu được: Đơn sơ, dịu dàng, chân thật, dễ thương và một chút e thẹn, nhõng nhẽo. Mười năm chưa phải là khoảng thời gian đủ xóa nhòa kỷ niệm.


   Hồi đó tôi là ca trưởng ca đoàn xứ. Kim là ca viên với chất giọng tự nhiên khá hay. Kim thường solo. Kim và tôi đều hăng say công việc nhà thờ. Những dịp đại lễ, tuy có mệt nhưng không thiếu niềm vui. Tình cảm giữa tôi và Kim thật trong sáng, tự nhiên. Kim học chung và thân với em gái tôi, vì thế Kim vẫn coi tôi như một người anh. Hai cô bé vẫn thường “cầu viện” tôi khi làm bích báo ở trường. Thời gian cứ trôi… Bao mơ ước không thành, tôi phải đi làm cho một công ty tư nhân trên thành phố.

   - Em hỏi, sao anh không nói?

   - À, anh không nghe. Em hỏi gì vậy? – Tôi vội tự biện hộ.

   Kim cười nụ:

   - Em hỏi anh đi đâu?

   - À, anh đi làm về.

   - Sớm vậy?

   - Hôm nay thứ Bảy, được nghỉ sớm. Lúc này em làm gì?

   Xoay xoay chiếc mũ bảo hiểm trong tay, Kim ngập ngừng:

   - Em… em vào dòng… ba năm rồi.

   - Vậy à? Mà dòng nào?

   - Dạ, dòng Chim!

   Tôi nhíu mày, lẩm bẩm:

   - Dòng Chim, dòng Chim… À, Oiseau phải không?

   Kim khẽ gật đầu.

   Mưa bóng mây mau tạnh. Đường lại đầy người. Kim và tôi cũng từ giã nhau.


   Về đến nhà, cơn mưa lại ùa xuống. Tôi ngồi vào bàn nhìn ra cửa sổ. Nhìn mưa là thú vui của tôi từ xưa. Ngoài giờ làm ở công ty thì tôi làm thơ, viết nhạc hay dịch bài đăng báo để khuây khỏa.
   Căn gác trọ chỉ còn chút ánh sáng đủ để nhìn những hạt mưa đan nhau bên ngoài cửa sổ. Ngày xưa, giờ này tôi đang chuẩn bị đi tập hát cho ca đoàn. Cuộc sống lúc này không cho phép tôi làm những công việc thánh thiện như thế nữa. Ký ức như cuốn phim quay lại những ngày giúp lễ, đọc sách thánh, đệm đàn bằng chiếc phong cầm mộc mạc… Tôi chỉ còn viết thánh ca để trải tâm tình vào đó, và người khác sẽ làm thay tôi công việc hát ca tụng Thiên Chúa. Hoàn cảnh thay đổi tất cả dù không ai muốn…
   Có lẽ Kim giờ này đang thánh thiện trong từng lời kinh phụng vụ ban chiều. Tôi rải vài giọt đàn tí tách như tiếng mưa. Tôi khe khẽ hát: Khi tình yêu con còn thơ, tương lai con dệt mơ, thì tình Chúa hững hờ. Chúa vẫn dang tay đợi chờ… Tôi chợt ngưng hát rồi viết:
Nếu yêu là tội, lạy Chúa tôi!

Có lẽ là tôi phạm tội rồi

Một thoáng yêu thương thành kỷ niệm

Nguyện trong như những hạt mưa rơi…
   Thời gian thấm thoát, mới đây mà đã hơn hai mươi năm. Như một giấc ngủ. Như một thoáng mơ. Tôi nhận được thiệp mời dự lễ ngân khánh khấn dòng của Kim. Chẳng có gì hơn là tập Thánh ca để mừng cho cô bạn ngày xưa.
   Mưa lại chợt gieo xuống, những hạt trong veo, trong như pha lê. Tôi lặng lẽ ngồi vào đàn, những phím dương cầm trầm bổng giai điệu: Biết lấy gì cảm mến, biết lấy chi báo đền Hồng Ân Chúa cao vời, Chúa đã làm cho tôi…
   Chúc mừng Kim thánh thiện và sống trọn vẹn đời tận hiến, Kim nhé!
   Trầm Thiên Thu

HÒN ĐÁ ĐỔI ĐỜI

Thanh Hương
Ngày xửa ngày xưa, ở một con suối giữa cánh rừng cao su bạt ngàn. Có một hòn đá, không to mà cũng chẳng nhỏ lắm và đương nhiên là nó cũng chẳng đẹp đẽ gì : đá suối ấy mà. Mùa mưa, nó thường xuyên chìm lỉm dưới dòng suối đục ngàu đất đỏ. Mùa nắng thì đỡ hơn, dòng suối chảy nhẹ nhàng quanh hòn đá…nước suối trong veo vì không còn đất đỏ trên triền dốc chảy xuống. Nhưng có một điều : mùa nào cũng vậy, hòn đá luôn là điểm tựa cho những bàn chân muốn đi qua suối. Mỗi lần như thế, nó cảm thấy vui vui, vì thấy mình cũng còn có ích cho cuộc đời làm đá suối. Khổ một điều, cả tuần mới có đông người từ Suối Cả sang đi lễ ngày Chúa Nhật. Những lần như thế nó vui lắm vì được nghe các cô các cậu thiếu nhi kể chuyện đi lễ, kể chuyện sinh hoạt ở Nhà Thờ. Hòn đá thầm ước ao phải chi mình được “lên bờ” …Ồ không ! được “lên đời” chứ, không thèm làm hòn đá cô đơn dưới suối nữa..và sẽ được ở gần các bạn thiếu nhi, chắc là vui, vui lắm…
Cầu được, ước thấy…” một hôm nó được nghe các bạn thiếu nhi đi lễ về, đang rửa chân bên dòng suối. Các bạn ấy đang bàn tán chuyện Cha xứ mới về nhận xứ, Ngài muốn vận động giáo dân sửa lại và nâng cao nền Nhà thờ. Riêng các bạn thiếu nhi sẽ được phân công lấy đất, đá để đắp nền. Nghe kể đến đây, hòn đá mừng quá vì nó biết rằng khu vực này làm gì có đá, ngoài đá ở con suối này. Từ ngày ấy, dòng suối như cạn hơn, để lộ ra rất nhiều những hòn đá đủ mọi hình dáng to, nhỏ đợi chờ.
Thế rồi ngày ấy đã đến, rất đông các bạn thiếu nhi lũ lượt lên xuống suối, để lấy đá đem về làm nền Nhà Thờ. Tới phiên nó, ai cũng ngại cả vì nó khá to và trơn trượt. Phải năm, sáu cậu con trai hì hục mãi mới khiêng được nó bỏ vào giỏ. Đu đưa dưới cây đòn gánh của các bạn, hòn đá rán nín thở..vì nó có nghe bảo rằng : khi nín thở thì mình sẽ nhẹ hơn. Đường thì dốc, đá thì nặng..nhìn các bạn thiếu nhi ai nấy cũng đầm đìa mồ hôi. Ấy thế mà bầu không khí vẫn cứ như ngày hội, tiếng cười đùa, tiếng ca hát cứ vang vang giữa bạt ngàn nắng gió.
Nhà Thờ hôm nay thật đông vui, Cha xứ cùng với các gia trưởng đang nâng các cột nhà thờ lên cao thêm, sau đó kê vào các hòn đá để mối mọt khỏi ăn. Chẳng ai thèm ngó ngàng gì đến hòn đá cả. Nó nằm lăn lóc gần tháp chuông, buồn vì mọi người ai cũng chê nó. Kê cột ư ? nó hơi to mà lại còn méo méo nữa, coi sao được ? Làm đá móng ư ? có mấy bác chê nó láng quá, sợ không ăn xi măng !!! Cứ như thế, nó nằm chơ vơ gần tháp chuông. Mùa mưa, nó trở thành chỗ để người đi lễ cạy đất đỏ dính nơi dép. Mùa nắng, nó trở thành chỗ ngồi cho các bà cụ mỏi chân, ngồi nghỉ mệt bên tháp chuông.
Năm tháng dần trôi, hòn đá vẫn nằm đấy, cô độc nhưng không cô đơn. Bởi nó đã chứng kiến biết bao đổi thay của giáo xứ, những thánh lễ sớm chiều, những ngày lễ hội, dâng hoa, những buổi sinh hoạt, tĩnh tâm của các giới. Cả những lễ cưới của vài bạn thiếu nhi, mới ngày nào còn ngồi bên nó rửa chân cạnh bờ suối. Nó còn chứng kiến những thánh lễ an táng của mấy cụ già, đã từng ngồi trên nó để nghỉ mệt bên lối vào nhà thờ. Cuộc đời bình dị của một hòn đá chắc sẽ mãi như thế, nếu một hôm nó không lọt vào mắt Cha xứ…
Chuyện là như thế này : trước khi tháo nhà thờ để chuẩn bị xây nhà xứ và nhà thờ mới. Ngài muốn giáo xứ đóng lại hoạt cảnh thương khó và mùa chay năm ấy, năm cuối của nhà thờ cũ. Tình cờ thế nào “ Viên đá của người thợ xây loại bỏ, đã trở nên tảng đá nguyện cầu” Hòn đá suối ngày nào đã được cha xứ chọn để làm tảng đá trong vườn Giêtsiamni, nơi Chúa Giêsu quỳ cầu nguyện. Đương nhiên là nó hết sức hãnh diện vì đã được đóng một vai, cho dù rất khiêm tốn trong vở hoạt cảnh thương khó. Ngày ấy, nó được tận mắt chứng kiến những xúc động, những cảm thông trên nét mặt người xem. Cả nhà thờ như cùng sống và chia sẻ những giờ phút cứu chuộc năm nào.
Sau buổi hoạt cảnh ấy, chẳng hiểu sao vệt thuốc đỏ, giả làm những giọt mồ hôi máu của Chúa Giêsu rơi trên hòn đá…sao chùi hoài mà vẫn không ra. Thế là chẳng ai dám vất nó lăn lóc ngoài sân nhà thờ nữa. Các anh tông đồ khiêng để gần hiên nhà thờ cũ, sát bên vách của nhà Cha ở tạm, vì đang xây nhà xứ. Hòn đá lại một lần nữa lo lắm, không biết đời mình rồi sẽ đi về đâu. Hố móng của nhà xứ cũng rộng và khá sâu, lỡ có ông thợ nào không vừa mắt, hỏi xin Cha rồi đem bỏ xuống hố móng của nhà xứ thì thôi xong…
Thật cũng may cho nó, lại một lần nữa nó được đổi đời…Trong bản vẽ thiết kế xây dựng của nhà xứ, có một bức phù điêu tạc tượng Chúa Giêsu đang bồng một con chiên, ở dưới là bồn hoa, vài hòn đá được kê như làm chỗ tựa cho Chúa Giêsu đứng. Thế là hòn đá lại được Cha xứ chấm ngay và xếp nó cùng với mấy hòn đá khác nhỏ hơn. Bên cạnh những chậu hoa, những hòn đá được sắp xếp khép léo, hài hòa trông thật vững chắc. Bức tượng Chúa Giêsu giờ đây trông thật vững vàng, sống động. Cũng từ đó, hòn đá được tận mắt chứng kiến bao đổi thay của giáo xứ..cảnh tháo nhà thờ cũ, cảnh rộn ràng, nhộn nhịp của những ngày làm nhà thờ mới. Các bạn thiếu nhi lại rộn ràng khiêng đá, cát hoặc chuyển gạch từ trên xe xuống… Nhìn những cảnh ấy, nó lại bồi hồi nhớ ngày xưa, cái ngày nó giã từ dòng suối và được đem về nhà thờ…
Giờ đây, công trình xây dựng nhà thờ đã đi vào những phần cuối cùng. Hòn đá muốn được ai đó kể cho nghe về vẻ đẹp bên trong nhà thờ. Bởi nó chỉ nghe loáng thoáng rằng gian cung thánh lộng lẫy lắm, nhưng biết làm sao. Chỗ của nó bây giờ thấp quá, làm sao thấy được nhà thờ phía bên trên.
Ngày khánh thành chắc chắn sẽ long trọng và rộn ràng..bởi sẽ có sự hiện diện và chúc phúc của Đức Giám Mục địa phận. Hòn đá ao ước trong buổi lễ hôm ấy, Đức Giám Mục và Cha xứ sẽ chụp hình trước tượng Chúa Giêsu đang ẵm con chiên. Như thế nó sẽ được hiện diện trong bức ảnh. Bởi nó là hòn đá to nhất dưới chân tượng Chúa và bởi nó là hòn đá suối ngày nào giờ đây đã được “đổi đời…”
Nhớ Giáo Xứ Xuân Đường – Xuân Lộc

Thanh Hương
CHỮ TÌNH VÀ CHỮ YÊU

Theo Truyền Thống và Trong Thánh Kinh

Vân Uyên – Nguyễn Văn Ái
Trong số những từ ngữ được nhắc đi nhắc lại từ 2000 năm nay, trong mọi thứ tiếng của loài người để xây dựng nền văn minh của sự sống nhân tính , có lẽ không có từ nào nặng nghĩa bằng chữ : ‘’ yêu ‘’ .
Chữ yêu thường có một hấp lực quyến rũ kỳ diệu . Yêu chiếm địa vị nào trong hướng sống của mỗi người ? của bao nhiêu thế hệ nối tiếp nhau kể từ khi khai thiên lập địa đến nay ?
Đã là người không thể nào không đặt vấn đề yêu . Nhưng tìm yêu ở đâu ? có nên tìm yêu với bất cứ giá nào ? có thể nào yêu mà không gặp thử thách hay ảo tưởng ? có khi nào yêu mà không biết mình đang yêu hay đã được yêu ?
Chữ yêu có những tầm thước rất thâm sâu . Bài này sẽ chỉ đề cập tới một khía cạnh người ta thường nhớ tới khi nói đến chữ yêu . Đó là tầm thước tình yêu nam nữ , tình yêu vợ chồng .
Ngày nay khi nghe nói trai gái yêu nhau , mọi người đều cho đó là chuyện thường . Nhưng sau khi tìm hiểu về truyền thống dân tộc và đọc lại Thánh Kinh , mới thấy nam nữ yêu nhau không phải là chuyện thường , và hình như có hai điểm nổi bật :
Điểm thứ nhất: quan niệm về yêu rất mới đối với truyền thống dân tộc .

Điểm thứ hai : quan niệm về yêu theo Thánh Kinh rất lạ lùng , vì Cựu Ước so sánh tình của Thiên Chúa đối với Dân Hứa ( Israël ) cũng như tình yêu nam nữ , và Tân Ước coi tình của Chúa Kitô đối với Giáo Hội giống như tình yêu phu thê



CHỮ TÌNH TRONG TRUYỀN THỐNG
Truyền thống dân tộc chịu ảnh hưởng sâu đậm nền văn hóa Trung Hoa mà nguồn gốc là Tam Giáo ( Khổng giáo , Lão giáo và Phật giáo ) , qua những thuần phong mỹ tục như : thờ phụng tổ tiên , lễ nghi cưới hỏi, có nhiều con nối dõi tông đường , nhất là con trai ...tuy phong tục lễ nghi cổ truyền trong dân gian Việt nam có những điều khác với Trung quốc , như : lễ cheo , tục nam nữ tương thân ...
Những tư tưởng hướng đạo về đời sống vợ chồng qua truyền thống dân tộc , không thấy đề cập tới vấn đề ‘’yêu ‘’ như một giá trị tôn giáo,

tuyệt đối, cột trụ .


Tư tưởng Khổng Giáo ( còn được gọi là Nho Giáo hay Đạo Khổng ) là một tư tưởng chú trọng vào nề nếp trật tự , xây dựng con người có trách nhiệm và giữ đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội .
Hướng chỉ đạo đời sống con người theo Khổng Giáo có thể tóm lược vào bốn chữ ‘’ Ngũ luân , ngũ thường ‘’ được gọi là Luân Thường Đạo Lý . Ngũ luân là tình vua tôi , tình cha con , tình vợ chồng , tình anh em , tình bè bạn . Ngũ thường là nhân , lễ , nghĩa , trí , tín .
Những nguyên tắc và nghi lễ của Đạo Khổng có kỳ vọng đảm bảo sự hài hòa những tương quan giữa trời đất và con người . Sự hài hòa này khi đạt được sẽ dẫn đến hạnh phúc cho con người.
Học thuyết Khổng Giáo muốn ổn định thế quân bình của hai năng lực được coi như động lực hóa sinh mọi sự vật , là khí âm và khí dương .
Theo Kinh Dịch trời đất do hai nguyên tố Âm Dương tạo nên . Âm Dương là đạo của trời đất , cương kỷ của vạn vật .

‘’ Âm dương giả , thiên địa chi đạo giả , vạn vật chi cương kỷ ‘’

( Hoàng đế Nội kinh Tố vấn ).

Theo Kinh Lễ khí âm hay sinh nhưng phải có khí dương mới sinh được , khí dương hay nuôi vật nhưng nếu không có khí âm thì không lớn được .

Cho nên trai phải có vợ , gái phải có chồng , phối hợp âm dương mới có thể sinh trưởng được . Vì vậy theo lẽ tự nhiên của Tạo Hóa , đã có khí âm khí dương ắt phải có đôi lứa vợ chồng . Dù là trời đất cũng có vòng phu thê . Có âm dương phối hợp mới có trời đất .
Những tư tưởng này được Ôn Như Hầu diễn tả trong ‘’ Cung oán Ngâm khúc ‘’ như sau ( từ câu 125 đến câu 128 ) :
Kìa điểu thú là loài vạn vật

Dẫu vô tri cũng bắt đèo bòng

Có âm dương có vợ chồng

Dẫu từ thiên địa cũng vòng phu thê.
Khổng Giáo coi đời sống vợ chồng là lẽ tự nhiên của trời đất. Như vậy vấn đề mới được nhìn duy nhất dưới một khía cạnh , là khía cạnh thiên nhiên như một hấp lực đực cái , giống như các sinh vật khác , và không đặt vấn đề yêu đương .
Lão Tử là một người có tư tưởng phóng khoáng , thích sống đời

ẩn dật , đơn giản và khiêm tốn .


Những tư tưởng của Lão Tử được ghi chép trong cuốn : ‘’ Đạo Đức Kinh ‘’ , nên phái của Lão Tử cũng được gọi là : Đạo Giáo , Lão Giáo hay Đạo Lão .
Danh từ ‘’ đạo đức ‘’ của Lão Tử không có ý nghĩa như chúng ta hiểu ngày nay .
Chữ ‘’đạo‘’ của Lão Tử có rất nhiều nghĩa : vừa là nguyên thủy của vũ trụ , vừa là toàn thể vũ trụ , vừa là nguyên tố của vạn vật , vừa là con đường tu , dẫn những người tu theo Đạo Giáo tới nhịp chuyển vận của vũ trụ để được trường sinh bất tử trong ‘’ vô vi ‘’.
Lão Giáo không nói gì về hôn nhân và vợ chồng , không nói gì về vấn đề yêu đương . Lão Giáo khuyên con người nên sống tiêu dao , dinh dưỡng thể xác và tâm hồn càng hòa hợp với thiên nhiên bao nhiêu càng được hạnh phúc bấy nhiêu .
Trong sách Đạo Đức Kinh chỉ có một đoạn nói sơ qua , một cách gián tiếp , về đời sống vợ chồng . Đoạn đó như sau :
Bởi vì đạo lớn bị bỏ nên mới có nhân nghĩa .Bởi vì sáu người thân bất hòa với nhau , nên mới có người hiếu người thảo... (Đại đạo phế , hữu nhân nghĩa . Lục thân bất hòa ,hữu hiếu từ ...)
Trong đoạn này danh từ ‘’ lục thân ‘’ nghĩa là ‘’ sáu người thân ‘’ gồm có cha , con, anh, em, vợ và chồng .
Lão Tử tin rằng : dứt nhân bỏ nghĩa con người sẽ trở lại thuần lương chân chính .
Nguyễn Trãi khi về trí sĩ đã có những bài thơ chịu ảnh hưởng của Đạo Giáo như bài ‘’ Côn Sơn Ca ‘’ . Bài này viết bằng chữ Hán , dưới đây trích dịch mấy câu đầu làm thí dụ :
‘’ Côn Sơn có suối

Tiếng lạ chảy triền miên

Ta nghe như huyền cầm

Côn Sơn có đá

Mưa trải phủ rêu xanh

Ta ngồi như trên chiếu

Trong hang có thông

Vạn lý xanh trùng trùng

Nhàn hạ ta ngả lưng

Trong rừng có trúc

Ngàn mẫu in mầu lục

Thong dong ta dạo bước

Ngâm vịnh ở đây

.. .. .. .. .. ‘’

Sau 2500 năm những kinh điển Phật Giáo từ phạn ngữ đến hán ngữ có nhiều vô kể . Những cuốn kinh cổ nhất được biết tới chỉ viết thành văn hàng thế kỷ sau khi Đức Phật đã ‘’ nhập diệt ‘’. Trước đó những kỷ niệm về cuộc đời và các lời thuyết giảng của Đức Phật chỉ được gìn giữ qua truyền khẩu trong năm thế kỷ .


Đạo Phật tuy khởi nguyên từ Ấn Độ đã không phát triển ở xứ này , nhưng đã theo con đường thương mại tơ lụa di chuyển sang phương Đông , tới Tây Tạng , Tích Lan , Trung Quốc , Đại Hàn , Nhật Bản , Việt Nam , Đông Nam Á ... mang mầu sắc đặc thù của mỗi địa phương .
Ba bộ kinh lâu đời nhất được gọi là ‘’ Ngôi Tam Bảo’’ gồm có những bộ Phật bảo , Tăng bảo và Pháp bảo . Bộ thứ nhất viết về những lời thuyết pháp của Đức Phật còn được nhớ lại ( dharma ). Bộ thứ hai về những đường lối tu hành của các cộng đồng tín hữu ( sangha ) . Bộ thứ ba gom góp những thành phần lý thuyết truyền thống khác nhau tản mát đó đây .
Những tư tưởng chính yếu của Đạo Phật được trình bầy trong ‘’ Tứ Diệu Đế ‘’ nghĩa là bốn chân lý nhiệm mầu , Đức Phật đã giác ngộ , đốn ngộ sau khi tham thiền dưới gốc cây Bồ Đề . Bốn chân lý đó là :
1 - Khổ đế : đời là bể khổ .

2 - Tập đế : nguồn gốc của đau khổ là ham muốn .

3 - Diệt đế : muốn diệt khổ phải thắng được ham muốn .

4 - Đạo đế : con đường thắng ham muốn là con đường tu , là chiêm niệm , từ bi , thờ ơ với phúc họa , để ra khỏi vòng luân hồi của cõi ‘’ vô thường ‘’ , tới được nát bàn là nơi thinh không thanh tịnh không còn ham muốn .


Chữ ‘’ái‘’ nghĩa là ‘’yêu’’ được xếp vào ‘’ thập nhị nhân duyên’’ một trong mười hai sự ham muốn lôi cuốn con người vào vòng luân hồi của cõi ‘’ vô thường ‘’.
Những tư tưởng này đã được nhiều nhà thơ diễn tả . Người diễn tả thâm thúy vừa gọn vừa hay là thi hào Nguyễn Du trong câu thơ : Tu là cõi phúc , tình là dây oan. ( câu số 2658 )

Trong câu thơ này chữ tình có nghĩa là sự lưu luyến nam nữ muốn được kết tóc se tơ . Tình là dây oan vì tình là một ham muốn mãnh liệt trói buộc con người vào đau khổ như sợi dây oan nghiệt .

Tu là cõi phúc có nghĩa là : chỉ có con đường tu , xa lánh trần tục vui với câu kinh tiếng kệ nuôi tâm dưỡng tính, mới gỡ thoát khỏi dây oan nghiệt của chữ tình để tới cõi phúc là nát bàn .
Nói tóm lại về vấn đề tình nam nữ và vợ chồng những tư tưởng hướng đạo trong Tam Giáo thay đổi tùy theo mỗi đạo . Khổng Giáo coi đây là lẽ tự nhiên của trời đất và đề ra một số lề luật để đối xử với nhau giữ tôn ti trật tự trong gia đình và ngoài xã hội . Đạo Lão không đặt vấn đề trong đường tu đạo tới huyền đồng với thiên nhiên . Đạo Phật xếp chữ tình vào thập nhị nhân duyên của cõi vô thường .
Như vậy quan niệm về yêu như một hướng sống có thể coi như một quan niệm rất mới trong vấn đề nhân sinh , không những cho dân tộc chúng ta mà còn cả cho những dân tộc chịu ảnh hưởng của Tam Giáo từ hàng ngàn năm .


CHỮ YÊU TRONG THÁNH KINH
Theo Thánh Kinh yêu là tất cả . Trời yêu , người yêu . Đời này yêu , đời sau yêu . Sống ngoài đời hay sống đường tu , hướng sống đều là yêu .
Theo Phúc Âm chữ ‘’yêu’’ gắn liền với chữ ‘’thập’’ nhưng cũng vẫn là yêu . Yêu bất chấp đau khổ và sự chết , vì ‘’yêu mạnh hơn sự chết ‘’ ( Ct 8,6 ) .
Trong thánh lễ thường nghe giảng ‘’Thiên Chúa là tình yêu’’ ( 1 Jn 4,8 ). Thiên Chúa và tình yêu không ai nhìn thấy . Nhưng nếu ‘’người yêu người ‘’ chúng ta nhận thấy . Qua tình người đối với người chúng ta biết tình yêu . Và qua tình yêu chúng ta gặp Thiên Chúa , khi thấu cảm mối tình của người đối người sở dĩ có được và bền vững là nhờ tình Thiên Chúa .
Trong những mối tình của người đối với người , mối tình mà đại đa số nhân loại có nhiều hy vọng gặp là tình yêu nam nữ , tình yêu vợ chồng .
Thánh Kinh nói gì về mối tình này ?

Theo Cựu Ước ( sách Sáng Thế ) ngay từ khi tạo dựng ra trời đất và con người , Thiên Chúa đã chúc phúc cho sự kết hợp nam nữ được coi như có một giá trị tôn giáo độc đáo . Cả nam lẫn nữ được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa .


Người nam khi thấy người nữ đã kêu lên : ‘’ Đây là xương thịt của tôi’’. Do đó người nam từ bỏ cha mẹ lưu luyến người nữ và cả hai trở thành ‘’ nhất thể ‘’( Gn 1-2 ) , một thân xác ( une seule chair ) .
Nhiều tiên tri trong Cựu Ước như Osée ( 1,2+), Jérémie (18,1+), Isaïe (1,21), Ezéchiel (16,23) ... khi đề cập tới mối liên quan giữa Thiên Chúa và Dân Hứa ( Israël ) đã xử dụng hình ảnh tình yêu nam nữ.
Các tiên tri coi tình của Thiên Chúa đối với dân được chọn ( Israël ) cũng như tình của người nam , một người nam vừa hiền từ chung thủy, vừa đòi hỏi ghen tuông .
Các tiên tri cũng nói về những phản bội, chối bỏ , tà đạo của dân Israël được coi như người nữ bất trung . Có khi còn dùng cả danh từ nặng hơn chữ bất trung.
Nhưng dù vậy tình của Thiên Chúa cũng không dập tắt vì Thiên Chúa yêu cho đến cùng ( Jn 13,1 ) .
Khi nói về tình yêu nam nữ trong Cựu Ước không thể nào không nhắc tới bài Diễm Ca ( Cantique des Cantiques ) một điệp khúc diễn tả tình yêu nam nữ thắm thiết và chung thủy .
Lời thơ là lời của người nữ được yêu ( la bien aimée ) nói về tình của người yêu đối với mình . Theo truyền thuyết tác giả bài này là vua Salômông ( Salomon , vị vua thứ ba của Israël ) .
Đây là một bài thơ ngụ ngôn ca ngợi tình yêu của Thiên Chúa đối với dân Israël qua hình ảnh đắm say kết hợp nam nữ .
Bài Diễm Ca được trình bầy và sắp xếp theo những đoạn đường trở lại và hy vọng của dân Israël , gồm năm bài ca , một phần mở đầu và một phần kết , xen lẫn ( theo kiểu kịch thuật hy lạp ) một vài đoạn đồng ca hoặc song ca đối đáp với người nữ .
Nhiều nhà thần học coi bài Diễm Ca như một thánh ca thánh nhất trong các bài thánh ca . Đối với độc giả ngày nay bài Diễm Ca thường được nhắc tới như một bài tình ca tình nhất trong các bài tình ca . Đây chỉ là một cách nói , vì theo Kitô-giáo thánh và tình là một , thánh là yêu mà tình cũng là yêu .
Xin nêu làm thí dụ ba câu đầu lời của người nữ được yêu ( la bien aimée ) để có một ý niệm về tính chất diễm tình của bài Diễm Ca diễn tả tình đắm say trong sự kết hợp thân xác nam nữ ( hương thơm từ da người , nụ hôn ân ái nồng say hơn rượu ...) . Ba câu này trích trong cuốn Bible de Jérusalem viết bằng Pháp ngữ :

Qu’il me baise des baisers de sa bouche

Tes amours sont plus délicieuses que le vin

L’arôme de tes parfums est exquis .

( Ct 1, 2-3 )

Theo ấn bản Kinh Thánh mới nhất được Tòa Tổng Giám Mục Saigon thực hiện năm 1998 ( trang 1231 ) ba câu này được dịch như sau :
Ước gì chàng hôn ta những nụ hôn chính môi miệng chàng !

Ân ái của anh còn ngọt ngào hơn rượu

Mùi hương anh thơm ngát .
Minh Châu dịch :

Môi tìm môi đón nụ hôn tình áí

Ngây ngất say hơn hẳn rượu ngọt bùi

Hương ai tỏa xác hồn xao xuyến mãi .
Nguyễn Hữu Nhật dịch :

Ước gì miệng kề miệng

Chàng hôn em như mưa

Ái ân hơn rượu quý

Hơi người thơm hương đưa.
Điểm lạ lùng của chữ yêu trong Cựu Ước là tình nam nữ cả hồn lẫn xác được đặt tận đỉnh cao của tình thiên tính .
Tân Ước còn đi xa hơn nữa . Theo Tân Ước tình yêu nam nữ chỉ tìm thấy toàn vẹn ý nghĩa và đạt tới sự thật , khi qua hôn nhân bí tích trở thành tình yêu vợ chồng .
Trong thư gửi tín hữu thành E-phê-sô , thánh Phaolô gọi tình yêu vợ chồng là ‘’ huyền nhiệm lớn ‘’ ( grand mystère ) . Huyền nhiệm đã kỳ lạ . Huyền nhiệm lớn là kỳ lạ trên sự kỳ lạ ( Ep 5,32 ) .
Tình yêu vợ chồng được thánh Phaolô so sánh như tình của Chúa Kitô đối với Giáo Hội .
Tình yêu vợ chồng mà thường tình cho là trần tục , trở thành ‘’ kỳ lạ trên sự kỳ lạ ‘’ vì được coi như mối tình mầu nhiệm không bao giờ phai , kéo dài vô tận trong thời gian của ‘’ Thiên Chúa làm người’ kết hợp với

‘’nhiệm thể ‘’ của mình là Giáo Hội ( Ep 5, 23-25 ).


Như vậy Tân Ước coi tình yêu vợ chồng là một trong những trung tâm điểm của đức tin . Nói cách khác tình vợ chồng khi đạt tới mức ‘’ yêu ‘ cũng là một con đường dẫn tới Thiên Chúa , dẫn tới cõi phúc .
Theo Tân Ước nhiều lần Chúa Kitô đã ví ‘’ Nước Trời ‘’ như ‘’Tiệc Cưới ‘’ và tự ví mình như chàng rể ( Mt 9,15 ; 22,1-14 ; 25, 1-13 ; Ga 3,29 ) .
Chúa Kitô đã giảng về tính chung thủy gắn bó , không có gì có thể phân chia của tình vợ chồng trong hôn nhân bí tích . Theo phúc âm của thánh Mát- thêu , Chúa Kitô đã nói : ‘’ Vợ chồng không còn là hai mà là một.Những người Thiên Chúa đã kết hợp , loài người không được chia rẽ ‘’ (Mat 19, 6).
Đối với người đời xưa cũng như người thời nay , những lời nói này thật không phải dễ hiểu và dễ chấp nhận . Chính những môn đệ của Chúa Kitô cũng đã thốt lên : ‘’ Nếu số phận của người nam phải đối xử với vợ như vậy , thà đừng kết hôn còn hơn ‘’ .
Và Chúa Kitô đã trả lời : ‘’ Không phải ai cũng hiểu được. Chỉ có những người Chúa cho hiểu mới hiểu.’’ ( Mat 19, 10-11 )
Để kết luận xin nêu lên một ý nghỉ vừa là lời cầu nguyện trong hy vọng của niềm tin . Như vậy theo Thánh Kinh chữ yêu trong tình nam nữ và vợ chồng bắt nguồn từ Thiên Chúa Tình Yêu . Thiên ý mong muốn con người bắt đầu được hưởng cõi phúc ngay tại đời này qua kiếp sống phu thê và sẽ nối tiếp đời đời trong tình yêu của Thiên Chúa .
Tình yêu của Thiên Chúa là như vậy , con người lấy gì để đền đáp lại , chỉ có yêu mới đền đáp được tình yêu . Đó là nguồn thi hứng dẫn đến ba câu thơ :

Xưa vâng thiên ý một thì

Yêu là cõi phúc , đền nghì tình Ai

Yêu là hơi thở của Trời ...

( Câu 13 - 15 bài : Con Thuyền Nhất Thể , VÂN UYÊN )

Vân Uyên – Nguyễn Văn Ái



tải về 0.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương