Coâng ty thöÔng maïI ÑAÀu tö vaø phaùt trieåN (becamex)


Tác động đến tình hình trật tự an ninh khu vực



tải về 1.21 Mb.
trang23/42
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích1.21 Mb.
#54154
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   42
[123doc] - du-an-dau-tu-xay-dung-chung-cu-cao-cap-phong-phu-khu-b

2.4. Tác động đến tình hình trật tự an ninh khu vực


Giai đoạn thi công cơ bản của dự án tập trung rất đông công nhân. Đặc điểm của số lao động này phần lớn là lao động phổ thông, không hoàn toàn là dân cư trú chính thức trong địa bàn khu vực. Quá trình tập trung đông công nhân sẽ gây ra các vấn đề xã hội, gây mất trật tự an ninh khu vực như làm tăng các tệ nạn xã hội (trộm cắp, đánh nhau, ma tuý…) gây khó khăn cho công tác quản lý của các ban ngành chức năng tại địa bàn khu vực dự án.

2.5. Tác động giao thông chung quanh


Dự án nằm trong khu vực đường Nguyễn Văn Linh là con đường có lưu lượng xe cộ nhiều. Trong quá trình san nền và thi công của dự án cần rất nhiều các phương tiện vận chuyển để chở vật liệu xây dựng cũng như máy móc thiết bị để phục vụ cho dự án, mà giao thông ở đây đông đúc ít nhiều sẽ gây tình trạng kẹt xe. Do đó, cần phải có biện pháp quản lý các phương tiện xe ra vào của dự án để tránh gây tắc nghẽn giao thông tại dự án.

II. DỰ BÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

1. Các nguồn gây ô nhiễm

1.1. Nguồn gây ô nhiễm nước


1.1.1.Nước mưa
Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường. Khi chưa xây dựng trung tâm thương mại – căn hộ cao cấp, nước mưa sẽ tiêu thoát bằng nhiều nhánh nhỏ chảy ra hệ thống thoát nước hoặc phần lớn thấm trực tiếp xuống đất. Khi trung tâm được xây dựng lên, mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước, ngoài ra, nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực cuốn theo các chất cặn bã và đất cát xuống hệ thống thoát nước, nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước, tạo ảnh hưởng xấu đến môi trường.
1.1.2.Nước thải sinh hoạt
Lưu lượng nước thải sinh hoạt khoảng 1.000m3 (chiếm 80% lượng nước cấp: (Qmax + QTM ) x 0,8). Nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân trong khu vực này. Loại nước thải này bị ô nhiễm bởi các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh Ecoli.
Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ nói trên thành CO2, N2, H2O, CH4
Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD5. Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như vậy, chỉ số BOD5 càng cao cho thấy lượng chất hữu cơ trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm cao hơn.

Bảng 15: Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt (chưa qua xử lý)




tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương