Coâng ty thöÔng maïI ÑAÀu tö vaø phaùt trieåN (becamex)



tải về 1.21 Mb.
trang21/42
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích1.21 Mb.
#54154
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   42
[123doc] - du-an-dau-tu-xay-dung-chung-cu-cao-cap-phong-phu-khu-b

1.4.2.Nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn có lưu lượng phụ thuộc chế độ khí hậu của khu vực. Nếu không được quản lý tốt, nước mưa có thể bị nhiễm dầu do chảy qua những khu vực chứa nhiên liệu, qua khu vực đậu xe…Nước mưa chảy tràn cuốn theo các tạp chất đất đá, cặn bẩn, dầu nhớt nhiên liệu gây nên các vấn đề về an toàn vệ sinh và mỹ quan khu vực.
Ngoài ra còn có nước thải từ việc giải nhiệt máy móc, thiết bị hoặc từ các khu vực tồn trữ nhiên liệu, vật liệu xây dựng. Loại ô nhiễm này tương đối nhẹ, ít gây ảnh hưởng.
1.4.3.Nước thải từ quá trình thi công móng cọc.
Phương pháp khoan cọc nhồi làm cho kết cấu móng chắc hơn, giảm thiểu tiếng ồn nhiều hơn nhưng lại phát sinh một lượng lớn nước thải. Lượng nước thải này nếu không được xử lí trước khi thải ra cống chung thì cũng sẽ gây ô nhiễm.
1.4.4.Nước thải từ quá trình rửa xe khi ra khỏi công trình
Khi xe vận chuyển vật liệu xây dựng ra khỏi công trình đều phải tiến hành rửa xe. Vì vậy sẽ phát sinh lượng nước thải từ quá trình này. Nước thải này chứa nhiều bùn, cát, đá…nếu không được xử lý thì nước thải này khi chảy vào hệ thống thoát nước chung sẽ gây ra hiện tượng tắc nghẽn hệ thống.

1.5. Rác xây dựng và rác thải sinh hoạt


  • Rác xây dựng gồm các vật liệu xây dựng như: gỗ, kim loại (khung nhôm, sắt, đinh sắt…) các tông, gỗ dán, xà bần, dây điện, ống nhựa, kính… phát sinh từ những vị trí thi công

  • Các loại rác như bao bì, thực phẩm thừa… tạo từ các khu lán trại tạm thời và sinh hoạt của công nhân lao động trực tiếp trên công trường thi công. Ước tính lượng rác thải này khoảng 120 – 150kg/ngày.

Những tác động này nếu không tìm biện pháp hạn chế thì không chỉ ảnh hưởng tới công nhân tham gia xây dựng công trình mà còn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh, các cơ sở, nhà máy và khu dân cư ở khu vực lân cận.

1.6. Vấn đề an toàn lao động


Công trình xây dựng là nhà cao tầng (25 tầng lầu và 01 tầng hầm) cho nên nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình thi công tương đối lớn. Do đó, Chủ Dự án sẽ chú ý đến vấn đề an toàn lao động khi vận chuyển và lắp đặt các máy móc có trọng tải lớn và khi thi công các công trình trên cao.

  • Trong công trường thi công có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào, có thể dẫn đến tai nạn cho xe cộ hay tai nạn cho người lao động, người đi đường và dân cư xung quanh khu vực dự án

  • Việc thi công các công trình trên cao có khả năng gây ra tai nạn lao động cao hơn do trượt té trên các giàn giáo, vận chuyển vật liệu xây dựng (ximăng, cát, …) lên các tầng cao và nhiều nguyên nhân khác

  • Vật liệu xây dựng chất đống cao có thể gây nguy hiểm cho công nhân nếu đổ, ngã…

  • Các công tác tiếp cận với điện như thi công hệ thống điện hoặc do va chạm vào đường dây điện.

  • Những ngày thi công công trình vào mùa mưa, khả năng tai nạn lao động trên công trường tăng cao hơn do đất trơn, dễ làm trượt té, đất mềm, lún dễ gây sự cố cho con người và các máy móc thiết bị thi công, gió bão lớn dễ gây ra tình trạng mất điện, hoặc đứt dây dẫn điện gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Nhìn chung các tác động nói trên ảnh hưởng đến môi trường không đáng kể và trong thời gian có hạn. Tuy nhiên, cũng cần có các biện pháp thích hợp để kiểm soát vì các tác động này ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và tính mạng của công nhân tham gia xây dựng công trình

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương