Coâng ty thöÔng maïI ÑAÀu tö vaø phaùt trieåN (becamex)



tải về 1.21 Mb.
trang20/42
Chuyển đổi dữ liệu30.01.2023
Kích1.21 Mb.
#54154
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   42
[123doc] - du-an-dau-tu-xay-dung-chung-cu-cao-cap-phong-phu-khu-b

STT

Thiết bị

Mức ồn(dBA), cách nguồn 1,5 m

Tài liệu (1)

Tài liệu (2)

01

Máy ủi

93,0




02

Máy đầm nén (xe lu)




72,0 – 74,0

03

Máy xúc gầu trước




72,0 – 84,0

04

Gầu ngược




72,0 – 93,0

05

Máy kéo




77,0 – 96,0

06

Máy cạp đất, máy san




80,0 – 93,0

07

Máy lát đường




87,0 – 88,5

08

Xe tải




82,0 – 94,0

09

Máy trộn bêtông

75,0

75,0 – 88,0

10

Bơm bêtông




80,0 – 83,0

11

Máy đập bêtông

85,0




12

Cần trục di động




76,0 – 87,0

13

Cần trục Deric




86,5 – 88,5

14

Máy phát điện




72,0 – 82,5

15

Máy nén

80,0

75,0 – 87,0

16

Búa chèn và máy khoan đá




81,0 – 98,0

17

Máy đóng cọc

75,0

95,0 – 106,0

(Nguồn: Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và công sự, 2000)
Tài liệu (2): Mackernize, L.da, 1985
Mức độ ồn của các loại máy móc thiết bị phục vụ công tác đào đắp đất (xe tải, xe lu, xe xúc đất…) dao động trong khoảng từ 72 – 96 dBA, các máy móc để thao tác với các loại vật liệu xây dựng (máy trộn bêtông, bơm bêtông, cần cẩu, …) có độ dao động từ 75 – 88 dBA, các thiết bị như bơm, máy phát điện, máy nén khí có độ ồn từ 68 – 78 dBA. Các thiết bị khác như búa chèn và máy khoan đá, máy đóng cọc… có thể phát sinh tiếng ồn lên tới 106 dBA.
Tác hại
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng tác động chủ yếu đến sức khỏe của công nhân làm việc trực tiếp ngoài công trường, ảnh hưởng đến các cơ quan thính giác như giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, rối loạn tim mạch… làm suy yếu về thể lực, suy nhược thần kinh và làm giảm hiệu quả lao động.
Người làm việc tiếp xúc với tiếng ồn còn ảnh hưởng tới các cơ quan khác của cơ thể như làm rối loạn các chức năng thần kinh (stress), căng thẳng, cáu gắt, gây bệnh đau đầu, chóng mặt và có cảm giác sợ hãi, suy giảm khả năng tập trung và làm việc. Tiếng ồn cũng gây nên các thương tổn cho hệ tim mạch và làm tăng các bệnh về đường tiêu hoá.

1.4. Nước thải


1.4.1.Nước thải sinh hoạt
Ô nhiễm nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường và nước mưa chảy tràn trên các bề mặt của công trường đang xây dựng.
Số lượng công nhân thi công trong giai đoạn này thường xuyên dao động tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình. Ước tính tại thời điểm cao nhất, tổng số công nhân viên là 200 người, nhu cầu sử dụng nước trong ngày là 9 - 10 m3/ngày. Nước thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn thi công do các hoạt động sinh hoạt cá nhân trong nhà vệ sinh.
Nước thải từ các nhà vệ sinh của công nhân chứa hàm lượng các chất ô nhiễm hữu cơ rất cao (BOD, SS, Coliform…) nếu không được thu gom xử lý sẽ gây ra các tác động đến môi trường nước ngầm khu vực dự án. Tải lượng các chất ô nhiễm cơ bản trong nước thải sinh hoạt tính theo đầu người như sau:

  • BOD5: 35g/người/ngày (đối với nước thải đã lắng trong).

  • TSS: 65g/người/ngày.

  • Nitơ của muối amôn: 8g/nguời/ngày.

  • Chất hoạt động bề mặt: 2,5g/người/ngày.

(Nguồn: Giáo trình thoát nước – Tập 2: Xử lý nước thải NXB KH và KT, Hoàng Văn Huệ, 2002)

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương