CÔng ty cổ phần phát triển nhà thủ ĐỨC – thuduc house


Tỷ lệ đô thị hóa (dân số đô thị/dân số cả nước) của Việt Nam



tải về 0.73 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.73 Mb.
#19285
1   2   3   4   5   6   7

Tỷ lệ đô thị hóa (dân số đô thị/dân số cả nước) của Việt Nam

Nguồn: - PGS.TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng.

- Chiến lược Phát triển thành phố: Từ tầm nhìn tới Tăng trưởng và Xóa đói giảm nghèo.

- Phiên họp toàn thể II: Phát triển đô thị ở Việt Nam, KTS Trần Ngọc Chính, Vụ trưởng Vụ Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng, Bộ Xây dựng. Số liệu 2010 và 2020 là dự báo.
Hiện tại, hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty THUDUC HOUSE là kinh doanh nhà ở và khu đô thị. Đây là lĩnh vực kinh doanh có nhiều triển vọng trong những năm tới và phù hợp với định hướng phát triển của ngành và chính sách của Nhà nước.

  1. Chính sách đối với người lao động

    1. Tình hình lao động

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Công ty, vì vậy THUDUC HOUSE luôn đặt mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Tính đến ngày 30/09/2006, số lượng cán bộ nhân viên chính thức của Công ty là 102 người.

Số lượng lao động và mức lương bình quân của THUDUC HOUSE



Bảng 12

Yếu tố

9 tháng/2006

Số lượng nhân viên

102 người

Mức lương bình quân (triệu đồng/người/tháng)

5,751

Phân theo trình độ chuyên môn

102

  • Đại học và trên đại học

49

  • Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

7

  • Lao động phổ thông

46

Phân theo thời hạn hợp đồng

102

  • Không xác định

84

  • Có thời hạn

18

    1. Chính sách đối với người lao động

  • Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để người lao động phát huy khả năng trong học tập nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

  • Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình phát triển của Công ty nhằm gia tăng về chất.

  • Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, đảm bảo thu nhập phù hợp với khả năng cống hiến và thị trường; mức lương bình quân đầu người đạt 4,6 triệu đồng/người/tháng trong năm 2004. Thu nhập của người lao động luôn được cải thiện và năm sau thương cao hơn năm trước, thu nhập bình quân trong năm 2005 đạt 5,75 triệu đồng/người/tháng, tăng 25% so với năm 2004.

  • Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với chế độ, chính sách quy định.

  • Có chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân và tập thể có công lao đóng góp cho Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến quyền lợi và uy tín Công ty.

  • Tổng số tiền thưởng trong năm 2005 là: 1.363.335.000 đồng, tăng 112% so với năm 2004.



  1. Chính sách cổ tức

Căn cứ theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đã được Đại hội Cổ đông thông qua, chính sách phân phối cổ tức do Hội đồng Quản trị Công ty đề nghị và Đại hội đồng cổ đông quyết định như sau:

  • Công ty chỉ được chi trả cho cổ đông khi Công ty kinh doanh có lãi và đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

  • Cổ đông được chia cổ tức tương đương với phần vốn góp và tùy theo đặc điểm tình hình kinh doanh theo quyết định của Đại hội cổ đông.

  • Tỷ lệ cổ tức sẽ được Đại hội đồng cổ đông quyết định dựa trên đề xuất của Hội đồng Quản trị, với căn cứ là kết quả hoạt động kinh doanh của năm hoạt động và phương án hoạt động kinh doanh của các năm tới.

Phân phối cổ tức năm 2004 và 2005

Bảng 13

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2004

Năm 2005

Vốn điều lệ

Đồng

15.000.000.000

30.000.000.000

Số lượng cổ phiếu phát hành

Cổ phần

1.500.000

3.000.000

Số lượng cổ phiếu quỹ

Cổ phần

0

0

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

Cổ phần

1.500.000

3.000.000

Tỷ lệ cổ tức/Vốn điều lệ

%

30,00

15,00(*)

(*) Năm 2005, THUDUC HOUSE phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1 để tăng vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng và chia cổ tức bằng tiền mặt 15% trên vốn điều lệ 30 tỷ đồng.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất và phần nào bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, dự kiến trong giai đoạn tới Công ty vẫn duy trì mức cổ tức từ 12% - 15%, phần lợi nhuận còn lại được tích lũy để tái đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.



  1. Tình hình hoạt động tài chính

    1. Các chỉ tiêu cơ bản

  • Trích khấu hao tài sản cố định:

Chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty được trích phù hợp với quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:

  • Tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán được hạch toán theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại.

  • Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng; thời gian khấu hao theo khung thời gian quy định tại Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003.

Loại tài sản Thời gian

Nhà cửa, vật kiến trúc 06 – 20 năm

Máy móc thiết bị 05 – 11 năm

Phương tiện vận tải 06 năm

Dụng cụ quản lý 03 – 05 năm


  • Tỷ lệ khấu hao như áp dụng theo Quyết định 206/2003/QĐ-BTC.

  • Mức lương bình quân

Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động trong Công ty năm 2005 là 5,751 triệu đồng/người/tháng tăng 25% so với năm 2004.

  • Thanh toán các khoản nợ đến hạn

Vào thời điểm 30/09/2006, Công ty không có bất kỳ một khoản nợ quá hạn nào đối với ngân hàng. Công ty thanh toán công nợ đúng thời gian quy định theo thỏa thuận với các nhà cung cấp.

Khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty giai đoạn năm 2003 – 2005

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của Tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty tăng đều qua các năm từ 2,3 lần năm 2003 tăng lên 3,32 lần năm 2004 và 4,20 lần năm 2005. Cho thấy khả năng đảm bảo hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của Công ty là an toàn. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ giảm nợ ngắn hạn (35,54%) giảm hơn nhiều so với tỷ lệ giảm của tài sản ngắn hạn (18,42%) của năm 2005 so với năm 2004. Tuy nhiên, tài sản lưu động trước khi thanh toán các khoản nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản lưu động hiện có thì hàng tồn kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền, do đó có có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua các năm 2003 – 2005 thì tăng đều từ năm 2003 là 0,92 tăng lên 1,32 năm 2005.



  • Các khoản phải nộp theo luật định

Công ty đã kê khai và thực hiện đúng các khoản nộp ngân sách theo luật định. Tuy nhiên, theo Biên bản kiểm tra quyết toán thuế năm 2004 vào ngày 21/08/2006, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức còn phải nộp số thuế truy thu thêm là 8.848.212.598 đồng (Thuế GTGT: 5.851.849.335 đồng, Thuế TNDN: 2.996.363.263 đồng). Đến ngày 09 tháng 10 năm 2006 Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức đã hoàn thành nghĩa vụ nộp cho cơ quan thuế số thuế truy thu trên. Số thuế truy thu này sẽ được điều chỉnh giảm lợi nhuận năm 2006, do số thuế truy thu này phát sinh trong năm 2004 nhưng thực hiện trong năm 2006.

Tuy nhiên, trong biên bản quyết toán thuế Công ty đã có kiến nghị như sau: “Công ty đã gởi văn bản đến Tổng cục thuế để xin được hướng dẫn chính sách thuế về việc miễn giảm thuế Thu nhập bổ sung chuyển quyền thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất, vì vậy sau này nếu được Tổng cục thuế chấp thuận cho miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung do chuyển quyền thuê đất và chuyển quyền sử dụng đất, Công ty đề nghị cơ quan thuế xem xét điều chỉnh giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp”.



  • Trích lập các quỹ theo luật định

Theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, trước khi phân chia cổ tức cho cổ đông, Công ty phải trích lập các quỹ theo quy định. Tính đến ngày 30/09/2006 tình hình trích lập các quỹ của Công ty như sau:

Trích lập các Quỹ đến ngày 30/09/2006



Bảng 14

Chỉ tiêu

30/09/2006
(đồng)

Thặng dư vốn cổ phần

271.463.780.000

Quỹ đầu tư phát triển

59.875.010.295

Quỹ dự phòng tài chính

3.000.000.000

Quỹ khen thưởng và phúc lợi

6.494.022.803

Ghi Chú: Trong tháng 9/2006 công ty đã sử dụng 42,59 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư phát triển để mua lại 645.314 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ

  • Tình hình công nợ hiện nay

Công nợ của THUDUC HOUSE tại ngày 30/09/2006

Bảng 15

Chỉ tiêu

30/09/2006




Giá trị (đồng)

% Tổng
tài sản


Các khoản phải thu







Phải thu của khách hàng

90.539.234.732

11,23%

Trả trước cho người bán

32.523.040.346

4,04%

Các khoản phải thu khác

7.602.071.149

0,94%

Các khoản phải trả







Vay và nợ ngắn hạn

32.000.000.000

3,97%

Phải trả cho người bán

6.129.589.762

0,76%

Người mua trả tiền trước

44.158.957.286

5,48%

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

10.545.824.001

1,31%

Phải trả công nhân viên

8.110.848.666

1,01%

Chi phí phải trả

7.006.000.000

0,87%

Các khoản phải trả, phải nộp khác

2.266.162.323

0,28%

Phải trả dài hạn khác

0




Vay và nợ dài hạn

21.899.168.600

2,72%




    1. Giải trình về sự chênh lệch giữa số liệu đầu kỳ của Báo cáo kiểm toán năm 2005 và số liệu cuối kỳ của Báo cáo kiểm toán năm 2004

Năm 2005, Công ty bắt đầu áp dụng các chuẩn mực kế toán theo Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 (được Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện tại thông tư số 23/2005/TT-BTC ngày 30/03/2005), nên số liệu đầu năm của Báo cáo kiểm toán năm 2005 và số liệu cuối năm của Báo cáo kiểm toán năm 2004 có một số thay đổi, cụ thể như sau:

  1. Các khoản phải thu

“Các khoản phải thu” theo số liệu cuối năm của Báo cáo kiểm toán năm 2004 là 166.262.060.007 đồng, theo số liệu đầu năm của Báo cáo kiểm toán năm 2005 là 170.036.134.867 đồng, tăng 3.774.074.860 đồng là do các nguyên nhân sau:

    • Giảm 2.241.966.660 đồng do chuyển phần “phải thu nội bộ” từ mục “các khoản phải thu” sang khoản mục “Đầu tư vào công ty con” thuộc mục “Các khoản đầu tư tài chính dài hạn”.

    • Tăng 6.016.041.520 đồng của phần “các khoản phải thu khác” (số liệu đầu năm của Báo cáo kiểm toán năm 2005 là 17.972.093.137 đồng, số liệu cuối năm của Báo cáo kiểm toán năm 2004 là 11.956.051.617 đồng), do:

      • Chuyển phần “tạm ứng” trong mục “tài sản lưu động khác” vào “các khoản phải thu khác” là 5.158.250.000 đồng.

      • Chuyển phần “Tài sản thiếu chờ xử lý” trong mục “tài sản lưu động khác” vào “các khoản phải thu khác” là 23.105.120 đồng.

      • Chuyển phần “Các khoản cầm cố ký quỹ, ký cược ngắn hạn” trong mục “tài sản lưu động khác” vào “các khoản phải thu khác” là 834.686.400 đồng.

  1. Tài sản ngắn hạn khác

“Tài sản ngắn hạn khác” theo số liệu cuối năm của Báo cáo kiểm toán năm 2004 là 6.047.565.740 đồng, theo số liệu đầu năm của Báo cáo kiểm toán năm 2005 là 31.524.220 đồng, giảm 6.016.041.520 đồng là do các nguyên nhân sau:

    • Giảm 5.158.250.000 đồng do chuyển phần “tạm ứng” vào phần “các khoản phải thu khác”.

    • Giảm 23.105.120 đồng do chuyển phần “Tài sản thiếu chờ xử lý” vào phần “các khoản phải thu khác”.

    • Giảm 834.686.400 đồng do chuyển phần “Các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn” vào phần “các khoản phải thu khác”.

  1. Nợ ngắn hạn

“Nợ ngắn hạn” theo số liệu cuối năm của Báo cáo kiểm toán năm 2004 là 164.715.180.028 đồng, theo số liệu đầu năm của Báo cáo kiểm toán năm 2005 là 166.743.788.984 đồng, tăng 2.028.608.956 đồng là do:

    • Tăng 1.709.282.056 đồng do chuyển phần “chi phí phải trả” từ mục “nợ khác” (Báo cáo kiểm toán năm 2004) sang mục “nợ ngắn hạn” (Báo cáo kiểm toán năm 2005).

    • Tăng 319.326.900 đồng do chuyển phần “Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” từ mục “Nợ khác” (Báo cáo kiểm toán năm 2004) vào phần “Các khoản phải trả, phải nộp khác” thuộc mục “Nợ ngắn hạn” (Báo cáo kiểm toán năm 2005).

  1. Vốn chủ sở hữu

“Vốn chủ sở hữu” theo số liệu cuối năm của Báo cáo kiểm toán năm 2004 là 364.344.379.794 đồng, theo số liệu đầu năm của Báo cáo kiểm toán năm 2005 là 332.684.096.794 đồng, giảm 31.660.283.000 đồng là do chuyển phần ”Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản” từ mục “Nguồn vốn quỹ” (Báo cáo kiểm toán năm 2004) sang phần “Nguồn kinh phí hình thành tài sản cố đinh” thuộc mục “Nguồn kinh phí, quỹ khác” là 31.660.283.000 đồng.

    1. Cổ phiếu quỹ

Tháng 9 năm 2006 Công ty thực hiện việc mua cổ phiếu quỹ với số lượng là 645.314 cổ phiếu.

a. Mục đích của việc mua cổ phiếu quỹ

Thời điểm cuối tháng 8 năm 2006 Hội đồng quản trị Công ty nhận thấy Công ty đang có khoản vốn tạm thời nhàn rỗi, đồng thời giá cổ phiếu của Công ty đang bị ảnh hưởng bởi thị trường chung, thấp hơn giá trị thực, vì thế, Công ty đã quyết định mua lại cổ phần của Công ty làm cổ phiếu quỹ để thực hiện các chủ trương đã định trước như: Ổn định giá cổ phiếu của Công ty, cải thiện và tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phần của Công ty, đồng thời tạo cơ hội gia tăng thặng dư vốn cho Cổ đông Công ty trong tương lai.



b. Trình tự mua bán:

Trong đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ tháng 7 năm 2006 vừa qua của Công ty, đối tượng được mua cổ phiếu phổ thông phát hành thêm với giá 60.000 đồng/cổ phiếu hoàn toàn là cổ đông hiện hữu và cổ đông có quyền chuyển quyền ưu tiên mua cổ phiếu của mình cho người khác. Do đó, một số cổ đông đã chuyển quyền ưu tiên này cho Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức, với tổng số lượng cổ phần là 645.314 cổ phần. Theo Biên bản số 898/BB-HĐQT, ngày 26/07/2006 của Hội đồng quản trị, Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức được được mua chịu số cổ phiếu trên trong vòng 03 tháng.

Căn cứ vào mục đích đã nêu trên, Hội đồng quản trị Công ty đã ra Nghị quyết số 1030/BB-HĐQT, ngày 29/08/2006 về việc mua lại 645.314 cổ phiếu của Công ty TNHH Xây dựng Phong Đức làm cổ phiếu quỹ.

c. Căn cứ xác định giá mua

Do cổ phiếu của Công ty là cổ phiếu chưa niêm yết nên Hội đồng quản trị quyết định tham khảo giá cổ phiếu của Công ty qua giá giao dịch trên thị trường tự do:

- Căn cứ “Báo giá cổ phiếu Thuduc House trên thị trường tự do” của Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. HCM (HSC) ngày 28 tháng 8 năm 2006, giá cổ phiếu của Công ty trung bình là 72.000 đồng/cổ phiếu.

- Căn cứ giá phát hành cho cổ đông trúng thầu số cổ phần còn lại của đợt phát hành tăng vốn điều lệ của Công ty vào tháng 7 năm 2006 là 67.500 đồng/cổ phiếu.

Với diễn biến giá cổ phiếu của Công ty như trên, Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức đã xác định giá mua lại cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ là 66.000 đồng/cổ phiếu, tức thấp hơn giá giao dịch trên thị trường cùng thời điểm.

d. Nguồn vốn dùng mua lại cổ phiếu quỹ:

Nguồn tài trợ cho việc mua cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ được lấy từ nguồn lợi nhuận tích lũy của Công ty, mà cụ thể là từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển còn tồn tới thời điểm này là 59,8 tỷ đồng và Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ đức đã dùng nguồn quỹ này để thực hiện hợp đồng mua cổ phiếu quỹ nói trên.



    1. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Công ty trong các năm 2004, 2005

Bảng 16

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2004

Năm 2005

1. Khả năng thanh toán










+ Khả năng thanh toán ngắn hạn

TSLĐ/Nợ ngắn hạn



Lần

3,32

4,20

+ Khả năng thanh toán nhanh

(TSLĐ - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn



Lần

1,09

1,32

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn










+ Hệ số nợ/Tổng tài sản

%

36,77

64,62

+ Hệ số nợ/Vồn chủ sở hữu

%

58,16

182,66

3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động










+ Vòng quay hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán



Hàng tồn kho bình quân

Vòng

0,27

0,48

+ Doanh thu thuần/Tổng tài sản

%

32,77

34,78

4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời










+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần

%

32,98

17,85

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/nguồn vốn chủ sở hữu

%

17,10

17,55

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ

%

428,07

125,60

+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản

%

10,81

6,21

+ Hệ số lợi nhuận HĐKD/Doanh thu thuần

%

38,00

15,27



  1. Каталог: HOSE -> BCB -> BCB HOSE
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần xuất nhập khẩu khánh hộI
    BCB HOSE -> I. Những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung bản cáo bạc
    BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần khoan và DỊch vụ khoan dầu khí
    HOSE -> SỞ giao dịch chứng khoán cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
    HOSE -> I. CÁC nhân tố RỦi ro 4 Rủi ro về thay đổi yêu cầu của thị trường xuất khẩu: 4
    BCB HOSE -> BẢn cáo bạch công ty cổ phần sữa việt nam
    BCB HOSE -> CÔng ty cổ phần thủy sản số 4 BẢn cáo bạCH

    tải về 0.73 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương