CÔng tác giáo dụC, truyền thông biểN ĐẢO, MỘt số LƯU Ý CẦn thiết ts. Trần Công Trục



tải về 298.19 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích298.19 Kb.
#6729
  1   2   3
CÔNG TÁC GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG BIỂN ĐẢO,

MỘT SỐ LƯU Ý CẦN THIẾT
TS. Trần Công Trục

nguyên Trưởng ban, Ban Biên giới của Chính phủ

I. Một vài nhận xét:

1.1. Vấn đề Biển Đông từ trước đến nay vốn là một vấn đề rất lớn, rất phức tạp và nhạy cảm. Nó là vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Pháp lý, Chính trị, Kinh tế, Khoa học, An ninh, Quốc phòng, Ngoại giao… Cho nên những thông tin liên quan đến Biển Đông cũng tồn tại dưới rất nhiều chiều khác nhau, bên cạnh những thông tin khoa học, khách quan, còn tồn tại quá nhiều những thông tin thiếu khách quan, xuất phát từ những động cơ chính trị, kinh tế… khác nhau, thậm chí tình trạng đó lại tồn tại ngay trong nội bộ của chúng ta. Vấn đề  quá lớn như vậy, quá phức tạp và nhạy cảm như vây, nhưng khả năng, trình độ thu thập, nghiên cứu, phân loại, đanh giá của chúng ta có thể nói là còn yếu , chưa được tổ chức một cách bài bản, lớp lang và chưa đăt dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất. Hơn nữa, trên thực địa, có nhiều sự kiện xẩy ra có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các quyền và lợi ích của Việt Nam hay của các quốc gia láng giềng, nhưng thông tin thiếu chính xác và kịp thời; trong khi đó, thông tin ngoài luồng thì khá phổ biến và có tác đông đa chiều đến dư luận, thậm chí có tác đông tiêu cực về mặt nhận thức, cách ứng xử và hành động của công chúng, nhất là thế hệ trẻ đang trên ghế nhà trường hoặc đang đảm đương trọng trách nào đó trong xã hội…

Trong nhiều Hội thảo quốc tế về Biển Đông, có không ít những học giả đã đặt vấn đề rằng: Trên bình diện truyền thông, dư luận chưa có đủ thông tin, dữ liệu, căn cứ khoa học của Việt Nam bảo vệ cho quan điểm đúng đắn của mình trước những diễn biến trên Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc thì đã làm công việc này khá lâu, khá kỹ càng, có bài bản, có định hướng, rất chủ động. Do đó, yêu sách của Trung Quốc, quan điểm của Trung Quốc dường như đã được dư luận chia sẻ, thậm chí đồng tình ủng hộ, mặc dù yêu sách và quan điểm của Trung Quốc hầu như vô lý, thậm chí là ngụy tạo. Tại cuộc Hội thảo quốc tế tại Quảng Ngãi, các học giả đều kiến nghị Việt Nam cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về Biển Đảo.Đấy chính là môt trong những ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam phải đầu tư, tổ chức thực hiện ngay.

Một thực tế hiện nay đang tồn tại trong công tác tuyên truyền nói chung của chúng ta về Biển Đông từ đội ngũ nghiên cứu, các học giả, các nhà khoa học cả ở trong nước và nước ngoài về lĩnh vực này còn thiếu cả về số lượng và chất lượng; hơn nữa họ hoạt động chủ yếu là tự giác, tự phát, thiếu sự liên kết, phân công, phân nhiệm và công trình nghiên cứu chưa được đánh giá đúng mức, chưa được sử dụng trong thực tế. Đội ngũ truyền thông, giáo dục còn quá mỏng, chủ yếu là tập trung phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trước mắt. Vấn đề Biển Đông chưa được đội ngủ này coi là nhiệm vụ mà họ chủ động quan tâm, nếu không có sự đôn đốc nhắc nhở hay được “bật đèn xanh” .

2. Năm 1994, VN trở thành một trong 107 quốc gia đầu tiên tham gia Công ước Luật Biển Quốc tế 1982. Năm 2002 tuyên bố chung DOC của 10 nước ASEAN đã ký kết với Trung Quốc và đặc biệt năm 2012 chúng ta đã ban hành luật biển Việt Nam và tất cả đều quy định rõ phạm vi các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, cùng với chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế.Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hiểu biết cho mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sỹ…vẫn chưa chỉ đạo, tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục và chủ động. Nhận thức cơ bản của đông đảo cán bộ, kể cả cán bộ làm nhiệm vụ quản lý trực tiếp, về luật biển, về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ, quản lý, phát triển Biển Đảo trong tình hình hiện nay vẫn còn mơ hồ, thậm chí còn sai lầm, lệch lạc…. Có thể nói rằng sức lan tỏa của công tác truyên truyền về Biển Đảo của chúng  ta chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc phát triển và bảo vệ Biển Đảo trong tình hình hiện nay, thể hiện ở nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của dư luận đối với vấn đề này, chứ không phải chỉ căn cứ vào số lượng các bài viết, các phát biểu hình thức, các tác phẩm, ấn phẩm đủ các thể loại đã ra mắt bạn đọc; mặc dù, các Cơ quan quản lý, nghiên cứu của chúng ta đã rất nổ lực và rất quan tâm để có được những công trình, ấn phẩm, hội thảo, tọa đàm…về lĩnh vực này không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng thông tin, cố gắng đáp ứng đòi hỏi của dư luận trong và ngoài nước, nhất là vào các thời điểm nóng.

Tuy nhiên, một thực tế rõ ràng là, những cố gắng, những quan tâm và công việc nói trên chưa đủ để “lan tỏa”. Chính xác là nội dung phổ biến, giáo dục, tuyên truyền của chúng ta chưa chuẩn xác, đầy đủ, thích hợp… để công chúng, kể cả giới quản lý, những nhà nghiên cứu, giảng dạy…., nắm bắt và tiếp cận thông tin một cách chủ động, chuẩn mực, Vì vậy, có thể nói rằng công tác này chỉ mới làm cho công chúng “thức”, chứ chưa làm cho họ “tỉnh”.



II. Một số sai lầm, sai sót thường gặp và kiến nghị:

1.1. Về tên gọi:

1.1.1 “Biển Đông”: là tên gọi luôn được sử dụng chính thức trong mọi loại văn bản của Việt Nam. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có một số tài liệu của Việt nam đã dịch ra tiếng Anh là “East Sea”, tiếng Pháp là “Mer de l’Est”. Đấy là sai lầm của những người làm công tác dịch thuật, theo kiểu “mot à mot”, “word by word”! Bởi vì nếu là tên riêng của người, vật hay một khu vực địa lý nào đó thì hầu như không tùy tiện dịch ra tiếng nước ngoài như vậy.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, về mặt pháp lý, tên gọi không phải là yếu tố có giá trị để khẳng định chủ quyền của một quốc gia đã đặt tên cho một khu vực địa lý nào đó; chẳng hạn, gọi là Ấn Độ Dương không có nghĩa đại dương này thuộc về Ấn Độ; vịnh Thái Lan không có nghĩa là vịnh này hoàn toàn thuộc về Thái Lan; vịnh Bắc  Bộ, không có nghĩa vịnh này là hoàn toàn thuộc về Việt Nam. 

Cho nên, dù Việt Nam gọi là Biển Đông thì người Việt Nam không bao giờ cho rằng toàn bộ vùng biển này là của  Việt Nam. Philippines cũng thế, mới đây họ gọi là biển Tây Philippines, cũng không có nghĩa họ muốn đòi toàn bộ vùng biển này là của họ. Sở dĩ gọi như vậy có lẽ là để đối phó với yêu sách của Trung Quốc, muốn chiếm trọn Biển Đông trong đường biên giới “lưỡi bò” mà họ gọi là Nam Hải, với lập luận rằng Trung Quốc có “danh nghĩa lịch sử”, “chủ quyền lịch sử”, người Trung Quốc đã từng “phát hiện, sản xuất, sinh sống, đặt tên…”, vì vậy mà “quốc tế đã công nhận và mới gọi là South China Sea (biển Nam Trung Hoa)”… 

Có lẽ cũng vì thế mà đã có không ít học giả quốc tế cho rằng để tránh hiểu nhầm và bị lợi dụng, nên chăng quốc tế thống nhất gọi vùng biển này là biển Đông Nam châu Á (South East Asia Sea)?

Cho nên, đối với người Việt nam, khi sử dụng địa danh để gọi vùng biển này nên thống nhất sử dụng tên Biển Đông, viết hoa cả 2 từ, trong các văn bản tiếng Anh thì viết là: “Bien Dong Sea”, tiếng Pháp là “Mer de Bien Dong”, không dịch ra tiếng Anh là East Sea, tiếng Pháp là Mer de l’Est. Nếu cần có thể chua thêm tên quốc tế South China Sea trong các tài liệu nghiên cứu khoa học.

a. Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa: Cách đâu không lâu, trên số báo lớn, khi đưa tin về sự kiện “40 năm Hoàng Sa bị chiếm đóng bất hợp pháp 1974” cũng đã nhầm tên đảo do phía Trung Quốc đặt. Đây là một sai lầm nguy hại, không chỉ mắc một lần với các phương tiện truyền thông. 

Trong nhiều tài liệu, ấn phẩm của Việt Nam vẫn còn sử dụng nhiều tên gọi các đảo và các thực thể của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo tên do Trung Quốc đặt; chẳng hạn: Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Nam Sa, Nhóm đảo Vĩnh Lạc, Nhóm đảo Tuyên Đức, Đảo Thái Bình, Đảo Vĩnh Hưng, Trịnh Hòa, Thảm Hàng, Trung Nghiệp, Trung Kiến,… Nên nhớ rằng, những tên do TQ gọi đều có ý đồ gắn với những sụ kiện mà họ khẳng định rằng nhà nước TQ đã thực thi chủ quyền của TQ dối với Nam Sa, Tây Sa trong lịch sử. Chẳng hạn, theo tư liệu của Tân Hoa xã: “sau khi trù bị mọi phương án ra khơi, ngày 24-10-1946 đội tàu bốn chiếc Thái Bình, Vĩnh Hưng, Trung Kiến, Trung Nghiệp của hải quân Trung Hoa dân quốc do tổng chỉ huy Lâm Tuân và phó tướng Diêu Nhữ Ngọc đã xuất phát từ cửa sông Hoàng Phố ở Thượng Hải hướng thẳng về Quảng Châu để ra Biển Đông. Ba ngày sau đó, đoàn đội Lâm Tuân đã được lãnh đạo Quảng Đông lúc bấy giờ là La Trác Anh làm tiệc rượu tiếp đón nồng hậu tại cảng Du Lâm của Quảng Châu rồi thẳng tiến ra Biển Đông…”

Vì vây, nếu không thận trong khi sử dụng các tên gọi của 2 quần đảo này sẽ có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý rất bất lợi cho chúng ta.

Hiện nay, các Cơ quan quản lý có liên quan đang hoàn tất thủ tục ra Quyết định chính thức hóa các tên gọi của Việt Nam đối với tất cả các hải đảo trong Biển Đông. Trước mắt, chung ta vẫn tiếp tục dung các tên gọi đã được xuất bản công khai trong thời gian qua bởi các cơ quan, tổ chức của VN, như BTL Hải quân ND Việt Nam, Bộ Tài nguyên Môi trường….Chung tôi xin cung cấp Bản thống kê các địa danh của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa sau đây:

Danh sách các đảo, đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo là nhóm An Vĩnh (Amphitrite) phía đông bắc và nhóm Lưỡi Liềm/Trăng Khuyết (Crescent) phía tây nam


STT

Tên gọi

Vị trí địa lý

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

Đảo Đá Bắc

17o06'0"

111o30'8"

2

Đảo Hoàng Sa

16o32'0"

111o36'7"

3

Đảo Hữu Nhật

16o30'3"

111o35'3"

4

Đảo Duy Mộng

16o27'6"

111o35'3"

5

Đảo Quang Hòa

16o26'9"

111o42'7"

6

Đảo Quang Ảnh

16o27'0"

111o30'8"

7

Đảo Bạch Quy

16o03'5"

111o46'9"

8

Đảo Tri Tôn

15o47'2"

111o11'8"

9

Bãi ngầm Ốc Tai voi

15o44'0"

112o14'1"

10

Đảo Ốc Hoa

16o34'0"

111o40'0"

11

Đảo Ba Ba

16o33'8"

111o41'5"

12

Đảo Lưỡi Liềm

16o30'5"

111o46'2"

13

Đá Hải Sâm

16o28'0"

111o35'5"

14

Đá Lồi

16o15'0"

111o41'0"

15

Đá Chim Én

16o20'8"

112o02'6"

16

Bãi Xà Cừ

16o34'9"

111o42'9"

17

Bãi Ngự Bình

16o27'5"

111o39'0"

18

Đảo Phú Lâm

16o50'2"

112o20'0"

19

Đảo Linh Côn

16o40'3"

112o43'6"

20

Đảo Cây

16o59'0"

112o15'9"

21

Đảo Trung

16o57'6"

112o19'1"

22

Đảo Bắc

16o58'0"

112o18'3"

23

Đảo Nam

16o57'0"

112o19'7"

24

Đảo Đá

16o50'9"

112o20'5"

25

Đá Trương Nghĩa

16o58'6"

112o15'4"

26

Đá Sơn Kỳ

16o34'6"

111o44'0"

27

Đá Trà Tây

16o32'8"

111o42'8"

28

Đá Bông Bay

16o02'0"

112o30'0"

29

Bãi Bình Sơn

16o46'6"

112o13'2"

30

Bãi Đèn Pha

16o32'

111o36'

31

Bãi Châu Nhai

16o19'6"

112o25'4"

32

Cồn Cát Tây

16o58'9"

112o12'3"

33

Cồn Cát Nam

16o55'

112o20'5"

34

Hòn Tháp

16o34'8"

112o38'6"

35

Bãi cạn Gò Nổi

16o49'7"

112o53'4"

36

Bãi Thuỷ Tề

16o32'

112o39'9"

37

Bãi Quang Nghĩa

16o19'4"

112o41'1"

Danh sách các đảo, đá, bãi của Quần đảo Trường Sa



STT

Tên gọi

Vị trí địa lý

Vĩ độ Bắc

Kinh độ Đông

1

Đá Bắc

11028,0

114023,6

2

Đảo Song Tử Đông

11027,4

114021,3

3

Đảo Song Tử Tây

11025,9

114019,8

4

Đá Nam

11023,3

114 17,9

5

Bãi Đinh Ba

11030,1

114038,8

6

Bãi Núi Cầu

11 21,0

114 33,7

7

Đá Vĩnh Hảo

11005,6

114022,5

8

Đá Tri Lễ

11004,5

114015,4

9

Đá Hoài Ân

11003,7

114013,3

10

Đá Trâm Đức

11003,5

114019,4

11

Đảo Thị Tứ

11003,2

114017,1

12

Đá Cái Vung

11002,0

114010,5

13

Đá An Lão

11009,1

114047,9

14

Bãi Đường

11001,3

114041,8

15

Đảo Bến Lạc

11004,7

115001,2

16

Đèn biển Song Tử Tây

11025,7

114019,8

17

Đá Đền Cây Cỏ

10015,4

113036,6

18

Đá Lớn

10003,7

113051,1

19

Đá Xu Bi

10055,1

114004,8

20

Bãi Loại Ta Nam

10042,1

114019,7

21

Đảo Loại Ta Tây

10043,5

114021,0

22

Đảo Loại Ta

10040,1

114025,4

23

Đá Sa Huỳnh

10040,7

114 27,6

24

Đá An Nhơn Nam

10 41,4

114029,7

25

Đá An Nhơn

10 42,8

114 31,9

26

Đá An Nhơn Bắc

10046,4

114035,4

27

Đá Cá Nhám

10052,8

114055,3

28

Đá Tân Châu

10051,5

114052,5

29

Đá Ga Ven

10 12,7

114 13,4

30

Đá Lạc

10009,9

114015,1

31

Đảo Nam Yết

10010,9

114021,6

32

Đảo Ba Bình

10022,8

114021,8

33

Đá Bàn Than

10023,3

114024,7

34

Đảo Sơn Ca

10 22,6

114028,7

35

Đá Núi Thị

10024,7

114035,2

36

Đá Én Đất

10021,3

114041,8

37

Đá Nhỏ

10001,5

114001,4

38

Đá Long Hải

10011,5

115018,0

39

Đá Lục Giang

10015,2

115022,1

40

Đảo Bình Nguyên

10049,2

115049,8

41

Đảo Vĩnh Viễn

10044,2

115048,5

42

Cụm Hải Sâm

10029,8

115045,7

43

Đá Hoa

10032,0

115044,1

44

Đá Triêm Đức

10032,1

115047,7

45

Đá Ninh Cơ

10029,9

115042,6

46

Đá Hội Đức

10027,7

114043,9

47

Đá Định Tường

10027,5

115047,2

49

Đá Hợp Kim

10048,5

116005,5

50

Đá Ba Cờ

10043,0

116010,0

51

Đá Khúc Giác

10037,1

116010,3

52

Đá Trung Lễ

10057,9

116025,3

53

Đá Mở Vịt

10053,7

116026,3

54

Đá Cỏ My

10047,3

116041,3

55

Đá Gò Già

10048,6

116051,5

57

Đá Chà Và

10032,8

116056,2

58

Đá Tây Nam

10018,8

116029,7

59

Đá Phật Tự

10007,1

116008,8

60

Bãi Hải Yến

10035,2

116059,9

61

Đá Chữ Thập

09039,8

112059,0

62

Đá Núi Mon

09012,7

113039,9

63

Đá Cô Lin

09046,4

114015,2

64

Đá Gạc Ma

09043,2

114016,6

65

Đá Tam Trung

09050,2

114016,1

66

Đá Nghĩa Hành

09051,3

114016,6

67

Đá Sơn Hà

09052,9

114018,2

68

Đảo Sinh Tồn

09053,2

114019,7

69

Đá Nhạn Gia

09053,9

114020,6

70

Đá Bình Khê

09054,0

114023,1

71

Đá Ken Nan

09053,7

114025,6

72

Đá Văn Nguyên

09050,1

114027,3

73

Đá Phúc Sỹ

09048,0

114023,8

74

Đá Len Đao

09046,8

114022,2

75

Đá Trà Khúc

09041,5

114021,3

76

Đá Ninh Hòa

09051,1

114029,2

77

Đá Vị Khê

09051,7

114033,0

78

Đá Bia

09052,2

114030,5

79

Đá Tư Nghĩa

09055,1

114030,9

80

Đảo Sinh Tồn Đông

09054,3

114033,7

81

Đá An Bình

09054,5

114035,7

82

Đá Bình Sơn

09056,2

114031,2

83

Đá Bãi Khung

09058,0

114033,7

84

Đá Đức Hòa

09058,8

114035,3

85

Đá Ba Đầu

09059,3

114039,0

86

Đá Suối Ngọc

09022,9

115026,5

87

Đá Vành Khăn

09054,3

115032,3

88

Bãi Cỏ Mây

09044,5

115052,0

89

Bãi Suối Ngà

09019,1

11056,2

90

Đá Long Điền

09036,3

116010,3

91

Bãi Sa Bin

09044,7

116030,0

92

Bãi Phù Mỹ

09010,1

116028,1

93

Bãi Đồi Mồi

09002,3

116040,2

94

Bãi Cái Mép

09027,2

116055,6

95

Đá Bồ Đề

09031,0

116023,5

96

Đá Lát

08040,7

111040,2

97

Đảo Trường Sa

08038,8

111055,1

98

Bãi Đá Tây

08051,5

112013,1

99

Đảo Trường Sa Đông

08056,1

112020,9

100

Bãi ngầm Chim Biển

08009,0

111058,0

101

Bãi ngầm Mỹ Hải

08033,0

111028,0

102

Cảng biển Trường Sa Lớn

08038,6

111055,0

103

Đèn biển Đá Lát

08040,0

111039,8

104

Đèn biển Đá Tây

08050,7

112011,7

105

Đá Đông

08049,7

112035,8

106

Đá Châu Viên

08051,9

112050,1

107

Bãi đá Thuyền Chài

08011,0

113018,6

108

Đảo Phan Vinh

08058,1

113041,9

109

Bãi đá Tốc Tan

08048,7

113059,0

110

Đá Kỳ Vân

08000,5

113055,0

111

Đá Núi Le

08042,6

114011,1

112

Đá Tiên Nữ

08051,3

114039,3

113

Đá Én Ca

08005,6

114008,3

114

Đá Sâu

08007,0

114034,4

115

Đá Gia Hội

08010,5

114042,7

116

Đá Gia Phú

08007,4

114048,3

117

Đá Công Đo

08021,5

115013,4

118

Bãi ngầm Ngũ Phụng

08027,0

115009,6

119

Đèn biển Tiên Nữ

08052,0

114039,0

120

Bãi Trăng Khuyết

08053,7

116017,1

121

Bãi ngầm Tam Thanh

08030,5

115032,0

122

Bãi ngầm Khánh Hội

08029,0

115056,0

123

Đảo An Bang

07053,8

112055,1

124

Đá Suối Cát

07038,6

113048,5

125

Đá Kiệu Ngựa

07039,0

113056,8

126

Đá Hoa Lau

07024,1

11050,2

127

Đèn biển An Bang

07052,2

112054,2

128

Bãi cạn Kiệu Ngựa

07044,3

114015,9

129

Đá Vĩnh Tường

07011,0

114049,0

130

Bãi ngầm Nguyệt Xương

09032,0

112025,0

131

Bãi cạn Đồ Bàn

10044,0

117018,3

132

Bãi cạn Rạch Vang

11004,0

117016,5

133

Đá Vĩnh Hợp

11004,5

117001,7

134

Bãi Cỏ Rong

11026,5

116021,1

135

Đá Đồng Thanh

11055,5

116047,0

136

Bãi Tổ Muỗi

11028,9

116012,5

137

Bãi cạn Na Khoai

10020,0

117017,7

138

Đá Sác Lốt

06056,5

113034,5

2.2. Về vị trí địa lý và phạm vi:

Cho đến nay, liên quan đến phạm vi, vị trí, tên gọi của các thực thể (features) thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm, thông tin khác nhau. Một số phương tiện truyền thông Việt Nam thời gian qua khi đưa tin về vấn đề biển đảo đã vô tình sử dụng bỏ sót một số các đảo nổi, đảo chìm, bãi đá thuộc 2 quần đảo này, mặc dù trên bản đồ hành chính quốc gia Việt Nam và các hải đồ của Hải quân nhân dân Việt Nam đã ghi rất rõ vị trí, tên gọi của các thực thể địa lý của 2 quần đảo này.



Ví dụ: bãi Cỏ Mây, bãi Cỏ Rong… mặc dù là một bộ phận cấu thành chặt chẽ thuộc quần đảo Trường Sa, đã từng được Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khẳng định một cách rõ ràng, nhưng vẫn có quan điểm cho rằng những khu vực này là của Philippines, vì nó nằm trong phạm vi 200 hải lý kể từ bờ biển của họ, hoặc chúng chỉ là những bãi cạn không liên quan gì đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nên không cần lên tiếng trước những động thái vi phạm đến các “thực thể” này.

Vậy thì các thực thể (đảo, đá, bãi cạn, đảo chìm, đảo nổi…) của 2 quần đảo này cụ thể như thế nào?

Trong một số tài liệu, bản đồ đã xuất bản từ trước đến nay đã từng đề cập đến nội dung này; chẳng hạn, vào những năm 30 của thế kỷ trước, Cộng hòa Pháp trong khi thực thi chủ quyền ở Trường Sa, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại, đã từng công khai tuyên bố rất chặt chẽ về phạm vi của quần đảo Trường Sa; chẳng hạn, ngày 26 tháng 7 năm 1933, Bộ Ngoại giao Pháp ra thông báo về hành động chiếm đóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa kèm theo danh sách liệt kê tên các đảo đã chiếm hữu cùng tọa độ, bao gồm: Đảo Spratly (chiếm ngày 13 tháng 4 năm 1930), Đảo Caye-d'Amboine (7 tháng 4 năm 1933), Đảo Itu-Aba (10 tháng 4 năm 1933), Nhóm Song Tử (groupe de Deux-îles 10 tháng 4 năm 1933), Đao Loaita (11 tháng 4 năm 1933), Đảo Thi-Tu (12 tháng 4 năm 1933) Và các thành phần phụ thuộc của từng đảo này (ile de Spratly et y dépendances) Chính phủ Pháp không quên đề cập đến các “phụ thuộc” (dépendances) của từng đảo nổi mà họ đã chiếm đóng. Các “phụ thuộc” đó là những thực thể không thể tách rời của 2 quần đảo này.

Ngay từ thế kỷ XVII, cha ông chúng ta, mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật, hàng hải còn thô sơ, nhưng cũng đã từng đếm được số lượng đảo của “bãi Cát Vàng”:

“…Phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển về phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến. Trên núi có chỗ có suối nước ngọt.Trong đảo có bãi cát vàng, dài ước hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy.Trên đảo có vô số yến sào; các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh.Trên bãi vật lạ rất nhiều. Ốc vân thì có ốc tai voi to như chiếc chiếu, bụng có hạt to bằng đầu ngón tay, sắc đục, không như ngọc trai, cái vỏ có thể đẽo làm tấm bài được, lại có thể nung vôi xây nhà; có ốc xà cừ, để khảm đồ dùng; lại có ốc hương. Các thứ ốc đều có thể muối và nấu ăn được. Đồi mồi thì rất lớn. Có con hải ba, tục gọi là Trắng bông, giống đồi mồi nhưng nhỏ hơn, vỏ mỏng có thể khảm đồ dùng, trứng bằng đầu ngón tay cái, muối ăn được. Có hải sâm tục gọi là con đột đột, bơi lội ở bến bãi, lấy về dùng vôi sát qua, bỏ ruột phơi khô, lúc ăn thì ngâm nước cua đồng, cạo sạch đi, nấu với tôm và thịt lợn càng tốt….”(Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quí Đôn biên soạn năm 1776). 

Đối chiếu với số lượng các đảo, đá, bãi cạn đã được liệt kê khá chi tiết hiện nay thì có thể thấy rằng các số liệu này gần tương đương nhau… Những thông tin nói trên cũng có thể đã giải đáp được phần nào những quan niệm phiến diện cho rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa chỉ bao gồm các đảo nổi; các đá, bãi cạn, không phải là những “thực thể” thuộc 2 quần đảo này. Những ai có kiến thức về địa lý, bản đồ, hải đồ chắc chắn không thể hiểu ngô nghê như vậy. Rõ ràng là không thể, trừ phi thiếu kiến thức hay cố tình ngụy biện vì những động cơ khác nhau …Do đó, để có được sự thống nhất, các cơ quan được phân công chịu trách nhiệm tuyên truyền chủ quyền cần có những quan điểm thống nhất, chính thống để tránh những thông tin lầm lạc gây ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia và nhận thức về chủ quyền quốc gia.



Каталог: upload -> coban
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 298.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương