CÔng tác giáo dụC, truyền thông biểN ĐẢO, MỘt số LƯU Ý CẦn thiết ts. Trần Công Trục


III. Nhiêm vụ giáo dục, tryền thông Biển Đảo



tải về 298.19 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích298.19 Kb.
#6729
1   2   3

III. Nhiêm vụ giáo dục, tryền thông Biển Đảo:

3.1. Nhiêm vụ giao dục:

Hiện nay ở nước ta có hơn một triệu cán bộ quản lý, giảng viên và giáo viên tại các cơ sở giáo dục và đào tạo với gần 23 triệu học sinh, sinh viên và học viên đang theo học trong các trường học, từ mầm non đến đại học và sau đại học. Đây là lực lượng đông đảo, nhạy bén và năng động, đóng vai trò lực lượng nòng cốt và xung kích để huy động được các bậc phục huynh, cộng đồng và xã hội trong sự nghịêp bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

Giáo dục nói chung và giáo dục nhận thức về bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo riêng phải được bắt đầu từ trường học và từ đó từng bước lan tỏa gia đình và cộng đồng. Ngành giáo dục có những đặc thù cơ bản sau đây:

- Số lượng học sinh, sinh viên lớn và học viên chiếm gần 1/4 dân số và liên quan đến mọi gia đình trong cộng đồng và xã hội.

- Học sinh, sinh viên và học viên thường nhạy cảm dễ tiếp thu những kiến thức mới, lại được ngồi trên ghế nhà trường, được giáo dục thường xuyên và hình thành nhân cách. Những điều gì các thầy cô giáo dạy các em hôm nay đều đem lại các dấu ấn trong những tư duy của ngày mai.

- Học sinh, sinh viên và học viên là những động lực và nhân tố cơ bản lan tỏa trong xã hội, những hành động của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động làm thay đổi hành vi, cách ứng xử trong mọi hoạt động của xã hội.

Học sinh, sinh viên và học viên là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động trong xã hội. Những nhận thức, kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo mà họ tiếp thu được trong nhà trường sẽ dần hình thành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Bởi vậy, việc đưa giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào hệ thống giáo dục quốc dân là một giải pháp lâu dài, có hiệu quả kinh tế nhất và bền vững nhất.

Mục tiêu của giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo: Nâng cao nhận thức cán bộ, học sinh, sinh viên và học viên trong các cơ sở giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;cụ thể:

- Biển Đông, các vùng biển và thềm lục địa, hải đảo của Việt Nam : nội dung pháp lý, chính trị, kinh tế, quốc phòng…

-Tài nguyên và khai thác tài nguyên biển, đảo bền vững của Việt Nam

- Bảo vệ môi trường biển, hải đảo Việt Nam

- Phát triển kinh tế biển, hải đảo.

Ngày 14 tháng 9 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 4175/QĐ-BGDĐT phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo vào chương trình giáo dục các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2010- 2015”.



Mục tiêu chung: Tăng cường công tác giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho đội ngũ cán bộ, học sinh, sinh viên và học viên trong ngành Giáo dục giai đoạn 2010-2015.

Mục tiêu cụ thể

- Đến 2013, xây dựng được tài liệu giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo phục vụ giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Đến 2015, 100% đội ngũ giáo viên, giảng viên đứng lớp được bồi dưỡng để thực hiện nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

- Đến 2015, 100% học sinh, sinh viên và học viên được trang bị kiến thức về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.



Các hoạt động:

- Nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

- Nghiên cứu biên soạn tài liệu giáo dục (chính khóa và ngoại khóa) về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo cho các cấp học và các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn đội ngũ giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo.

- Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo trong các cơ sở giáo dục.

- Giám sát, kiểm tra và đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.



3.2. Nhiệm vụ truyền thông:

Vấn đề Biển Đông từ trước đến nay vốn là một vấn đề rất lớn, rất phức tạp và nhạy cảm. Nó là vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Pháp lý, Chính trị, Kinh tế, Khoa học, An ninh, Quốc phòng, Ngoại giao… Cho nên những thông tin liên quan đến Biển Đông cũng tồn tại dưới rất nhiều chiều khác nhau, bên cạnh những thông tin khoa học, khách quan, còn tồn tại quá nhiều những thông tin thiếu khách quan, xuất phát từ những động cơ chính trị, kinh tế… khác nhau.

Trong nhiều Hội thảo quốc tế về Biển Đông có không ít những học giả đã đặt vấn đề rằng: Trên bình diện truyền thông, dư luận chưa có đủ thông tin, dữ liệu, căn cứ khoa học của Việt Nam bảo vệ cho quan điểm đúng đắn của mình trước những diễn biến trên Biển Đông. Tại cuộc Hội thảo quốc tế tại Quảng Ngãi tháng trước, các học giả đều kiến nghị Việt Nam cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về Biển Đảo. Đấy chính là môt trong những ưu tiên hàng đầu mà Việt Nam phải đầu tư, tổ chức thực hiện ngay.

Một thực tế hiện nay đang tồn tại trong công tác tuyên truyền nói chung về Biển Đông từ đội ngũ nghiên cứu, các học giả, các nhà khoa học cả ở trong nước và nước ngoài về lĩnh vực này còn thiếu cả về số lượng và chất lượng; hơn nữa họ hoạt động chủ yếu là tự giác, tự phát, thiếu sự liên kết, phân công, phân nhiệm và công trình nghiên cứu chưa được đánh giá đúng mức, chưa được sử dụng trong thực tế. Đội ngũ truyền thông, giáo dục còn quá mỏng, chủ yếu là tập trung phục vụ nhiệm vụ chính trị, xã hội trước mắt. Vấn đề Biển Đông chưa được đội ngủ này coi là nhiệm vụ mà họ chủ động quan tâm nếu không có sự đôn đốc nhắc nhở hay được “bật đèn xanh” .

Có thể nói rằng sức lan tỏa của công tác truyên truyền về Biển Đảo vẫn chưa đáp ứng được những mục tiêu đã đề ra, thể hiện ở nhận thức, hiểu biết và sự quan tâm của dư luận đối với vấn đề này, chứ không phải chỉ căn cứ vào số lượng các bài viết, các phát biểu hình thức, các tác phẩm, ấn phẩm đủ các thể loại đã ra mắt bạn đọc, mặc dù trong thời gian qua, các Cơ quan quản lý đã rất nổ lực và rất quan tâm để có được những công trình, ấn phẩm, hội thảo, tọa đàm…về lĩnh vực này không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng thông tin, cố gắng đáp ứng đòi hỏi của dư luận trong và ngoài nước, nhất là vào các thời điểm nóng.

Một thực tế rõ ràng là, những cố gắng, những quan tâm và công việc nói trên chưa đủ lan tỏa . Chính xác là nội dung phổ biến, giáo dục, tuyên truyền chưa chuẩn xác, đầy đủ, thích hợp… để công chúng, kể cả giới quản lý, những nhà nghiên cứu, giảng dạy…., nắm bắt và tiếp cận thông tin một cách chủ động, chuẩn mực. Vì vậy, có thể nói rằng công tác này chỉ mới làm cho công chúng “thức”, chứ chưa làm cho họ “tỉnh”.



Kiến nghị:

Trước hết phải thấy răng nội dung tuyên truyền, giáo dục Biển, Đảo có những nét đăc thù . Nó không chỉ đơn thuần là vấn đề chính trị, ngoại giao mà còn là vấn đề có liên quan rất nhiều đến những nội dung pháp lý, lịch sử, địa lý, an ninh quốc phòng, kinh tế, khoa học kỹ thuật…Có thể nói rằng đó là một vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực. Hơn nữa, hiện nay nó là vấn đề rất nhạy cảm, được sự quan tâm của dư luận rộng rãi và được phổ biến, lưu truyền với nhiều thông tin khác nhau, đúng sai lẫn lộn và đang tồn tại dưới nhiều hình thức thật giả khác nhau…

Vì vây, công tác tuyên truyền giáo dục về vấn đề Biển Đảo trong tình hình hiện nay quả là một vấn đề khá phức tạp và nặng nề, không những về nội dung mà cả về hình thức.

Trong thời gian tới, bên cạnh nhấn mạnh những căn cứ pháp lý mà quốc tế, khu vực và luật biển của Việt nam đã qui định, công tác tuyên truyền còn có nhiệm vụ khai thác và cung cấp đầy đủ “chất liệu” siêu bền để xây dựng niềm tin chiến lược cho cả dân tộc Việt Nam, cho cộng đồng khu vực và quốc tế, để phục vụ  cho cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi những hành động bất chấp sự thật, chân lý và luật pháp quốc tế của một số phần tử cực đoan, hiếu chiến, dân tộc hẹp hòi đang hiện hữu và thao túng tại một số quốc gia. Chất liệu đó chủ yếu là kiến thức về Luật pháp, Lịch sử, Địa lý, Khoa học biển…và cần phải đảm bảo tính khách quan, công khai minh bạch và phải được quản lý một cách tập trung thống nhất trong công tác thông tin, truyền thông đối nội cũng như đối ngoại.

Về hình thức tuyên truyền cần nghiên cứu áp dung sao cho phù hợp với nôi dung và đối tượng cần chuyển tải thông tin, cần quan tâm nhiều đến dư luận quốc tế. Để tuyên truyền phổ biến đến được các đối tượng này, nên chăng cần ưu tiên cho công việc dịch thuật các thông tin ra các thứ tiếng phổ biến trên thế giới và đưa các nội dung này lên các trang mạng điện tử một cách thường xuyên liên tục. Song song với hình thức này, có lẽ nên xây dưng các tiểu phẩm giới thiệu về lịch sử, địa lý, các di tích, lễ hội có liên quan đến Biển Đảo…để phát lên các kênh truyền hình, thậm chí nên có hẵn một kênh chuyên đề Biển Đảo, thu băng đĩa để phát hành rộng rãi…Đặc biệt là nên thành lập Trung tâm bảo tàng số chứng lý Biển Đông để thu thập, cập nhật, phân loại, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá…mọi thông tin, tài liệu, sách báo , công trình nghiên cứu…nhằm phục vụ cho những lĩnh vực khác nhau có liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển Biển Đảo.

Cuối cùng, có một nội dung truyền thông không thể không đề cập tới, đó là phải phát huy hiệu quả của những cuộc Triển lãm về “Hoàng Sa và Trường Sa, những bằng chứng lịch sử, pháp lý”, do Bộ thông tin truyền thông chủ trì tổ chức trong thời gian qua, bằng cách cần hoàn chỉnh, bổ sung thêm nội dung Đề án Triển lãm và tiếp tục đưa Triển lãm đến nhiều địa phương trong cả nước; đồng thời tìm cách đưa Triển lãm ra nước ngoài…

Một yếu tố tiên quyết không thế không đề cập đến, mặc dù nó không phải là một phát kiến mới, một nội dung chưa có ai đề cập đến bao giờ, đó là công tác tổ chức, quản lý và công tác đảm bảo có liên quan mật thiết đến sự thành bại của công tác thông tin truyền thông Biển Đảo trong tình hình hiện nay. Trước hết, nên có ngay một Cơ quan quản lý tập trung thống nhất và có quyền năng (quyền hành và năng lực ) đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo tối cao của Đất nước. Phải tập họp được một đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước, có trình độ chuyên sâu và có tâm huyết, không phân biệt giai cấp, thành phần xuất thân, hoạt động chuyên nghiệp...




Trước hết phải thấy răng nội dung tuyên truyền, giáo dục Biển, Đảo có những nét đăc thù . Nó không chỉ đơn thuần là vấn đề chính trị, ngoại giao mà còn là vấn đề có liên quan rất nhiều đến những nội dung pháp lý, lịch sử, địa lý, an ninh quốc phòng, kinh tế, khoa học kỹ thuật…Có thể nói rằng đó là một vấn đề đa ngành, đa lĩnh vực. Hơn nữa, hiện nay nó là vấn đề rất nhạy cảm, được sự quan tâm của dư luận rộng rãi và được phổ biến, lưu truyền với nhiều thông tin khác nhau, đúng sai lẫn lộn và đang tồn tại dưới nhiều hình thức thật giả khác nhau…

Vì vây, công tác tuyên truyền giáo dục về vấn đề Biển Đảo trong tình hình hiện nay quả là một vấn đề khá phức tạp và nặng nề, không những về nội dung mà cả về hình thức:

1. Trong thời gian tới, bên cạnh nhấn mạnh những căn cứ pháp lý mà quốc tế, khu vực và luật biển của chúng ta đã qui định, công tác tuyên truyền còn có nhiệm vụ khai thác và cung cấp đầy đủ “chất liệu” siêu bền để xây dựng niềm tin chiến lược cho cả dân tộc Việt Nam, cho cộng đồng khu vực và quốc tế để phục vụ  cho cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi những hành động bất chấp sự thật, chân lý và luật pháp quốc tế của một số phần tử cực đoan, hiếu chiến, dân tộc hẹp hòi đang hiện hữu và thao túng tại một số quốc gia. Chất liệu đó chủ yếu là kiến thức về Luật pháp, Lịch sử, Địa lý, Khoa học biển…và cần phải đảm bảo tính khách quan, công khai minh bạch và phải được quản lý một cách tập trung thống nhất trong công tác thông tin, truyền thông đối nội cũng như đối ngoại.

2.Về hình thức tuyên truyền, theo tôi cần nghiên cứu áp dung sao cho phù hợp với nôi dung và đối tượng cần chuyển tải thông tin, cần quan tâm nhiều đến dư luận quốc tế, đạc biệt là cộng đồng người Trung quốc. Để tuyên truyền phổ biến đến được các đối tượng này, nên chăng cần ưu tiên cho công việc dịch thuật các thông tin ra các thứ tiếng phổ biến trên thế giới và đưa các nội dung này lên các trang mạng điện tử một cách thường xuyên liên tục. Song song với hình thức này, có lẽ nên xây dưng các tiểu phẩm giới thiệu về lịch sử, địa lý, các di tích, lễ hội có liên quan đến Biển Đảo…để phát lên các kênh truyền hình, thậm chí nên có hẵn một kênh chuyên đề Biển Đảo, thu băng đĩa để phát hành rộng rãi…Đặc biệt là nên thành lập Trung tâm bảo tàng số chứng lý Biển Đông để thu thập, cập nhật, phân loại, nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá…mọi thông tin, tài liệu, sách báo , công trình nghiên cứu…nhằm phục vụ cho những lĩnh vực khác nhau có liên quan đến nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phát triển Biển Đảo.

3. Một yếu tố tiên quyết không thế không đề cập đến, mặc dù nó không phải là một phát kiến mới, một nội dung chưa có ai đề cập đến bao giờ, đó là công tác tổ chức, quản lý và công tác đảm bảo có liên quan mật thiết đến sự thành bại của công tác thông tin truyền thông Biển Đảo trong tình hình hiện nay:

- Về tổ chức, quản lý: Nên có ngay một Cơ quan quản lý tập trung thống nhất và có quyền năng ( quyền hành và năng lực) đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo tối cao của Đất nước. Phải tập họp được một đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước có trình độ chuyên sâu và có tâm huyết, không phân biệt giai cấp, thành phần xuất thân, hoạt động chuyên nghiệp...



- Về công tác đảm bảo: Nhà nước nên ưu tiên đầu tư cho Công tác này. Ngân sách phân bổ cần được quản lý sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, tránh tình trạng manh múi, phân tán, vụ lợi phục vụ cho lợi ích cá nhân. Nên có chính sách khuyến khích những cá nhân, tổ chức đã và đang tham gia đóng góp vào công tác này; đảm bảo cho các chuyên gia có đủ các điều kiện cần thiết để hoạt động một cách chuyên sâu, chuyên nghiệp, gắn bó cả đời cho sư nghiệp cao cả này!

 

 
Каталог: upload -> coban
upload -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
upload -> TrầnTrang EnglishTheory Phonetics
upload -> BỘ khoa học và CÔng nghệ TÀi liệu hưỚng dẫN
upload -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
upload -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> CHỦ TỊch nưỚC
upload -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
upload -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014

tải về 298.19 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương