Công bố hàng trăm bức thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Kỳ 1: Còn tuổi nào cho Dao-Ánh-sương-mù



tải về 0.81 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích0.81 Mb.
#37048
1   2   3   4   5   6   7

Những dịp về thăm Huế, dù ngắn ngày, ông vẫn đều đặn thư vào Sài Gòn “những đêm về đây anh không ngừng nằm mơ thấy Ánh” (Huế 21.11.1966), “thấy nhớ Ánh kì lạ - nhớ đến nản lòng” (Huế 18.11.1966). Đầu năm 1967, vào dịp tết Dao Ánh cũng về Huế, gặp gỡ, yêu thương, rồi chẳng rõ vì giận điều gì mà quay lại Sài Gòn chẳng báo trước Trịnh Công Sơn một lời, nên ông viết thư và tỏ ý trách giận ở những dòng đầu, nhưng càng viết thì dường như nỗi nhớ càng dâng lên, đến nỗi quên giận, chỉ còn nhớ thôi:

Huế, 24/2/1967

Gửi người yêu bạc bẽo nhất cuộc đời của anh,

Đã bao nhiêu buổi trưa buổi chiều thức dậy không có báo hiệu gì của một ngày rạng rỡ vì sẽ thấy nhau từ xa bên kia cây cầu mà giòng sông thay màu chóng vánh như sự phù du của cơn bệnh trên cơ thể một người già nua. Anh đã chờ đợi dù biết đã vô vọng lắm rồi.

Một mùa xuân mà thấy mặt nhau có một lần ôi mùa xuân sao mà khắc nghiệt. Anh biết Ánh vào Đà Nẵng rồi đi luôn vào Sài Gòn mà sao vẫn những buổi trưa nằm không ngủ nghe hoài một bàn tay không bao giờ đến gõ cửa ở nhà trước. Bây giờ thì anh phải tin chắc là Ánh đã đi Sài Gòn rồi. Một vài người bạn hỏi anh Ánh đã đi chưa, anh làm sao biết trả lời.

Mấy buổi trưa rồi nằm nhắm mắt mà không ngủ được, để chỉ thấy một con đường đi vào nho nhỏ đưa vào một căn phòng có nhiều ghế đợi, ở đó đã bao nhiêu ngày ngồi chờ Ánh và những con đường mang Ánh đến trường ra phố thật xa xôi và buồn thảm (...)  Nhớ Ánh thật muốn vào ngay.

( . . .) Những ngày nay trời còn đẹp lắm. Tiếc là không thể làm gì hơn để có Ánh ở đây. Này em yêu dấu, hãy nồng nàn với nhau thêm tí nữa cho ngày tháng bớt hoang vu như giòng sông mùa nước lũ. Ơi Ánh của anh của anh của anh. Yêu dấu em vô cùng vô cùng đó em (Còn tiếp).

Trời đất gần như không có thực

“Long não, bàng, phượng đỏ, muối, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn thanh khiết. Huế nhờ vậy, không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, đền đài, lăng tẩm khiến con người dễ có một hoài niệm man mác về quá khứ hơn, và một phần nào cũng giúp cho con người được cứu rỗi ra khỏi vòng đai tục lụy. Và từ đó Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng. Nó không cám dỗ như cõi phồn hoa đô hội nhưng nó là mạch nguồn của một nguồn gợi cảm nhẹ nhàng riêng. Từ đó, con người bỗng đâm ra mơ mộng và ước mơ những cõi trời đất gần như không có thực”.



Trịnh Công Sơn (Hồi ức)


Công bố hàng trăm bức thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Kỳ 5: Dù còn phút cuối xin em nụ cười

01/04/2011 0:34









Hôm nay là đúng 10 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (2001 - 2011). Ông qua đời sau một cơn mê kéo dài, đúng theo ước đoán mà ông viết rõ trong thư ở Blao ngày 6.12.1964, thời 25 tuổi: “Anh bây giờ bỗng có ý nghĩ nếu phải có một lần chết thì hãy chết trong lúc mỏi mệt nhất - cơ thể rã rời, anh sẽ nằm xuống ngủ mê man và giấc ngủ đó đời đời không còn tỉnh dậy”...

>> Kỳ 1: Còn tuổi nào cho Dao-Ánh-sương-mù


>> Kỳ 2: Yêu một người tên hoa hướng dương
>> Kỳ 3: Ba trăm bức thư - một cõi đi về...
>> Kỳ 4: Huế - một thành phố nhớ

Đúng là ông “đã ngủ” như thế từ 23 giờ khuya 29.3 để chìm vào hôn mê sâu trong hai ngày sau đó tại Bệnh viện Chợ Rẫy - TP.HCM và trái tim “vẫn nhớ cuộc đời” của ông đã ngừng đập lúc 12 giờ 45 phút ngày 1.4.2001 - sau 62 năm chuyển “lời buồn thánh” đến nhân sinh.



 

 Ảnh: Do gia đình TCS cung cấp

Được tin, từ Huế, một trong những người bạn thân nhất của ông là nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, viết lời vĩnh biệt: “Sơn đã đi mất rồi... Đối với tôi, Sơn đã có công xóa đi và sáng tạo nên một thế giới”. Đó là thế giới của mộng tinh tuyền, là hành tinh trong suốt và tuyệt đối ngọt ngào của “hoàng tử bé”. Đó là thế giới “thoát khỏi những cái cụ thể” để “biểu đạt hết nỗi niềm riêng” như nhạc sĩ Phó Đức Phương đã viết trong những ngày đưa tiễn Trịnh Công Sơn: “anh ra đi bình thản, giản dị... nhưng cùng với thời gian, chúng ta ngày càng thấm thía nỗi thương nhớ vì thiếu vắng anh trong cuộc hành trình gian truân mà không được phép mệt mỏi này”.

Còn nhạc sĩ Phạm Tuyên thì: “Anh ra đi thật ư? Khi mà văng vẳng bên tai mọi người vẫn như còn âm vang câu hát kết thúc một bài ca nổi tiếng của anh viết về mùa thu Hà Nội: “Nhớ đến một người để nhớ mọi người”. Người Hà Nội rất quý trọng anh vì tình yêu của anh đối với mảnh đất Thăng Long cổ kính... Từ Hà Nội xin thắp nén nhang tưởng nhớ đến anh. Những giai điệu và lời ca trong các sáng tác của anh sẽ còn sống mãi trong lòng người Hà Nội”. Nhạc sĩ Phạm Duy khẳng định: “Hôm nay ngày an táng Trịnh Công Sơn. Vài giờ phút anh đã thực sự về với đất, với trời, nghĩa là về với mình rồi, chúng tôi biết rằng anh đã nghìn lần nói lên nghìn lời trối trăn qua tác phẩm, lời nào cũng làm cho mọi người thấy được nỗi đau làm người “nỗi đau tình cờ, cơn đau chưa dài và cơn đau lên đầy, quá nửa đời người không một ngày vui”. Nhưng theo tôi, có lẽ sau đây là lời trăn trối tuyệt diệu nhất, lời cuối cùng Trịnh Công Sơn nói với... Trịnh Công Sơn: Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng, Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông. Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng Em là tôi và tôi cũng là em. Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo. Con diều rơi cho vực thẳm buồn theo...”.







Tên Trịnh Công Sơn vang trong Đại học Paris ngang tầm với những nhạc sĩ danh tiếng như Charles Brassens, trong Đại học Sorbonne. Những tình ca của Trịnh Công Sơn đã làm xao xuyến lòng người Việt, còn làm người Nhật say mê, người Anh thán phục. Anh chỉ biết thành thật và thống thiết chia buồn cùng tang quyến và cầu nguyện cho hương hồn em tiêu diêu nơi cực lạc. Nhưng em Sơn ơi! Những gì em đã cho đời, đời sẽ giữ mãi, không chỉ ngày nay mà đến cả mai sau, GS-TS - nhạc sĩ Trần Văn Khê



Vực thẳm ấy chứa đầy ngõ ngách của hư vô, ở đó bóng dáng và hơi thở ấm áp của người yêu sẽ dần dần trở lạnh vì hư - vô - hóa, nên ông gọi: “Dao - Ánh - hư - vô, tình - yêu - hư - vô". Có nhiều ngày, chẳng hạn giữa tháng 2.1965, liên tiếp trong các bức thư, ngôn ngữ hư vô đã tràn ngập không gian trò chuyện của ông: “Ánh hư vô của mùa xuân. Hãy trở về làm niềm thần - thoại - cô - đơn cũ. Những buổi mai hư vô. Những chiều tối hư vô. Những ngày - tháng - năm hư vô. Niềm tin cùng lòng chân thành đã bị ma quỷ đưa về vực sâu (Blao 16.2.1965). Mỗi người đã đi từ một đời sống hư vô và sẽ trở về một cái chết hư vô. Ai sẽ đi từ một tình - yêu - hư - vô và trở về cô - đơn - hư - vô. Ôi Ánh - hư - vô (...) Không thể nói là nhớ Ánh nữa, mà cơ hồ như đã mất đi. Như Ánh đã chết và anh trở về sau những ngày tang chế. Ôi hư vô trên đời sống làm sao Ánh hiểu thấu (Blao 17.2.1965). Hư vô đã choán chật khoảng sống nhỏ, từng espace vitale. Ôi buồn là đó, là từng sợi thạch nhũ rơi xuống âm thầm quanh đời sống anh, Ánh đứng nhìn như một vì sao, buổi chiều anh làm người chăn cừu trở về trong những tiếng chuông lục lạc. Anh chờ mong thư Ánh, chờ mong thư Ánh và những lời - nói - cho - ngày - tháng ở đây. Nhớ Ánh thần thoại như bao giờ, bao giờ (...) Bao giờ hư vô biến mất trên cuộc đời này, trên đời anh hở Ánh! (Blao 18.2.1965).

Tạm yên tĩnh vài tuần, rồi khoảng hai tháng sau thư ấy, cơn sốt hư vô lại bất ngờ trào dậy, hâm nóng một khoảng trời trên gác trọ Blao và làm đau trái tim ông, đến phải viết: “Ôi hư vô là từng tháng ngày yêu thương, từng giọt nước mắt, từng buổi hẹn hò. Mọi khởi đầu đều mang sẵn mầm mối chấm dứt. Sự kết thúc nào cũng cuồng bạo như một con trốt xoáy, mang đi biệt tích bao nhiêu huy hoàng. Anh nghĩ đến tất cả mọi hủy diệt chờ chực quanh mình. Nếu không nghĩ đến điều đó thì còn nghĩ về gì?” (Blao 13.4.1965). Đến cuối tháng 9, sắp vào đông, ông gọi: “Ánh ơi, hư vô trải rộng mênh mang, anh muốn gởi về cho Ánh một ít cùng với giá buốt ở đây. Anh nhớ Ánh nhớ Ánh” (Blao 22.9.1965). Năm tiếp đó, 1966, từ Blao về miền Trung, viết: “Sắp hết tháng 11, rồi tháng 12, tháng giêng tới Ánh sẽ có thêm một tuổi - 18 tuổi. Phần anh sẽ thấy mình cằn cỗi thêm mà hư vô thì vẫn che mù trước mặt” (Đà Nẵng 12.11.1966).

Cứ thế, hư vô được nhắc đến hoài, như sau này lúc ông 54 tuổi, trong thư gửi Dao Ánh: “Anh thấy mọi điều trong đời đều là hư không cả. Cái có và cái không, cái được và cái mất cũng không thể nào giết chết linh hồn và đời sống tinh thần mình được. Chúng mình không còn trẻ nữa cho nên gặp nhau được lúc nào là phải sống hết và sống tận cùng từng giây phút đó”. Thư trên viết lúc Dao Ánh về thăm Việt Nam gặp ông, rồi lại ra đi năm 1993, đọc và mường tượng cứ như kiếp trước hai người đã yêu nhau, đã thắm thiết, đã hạnh phúc, nhưng cuối cùng đã bị hư vô và cái chết chia lìa: “Những tuần lễ gặp lại nhau ở đây gần như không thật. Có một cái gì đó rất hư ảo của một cõi đời nào đã xa lắm. Cái hiện tại đó nó trùng lẫn với quá khứ và vì thế nó gần gũi với những giấc mộng”.

(còn tiếp)

Giao Hưởng - Dạ Ly

Công bố hàng trăm bức thư tình của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Kỳ 6: Những bức thư đầy chất thơ

02/04/2011 0:12









Hàng trăm bức thư tình của Trịnh Công Sơn vừa công bố cho thấy trong những bức thư ấy, cũng giống như trong âm nhạc của ông, luôn đầy chất thơ. Nhiều câu thơ được viết trong tiếng suối ngàn kêu nhớ và lồng trong văn cảnh của từng lá thư mà ta có thể lắng lòng đọc ra...

>> Kỳ 1: Còn tuổi nào cho Dao-Ánh-sương-mù


>> Kỳ 2: Yêu một người tên hoa hướng dương
>> Kỳ 3: Ba trăm bức thư - một cõi đi về...
>> Kỳ 4: Huế - một thành phố nhớ
>> Kỳ 5: Dù còn phút cuối xin em nụ cười

Nhạc sĩ Văn Cao khi còn sống đã viết lời bạt in trong Tuyển tập những bài ca không năm tháng (của Trịnh Công Sơn) với phân tích: “Ở Sơn, nhạc và thơ quyện vào nhau đến độ khó phân định cái nào là chính, cái nào là phụ (...). Trong âm nhạc của Sơn, ta không thấy dấu vết của âm nhạc cổ điển theo cấu trúc bác học phương Tây. Sơn viết hồn nhiên như thể cảm xúc nhạc thơ tự nó trào ra. Nói như nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, một người bạn già của tôi: “Trịnh Công Sơn viết dễ như lấy chữ từ trong túi ra”. Cái quyến rũ của nhạc Trịnh Công Sơn có lẽ là chính ở chỗ đó, ở chỗ không định tạo ra một trường phái nào, một triết học nào, mà vẫn thấm vào lòng người như suối tưới”. Có nhiều nhận xét tương tự như thế về ca từ trong các tình khúc Trịnh Công Sơn - tựu trung cho rằng lời nhạc của Trịnh Công Sơn đầy chất thơ - và đó chính là thơ. Điều ấy lại ứng vào hàng trăm bức thư tình ông viết, nghĩa là “trong thư có thơ” như các trích dẫn dưới đây:




Trịnh Công Sơn trong một quán cà phê sinh viên - Ảnh do gia đình TCS cung cấp 

Dran 11.11.1964

Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh

Ánh đã lạnh tay rồi phải không. Hãy ép giá rét ấy lên giấy rồi gởi lên cho anh. Anh đang cần đang cần. Ánh ơi, suối vẫn chảy cho mòn đá, mưa vẫn xuống cho ẩm mục cỏ may, người vẫn gọi nhau cho mòn mỏi. Sẽ còn gì, sẽ còn gì ngoài những tàn tích buồn bã câm im. Tiếng hát của Châu Hà lại có đó… “xa cách nhau chân trời…”. Ánh còn hiện diện ở đó đến bao giờ. Bao giờ rồi đi. Rồi phủi sạch những trầm tích đã bám vào đời mình như một loại rêu phong. Ánh ạ, anh đã làm phiền Ánh và sẽ làm phiền Ánh. Tiếng hát Thái Thanh nghe não nùng như một định mệnh. Mưa xuống và gió lòn vào những khe gỗ. Anh ngồi hút pipe cho ấm cổ, ấm tay. Bây giờ Ánh gặp anh chắc Ánh lạ lắm. Từ hôm đi đến giờ anh để râu dài ra không còn muốn cắt đi nữa. Anh muốn mình bớt bận rộn về những chuyện làm rất vặt ấy đi. Anh cho mình có dịp trở về với thiên nhiên. Anh nghĩ là Ánh cũng chấp nhận điều đó. Đối với chúng anh, anh nghĩ con trai phải rừng một tí.

Mưa đã nhiều hơn. Ánh đã đắp chăn chưa. Trời Huế có giá buốt mới thú, anh nghĩ thế. Bây giờ Ánh thế nào. Anh chưa thấy rõ tóc của Ánh bây giờ. Làm sao có ảnh cho anh nhìn. Ánh ơi rừng núi quanh đây đã im lìm, anh cũng im lìm, Đinh Cường cũng im lìm, tiếng hát còn đó thanh tao. Anh gọi tên Ánh cho anh trong những ngày da du rừng núi này của anh. Ôi, xin những vách núi hãy ghi lại tiếng gọi này tha thiết (…).

Tiếng suối chảy buồn. Trong căn phòng anh Cường đốt đèn sáp trắng ngồi vẽ chân dung anh. Chúng anh uống rượu cho nồng đêm hơn, cho nỗi vui mừng rộng lớn hơn. Trước mặt anh có Camus, Hemingway, James Dean, Kafka, Steve MacQueen và hai cọng lau dài gió thổi phất phơ nhẹ làm hoa trang điểm.

 
Thủ bút Trịnh Công Sơn với  minh họa đồi núi Blao 1964-1965 gửi Dao Ánh

Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 0.81 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương