Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-cp ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội



tải về 0.72 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu06.09.2023
Kích0.72 Mb.
#55112
1   2   3   4   5   6   7   8
QĐ 1015-UBND

TT

Vị trí

Sông

Mực nước thiết kế tiêu

Mực nước thiết kế tưới

H max
(P=10%)

Hbq 7 ngày
(P=10%)

P=85%
(TU8)

Giai đoạn trước mắt

1

Xuân Quan

Bắc Hưng Hải







2,12/2,0

1,85/1,75

2

Báo Đáp

Bắc Hưng Hải







1,92/1,88


3

Kênh Cầu

Bắc Hưng Hải

3,16

2,57

1,73

1,29/1,28

4

Lực Điền

Bắc Hưng Hải

3,15

2,53

1,63

1,18

5

Cống Tranh

Bắc Hưng Hải

3,05

2,46

1,44

1,08

6

Bá Thuỷ

Bắc Hưng Hải

3,01

2,37

1,40


7

Sài Thị

Sài Thị -Cửu An

3,01

2,37

1,23


8

Bằng Ngang

Cửu An

2,99

2,35

1,23

0,91

9

Trà Phương

Cửu An

2,98

2,33

1,21

0,88

10

Bích Tràng

Cửu An

2,97

2,34

1,20

0,87

11

Tòng Hoá

Cửu An

2,96

2,34

1,19

0,84

12

Neo

TL Cống Neo

2,96

2,26

1,19


13

An Thổ

Cuối HT

2,93

2,23

1,19


14

Cầu Xe

Cuối HT

2,87

2,22

1,19


15

Tam Đô

Tây Kẻ Sặt

2,97

2,26

1,23

0,91

Ghi chú: Hệ cao độ thủy lợi;
2.2. Hệ số tưới thiết kế cho các khu thuỷ lợi:
Bảng 3. HỆ SỐ TƯỚI THIẾT KẾ CỦA CÁC KHU THUỶ LỢI (P=85%).
Đơn vị: l/s/ha

Khu thuỷ lợi

Hệ số tưới thiết kế

Mặt ruộng

Đầu mối

Bắc Kim Sơn

1,33

1,77

Châu Giang

1,36

1,81

Ân Thi

1,35

1,80

Tây Nam Cửu An

1,37

1,82

2.3. Hệ số tiêu thiết kế cho các khu thủy lợi:
- Hệ số tiêu thiết kế cho nông nghiệp.
Bảng 4. HỆ SỐ TIÊU THIẾT KẾ CỦA CÁC KHU THUỶ LỢI (P=10%)
Đơn vị: l/s/ha

Khu thuỷ lợi

Hệ số tiêu thiết kế

Bắc Kim Sơn

6,25

Châu Giang

6,13

Ân Thi

5,79

Tây Nam Cửu An

6,60

- Hệ số tiêu cho các khu công nghiệp, đô thị qtiêu = 16,5 l/s/ha
3. Phương án quy hoạch thủy lợi:
3.1. Quy hoạch tiêu:
3.1.1. Quy hoạch tiêu khung trục:
Diện tích cần tiêu toàn tỉnh 82.804 ha, trong đó diện tích được xác định cần tiêu bằng động lực là 80.728 ha, diện tích tiêu tự chảy thuộc khu Bắc Kim Sơn là 2.076 ha. Quy mô công trình và phương án tiêu khung trục tỉnh Hưng Yên như sau:
+ Trạm bơm Liên Nghĩa xây dựng tại xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang, với trục tiêu là sông Đồng Quê, lưu lượng tiêu 25 m3/s hướng tiêu ra sông Hồng. Nhiệm vụ công trình tiêu cho 3.756 ha gồm khu vực phía Nam huyện Văn Giang và một phần diện tích phía Bắc huyện Khoái Châu, Yên Mỹ.
+ Trạm bơm Nghi Xuyên xây dựng tại xã Thành Công huyện Khoái Châu, với trục tiêu là sông Cửu An, lưu lượng tiêu 55 m3/s hướng tiêu ra sông Hồng. Nhiệm vụ công trình tiêu cho 8.274 ha gồm phần lớn diện tích của huyện Khoái Châu và một phần đất đai của huyện Kim Động, Yên Mỹ.
+ Trạm bơm Nam Kẻ Sặt với trục tiêu chính là sông Sặt, hướng tiêu ra sông Luộc. Diện tích tiêu cho riêng Hưng Yên dự kiến là 26.499 ha.
3.1.2. Quy hoạch tiêu của toàn tỉnh:
a) Giai đoạn trước 2015:
- Hướng tiêu ra sông ngoài:
Xây dựng mới 3 trạm bơm Liên Nghĩa, Nghi Xuyên, Tân Hưng. Đến 2015 toàn tỉnh có 10 trạm bơm tiêu ra sông ngoài (kể cả trạm bơm My Động), tổng diện tích lưu vực tiêu ra sông ngoài là 25.216 ha.
Có 13 trạm bơm cục bộ, trở thành trạm bơm cấp 2 của trạm bơm Liên Nghĩa và trạm bơm Nghi Xuyên.
- Hướng tiêu vào sông trục có tổng diện tích lưu vực tiêu là 51.274 ha, trong đó:
+ Tiêu bằng 135 công trình tiêu hiện có là 42.478 ha
+ Cải tạo nâng cấp 10 trạm bơm tiêu cho 5.014 ha.
+ Làm mới 8 trạm bơm tiêu cho 3.782 ha
- Dự kiến bỏ nhiệm vụ tiêu của 13 công trình tiêu cục bộ.
* Tổng diện tích được tiêu ổn định đến năm 2015 dự kiến là 76.490 ha, chiếm 94,8 % tổng diện tích cần tiêu của toàn tỉnh.
b) Giai đoạn sau năm 2015:
- Hướng tiêu ra sông ngoài: Sau năm 2015, sau khi hoàn thành trạm bơm Nghi Xuyên, Liên Nghĩa dự kiến sẽ xây dựng thêm trạm bơm Nam Kẻ Sặt tiêu cho 26.499 ha khu vực phía Đông Nam của tỉnh. Tổng diện tích được tiêu trực tiếp ra sông ngoài là 50.865 ha, trong đó:
+ Tiêu ra sông Hồng là 13.455 ha, được tiêu bằng 3 trạm bơm Bảo Khê, Liên Nghĩa và Nghi Xuyên.
+ Tiêu ra sông Luộc là 37.410 ha, được tiêu bằng 7 trạm bơm Tân Hưng, Triều Dương A+B; Mai Xá A+B; La Tiến và Nam Kẻ Sặt.
- Hướng tiêu vào sông trục có tổng diện tích lưu vực tiêu là 29.863 ha, được tiêu bằng 72 công trình trạm bơm. Trong đó:
+ Cần cải tạo, nâng cấp tiêu cho 15 công trình với tổng diện tích lưu vực sau cải tạo là 9.960 ha,
+ Duy trì hoạt động của 57 công trình tiêu ổn định cho 21.903 ha.
- Có 94 trạm bơm cục bộ, trở thành trạm bơm cấp 2 của trạm bơm Liên Nghĩa, trạm bơm Nghi Xuyên và trạm bơm Nam Kẻ Sặt.
+ Các đầu mối tiêu hiện có sẽ duy trì hoạt động cho đến khi các trạm bơm tiêu lớn được đưa vào vận hành, sẽ căn cứ theo điều kiện cụ thể để bỏ hoặc giữ nhiệm vụ tiêu của các công trình này.
+ Hệ thống kênh tiêu hiện có cần được duy trì và cải tạo trở thành kênh nhánh của các trạm bơm lớn.
3.2. Quy hoạch tưới:
3.2.1. Công trình đầu mối tưới:
+ Xây mới cống Liên Nghĩa (Xuân Quan 2):
Về nguồn nước cấp cho toàn bộ hệ thống hiện trạng và tương lai không đáp ứng đủ, do vậy với phương án cấp nguồn đề xuất trong quy hoạch đợt này xây mới cống Liên Nghĩa (Xuân Quan 2) tiếp nguồn cho hệ thống với thông số thiết kế 4 cửa x 4m tại vị trí hạ lưu sông Hồng của cống Xuân Quan.
Cải tạo nâng cấp cống Xuân Quan, cống Báo Đáp với hệ thống đóng mở nhanh, hiện đại để lấy sa cho hệ thống, cải tạo đồng ruộng.
+ Nâng cấp cống Xuân Quan:
Nhiệm vụ thiết kế công trình: Cống (04 cửa x3,5m) +1 cửa âu thuyền (5,0 x 8,5)m; Cánh cống và âu bằng thép, kiểu van phẳng 2 tầng, đóng mở bằng tời điện 10T;
Giải pháp kỹ thuật:
- Làm mới cánh thép phẳng 2 tầng phòng chống lụt bão; Gồm có: 4 cánh x (3,5 x 4,0)m và 01 cánh âu (5,0 x 8,5)m thay cho hệ thống phai bê tông nhằm hỗ trợ cánh điều tiết về mùa lũ.
- Cải tạo thiết bị đóng mở từ tời điện 10 tấn, cáp thép 16 thành đóng mở bằng thuỷ lực nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt: Đóng mở nhanh, kịp thời.
+ Cống Báo Đáp: Do cống Báo Đáp (thuộc cụm đầu mối cống Xuân Quan trên đê sông Hồng) là công trình cấp I; Nên giải pháp kỹ thuật đảm bảo như sau: Quy mô cống: 7 cửa x 5m, trong đó có 1 cửa thông thuyền; cao trình đỉnh cống (+8,0) mặt cầu giao thông; cao trình đáy –0,5); L cống = 17,5m; L cầu giao thông = 43,0m; B mặt cầu = 7,0m ( ô tô H13 đi qua). Gia cố đảm bảo an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ.
3.2.2. Quy hoạch tưới toàn tỉnh:
Trong giai đoạn từ nay đến 2015, cơ bản thực hiện xong các giải pháp cấp nước tưới cho toàn tỉnh, theo đó phương án quy hoạch là:
Tổng số công trình (trạm bơm) phục vụ tưới là 525 công trình phục vụ tưới cho 46.990 ha, trong đó:
+ Giữ nguyên 462 công trình hiện có phụ trách tưới cho 29.304 ha.
+ Cải tạo, nâng cấp 51 công trình tưới cho 13.468 ha.
+ Làm mới 11 công trình phụ trách tưới 4.218 ha.
Có 70 trạm bơm, điểm bơm tưới hiện không phát huy hiệu quả hoặc nằm trong khu tưới của các trạm bơm lớn dự kiến bỏ nhiệm vụ tưới.
3.3. Quy hoạch thủy lợi vùng bãi:
3.3.1. Tiểu vùng 1:
Ngoài những công trình thuỷ lợi hiện có, giải pháp chính là xây dựng bổ sung hệ thống kênh nhánh dẫn nước tới các khu vực sản xuất và kiên cố hoá hệ thống kênh đất hiện có.
+ Bãi Xuân Quan: Hợp đồng cung cấp nước với Công ty KTTL Gia Lâm.
+ Bãi thị trấn Văn Giang: xây dựng bổ sung 1 trạm bơm tưới.
+ Bãi Thắng Lợi: xây dựng 2 điểm bơm mới (Dương Liệt, Xâm Hồng).
+ Bãi Khoái Châu: xây dựng trạm bơm Tứ Dân 2 máy x 540 m3/h tưới cho 140 ha.
Đối với các vùng thâm canh các loại cây quất cảnh, cây ăn quả. Nông dân đã chủ động tự khoan giếng để tưới nước cho cây trồng bằng nước ngầm. Mô hình này với ưu điểm là suất đầu tư thấp, độ bền cao, dễ vận hành, chi phí tưới thấp. Trong những năm tới đề nghị áp dụng cho vùng sản xuất rau an toàn tập trung ở các xã Xuân Quan (1 điểm), Tân Châu (1 điểm), Đông Ninh (1 điểm).
3.3.2. Tiểu vùng 2:
- Về tưới: Giữ nguyên và phát huy hiệu quả các trạm bơm đã có. Xây dựng thêm các điểm bơm dã chiến cho 4 xã (Phú Thịnh, Mai Động, Thọ Vinh, Đức Hợp).
- Về tiêu: Tiêu bằng trạm bơm Phú Hùng Cường 300 ha, quy mô 3x2500 m3/h.
3.3.3. Tiểu vùng 3:
- Bãi Hoàng Hanh: Xây dựng trạm bơm Hoàng Hanh 2 x 1000 m3/h, tưới 200 ha.
- Bãi Tống Trân: Xây mới 2 điểm bơm dã chiến, mỗi trạm 1 máy x 1000 m3/h, tưới 200 ha.
- Bãi Thuỵ Lôi: Xây mới 1 điểm bơm dã chiến 1 máy x 1000 m3/h, tưới 80 ha.
Như vậy, sau quy hoạch toàn bộ diện tích vùng bãi đã có công trình phục vụ.
(Quy mô, nhiệm vụ chi tiết các công trình như phụ lục kèm theo)
3.4. Phương án lấy sa:
3.4.1. Tiểu khu Châu Giang:
Cải tạo hệ thống lấy sa Báo Đáp trạm bơm Văn Giang và hệ thống Đại Tập - cống luồn Liên Khê để lấy sa trong vụ mùa là rất lớn.
3.4.2. Tiểu khu Tây Nam Cửu An:
- Lấy sa qua cống trạm bơm La Tiến tưới cho các xã Nguyên Hoà, Tam Đa, Minh Tiến khoảng 700 ha. Xây mới cầu máng qua sông Đoàn Kết và kiên cố hoá kênh đầu mối tưới cho 2 xã Tam Đa và Minh Tiến.
- Cống Võng Phan 3 cửa, 2 tầng để lấy sa. Bổ sung nguồn nước tưới cho các xã phía Nam huyện Phù Cừ và Tiên Lữ khi mực nước Xuân Quan xuống dưới +1,8 m. Xây mới hệ thống sau đầu mối cống Võng Phan, đập dâng, cống điều tiết dâng nước, kiên cố hoá kênh xây lấy nước sa qua 2 van lồi cho xã Tống Trân huyện Phù Cừ và Minh Phượng huyện Tiên Lữ.
3.5. Phòng chống lũ và giảm nhẹ thiên tai:
3.5.1. Đối với đê:
- Hiện trạng đã đắp tôn cao gia thăng đối với đê sông Hồng, sông Luộc ứng với +13,1m tại Hà Nội và 8,3 m tại Hưng Yên, 6,3 m tại La Tiến. Kết hợp mở rộng mặt đê, áp trúc và đắp cơ đê đủ kích thước, bề rộng, mái, cao độ cơ theo mặt cắt ngang cấp chân đê.
- Đắp tôn cao đê Bắc Hưng Hải chiều dài L = 140,5km, bờ vùng nội đồng L = 450,5km.
- Đắp luống trồng tre ở những vị trí chưa có luống.
- Xây dựng đường hành lang chân đê ở những vị trí có khu dân cư.
- Xử lý nền đê ở những đoạn đê chất lượng xấu đặc biệt là khu vực đê sông Hồng đoạn Phú Thịnh - Mai Động - Đức Hợp từ K108 ÷ K111+300 là nơi thường xuyên xảy ra đùn sủi khi lũ lên cao, đây được xác định là trọng điểm về đùn sủi cần xử lý đùn sủi. Đê sông Hồng từ K82 ÷ K82+500 huyện Văn Giang xử lý sạt mái đê.
- Khu vực đê Tứ Dân (K94+800) đến Chí Tân (K103+700) trước đây có nhiều thẩm lậu và đùn sủi. Tuy nhiên đến nay đã có bối Khoái Châu bao bọc, nếu lũ cao vỡ bối Khoái Châu thì đoạn đê này có thể xảy ra nhiều sự cố.
- Nứt đê tại K82 ÷ K82+500 (thị trấn Văn Giang) địa chất nền đê yếu tuy đã được xử lý nhưng trong lũ có thể diễn biến phức tạp.
- Phụt vữa gia cố đê ở những đoạn đê có độ rỗng và thẩm lậu lớn. Những nơi có đầm ao sát chân đê, những khu vực có nhiều tổ mối, những nơi mặt thoáng sông rộng chưa có tre chắn sóng là những vị trí có thể xảy ra sự cố khi lũ.
3.5.2. Đối với kè:
- Làm mới và xây dựng tiếp hoặc bổ sung các đập mỏ hàn cứng để tiến tới hoàn thiện chỉnh trị các tuyến kè lớn xung yếu phải chỉnh trị.
- Chú trọng tới chống sạt lở: kè Phi Liệt huyện Văn Giang, Nghi Xuyên huyện Khoái Châu đoạn cuối kè từ A59 ÷ A60 và mũi mỏ hàn cứng số 6, Phú Hùng Cường đoạn gần hạ lưu mỏ hàn cứng số 2 từ C79 ÷ C81, Đồng Thiện đoạn đầu kè C35 ÷ C55, Thuỵ Lôi huyện Tiên Lữ từ C42 ÷ C85, An Cầu đoạn cong lõm khu vực phía trên và dưới C25.
3.5.3. Đối với cống:
- Thường xuyên tu bổ, sửa chữa các cống dưới đê để bảo đảm an toàn cho đê phục vụ sản xuất chú trọng cải tạo thiết bị đóng mở, kết cấu cửa van để bảo đảm lấy sa an toàn thuận tiện khi lũ cao.

tải về 0.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương