Căn cứ Nghị định số 36/2003/ NĐ-cp ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng


QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT



tải về 388.01 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích388.01 Kb.
#18414
1   2   3   4   5

QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT

CỦA SỎI ĐỠ VÀ VẬT LIỆU LỌC DẠNG HẠT


1. XÁC ĐỊNH ĐỘ HOÀ TAN CỦA SỎI ĐỠ, CÁT LỌC, THAN ANTRAXIT


TRONG AXÍT HCl TỶ LỆ 1:1

1. Qui trình xác định







  • Rửa mẫu bằng nước cất và sấy khô ở nhiệt độ 1100C 50C đến khi trọng lượng không thay đổi.

  • Để mẫu nguội trong bình hút ẩm, cân mẫu đã được sấy khô với sai số nhỏ nhất 0,1% tính theo trọng lượng.

  • Cho mẫu vào cốc, đổ dung dịch HCl tỷ lệ 1:1 cho mẫu ngập hoàn toàn, nhưng không ít hơn lượng dung dịch HCl đã nêu trong bảng 3 của phần Tiêu chuẩn.

  • Để yên mẫu, thỉnh thoảng khuấy mẫu ở nhiệt độ phòng trong 30 phút sau khi ngừng sủi bọt.

  • Rửa mẫu bằng nước cất và sấy khô ở nhiệt độ 1100C 50C cho đến khi trọng lượng không thay đổi.

  • Để mẫu nguội trong bình hút ẩm và cân mẫu với sai số nhỏ nhất 0,1% tính theo trọng lượng.






2. Tính toán kết quả






Độ hoà tan trong axít (%) =

Trọng lượng mất đi

x 100%




Trọng lượng ban đầu




Tiến hành thử 2 lần với mỗi kích cỡ sỏi đỡ, vật liệu lọc là cát thạnh anh và than antraxit và lấy số trung bình của 2 lần thử.






2.

XÁC ĐỊNH ĐỘ VỠ VỤN CỦA CÁT THẠCH ANH, THAN ANTRAXIT VÀ THAN HOẠT TÍNH DẠNG HẠT





1. Qui trình xác định


  • Cân chính xác một khối lượng 35 ml vật liệu lọc.

  • Cho vật liệu lọc vào một ống đong hình trụ bằng kim loại của Thiết bị xác định độ vỡ vụn. Đường kính trong của ống đong hình trụ là 40 mm, chiều cao hữu ích là 100 mm.

  • Ống đong hình trụ được cố định đồng tâm trên một bánh xe có đường kính 34 cm.

  • Cho vào ống đong hình trụ 18 viên bi thép có đường kính 12 mm.

  • Quay bánh xe quanh trục xuyên tâm với tốc độ 25 vòng/phút.

  • Độ vỡ vụn của vật liệu lọc được xác định bằng ba thử nghiệm liên tiếp trên cùng một mẫu. Trong thử nghiệm đầu tiên, xác định thành phần cấp phối của vật liệu lọc. Sau khi thu lại toàn bộ vật liệu lọc từ các sàng, thực hiện thêm hai thử nghiệm tiếp theo. Thử nghiệm tiếp theo thứ nhất cho vật liệu vào ống đong hình trụ có bi thép ở trong và quay trong vòng 15 phút (tương đương 750 lần va đập hay 375 vòng quay), sau đó xác định thành phần cấp phối cỡ hạt. Thử nghiệm tiếp theo thứ hai khác cho quay vật liệu lọc trong vòng 30 phút (tương đương 1.500 lần va đập hay 750 vòng quay). Cả ba thử nghiệm đều xác định thành phần cấp phối cỡ hạt vật liệu lọc và vẽ biểu đồ cấp phối vật liệu lọc.







2. Tính toán kết quả
Độ vỡ vụn của vật liệu lọc được tính theo biểu đồ cấp phối, hình H-1:

Sau khi va đập, gọi X là % lượng vật liệu lọc với thành phần cỡ hạt có đường kính nhỏ hơn đường kính hiệu dụng deff ban đầu. Phần vật liệu lọc có kích cỡ lớn hơn deff là (100 - X)% và đại diện cho 90% vật liệu lọc có khả năng sử dụng sau khi nghiền đập. Do đó có thể sử dụng:






100

(100 – X)

90

Lượng mất đi tính theo % là:




10

(X-10)

9

Lượng mất đi này (%) là thước đo độ vỡ vụn của vật liệu lọc.






















3.


XÁC ĐỊNH TỶ TRỌNG CỦA SỎI, CÁT LỌC VÀ THAN ANTRAXIT





1. Dụng cụ


  • Bình thuỷ tinh tam giác chịu nhiệt dùng để đo tỷ trọng (bình đo tỷ trọng);

  • Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g;

  • Bình hút ẩm;

  • Tủ sấy;

  • Bếp cách cát hoặc bếp cách thuỷ.







2. Qui trình xác định


  • Rửa sạch mẫu thí nghiệm bằng nước sinh hoạt sau đó bằng nước cất.

  • Cân khoảng 200 g mẫu (đối với sỏi); 50 g mẫu (đối với cát lọc hoặc than antraxit). Sấy mẫu trong tủ sấy tại nhiệt độ 105 - 110 oC. Để nguội mẫu trong bình hút ẩm.

  • Rửa sạch bình đo tỷ trọng bằng nước cất. Sấy bình trong tủ sấy tại nhiệt độ 110 oC. Để nguội bình. Cân và ghi khối lượng của bình (m1).

  • Đổ mẫu vào bình đo tỷ trọng. Cân và ghi khối lượng của bình đo tỷ trọng đã chứa mẫu thí nghiệm (m2).

  • Đổ nước cất vào bình đo tỷ trọng đã chứa mẫu thí nghiệm. Lượng nước cất đổ vào chiếm khoảng 2/3 thể tích bình. Lắc đều bình chứa mẫu thí nghiệm và đun sôi trên bếp cách cát hoặc bếp cách thuỷ khoảng 15 đến 20 phút để đuổi hết bọt khí ra khỏi bình. Để nguội đến nhiệt độ phòng. Đổ thêm nước cất đến vạch định mức của bình. Cân và ghi khối lượng của bình chứa mẫu thí nghiệm và nước cất (m3).

  • Đổ mẫu thí nghiệm ra khỏi bình. Rửa sạch bình, đổ nước cất vào đến vạch định mực của bình rồi cân (m4).







3. Tính toán kết quả
Tỷ trọng () của sỏi tính bằng kg/dm3; Của cát, than antraxit tính bằng g/cm3 và được tính theo công thức:




 =


(m2 – m1) n


(m4 – m1) – (m3 – m2)

Trong đó: n là khối lượng riêng của nước cất lấy bằng 1g/cm3 hoặc 1 kg/dm3.





4.


XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM CỦA THAN HOẠT TÍNH DẠNG HẠT





1. Qui trình xác định
Cân chính xác khoảng 2 g than hoạt tính. Sấy mẫu trong tủ sấy 2 giờ tại 140 oC hoặc 3 giờ tại 110 oC. Để nguội mẫu trong bình hút ẩm sau đó cân thật nhanh để tránh sai số do ảnh hưởng của độ ẩm không khí.





2. Tính toán kết quả
Độ ẩm của than hoạt tính được xác định theo công thức sau:




Độ ẩm (%) =



Trọng lượng mất đi

x 100


Trọng lượng ban đầu



5.

XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG CỦA THAN HOẠT TÍNH DẠNG HẠT
1. Qui trình xác định


  • Dung trọng của than hoạt tính dạng hạt là giá trị trọng lượng than tính bằng g của 1cm3 than hoạt tính trong không khí. Dung trọng than cần được hiệu chỉnh trên cơ sở độ ẩm của than hoạt tính.

  • Dụng cụ xác định: Hình H-2 giới thiệu dụng cụ xác định dung trọng của than hoạt tính. Phểu chứa và phểu rót được làm bằng thuỷ tinh hoặc kim loại. Cân phải có độ nhạy 0,1g.

  • Cho cẩn thận mẫu than hoạt tính vào phểu chứa. Dùng máng rung để cho than từ phểu chứa qua phểu rót vào ống đong đã chia độ với lưu lượng lớn hơn 0,75 cm3/giây nhưng phải nhỏ hơn 1,0 cm3/giây cho đến vạch 100 cm3. Điều chỉnh lưu lượng than vào ống đong bằng cách thay đổi độ dốc của máng rung, hoặc bằng cách nâng lên hoặc hạ xuống phểu chứa.

Đưa toàn bộ lượng than trong ống đong vào đĩa cân và cân với độ chính xác 0,1 g.















2. Tính toán kết quả
Dung trọng của than hoạt tính dạng hạt tính theo g/cm3 của sản phẩm khô được tính theo công thức sau:


Dung trọng =



Trọng lượng than hoạt tính x (100 - % độ ẩm)

10.000



6.

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CẤP PHỐI CỠ HẠT CỦA THAN HOẠT TÍNH DẠNG HẠT





1. Dụng cụ

(a) Dụng cụ chia mẫu

(b) Bộ rung sàng, chạy điện, có đồng hồ hẹn giờ, kiểu Ro-Tap

(c) Bộ sàng tiêu chuẩn

(d) Khay tiếp nhận phía dưới

(e) Nắp đậy sàng trên cùng

(f) Cân có độ nhạy 0,1g

(g) Bàn chải bằng sợi đồng mềm







2. Qui trình xác định

(a) Lắp ráp các sàng vào bộ rung sàng theo thứ tự cỡ mắt sàng tăng dần từ dưới lên trên. Mắt sàng nhỏ nhất và lớn nhất của các sàng phải phù hợp với kích thước của than hoạt tính theo qui định.

(b) Đảo trộn mẫu cho đều.

(c) Khi thêm vào hoặc bớt mẫu đi từ 5g trở lên phải đảo trộn lại mẫu cho đồng nhất.

(d) Cho mẫu đã cân vào sàng trên cùng. Đậy nắp sàng lại và cho máy rung sàng hoạt động.

(e) Thời gian rung sàng liên tục cho phép là 3 phút  3 giây

(f) Nhấc sàng ra khỏi máy rung rồi đổ lượng than còn lại trong sàng trên cùng vào đĩa cân đã trừ bì và cân với độ chính xác là 0,1 g. Lần lượt lặp lại thao tác này cho lượng than trên mỗi sàng còn lại và khay tiếp nhận phía dưới. Chải nhẹ để gỡ ra những hạt còn mắc lại trên mỗi sàng.

(g) Cộng trọng lượng than trên mỗi sàng và khay tiếp nhận lại, nếu tổng trọng lượng có sai số lớn hơn 2,0g so với trọng lượng mẫu thí nghiệm thì phải phân tích lại.







3. Tính toán kết quả

Phần trăm than còn lại trên mỗi sàng được xác định theo công thức:




% than còn lại trên mỗi sàng =

Trọng lượng than còn lại trên sàng x 100

Tổng trọng lượng than










Đường kính hiệu dụng và hệ số không đồng nhất:

(a) Từ phần trăm than hoạt tính còn lại trên mỗi sàng, ta tính toán được phần trăm tích luỹ lọt qua mỗi sàng. Phần trăm tích luỹ lọt qua mỗi sàng bằng tổng các phần trăm phần còn lại trên mỗi sàng (những sàng cỡ nhỏ hơn) cộng phần trăm than ở khay tiếp nhận.

(b) Vẽ biểu đồ cấp phối vật liệu lọc trên giấy logarit. Trục tung ghi phần trăm vật liệu lọc lọt qua mỗi sàng, trục hoành ghi đường kính mắt sàng.

(c) Đường kính hiệu dụng của than tính bằng đường kính mắt sàng để 10% than lọt qua. Hệ số không đồng nhất UC tính bằng tỷ số d60/d10.





7.


XÁC ĐỊNH ĐỘ MÀI MÒN CỦA THAN HOẠT TÍNH DẠNG HẠT





Độ mài mòn của than hoạt tính dạng hạt có thể xác định bằng phương pháp thí nghiệm khuấy mài mòn hoặc bằng phương pháp thí nghiệm mài mòn Ro-Tap.


7.1.

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM KHUẤY MÀI MÒN
Thí nghiệm khuấy mài mòn xác định giá trị phần trăm còn lại của cỡ hạt trung bình sau khi than bị mài mòn do tác động của trục khuấy hình chữ T trong một máy khuấy được chế tạo đặc biệt.
1. Dụng cụ thí nghiệm


  1. Máy sàng, chạy điện, có đồng hồ hẹn giờ, kiểu Ro-Tap.

(b) Bộ sàng tiêu chuẩn.

(c) Khay tiếp nhận phía dưới.

(d) Nắp đậy sàng trên cùng.

(e) Cân có độ chính xác 0,1g.

(f) Bàn chải bằng sợi đồng mềm.

(g) Máy khuấy: Chi tiết cấu tạo máy khuấy theo Hình H-3. Thiết bị bao gồm một trục khuấy hình chữ T, làm bằng thép tròn đường kính 12,5 mm, khi hoạt động có số vòng quay là 85515 vòng/phút. Trục khuấy và bình chứa được làm bằng vật liệu thích hợp, ví dụ như thép, thép không rỉ hoặc đồng. Trục khuấy chữ T phải được thay thế khi chiều dài thanh ngang của trục ngắn hơn so với kích thước thiết kế là 0,5 mm.


2. Qui trình thí nghiệm
(a) Đặt sàng có đường kính mắt sàng 2,35 mm lên trên sàng có đường kính mắt sàng 0,215 mm rồi đặt lên máy rung sàng. Rây khoảng 250-300ml than bằng máy rung sàng liên tục trong thời gian chính xác 3phút  2 giây. Loại bỏ phần còn lại ở sàng trên và phần lọt qua sàng dưới.

(b) Cho lượng mẫu than hoạt tính 250-300ml kể trên vào sàng đầu tiên trong bộ sàng tiêu chuẩn. Sàng rung liên tục trong thời gian 15 phút  10 giây.

(c) Nhấc bộ sàng ra khỏi máy rung sàng rồi cho lượng than còn lại trên sàng vào đĩa cân đã trừ bì rồi cân với độ chính xác 0,1g. Lần lượt lặp lại thao tác này với các sàng còn lại và khay tiếp nhận phía dưới. Chải nhẹ để gỡ ra những hạt còn mắc lại trên mỗi sàng. Ghi lại trọng lượng mỗi lần cân phần than còn lại trên mỗi sàng và tổng trọng lượng than hoạt tính của tất cả các sàng.

(d) Gộp tất cả lượng than của tất cả các sàng lại và đảo trộn nhẹ nhàng trong bình chứa dung tích 1 lít. Trút than vào máy khuấy mài mòn. Cho máy khuấy hoạt động trong thời gian 1 giờ  1 phút.

(e) Đổ than trong máy khuấy mài mòn ra và sàng lại bằng bộ sàng tiêu chuẩn tương tự như trong mục (b). Dùng máy rung sàng như đã dùng trong lần phân tích ban đầu. Ghi lại trọng lượng phần than còn lại trên mỗi sàng và tổng trọng lượng than của tất cả các sàng.


3. Tính toán kết quả
Kích thước trung bình của hạt than ban đầu và sau khi thí nghiệm khuấy mài mòn được tính theo công thức sau:


Trong đó: Dtb là kích thước hạt trung bình (mm)

i là trọng lượng phần than còn lại trên sàng thứ i (g)

Di là giá trị trung bình của kích thước mắt sàng của 2 sàng liền nhau.
Phần trăm % cỡ hạt trung bình còn giữ lại được sau thí nghiệm khuấy mài mòn được tính theo công thức:


% = (100){1 -

(Dtb ban đầu – Dtb sau thí nghiệm khuấy mài mòn)

}

Dtb ban đầu




7.2.

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM MÀI MÒN RO - TAP

Thí nghiệm độ mài mòn Ro - Tap nhằm xác định giá trị phần trăm còn lại của cỡ hạt trung bình sau khi than bị mài mòn do tác động của những viên bi thép trong máy Ro-Tap.


1. Dụng cụ
(a) Dụng cụ chia mẫu.

  1. Máy rung sàng Ro-Tap, chạy điện, kèm theo đồng hồ hẹn giờ.

  2. Bộ sàng tiêu chuẩn.

  3. Khay tiếp nhận phía dưới

  4. Nắp đậy sàng trên cùng

  5. Cân có độ chính xác 0,1g

  6. Bàn chải bằng sợi đồng mềm

(h) Tổ hợp khay đựng mẫu dùng cho thí nghiệm độ mài mòn Ro - Tap: Tổ hợp khay được thể hiện chi tiết trong Hình H-4. Tổ hợp này bao gồm một chiếc nắp Ro-Tap, có nút đậy, khay nông thành thấp; một khay thí nghiệm mài mòn được chế tạo đặc biệt, và một khay tiếp nhận phía dưới. Chi tiết khay thí nghiệm mài mòn được thể hiện trong Hình H-5. Cần 10 viên bi thép có đường kính 12,5 mm và 10 viên bi thép có đường kính 19,05 mm. Các viên bi thép phải đảm bảo độ nhẵn. Những viên bi này được cho vào khay thí nghiệm độ mài mòn cùng với mẫu than.
2. Qui trình thí nghiệm
(a) Lắp ráp các sàng vào bộ rung sàng theo thứ tự cỡ mắt sàng tăng dần từ dưới lên trên. Mắt sàng nhỏ nhất và lớn nhất của các sàng phải phù hợp với kích thước của than hoạt tính theo qui định.

(b) Đảo trộn mẫu cho đều.

(c) Khi thêm vào hoặc bớt mẫu từ 5g trở lên phải trộn lại mẫu cho đồng nhất.

(d) Cho mẫu đã cân vào sàng trên cùng.

(e) Thời gian rung sàng liên tục là 10 phút  3 giây

(f) Chuẩn bị khay thí nghiệm độ mài mòn có chứa 10 viên bi có đường kính 12,5 mm và 10 viên bi đường kính 19,05 mm.

(g) Nhấc sàng ra khỏi máy rung sàng Ro - Tap rồi đổ lượng than còn lại trong sàng trên cùng vào đĩa cân đã trừ bì và cân với độ chính xác là 0,1g.

Lần lượt lặp lại thao tác này cho lượng than trên mỗi sàng còn lại và khay tiếp nhận phía dưới. Chải nhẹ để gỡ ra những hạt còn mắc lại trên mỗi sàng. Ghi lại trọng lượng than còn lại trên mỗi sàng và tổng trọng lượng than.

(h) Cho tất cả than vào khay thí nghiệm độ mài mòn. Tổ hợp khay thí nghiệm mài mòn được lắp vào máy rung Ro-Tap. Tổ hợp khay thí nghiệm phải cân bằng và vừa khít với máy Ro-Tap.

(i) Thời gian rung tổ hợp liên tục là 20 phút  10 giây. Nếu đồng hồ hẹn giờ tự động mà không đảm bảo độ chính xác thì phải kiểm soát quá trình rung bằng đồng hồ bấm giây.












(j) Nhấc khay thí nghiệm độ mài mòn ra khỏi máy Ro-Tap và cho vào bộ sàng ban đầu. Phía trên cùng có thể dùng một sàng tạm có đường kính mắt sàng lớn hơn so với sàng đầu tiên để tách những viên bi thép ra khỏi than. Các viên bi thép này cũng có thể được nhặt ra khỏi than bằng tay.

(k) Lặp lại quá trình phân tích cấp phối hạt như ban đầu.
3. Tính toán kết quả
Kích thước trung bình của hạt than ban đầu và sau khi thí nghiệm độ mài mòn Ro - Tap được tính theo công thức sau:

Trong đó: Dtb là kích thước hạt trung bình (mm)

i là trọng lượng phần than còn lại trên sàng thứ i (g)



Di là giá trị trung bình của kích thước mắt sàng của 2 sàng liền nhau. Lượng than trong khay tiếp nhận không được tính đến trong công thức tính toán kích thước hạt trung bình.
Phần trăm % cỡ hạt trung bình còn giữ lại được sau thí nghiệm mài mòn Ro - Tap được tính theo công thức:



% =

Dtb sau thí nghiệm độ mài mòn Ro - Tap

x 100

Dtb ban đầu



8.

XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ HẤP PHỤ IỐT CỦA THAN HOẠT TÍNH DẠNG HẠT
1. Hoá chất và dụng cụ


  1. Axit HCl 5%: Hoà tan 70 ml axit HCl đậm đặc trong 550 ml nước cất.

  2. Dung dịch natri thiosulfite Na2S2O3 0,1N: Hoà tan 25 g Na2S2O3.5H20 trong 1 lít nước cất. Cho thêm vài giọt Chloroform để hạn chế sự phân huỷ dung dịch natri thiosulfite Na2S2O3 do vi khuẩn. Kiểm tra nồng độ của dung dịch natri thiosulfite Na2S2O3 bằng dung dịch KH(IO3)2 0,1N. Dung dịch KH(IO3)2 0,1N được chuẩn bị như sau: Sấy KH(IO3)2 trong lò sấy tại 105 oC. Để nguội trong bình hút ẩm. Cân 3,249 g KH(IO3)2 và hoà tan trong 1 lít nước cất.

  3. Dung dịch iốt: Hoà tan 12,7 g I2 và 19,1 g KI trong một lượng nước cất nhỏ khoảng 25 ml. Tiếp tục pha thêm nước cất cho đủ 1 lít. Bảo quản trong chai thuỷ tinh màu có nút nhám. Kiểm tra nồng độ của dung dịch iốt bằng dung dịch natri thiosulfite Na2S2O3 0,1N.

  4. Dung dịch hồ tinh bột: Tán 2,5 g hồ tinh bột trong cối dã với một lượng nhỏ nước cất lạnh. Sau đó khuấy hoà tan chúng trong 1 lít nước cất và để lắng. Sử dụng phần dung dịch trong ở phía trên. Bảo quản dung dịch hồ tinh bột bằng cách cho thêm 1,25 g axit salicylic vào 1 lít dung dịch.

  5. Giấy lọc Whatman.

  6. Pipet loại 10; 25; 50; 100 ml.


2. Qui trình xác định


  1. Nghiền thật nhỏ than hoạt tính sao cho hơn 95% lượng than có thể lọt qua mắt sàng có đường kính 45m.

  2. Sấy khô một lượng than đã nghiền nhỏ trong 2 giờ tại 140 oC hoặc trong 3 giờ tại 110 oC.

  3. Tuỳ thuộc vào loại than hoạt tính sử dụng, cân 1g đến 1,6 g than nghiền nhỏ đã sấy khô và cho vào bình thuỷ tinh Erlenmeyer (Bình tam giác) nút nhám cổ hẹp có dung tích 250 ml.

  4. Cho tiếp 10 ml axit HCl 5% vào và lắc cho đến khi toàn bộ than ngấm nước.

  5. Đun sôi mẫu trên bếp điện. Thời gian sôi chính xác 30 giây.

  6. Để nguội mẫu tại nhiệt độ trong phòng. Cho thêm vào 100 ml dung dịch iốt tiêu chuẩn 0,1 N.

  7. Đậy ngay bình và lắc mạnh trong 30 giây.

  8. Lọc mẫu ngay sau khi đã lắc 30 giây bằng giấy lọc Whatman.

  9. Loại bỏ 20 đến 30 ml nước mẫu lọc ban đầu. Phần còn lại cho vào cốc thuỷ tinh.

  10. Dùng đũa khuấy thuỷ tinh khuấy đều mẫu. Dùng pipet hút 50 ml nước lọc mẫu cho vào bình tam giác có dung tích 250 ml.

  11. Chuẩn độ 50 ml nước lọc mẫu với dung dịch natri thiosulfite Na2S2O3 0,1N cho đến khi mất màu vàng. Thêm 1 ml dung dịch hồ tinh bột và chuẩn độ tiếp cho đến khi hết màu xanh. Ghi thể tích dung dịch natri thiosulfite Na2S2O3 0,1N tiêu tốn.


Lưu ý: Dung lượng hấp phụ của than hoạt tính đối với bất kỳ một chất bị hấp phụ nào sẽ phụ thuộc vào nồng độ của chất bị hấp phụ trong môi trường tiếp xúc với than hoạt tính. Khối lượng mẫu sử dụng để thử nghiệm phụ thuộc vào độ hoạt tính của than. Vì vậy, nồng độ dư của mẫu lọc cần phải biết để có khả năng áp dụng một hệ số điều chỉnh phù hợp với định nghĩa. Nếu như nồng độ dư C tính theo đương lượng của phần mẫu lọc không nằm trong khoảng 0,008 N - 0,0334 N như đã ghi trong bảng 6 thì cần phải lặp lại quá trình xác định với một khối lượng mẫu khác.





3. Tính toán kết quả
Chỉ số hấp phụ iốt của than hoạt tính dạng hạt được xác định theo công thức sau:





Chỉ số hấp phụ iốt =

X

x D.

m

Trong đó:




X

=

A - ( 2,2 B x ml dung dịch thiosulfite tiêu tốn)

m

Trọng lượng mẫu, g


C =

N2 x ml dung dịch thiosulfite tiêu tốn

50






X/m là số mg iốt được hấp phụ bởi 1 g than hoạt tính.




N1 là nồng độ đương lượng của dung dịch iốt.




N2 là nồng độ đương lượng của dung dịch natri thiosulfite.




A = N1 x 12.693,0




B = N2 x 126,93




C là nồng độ đương lượng của phần nước lọc mẫu còn lại.




D là hệ số hiệu chỉnh được lấy theo bảng 1.

Каталог: uploads -> text
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
text -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chính
text -> Nghị định số 16/2012/NĐ-cp ngày 12 tháng 03 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử phạt VI phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch

tải về 388.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương