Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-cp ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội


NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN



tải về 406.74 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích406.74 Kb.
#8455
1   2   3   4   5   6

NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Đơn vị tính: Tỷ đồng

NỘI DUNG ĐẦU TƯ

Tổng số

Trong đó

NSTW

NSĐP và nguồn khác

DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

6.596

5.490

1.106

1. Hoạt động 1: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn

30

30

 

2. Hoạt động 2: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề

2.023

2.023

 

3. Hoạt động 3: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề

70

70

 

4. Hoạt động 4: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề

70

70

 

5. Hoạt động 5: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

4.403

3.297

1.106

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ

363

289

74

CỘNG

6.959

5.779

1.180

NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

Đơn vị tính: Tỷ đồng

NỘI DUNG ĐẦU TƯ

Giai đoạn 2012-2015

Cộng

2012

2013

2014

2015

DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

5.490

973

960

1.885

1.672

1. Hoạt động 1: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn (Vốn sự nghiệp)

30

 

 

15

15

2. Hoạt động 2: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề

2.023

578

556

664

224

- Vốn sự nghiệp

1.559

564

555

440

 

- Vốn đầu tư

464

14

2

224

224

3. Hoạt động 3: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề (Vốn sự nghiệp)

70

10

10

25

25

4. Hoạt động 4: Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề (Vốn sự nghiệp)

70

14

15

20

21

5. Hoạt động 5: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề (Vốn sự nghiệp)

3.297

360

369

1.161

1.387

ĐÀO TẠO, BI DƯỠNG CÁN B, CÔNG CHỨC XÃ (Vốn sự nghiệp)

289

57

57

84

92

CỘNG

5.779

1.029

1.017

2.193

1.540

- Vốn sự nghiệp

5.315

1.015

1.015

1.745

1.540

- Vốn đầu tư

464

14

2

448

-

VII. Hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án.

Triển khai thực hiện Dự án dự kiến sẽ góp phần phát triển đồng bộ nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp qua đào tạo bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu nghề đào tạo, cơ cấu trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cụ thể là:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

VIII. Khung giám sát, đánh giá và hệ thống các chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá Dự án

1. Khung giám sát, đánh giá

Khung giám sát, đánh giá hoạt động của Dự án theo 03 nội dung cơ bản sau:

- Công tác chỉ đạo, điều hành Dự án

- Kết quả thực hiện Dự án

- Hiệu quả của Dự án

2. Hệ thống các chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá Dự án

a) Các chỉ số về công tác chỉ đạo, điều hành Dự án gồm:

- Số địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) đã thành lập ban chỉ đạo/tổ công tác thực hiện Dự án.

- Số tỉnh/ thành phố đã xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo.

- Số xã, phường được hướng dẫn triển khai Dự án.

b) Các chỉ số về kết quả thực hiện Dự án

- Tổng số lớp dạy nghề đã tổ chức, phân theo 4 nhóm: (nông nghiệp, làng nghề, công nghiệp  dịch vụ và đánh bắt xa bờ).

- Số LĐNT được học nghề trong năm

- Nhóm đối tượng được hỗ trợ (3 nhóm đối tượng).

- Tỷ lệ LĐNT được học nghề trong năm.

- Số nghề đã được phê duyệt định mức chi phí đào tạo.

- Số nghề đã được biên soạn mới chương trình, giáo trình.

- Danh mục nghề đào tạo cho LĐNT đã được ban hành.

- Số cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng.

- Số hộ được vay vốn học nghề.

- Kinh phí đã sử dụng.

- Số doanh nghiệp/ đơn vị tham gia ký kết hợp đồng 3 bên

c) Các chỉ số về hiệu quả thực hiện Dự án

- Số LĐNT sau khi học nghề có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo.

- Tỷ lệ LĐNT có việc làm phù hợp với nghề được đào tạo.

- Số hộ gia đình có người tham gia học nghề: thoát nghèo, trở thành hộ khá... sau 1 năm học nghề.

- Số xã có hộ sau học nghề trở thành khá có tỷ lệ từ 10% trở lên (thống kê sau 1 năm học nghề);

- Số xã có tỷ lệ lao động chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề 1 năm từ 10% trở lên.

IX. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Dạy nghề

- Chủ trì lập kế hoạch, dự toán ngân sách và đề xuất giải pháp thực hiện Dự án trong kế hoạch hàng năm, gửi Bộ để tổng hợp vào kế hoạch chung.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy chế, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ triển khai hoạt động của Dự án cho các cơ quan thực hiện dự án, trình Bộ phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí phần giao trực tiếp cho Tổng cục Dạy nghề để thực hiện một số nhiệm vụ của dự án đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát; quyết toán theo quy định hiện hành.

- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án trên địa bàn; xây dựng các chỉ số theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả, chất lượng và hiệu quả.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Dự án.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc dự án) gửi Cơ quan quản lý Dự án theo quy định.

2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ương

- Về phân công trách nhiệm chỉ đạo tổ chức dạy nghề:

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn;

+ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.

- Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, xây dụng kế hoạch hoạt động, đề xuất nhu cầu kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, Dự án được phân công, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.

- Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ các hoạt động, dự án được giao.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Dự án đúng mục đích, có hiệu quả; thanh toán, quyết toán theo đúng các quy định hiện hành.

- Ngoài nguồn kinh phí được giao, có trách nhiệm huy động các nguồn lực khác theo luật định để bổ sung thực hiện các hoạt động của Dự án.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc Chương trình) cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp theo đúng quy định.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Quyết định cơ chế phân cấp quản lý thực hiện Dự án trên địa bàn cho các ngành, các cấp phù hợp với điều kiện của địa phương và Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào quá trình xác định các nghề đào tạo phục vụ chuyển đổi ngành nghề hoặc tăng năng suất lao động của người dân phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án do địa phương quản lý theo quy định hiện hành đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và mức vốn Dự án đã được phê duyệt.

- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án trên địa bàn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của các Dự án.

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân về quản lý, sử dụng nguồn lực Dự án để lồng ghép, phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án với các chương trình, dự án khác do địa phương trực tiếp quản lý.

- Ngoài nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ, có trách nhiệm huy động các nguồn lực của địa phương (bao gồm kinh phí, ngày công lao động và các yếu tố vật chất khác) để bổ sung cho việc thực hiện các hoạt động của dự án.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm cho các chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện theo đúng mục tiêu của dự án.

- Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án trên địa bàn theo quy định.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Dự án theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao trên địa bàn có hiệu quả, không để thất thoát; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức phân bổ vốn theo quy định; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành.

- Tổ chức hội nghị giao ban theo quy định. Kịp thời chỉ đạo khắc phục các sai sót trong việc thực hiện chương trình. Xử lý nghiêm minh các trường hợp làm thất thoát kinh phí do vô trách nhiệm hoặc tham nhũng.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc Chương trình) với Hội đồng nhân dân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề) để tổng hợp theo đúng quy định./.

 

PHỤ LỤC 3



NỘI DUNG DỰ ÁN "HỖ TRỢ CHO NGƯỜI ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG”
(Kèm theo Quyết định số 1501/QĐ-LĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Sự cần thiết thực hiện Dự án

Trong giai đoạn 2006-2010, bình quân mỗi năm nước ta đưa được gần 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số lao động được tạo việc làm hàng năm, số lao động này gửi về nước bình quân khoảng 1,6-2 tỷ đô la Mỹ/ năm, không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn là nguồn tài chính đáng kể để các gia đình đầu tư tự tạo việc làm, tăng thu nhập, tiến tới ổn định cuộc sống và vươn lên khá giả.

Tuy nhiên, chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn nhiều hạn chế: trình độ tay nghề, ngoại ngữ thấp, ý thức chấp hành pháp luật, nội quy nơi làm việc của nhiều lao động chưa cao nên khó tìm kiếm được các hợp đồng có điều kiện làm việc và thu nhập tốt. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là chi phí đi làm việc ở nước ngoài thường cao hơn nhiều so với tìm việc làm trong nước, nhất là đối với một số thị trường có thu nhập cao, nhưng chính sách hỗ trợ cho người lao động và chính sách đầu tư đào tạo nguồn lao động của Nhà nước còn rất hạn chế, chưa được quan tâm nhiều.

Vì vậy, việc thực hiện “Dự án hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng” thực hiện cùng với chính sách hỗ trợ lao động thuộc các huyện nghèo theo Đề án 71/2009/QĐ-TTg nhằm mục đích tạo điều kiện cho các đối tượng là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng, lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài, tạo thu nhập ổn định và mở rộng kiến thức khi về nước có việc làm ổn định nhằm giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng tinh thần Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về việc mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả nước là thực sự cần thiết.

II. Các mục tiêu của Dự án

1. Hỗ trợ nâng cao chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài (phn đấu đến năm 2015 có khoảng 60% lao động được đào tạo nghề và 100% lao động được bồi dưỡng kiến thc cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài), góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.

2. Hỗ trợ đưa từ 80 đến 120 ngàn lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng và lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài (không bao gồm đối tượng thuộc 62 huyện nghèo theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg).

3. Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 5.000 lao động đáp ứng theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.

III. Các nội dung hoạt động, nhiệm vụ và kết quả chủ yếu của Dự án

1. Hoạt động 1: Hỗ trợ người lao động học nghề, ngoại ngữ, hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động để đi làm việc ở nước ngoài.

a) Mục tiêu, chỉ tiêu: Hỗ trợ học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho 120-140 ngàn lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng và lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp đi làm việc ở nước ngoài.

b) Đối tượng hỗ trợ:

Người lao động có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài (không bao gồm lao động thuộc đối tượng tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2020) thuộc các đối tượng sau:

- Lao động là thân nhân chủ yếu của gia đình chính sách người có công với cách mạng; lao động là người dân tộc thiểu số; lao động thuộc hộ nghèo.

- Lao động thuộc hộ cận nghèo.

- Lao động thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường.

c) Nội dung hỗ trợ:

Người lao động thuộc hộ nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số và lao động là thân nhân chủ yếu của các gia đình chính sách:

+ Hỗ trợ học phí học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết về phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

+ Hỗ trợ tiền ăn hàng ngày cho người lao động trong thời gian học;

+ Hỗ trợ tiền đi lại cho người lao động từ nơi cư trú đến nơi học đối với các học viên ở cách địa điểm học trên 15km;

+ Hỗ trợ các chi phí làm thủ tục trước khi đi làm việc ở nước ngoài gồm: hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Người lao động thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề, học ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết bằng 70% mức hỗ trợ đối với lao động thuộc hộ nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số và lao động là thân nhân chủ yếu của các gia đình chính sách.

- Người lao động thuộc các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp mà không có đất để bồi thường được hỗ trợ theo Quyết định số 52/2012/QĐ-TTg ngày 16/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm và đào tạo nghề cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp.



d) Phương thức hỗ trợ kinh phí:

- Hỗ trợ cho người lao động thông qua hình thức “Hợp đồng đặt hàng đào tạo và tổ chức thực hiện hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài”:

+ Căn cứ nhu cầu và số lượng lao động tham gia đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, mức chi phí đào tạo của từng nghề, ngoại ngữ và dự toán được cấp có thẩm quyền giao; cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội ký “Hợp đồng đặt hàng đào tạo và tổ chức thực hiện hỗ trợ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài” với cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo quy định tại Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg.

+ Cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp xuất khẩu lao động có trách nhiệm chi trả tiền ăn và chi phí đi lại cho người học theo quy định tại Điểm c trên. Trường hợp người lao động tự ý nghỉ học, bỏ học, hoặc bị buộc thôi học thì không được trả tiền ăn cho thời gian nghỉ học, bỏ học, thôi học và tiền đi lại (lượt về).

- Trong trường hợp người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ tự đăng ký trực tiếp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động để học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và được chấp nhận đi làm việc ở nước ngoài: Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ Giấy đề nghị thanh toán của người lao động và mức hỗ trợ theo quy định để xem xét, quyết định hỗ trợ cho người lao động.

2. Hoạt động 2: Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.



a) Mục tiêu, chỉ tiêu: Hỗ trợ đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ và ngành nghề đặc thù cho khoảng 5.000 lao động, trong đó dự kiến khoảng 3.500 lao động được đi làm việc ở nước ngoài.

b) Đối tượng hỗ trợ:

Lao động tham gia các chương trình đào tạo trình độ cao theo Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với nước tiếp nhận lao động hoặc theo các hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài.



c) Nội dung hỗ trợ: Người lao động được hỗ trợ một phần học phí học nghề, ngoại ngữ theo quy định.

Trường hợp phía Việt Nam cam kết hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo thì đơn vị thực hiện Dự án được sử dụng kinh phí của Dự án để hỗ trợ một phần chi phí bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ.

Mức hỗ trợ cụ thể đối với từng khóa học do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất và thỏa thuận với Bộ Tài chính phù hợp với nội dung thỏa thuận giữa Việt Nam với nước tiếp nhận lao động hoặc yêu cầu của nước tiếp nhận và khả năng ngân sách của Dự án.

d) Phương thức hỗ trợ kinh phí:

Căn cứ nhu cầu và số lượng lao động tham gia đào tạo nghề, ngoại ngữ của các doanh nghiệp, mức hỗ trợ được duyệt và khả năng ngân sách của Dự án, Cục Quản lý lao động ngoài nước thực hiện hỗ trợ cho người lao động.

3. Hoạt động 3: Đầu tư cơ sở đào tạo lao động xuất khẩu

- Mục tiêu: tạo sự chuẩn hóa trong hoạt động đào tạo nghề, ngoại ngữ và rèn luyện tác phong, nâng cao hiểu biết về phong tục, tập quán, pháp luật cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của thị trường lao động quốc tế.

- Nội dung: đầu tư xây dựng một Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu cho thị trường các nước khu vực Trung Đông tại Thanh Hóa (theo chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân) và một Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu cho các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và các thị trường khác tại Đông Anh, Hà Nội.

IV. Thời gian, đối tượng, phạm vi thực hiện Dự án

1. Thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2015.

2. Đối tượng của Dự án: Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao vốn, kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Dự án.

3. Phạm vi thực hiện Dự án: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc (không bao gồm các huyện nghèo đã thực hiện chính sách theo Đề án 71/2009/QĐ-TTg).

V. Cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp

1. Cơ quan quản lý Dự án: Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Cơ quan thực hiện: Dự án được thực hiện ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở dạy nghề công lập thụ hưởng dự án.

3. Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành khác có liên quan.

VI. Các giải pháp chủ yếu, tổng kinh phí thực hiện Dự án

1. Giải pháp thực hiện Dự án

a) Huy động vốn: Vốn thực hiện Dự án được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng trong nước và vốn huy động từ cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

b) Nhân lực thực hiện Dự án là cán bộ Quản lý nhà nước về công tác xuất khẩu lao động ở trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

c) Cơ chế thực hiện Dự án:

- Theo quy định tại Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg và các cơ chế tài chính hiện hành, đối với các nội dung mới, chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, kinh phí thực hiện lớn, Cục Quản lý lao động ngoài nước có trách nhiệm xây dựng báo cáo Bộ LĐTBXH gửi các cơ quan chức năng thẩm định theo quy định.

- Các địa phương, đơn vị thụ hưởng dự án chủ động thực hiện lồng ghép Dự án, hoạt động với các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia khác, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước.

d) Cơ chế lập và phân bổ kế hoạch, dự toán và sử dụng kinh phí được thực hiện theo các quy định hiện hành. Việc phân bổ kinh phí hàng năm cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai Dự án dựa trên khả năng ngân sách hàng năm và các nguyên tắc, tiêu chí và phương án phân bổ chung sau đây:

- Nguyên tắc: Phân bổ vốn để thực hiện những nhiệm vụ của Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 1201/QĐ-TTg ngày 31/8/2012; trong đó ưu tiên phân bổ cho những địa phương khó khăn về ngân sách, đông lao động thuộc hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số và lao động khác thuộc các đối tượng của dự án.

- Tiêu chí phân bổ:

+ Vốn đầu tư: Phân bổ để xây dựng 2 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng lao động xuất khẩu.

+ Vốn sự nghiệp: Phân bổ cho các địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng thuộc Dự án trên cơ sở quy mô dân số trong độ tuổi lao động có tính theo hệ số vùng khó khăn, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Kinh phí thực hiện Dự án

Tổng kinh phí thực hiện dự án: 1.064,5 tỷ đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương là 1.004,5 tỷ đồng (vốn sự nghiệp: 750 tỷ đồng; vốn đầu tư là 254,4 tỷ đồng).



- Ngân sách địa phương: 60 tỷ đồng.

Каталог: Upload -> VanBan
VanBan -> Của Thủ tướng Chính phủ số 276/2005/QĐ-ttg ngày 01 tháng 11 năm 2005 Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề
VanBan -> CỦa bộ trưỞng bộ khoa học và CÔng nghệ SỐ 14/2005/QĐ-bkhcn ngàY 08 tháng 9 NĂM 2005 ban hàNH
VanBan -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VanBan -> TỜ khai đĂng ký
VanBan -> VÀ phát triển nông thôN
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1018/ QĐ-Đt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
VanBan -> TỈnh cao bằng độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1030/QĐ-ubnd cao Bằng, ngày 01 tháng 8 năm 2012 quyếT ĐỊnh về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 09/2012/nq-hđnd ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành danh mục, mức thu
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
VanBan -> ĐỀ CƯƠng môn họC

tải về 406.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương