Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-cp ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội


NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN



tải về 406.74 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích406.74 Kb.
#8455
1   2   3   4   5   6

NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Đơn vị tính: tỷ đồng

NỘI DUNG

Tổng số

Trong đó:

NSTW

NSĐP

Khác

Tổng cộng

1.508,600

1.058,600

360,000

90,000

Hoạt động 1: Đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm

804,206

534,206

216,000

54,000

Hoạt động 2: Đầu tư các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

260,794

170,794

72,000

18,000

Hoạt động 3: Hỗ trợ tổ chức giao dịch việc làm

76,000

31,000

36,000

9,000

Hoạt động 4: Đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động; phân tích và dự báo thị trường lao động

367,600

322,600

36,000

9,000

NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

Đơn vị: tỷ đồng

NỘI DUNG

Tổng số

Trong đó

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

1.058,600

218,600

348,769

274,000

217,231

- Vốn sự nghiệp

313,600

73,600

73,600

90,00

76,400

- Vốn đầu tư

745,000

145,000

275,169

184,000

140,831

Hoạt động 1: Đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm (Vốn đầu tư)

534,206

90,000

223,375

130,000

90,831

Hoạt động 2: Đầu tư các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (Vốn đầu tư)

170,794

45,000

36,794

39,000

50,000

Hoạt động 3: Hỗ trợ tổ chức giao dịch việc làm (Vốn sự nghiệp)

31,000

7,000

7,000

10,000

7,000

Hoạt động 4: Đầu tư hệ thống thông tin thị trường lao động; phân tích và dự báo thị trường lao động (Vốn đầu tư, vốn sự nghiệp)

322,600

76,600

81,600

95,000

69,400

Vốn đầu tư

40,000

10,000

15,000

15,000

 

Vốn sự nghiệp

282,600

66,600

66,600

80,000

69,400

VII. Hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án

1. Nâng cao năng lực tư vấn, giới thiệu việc làm, tăng cường kết nối cung cầu lao động, thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp thông qua hệ thống các TTGTVL, Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của TW Đoàn; đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, người sử dụng lao động, trong đó có khu vực nông thôn tiếp cận thông tin việc làm để có việc làm phù hợp, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị và thiếu việc làm nông thôn, đồng thời tăng chất lượng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

2. Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động theo hướng hiện đại; cung cấp thông tin thị trường lao động định kỳ, cập nhật, thường xuyên và chính xác cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu thông qua các hình thức website, qua phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường năng lực dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn; đồng thời, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và giám sát, đánh giá việc thực hiện các chính sách việc làm.

VIII. Khung giám sát, đánh giá và các chỉ số theo dõi, giám sát dự án

1. Khung giám sát, đánh giá

Khung giám sát, đánh giá Dự án được xây dựng trên 04 hoạt động:

- Đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm giới thiệu việc làm;

- Đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Trung ương Đoàn;

- Hỗ trợ tổ chức giao dịch việc làm;

- Đầu tư phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động.

2. Hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá Dự án

- Số trung tâm giới thiệu việc làm được đầu tư;

- Tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm;

- Số Trung tâm tổ chức sàn giao dịch việc làm;

- Tần suất sàn giao dịch việc làm;

- Tỷ lệ lao động tìm việc làm qua sàn giao dịch việc làm;

- Thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động;

- Nâng cấp, xây dựng phần mềm thị trường lao động;

- Phổ biến thông tin thị trường lao động.

IX. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan lập kế hoạch thực hiện, dự toán ngân sách và đề xuất giải pháp thực hiện Dự án trong kế hoạch hàng năm, gửi Bộ (cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề) để tổng hợp vào kế hoạch chung của Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy chế, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ triển khai hoạt động của Dự án cho các cơ quan thực hiện dự án, trình Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.

- Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn, kinh phí theo từng nội dung, hoạt động của Dự án trình Bộ phê duyệt. Xây dựng và giao nhiệm vụ thực hiện Dự án và các hoạt động của dự án cho các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.

- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá Dự án; xây dựng các chỉ số theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả, chất lượng và hiệu quả.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Dự án ở các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Dự án.

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí phần giao trực tiếp cho Cục Việc làm để thực hiện một số nhiệm vụ của dự án đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát; quyết toán theo quy định hiện hành.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc dự án) gửi Bộ (cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và Dạy nghề) theo quy định.

2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương tham gia thực hiện Dự án

- Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, xây dựng kế hoạch hoạt động, đề xuất nhu cầu kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, Dự án được phân công, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) tổng hợp.

- Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ các hoạt động của Dự án được giao.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Dự án đúng mục đích, có hiệu quả; thanh quyết toán theo đúng các quy định hiện hành.

- Ngoài nguồn kinh phí được giao, có trách nhiệm huy động các nguồn lực khác theo luật định để bổ sung thực hiện các hoạt động của Dự án. Báo cáo mức bổ sung kinh phí (nếu có) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm).

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc Chương trình) gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) để tổng hợp theo đúng quy định.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Quyết định cơ chế phân cấp quản lý thực hiện Dự án trên địa bàn cho các ngành, các cấp phù hợp với điều kiện của địa phương. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào quá trình xác định thứ tự các vấn đề ưu tiên giải quyết, dự án đầu tư, giám sát dự án, công trình và được thông tin về các hoạt động của Dự án đối với người dân.

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt Dự án do địa phương quản lý theo quy định hiện hành trên nguyên tắc không trái với mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và mức vốn Dự án đã được phê duyệt.

- Chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án trên địa bàn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án.

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân về quản lý, sử dụng nguồn lực Dự án để lồng ghép, phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án với các chương trình, dự án khác do địa phương trực tiếp quản lý.

- Ngoài nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ, có trách nhiệm huy động các nguồn lực của địa phương (bao gồm kinh phí, ngày công lao động và các yếu tố vật chất khác) để bổ sung cho việc thực hiện các hoạt động của dự án.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm cho các chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện theo đúng mục tiêu của dự án.

- Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án trên địa bàn theo quy định.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Dự án theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao trên địa bàn có hiệu quả, không để thất thoát; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn theo quy định; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành.

- Tổ chức hội nghị giao ban theo quy định. Kịp thời chỉ đạo khắc phục các sai sót trong việc thực hiện chương trình. Xử lý nghiêm minh các trường hợp làm thất thoát kinh phí do vô trách nhiệm hoặc tham nhũng.

- Thực hiện chế độ báo cáo thực hiện Dự án định kỳ (sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc Chương trình) với Hội đồng nhân dân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Việc làm) để tổng hợp theo đúng quy định./.

 

PHỤ LỤC 5



DỰ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC, TRUYỀN THÔNG, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG VIỆC LÀM VÀ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2012-2015”
(Kèm theo Quyết định s 1501/QĐ-LĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Sự cần thiết phải thực hiện Dự án

Hằng năm, với sự hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Việc làm và Dạy nghề, các cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ tổ chức thực hiện các dự án, hoạt động trong khuôn khổ Chương trình, góp phần đạt được các mục tiêu đã đề ra trong Chương trình. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp, cán bộ này chưa được tham gia đều đặn các lớp tập huấn nâng cao năng lực, quy mô và tần suất đào tạo còn thấp,...

Hiện nay, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ, đình công tự phát trong doanh nghiệp, doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động, người lao động gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm là do người lao động và người sử dụng lao động thiếu các thông tin về thị trường lao động cũng như thiếu hiểu biết về các chủ trương, chính sách về dạy nghề và việc làm và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Do đó, việc tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dạy nghề, lao động, việc làm, xuất khẩu lao động thông qua các phương tiện truyền thông, các ấn phẩm, sách báo, tờ rơi, panô, khẩu hiệu, ... sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết cần thiết cho các cấp, các ngành về đẩy mạnh hoạt động dạy nghề, cho các bên trong quan hệ lao động về quyền lợi và nghĩa vụ, những chính sách và các quy định về điều kiện, quy trình thực hiện, những định hướng về nghề nghiệp, những thủ tục, quy trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ... góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm hiệu quả hơn.

II. Các mục tiêu của Dự án

1. Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài cho khoảng 20 nghìn lượt cán bộ.

2. 100% xã, phường được tuyên truyền, thông tin về các chính sách thị trường lao động, dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động.

III. Nội dung hoạt động, nhiệm vụ và kết quả chủ yếu

1. Hoạt động 1: Tâp huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý Nhà nước về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động

- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động từ Trung ương đến địa phương.

- Nâng cao năng lực phân tích, dự báo thông tin dạy nghề cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dạy nghề; phân tích thông tin thị trường lao động cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về việc làm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

- Bồi dưỡng, đào tạo các kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho cán bộ của các Trung tâm giới thiệu việc làm.

Khoảng 20 nghìn lượt cán bộ quản lý Nhà nước về dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động được nâng cao năng lực.

2. Hoạt động 2: Truyền thông

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng các cấp từ Trung ương đến địa phương về thông tin thị trường lao động, dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động.

- Phát hành các ấn phẩm, sách báo, tờ rơi,... về thông tin thị trường lao động, về dạy nghề, việc làm, xuất khẩu lao động.

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền, giới thiệu chính sách liên quan đến dạy nghề, việc làm và xuất khẩu lao động.

- Thông tin về lao động, việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa qua hệ thống phát thanh tại thôn, bản, tổ dân phố.

3. Hoạt động 3: Giám sát, đánh giá

- Kiểm tra, giám sát các dự án, hoạt động trong khuôn khổ Chương trình MTQG Việc làm và Dạy nghề.

- Tổ chức tự đánh giá, đánh giá độc lập các dự án, hoạt động thuộc Chương trình hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ và khi có yêu cầu.

- Kiến nghị, đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung những cơ chế, chính sách cho phù hợp với mục tiêu của Chương trình.

IV. Thời gian, đối tượng, phạm vi thực hiện

1. Thi gian thực hiện d án: Từ năm 2012 đến năm 2015

2. Phạm vi thực hiện d án: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

3. Đối tượng thực hiện dự án: Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao vốn, kinh phí thực hiện dự án.

V. Cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp



1. Cơ quan quản lý Dự án: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Cơ quan thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, Ngành liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3. Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

VI. Các giải pháp chủ yếu, tổng kinh phí thực hiện Dự án

1. Các giải pháp thực hiện

a) Huy động vốn: Vốn thực hiện Dự án được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng trong nước và vốn huy động từ cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

b) Nhân lực thực hiện Dự án là cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về việc làm, xuất khẩu lao động và dạy nghề ở trung ương và địa phương.

c) Cơ chế thực hiện Dự án:

Theo quy định tại Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg và các cơ chế tài chính hiện hành; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Dự án; đồng thời, tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành địa phương, các đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích của dự án, hoạt động thuộc Dự án.

- Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị thụ hưởng dự án chủ động thực hiện lồng ghép Dự án, hoạt động với các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước.

d) Cơ chế lập và phân bổ kế hoạch, dự toán và sử dụng kinh phí được thực hiện theo các quy định hiện hành.

Việc phân bổ kinh phí hàng năm cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai Dự án dựa trên khả năng ngân sách hàng năm và căn cứ vào tiêu chí về diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính của địa phương để tính điểm các tiêu chí.

Trên cơ sở các tiêu chí đối với từng hoạt động trên để tính ra số điểm của từng địa phương và tổng số điểm của 63 tỉnh, thành phố trong từng hoạt động làm căn cứ phân bổ vốn trong cân đối (theo dự kiến dự toán được giao) theo công thức:

Số vốn được phân bổ =

Số điểm của địa phương trong hoạt động i

x Tổng số vốn cả nước trong hoạt động i

Tổng số điểm của cả nước trong hoạt động i

Ngoài ra, tùy điều kiện và tình hình thực hiện tại địa phương năm trước có những điều chỉnh để đảm bảo phù hợp với mục tiêu của Chương trình. Trong đó, riêng hoạt động giám sát, đánh giá: mức phân bổ tối đa bằng 3% tổng nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các dự án, hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia việc làm và dạy nghề tại địa phương.

2. Tổng kinh phí thực hiện Dự án

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện dự án là 382,4 tỷ đồng, dự kiến huy động từ các nguồn:

- Ngân sách trung ương: 282,4 tỷ đồng.



- Ngân sách địa phương và nguồn huy động hợp pháp khác: 100 tỷ đồng. Chi tiết như sau:

NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Đơn vị tính: tỷ đồng

NỘI DUNG

Tổng số

Trong đó:

NSTW

NSĐP và Huy động khác

Tổng cộng

382,40

282,40

100,00

Hoạt động 1: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động

110,00

70,00

40,00

Hoạt động 2: Truyền thông

137,40

107,40

30,00

Hoạt động 3: Giám sát, đánh giá

135,00

105,00

30,00

Каталог: Upload -> VanBan
VanBan -> Của Thủ tướng Chính phủ số 276/2005/QĐ-ttg ngày 01 tháng 11 năm 2005 Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề
VanBan -> CỦa bộ trưỞng bộ khoa học và CÔng nghệ SỐ 14/2005/QĐ-bkhcn ngàY 08 tháng 9 NĂM 2005 ban hàNH
VanBan -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VanBan -> TỜ khai đĂng ký
VanBan -> VÀ phát triển nông thôN
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1018/ QĐ-Đt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
VanBan -> TỈnh cao bằng độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1030/QĐ-ubnd cao Bằng, ngày 01 tháng 8 năm 2012 quyếT ĐỊnh về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 09/2012/nq-hđnd ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành danh mục, mức thu
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
VanBan -> ĐỀ CƯƠng môn họC

tải về 406.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương