Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-cp ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội


NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG



tải về 406.74 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích406.74 Kb.
#8455
1   2   3   4   5   6

NHU CẦU VỐN VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN TỪ NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

Đơn vị: tỷ đồng

NỘI DUNG

Tổng số

Trong đó

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng cộng

8.986

1.536

1.539

2.610

3.301

- Vốn sự nghiệp

7.865

1.465

1.465

2.110

2.825

- Vốn đầu tư

1.121

71

74

500

476

Hoạt động 1: Hệ thống quản lý thông tin và cơ sở dữ liệu về dạy nghề (Vốn sự nghiệp)

60

25

15

20

 

Hoạt động 2: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề cho các nghề trọng điểm

6.167

844

1.051

1.900

2.372

- Vốn sự nghiệp

5.046

773

977

1.400

1.896

- Vốn đầu tư

1.121

71

74

500

476

Hoạt động 3: Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề (Vốn sự nghiệp)

1.200

347

239

300

314

Hoạt động 4: Phát triển chương trình, giáo trình (Vốn sự nghiệp)

886

276

174

200

236

Hoạt động 5: Phát triển hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề (Vốn sự nghiệp)

270

19

25

100

126

Hoạt động 6: Phát trin hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quc gia (Vốn sự nghiệp)

403

25

35

90

253

VII. Hiệu quả kinh tế, xã hội của Dự án

- Góp phần thực hiện quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện về dạy nghề để dạy nghề phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.

- Tạo động lực cho từng cơ sở dạy nghề và cả hệ thống dạy nghề tăng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo góp phần hình thành nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Thông qua hoạt động hỗ trợ đầu tư tập trung đồng bộ theo nghề trọng điểm cho các trường sẽ tạo sự đột phá về chất lượng dạy nghề, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí của Dự án.

VIII. Khung Giám sát, đánh giá và các chỉ số theo dõi, giám sát Dự án

1. Khung giám sát, đánh giá

Khung giám sát, đánh giá hoạt động của Dự án bao gồm 03 nội dung chính sau:

- Công tác chỉ đạo, điều hành Dự án

- Kết quả thực hiện Dự án

- Hiệu quả của Dự án

2. Hệ thống các chỉ số theo dõi, giám sát, đánh giá Dự án

a) Các chỉ số về công tác chỉ đạo, điều hành Dự án gồm:

- Tổ chức bộ máy quản lý Dự án

- Xây dựng tổng hợp kế hoạch và dự toán kinh phí Dự án

- Phân bổ và giao kế hoạch, dự toán kinh phí Dự án

- Hướng dẫn sử dụng kinh phí Dự án

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Dự án

- Chế độ báo cáo

b) Các chỉ số về kết quả thực hiện Dự án gồm số lượng các chỉ tiêu đạt được, mức độ hoàn thành, kinh phí thực hiện... theo kết quả đầu ra của từng nhiệm vụ của Dự án.

c) Các chỉ số về hiệu quả của Dự án gồm: chất lượng học sinh học nghề đáp ứng được yêu cầu công việc sau đào tạo, góp phần nâng cao năng suất lao động...

IX. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề

- Chủ trì lập kế hoạch, dự toán ngân sách và đề xuất giải pháp thực hiện Dự án trong kế hoạch hàng năm, gửi Bộ để tổng hợp vào kế hoạch chung.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng quy chế, quy trình và hướng dẫn nghiệp vụ triển khai hoạt động của Dự án cho các cơ quan thực hiện dự án, trình Bộ phê duyệt.

- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí phần giao trực tiếp cho Tổng cục Dạy nghề để thực hiện một số nhiệm vụ của dự án đảm bảo sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát; quyết toán theo quy định hiện hành.

- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá dự án; xây dựng các chỉ số theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả, chất lượng và hiệu quả.

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Dự án.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (6 tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc dự án) gửi Cơ quan quản lý Dự án theo quy định.

2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương

- Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, xây dựng kế hoạch hoạt động, đề xuất nhu cầu kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động, Dự án được phân công, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.

- Chịu trách nhiệm triển khai kế hoạch theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ các hoạt động, dự án được giao.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Dự án đúng mục đích, có hiệu quả; thanh toán, quyết toán theo đúng các quy định hiện hành.

- Ngoài nguồn kinh phí được giao, có trách nhiệm huy động các nguồn lực khác theo luật định để bổ sung thực hiện các hoạt động của Dự án. Báo cáo mức bổ sung kinh phí (nếu có) cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề).

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc Chương trình) cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề) để tổng hợp theo đúng quy định.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Quyết định cơ chế phân cấp quản lý thực hiện Dự án trên địa bàn cho các ngành, các cấp phù hợp với điều kiện của địa phương và Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào quá trình xác định thứ tự các vấn đề ưu tiên giải quyết, dự án đầu tư, giám sát dự án, công trình và được thông tin về các hoạt động của Dự án đối với người dân.

- Tổ chức thẩm định và phê duyệt các dự án do địa phương quản lý theo quy định hiện hành trên nguyên tắc không trái với mục tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và mức vốn Dự án đã được phê duyệt.

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án trên địa bàn, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của các Dự án.

- Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho lãnh đạo Ủy ban nhân dân về quản lý, sử dụng nguồn lực Dự án để lồng ghép, phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án với các chương trình, dự án khác do địa phương trực tiếp quản lý.

- Ngoài nguồn kinh phí trung ương hỗ trợ, có trách nhiệm huy động các nguồn lực của địa phương (bao gồm kinh phí, ngày công lao động và các yếu tố vật chất khác) để bổ sung cho việc thực hiện các hoạt động của dự án.

- Giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm cho các chủ dự án và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện theo đúng mục tiêu của dự án.

- Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án trên địa bàn theo quy định.

- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí của Dự án theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao trên địa bàn có hiệu quả, không để thất thoát; đảm bảo việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Dự án phù hợp với các tiêu chuẩn, định mức phân bổ vốn theo quy định; chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện thanh toán, quyết toán theo quy định về tài chính hiện hành.

- Tổ chức hội nghị giao ban theo quy định. Kịp thời chỉ đạo khắc phục các sai sót trong việc thực hiện chương trình.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ (sáu tháng, hàng năm, giữa kỳ, kết thúc Chương trình) với Hội đồng nhân dân, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề) để tổng hợp theo đúng quy định./.

 

PHỤ LỤC 2



NỘI DUNG DỰ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN”
(Kèm theo Quyết định s 1501/QĐ-LĐTBXH ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Sự cần thiết thực hiện Dự án

Thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW, ngày 27/11/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

Việc xây dựng và thực hiện Dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trong Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012-2015 sẽ góp phần quan trọng trong việc triển khai các mục tiêu và giải pháp của Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020.

II. Các mục tiêu của Dự án:

1. Hỗ trợ 2.450 ngàn lao động nông thôn được học nghề, trong đó dự kiến 1.040 ngàn người học nghề nông nghiệp và 1.410 ngàn người học nghề phi nông nghiệp). Thực hiện theo cơ chế đặt hàng dạy nghề khoảng 115.300 người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công với cách mạng và con của họ, người khuyết tật, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân tộc thiểu số và một số đối tượng đặc thù khác; triển khai nhân rộng mô hình dạy nghề nông nghiệp, mô hình dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, mô hình dạy nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp cho lao động nông thôn và mô hình dạy nghề thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân tàu đánh cá trên biển và có 1.800 ngàn người được dạy bổ sung kiến thức và một số kỹ năng nghề để đạt được yêu cầu tham dự đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ 1. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%.

2. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 300.000 lượt cán bộ, công chức xã.

III. Nội dung hoạt động, nhiệm vụ và kết quả chủ yếu

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn

1.1. Điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề cho lao động nông thôn để rà soát, cập nhật về: Danh mục nghề nông nghiệp, nghề phi nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng; Định mức chi phí đào tạo đối với từng nghề; Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; Nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Cơ sở đủ điều kiện dạy nghề cho lao động nông thôn.

1.2. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm cả các cơ sở Dạy nghề cho các đối tượng đặc thù khác (người khuyết tật, đối tượng cai nghiện ma túy...) và các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện thực hiện đồng thời các chức năng, nhiệm vụ: Dạy nghề - Giới thiệu việc làm - Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp.

1.3. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề: Xây dựng mới 200 chương trình, giáo trình dạy nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp; Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp đối với lao động nông thôn; xây dựng, phát triển danh mục thiết bị dạy nghề cho lao động nông thôn;

1.4. Phát triển giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề: Biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho 3.000 lượt người dạy nghề (dạy các khóa từ 3 tháng trở xuống); Đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho 5.000 người để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các TTDN chưa đủ giáo viên cơ hữu; Đào tạo 1.000 giáo viên giảng dạy kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp; Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn 7.000 lượt người (1.000 lượt cán bộ Hội nông dân, 1.000 lượt cán bộ Hội phụ nữ, 1.000 lượt cán bộ Đoàn TNCS và 4.000 lượt cán bộ quản lý dạy nghề cho lao động nông thôn)

1.5. Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

- Hỗ trợ học nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 2.334.700 lao động nông thôn, trong đó 1.034.700 người học nghề nông nghiệp và 1.300.000 người học nghề phi nông nghiệp theo mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có 1.800 người được dạy bổ sung kiến thức và một số kỹ năng nghề để đạt được yêu cầu tham dự đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia ở bậc trình độ 1;

- Đặt hàng dạy nghề trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề cho 115.300 người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có công với cách mạng và con của họ, người tàn tật, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp, người dân tộc thiểu số, trong đó 10.000 người học nghề nông nghiệp (mỗi xã một cán bộ chuyên môn về nông nghiệp) và 105.300 người học nghề phi nông nghiệp theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

- Triển khai nhân rộng mô hình dạy nghề nông nghiệp, mô hình dạy nghề tiểu thủ công nghiệp, mô hình dạy nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp cho lao động nông thôn và mô hình dạy nghề thuyền trưởng, máy trưởng cho ngư dân tàu đánh cá trên biển.

- Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại đối với lao động nông thôn tham gia học nghề theo đối tượng, mức quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

2.1. Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, gồm:

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đối với mỗi chức danh công chức, chức danh cán bộ quản lý xã;

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo từng vùng, miền (đồng bằng, trung du, miền núi, vùng dân tộc).

2.2. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên, gồm:

- Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên, giảng viên của hệ thống các trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của các Bộ, ngành để thực hiện giảng dạy theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã;

- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên phương pháp giảng dạy mới, truyền đạt tích cực, chú trọng thực tế thực hành và xử lý các tình huống, phù hợp đối tượng giảng dạy là người lớn (đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước).

2.3. Đào tạo, bồi dưỡng cho 300.000 lượt cán bộ, công chức xã theo chức danh và vị trí làm việc.

IV. Thời gian, đối tượng, phạm vi thực hiện Dự án

1. Thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2015.

2. Đối tượng của Dự án: Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị được giao vốn, kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ của Dự án.

3. Phạm vi thực hiện Dự án: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

V. Cơ quan quản lý, cơ quan thực hiện và cơ quan phối hợp

1. Cơ quan quản lý Dự án: Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Cơ quan thực hiện: Dự án được thực hiện ở 16 Bộ, cơ quan Trung ương, 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cơ sở dạy nghề công lập thụ hưởng dự án.

3. Cơ quan phối hợp: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; các Bộ, ngành khác có liên quan.

VI. Các giải pháp chủ yếu, tổng kinh phí thực hiện Dự án

1. Giải pháp thực hiện Dự án

a) Giải pháp về huy động vốn, kinh phí

- Đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Đề án này;

- Ngân sách trung ương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã cho các địa phương chưa tự cân đối ngân sách.

- Huy động thêm nguồn lực từ ngân sách địa phương, kinh phí thực hiện các chính sách, chương trình, dự án, đề án khác và các nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện Đề án.

b) Nhân lực thực hiện Dự án là cán bộ Quản lý nhà nước về công tác Dạy nghề ở trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo.

c) Cơ chế thực hiện Dự án

- Theo quy định tại Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg và các cơ chế tài chính hiện hành, đối với các nội dung mới, chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, kinh phí thực hiện lớn, Tổng cục Dạy nghề có trách nhiệm xây dựng báo cáo Bộ LĐTBXH gửi các cơ quan chức năng thẩm định theo quy định;

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện Dự án; đồng thời, tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành địa phương, các đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích của dự án, hoạt động thuộc Dự án.

+ Ở Trung ương: Thực hiện theo phân công trong Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 557/QĐ-BCĐTW ngày 03/12/2010 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg. Riêng nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã, Bộ Nội vụ chủ trì tổ chức thực hiện và báo cáo theo phân công của Thủ tướng Chính phủ.

+ Ở các địa phương: thực hiện theo cơ chế phối hợp nêu trong Thông tư liên tịch số 30/2012/TTLT/BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BTC-BTTTT ngày 12/12/2012 của 5 Bộ hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

- Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị thụ hưởng dự án chủ động thực hiện lồng ghép Dự án, hoạt động với các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu Quốc gia khác, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước.

d) Cơ chế lập và phân bổ kế hoạch, dự toán và sử dụng kinh phí được thực hiện theo các quy định hiện hành. Việc phân bổ kinh phí hàng năm cho các Bộ, ngành, địa phương triển khai Dự án dựa trên khả năng ngân sách hàng năm và các nguyên tắc, tiêu chí và phương án phân bổ chung sau đây:

- Nguyên tắc: Phân bổ vốn để thực hiện những nhiệm vụ của các Dự án được phê duyệt tại Quyết định số 1201/QĐ-TTg, ưu tiên bố trí vốn cho các địa phương khó khăn về ngân sách, các dự án đầu tư dở dang để hoàn thành đưa vào sử dụng nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Năm 2014, phân bổ vốn đầu tư tập trung cho các cơ sở dạy nghề để có điều kiện lắp đặt thiết bị dạy nghề.

- Tiêu chí phân bổ:

+ Vốn đầu tư: Hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở dạy nghề thuộc đối tượng đầu tư theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, trong đó ưu tiên phân bổ vốn đầu tư để hoàn thành dứt điểm các hạng mục dở dang của các cơ sở dạy nghề; Hỗ trợ đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề thuộc huyện có tỷ lệ hộ nghèo từ 30-50% và các huyện miền núi, huyện đảo theo chính sách của Quyết định số 1956/QĐ-TTg.

+ Vốn sự nghiệp:

(i) Hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các cơ sở dạy nghề công lập cấp huyện, trường trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ và trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề hoặc trường trung cấp nghề công lập: căn cứ vào số lượng, mức hỗ trợ theo chính sách của Quyết định số 1956, tiến độ thực hiện Dự án đầu tư, tình hình thực hiện các năm trước (2011-2013) và đề xuất năm kế hoạch. Ưu tiên phân bổ kinh phí hỗ trợ các trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên ở những huyện chưa có trung tâm dạy nghề hoặc trường TCN; các trường Trung cấp nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, những cơ sở dạy nghề cấp huyện kiểu mẫu.

(ii) Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề đối với những tỉnh, thành phố chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Mức phân bổ kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn của các địa phương căn cứ quy mô dân số trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn; nhu cầu thực tế về học nghề ở địa phương và đề xuất năm kế hoạch; Ưu tiên tăng mức phân bổ kinh phí hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông thôn đối với các tỉnh khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; các tỉnh có tỷ lệ dân số là người dân tộc từ 10% trở lên hoặc có từ 100 ngàn dân là người dân tộc thiểu số; các tỉnh, thành phố phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn đạt từ 80% trở lên có việc làm sau khi học nghề.

2. Kinh phí thực hiện Dự án

2.1. Tổng nhu cầu kinh phí là: 6.959 tỷ đồng.

2.2. Cơ cấu:

- Kinh phí từ ngân sách trung ương là 5.779 tỷ đồng (trong đó: vốn sự nghiệp 5.315 tỷ đồng, vốn đầu tư 464 tỷ đồng)



- Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động khác là 1.180 tỷ đồng.

Каталог: Upload -> VanBan
VanBan -> Của Thủ tướng Chính phủ số 276/2005/QĐ-ttg ngày 01 tháng 11 năm 2005 Quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề
VanBan -> CỦa bộ trưỞng bộ khoa học và CÔng nghệ SỐ 14/2005/QĐ-bkhcn ngàY 08 tháng 9 NĂM 2005 ban hàNH
VanBan -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VanBan -> TỜ khai đĂng ký
VanBan -> VÀ phát triển nông thôN
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1018/ QĐ-Đt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
VanBan -> TỈnh cao bằng độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1030/QĐ-ubnd cao Bằng, ngày 01 tháng 8 năm 2012 quyếT ĐỊnh về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 09/2012/nq-hđnd ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành danh mục, mức thu
VanBan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
VanBan -> ĐỀ CƯƠng môn họC

tải về 406.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương