ChuyêN ĐỀ BẦu cử ĐẠi biểu quốc hội và ĐẠi biểu hộI ĐỒng nhân dâN



tải về 309.27 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích309.27 Kb.
#30910
1   2   3   4

2.2. Thượng viện


Ở các quốc gia có nghị viện được tổ chức theo mô hình nghị viện gồm hai viện thì viện thứ hai thường được gọi là Thượng viện. Thượng viện thường là viện đại diện cho các bang đối với nhà nước liên bang (như ở Australia, CHLB Đức, Hoa Kỳ) hoặc là viện đại diện cho các vùng lãnh thổ, địa hạt (Bỉ, Pháp, Italia, Canada) hoặc là viện đại diện cho giới thượng lưu của giai cấp phong kiến, tư sản dân tộc (ở Anh quốc).

Về mặt tổ chức thì thượng viện có thể được phân ra làm hai mô hình chính: Mô hình thượng viện theo kiểu “Senate” và theo kiểu Hội đồng liên bang “Bundesrat”. Mô hình tổ chức thượng viện theo kiểu Hội đồng liên bang được áp dụng ở CHLB Đức. Điểm khác biệt ở đây là Thượng nghị sĩ Đức không do dân bầu ra và không phải là thượng nghị sĩ tự do, mà do chính phủ các bang bổ nhiệm và chịu sự chỉ đạo của chính phủ các bang; và có thể cử đại diện cho mình tham gia hoạt động của thượng viện. Vì vậy, cơ cấu tổ chức của thượng viện CHLB Đức() có những điểm khác so với thượng viện liên bang ở các nhà nước liên bang khác theo kiểu “Senate”, chẳng hạn Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng viện Thụy Sỹ và Thượng viện Áo; ở các nhà nước này, thượng nghị sĩ do dân hoặc cơ quan lập pháp ở các bang bầu ra.

Giống như Hạ viện, Thượng viện ở các quốc gia đều có nhiệm vụ truyền thống là tham gia vào hoạt động lập pháp.

2.2.1 Điều hành


Thượng viện là một tập thể gồm các Thượng nghị sĩ. Vì vậy, cũng như Hạ viện, Thượng viện cần có một bộ phận tổ chức, điều hành hoạt động của mình. Bộ phận này thường gồm Chủ tịch Thượng viện, các Phó Chủ tịch Thượng viện và các Uỷ viên. Số lượng các Phó chủ tịch và Uỷ viên của bộ phần điều hành này ở các quốc gia là không giống nhau. Ở Pháp, bộ phận điều hành này được gọi là Ban thuờng vụ gồm có Chủ tịch, 06 Phó Chủ tịch, 03 thượng nghị sĩ phụ trách tài vụ và 12 thư ký; ở Tây Ban Nha, Uỷ ban thường vụ gồm 21 thành viên để theo dõi các vấn đề giữa các kỳ họp.

Ở một số nước, Chủ tịch Thượng viện do Thượng viện bầu ra hoặc có thể không do Thượng viện bầu ra, mà chức danh này gắn liền với bộ máy hành pháp. Ở Canada, Chủ tịch Thượng viện do Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Thượng viện. Ở Hoa Kỳ, Phó Tổng thống đương nhiên là Chủ tịch Thượng viện. Vì vậy, Chủ tịch Thượng viện do gắn liền với bộ máy hành pháp, nên không mấy khi điều khiển phiên họp của Thượng viện. Thượng viện phải bầu ra một Quyền Chủ tịch để điều khiển các phiên họp. Trong các phiên họp, Phó Tổng thống có thể tham dự, nhưng không bao giờ tham gia tranh luận, chỉ biểu quyết khi có số phiếu ngang nhau. Ở CHLB Đức, bộ phận điều hành được gọi là Đoàn Chủ tịch bao gồm Chủ tịch Thượng viện và ba Phó Chủ tịch Thượng viện liên bang. Thượng viện bầu Chủ tịch Thượng viện cho khoảng thời gian một năm và là người đứng đầu Chính phủ của Tiểu bang theo thứ tự từ bang lớn đến bang nhỏ. Chủ tịch Thượng viện là người đứng đầu về hành chính ở Thượng viện và đảm nhận chức năng của Tổng thống Liên bang trong trường hợp Tổng thống Liên bang qua đời hoặc không thể đảm nhận được chức năng này (Điều 57 của Hiến pháp CHLB Đức). Việc bầu các Phó Chủ tịch do các bang thoả thuận; Phó Chủ tịch Thượng viện thứ nhất thường là Chủ tịch Thượng viện năm trước; Phó Chủ tịch thứ hai và thứ ba là đại diện của các tiêu bang bắt đầu theo thứ tự từ bang nhỏ đến bang lớn. Cơ cấu tổ chức cơ quan điều hành thượng viện như thế này là nhằm góp phần bảo vệ các tiểu bang nhỏ và đồng thời phát huy kinh nghiệm của Chủ tịch Thượng viện khoá trước và bảo đảm khách quan trong việc điều hành hoạt động của Thượng viện.


2.2.2. Kỳ họp


Hoạt động chủ yếu của Thượng viện thường diễn ra chủ yếu tại các kỳ họp (các kỳ họp có thể là kỳ họp thường kỳ, kỳ họp bất thường hoặc là kỳ họp đặc biệt); số lượng kỳ họp, thời gian họp ở mỗi kỳ của Thượng viện ở các quốc gia là không giống nhau. Tại các kỳ họp, các hoạt động của Thượng viện thường diễn ra ở phiên họp toàn thể, ở các Uỷ ban, Tiểu ban của Thượng viện. Các nghị quyết của Thượng viện phải được thông qua trong phiên họp toàn thể và thường được thông qua khi có đa số các Thượng nghị sĩ có mặt tán thành; phiên họp toàn thể thường được tiến hành công khai. Các Uỷ ban, (Tiểu ban) là cơ quan tham mưu, chuẩn bị các dự thảo nghị quyết để đưa ra phiên họp toàn thể Thượng viện thông qua.

Ở Nhật Bản, kỳ họp của Thượng viện được chia ra làm kỳ họp thường kỳ, kỳ họp bất thường, kỳ họp đặc biệt và kỳ họp khẩn cấp do nội các triệu tập. Kỳ họp thường kỳ phải được triệu tập mỗi năm một lần vào tháng giêng để xem xét ngân sách quốc gia và các dự luật liên quan đến năm tài chính tiếp theo; thường kéo dài 150 ngày và có thể kéo dài thêm một lần nữa. Kỳ họp bất thường của Thượng viện được triệu tập khi Nội các xét thấy cần thiết, ví dụ để xem xét bổ sung ngân sách hoặc các dự luật cần ban hành để đối phó với các thảm hoạ. Nếu ít nhất 1/4 tổng số Nghị sĩ của một viện yêu cầu thì nội các phải triệu tập kỳ họp bất thường. Kỳ họp đặc biệt được triệu tập sau bầu cử phổ thông và sau khi giải tán hạ viện. Khi Thượng viện triệu tập kỳ họp đặc biệt thì toàn thể nội các từ chức, và Thủ tướng mới được chọn ra trong số các thành viên của mỗi viện. Thời gian của kỳ họp bất thường hoặc kỳ họp đặc biệt do hai viện quyết định và có thể kéo dài hai lần nữa. Khi giải tán Quốc hội thì các hoạt động của Thượng viện dừng lại và các chức năng của Thượng viện tạm ngừng cho đến khi có việc phổ thông bầu Hạ viện. Khi quốc gia rơi vào tình trạng khẩn cấp, dù thế nào thì nội các có thể triệu tập kỳ họp đặc biệt của Thượng viện. Kỳ họp đặc biệt này đã được triệu tập hai lần trong quá khứ.


2.2.3. Các uỷ ban, tiểu ban


Để giúp Thượng viện thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, Thượng viện ở nhiều quốc gia thường thành lập ra các Uỷ ban thường trực, Uỷ ban đặc biệt (Uỷ ban điều tra, Uỷ ban vụ việc), các Tiểu ban. Giống như các Uỷ ban thường trực ở Hạ viện, các Uỷ ban thường trực của Thượng viện thường được tổ chức theo các lĩnh vực cần phải thực hiện các chức năng của thượng viện tương đương như các cơ quan, ban ngành của phía hành pháp, nhưng số lượng Uỷ ban của Thượng viện cũng như số lượng thành viên của Uỷ ban ở các quốc gia là rất khác nhau và thường ít hơn so với ở Hạ viện. Cơ cấu của Uỷ ban thường gồm Chủ nhiệm là người điều hành hoạt động của Uỷ ban, các Phó Chủ nhiệm và các Uỷ viên. Ở các quốc gia có nhiều đảng phái chính trị thì thường cơ cấu các uỷ ban của Thượng viện dựa trên số lượng thượng nghị sĩ của các đảng phái chính trị đại diện trong Thượng viện. Các Uỷ ban đặc biệt thường được thành lập khi cần thiết để kiểm tra những vấn đề đặc biệt hoặc các dự án luật được đệ trình. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là ở Anh và các nước theo khối liên hiệp Anh, các Uỷ ban không được thành lập ra ở Thượng viện.

Ngoài ra, có quốc gia thành lập Uỷ ban nghiên cứu về một vấn đề cụ thể hoặc đệ trình các giải pháp lập pháp và uỷ ban nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Hiến pháp (ví dụ như ở Nhật Bản). Để giải quyết các trường hợp giữa Hạ viện và Thượng viện có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó thì ở một số quốc gia có thành lập Uỷ ban trung gian để giải quyết, đưa ra các khuyến nghị dung hoà (ví dụ như ở CHLB Đức, Nhật Bản).

Các Uỷ ban giống như Uỷ ban ở Hạ viện làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số, và thường thì các Uỷ ban họp kín. Các chuyên gia, các Bộ trưởng của Chính phủ và các quan chức khác liên quan đến dự án có thể được mời tới dự và phát biểu ý kiến, trả lời câu hỏi của thành viên uỷ ban, nhưng không tham gia biểu quyết.

2.2.4. Thượng nghị sĩ


Ở các quốc gia có Thượng viện thì Thượng nghị sĩ có thể do dân trực tiếp, gián tiếp bầu ra hoặc do bổ nhiệm hoặc do thế tập. Nhiệm kỳ của Thượng nghị sĩ ở các quốc gia trên thế giới rất khác nhau và thường là 03 năm, 04 năm, 05 năm, 06 năm hoặc 09 năm. Nhiệm kỳ càng dài thì Thượng nghị sĩ càng có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện chức năng của Thượng nghị sĩ, nhưng cơ hội, điều kiện lạm quyền càng lớn, nhất là việc lạm dụng các chức vụ lãnh đạo Thượng viện để phục vụ lợi ích của đảng phái chính trị đối với các quốc gia có nhiều đảng phái hoặc lợi ích của tiểu bang đối với nhà nước liên bang.

Việc kiêm nhiệm của Thượng nghị sĩ thường không bị hạn chế khắt khe như đối với Hạ nghị sĩ, vì Thượng viện ở nhiều nước trên thế giới chỉ giữ vai trò tham gia vào hoạt động lập pháp và qua đó thực hiện việc kiểm tra, giám sát; trong khi đó thì Hạ viện giữ vai trò chính trong hoạt động lập pháp. Do đó, Thượng nghị sĩ ở một số quốc gia có thể kiêm nhiệm một số chức danh trong ngành hành pháp như ở Hoa Kỳ, Canada, CHLB Đức.

Ở nhiều quốc gia thì Thượng nghị sĩ có các nghĩa vụ, quyền và đặc quyền như là của Hạ nghị sĩ được trình bày ở trên. Tuy nhiên, có quốc gia thì Hạ nghị sĩ không có các đặc quyền tương tự như Hạ nghị sĩ. Ví dụ khác với Hạ nghị sĩ, Thượng nghị sĩ Đức bị ràng buộc bởi nhiệm vụ và về nguyên tắc chịu sự chỉ đạo của Chính phủ các bang. Thượng nghị sĩ do Chính phủ các bang căn cứ vào tỷ lệ dân số bổ nhiệm và có thể bị Chính phủ các bang bãi nhiệm; đặc biệt là Thượng nghị sĩ Đức có thể cử đại diện cho mình tham gia hoạt động của Thượng viện.

Khác với ở CHLB Đức thì ở một số nhà nước liên bang khác như ở Hoa Kỳ, Thụy Sỹ và Áo, Thượng nghị sĩ do dân hoặc cơ quan lập pháp ở các bang bầu ra và không chịu sự chỉ đạo của cơ quan đó.



Bức tranh toàn cảnh về cơ cấu, tổ chức của nghị viện các nước trên thế giới cho thấy sự đa dạng của chế định này. Chúng ta thấy ở phần lớn các nước phát triển các cơ quan lập pháp quốc gia đều có cơ cấu hai viện như Anh, Mỹ, Italia, Canada, Đức, Pháp...Tuy vậy, ở một số nước trong số này lại thành lập nghị viện một viện như ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Thuỵ Điển, Phần Lan...Xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển lại là hệ thống một viện. Nhưng trong số các nước này cũng có cơ cấu hai viện như ở ấn Độ, Malaisia...Câu hỏi về ưu thế và khiếm khuyết của mỗi hệ thống – một viện hay hai viện – hãy còn là đối tượng tranh luận kéo dài, thậm chí có ý kiến cho rằng đó là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong lý luận luật hiến pháp. Số phận của hệ thống một viện hay hai viện ở mỗi nước sẽ còn được bàn đến mỗi khi tìm kiếm mô hình hiệu quả nhất, dân chủ nhất cho cơ quan lập pháp tối cao của nước đó và phụ thuộc nhiều vào những điều kiện cụ thể về truyền thống, lịch sử nước đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO, SỬ DỤNG

  1. Cuốn sổ ảnh đại biểu Quốc hội khóa XII của Ban Công tác đại biểu năm 2007;

  2. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2010 của Ban Công tác đại biểu;

  3. Báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận về Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Quốc hội các cơ quan của Quốc hội tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII;

  4. Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

  5. Đề tài nghiên cứu khoa học của Trung tâm thông tin – thư viện và nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòng Quốc hội năm 2001 về Mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội các nước trên thế giới;

  6. Và một số tài liệu khác.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 309.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương