ChuyêN ĐỀ BẦu cử ĐẠi biểu quốc hội và ĐẠi biểu hộI ĐỒng nhân dâN



tải về 309.27 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích309.27 Kb.
#30910
1   2   3   4

1. Các mô hình tổ chức nghị viện


Chức năng cơ bản nhất của Nghị viện là làm luật. Chức năng này làm cho Nghị viện ở các quốc gia trên thế giới có những điểm chung về mặt tổ chức. Điều đó biểu lộ rõ nét nhất trong việc Nghị viện và các uỷ ban của Nghị viện làm việc theo chế độ tập thể (hội nghị) và quyết định theo đa số.

Nhìn từ góc độ lịch sử thì sự hình thành và phát triển chế độ nghị viện ở Anh Quốc đã có ảnh hưởng ít hoặc nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành và phát triển nghị viện ở nhiều nước khác trên thế giới; cung cấp các yếu tố tổ chức quan trọng của chế độ nghị viện.

Mô hình và phương thức hoạt động của Nghị viện dần dần đã được pháp luật điều chỉnh. Từ đầu của thế kỷ thứ 19, các quyền của thiểu số và ý nghĩa của lực lượng đối lập trong hệ thống chính phủ nghị viện đã được pháp luật nhà nước xác lập và pháp luật nghị viện quy định cụ thể. Quy chế nghị viện Anh Quốc quy định về tổ chức và phương thức hoạt động của nghị viện, về cơ bản bao gồm các quy định ban đầu và tập quán nghị viện được hình thành cùng với thời gian và tồn tại ở Anh Quốc cho đến ngày nay. Sự tồn tại quy chế nghị viện Anh Quốc có ý nghĩa rất lớn trước hết là đối với hệ thống chính phủ nghị viện ở Anh và sau đó là đối với các chế độ dân chủ nghị viện lục địa.

Mặt khác, do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, truyền thống, tương quan lực lượng giữa các tầng lớp xã hội trong từng quốc gia nên việc tổ chức nghị viện ở các quốc gia trên thế giới rất đa dạng, phong phú.

Tuỳ theo căn cứ để phân loại, nghị viện ở các quốc gia trên thế giới có thể được phân ra các mô hình khác nhau. Do quan hệ mật thiết giữa chính thể và việc tổ chức nghị viện, nên có thể căn cứ vào chính thể để phân ra các mô hình quốc hội; theo đó chúng ta có thể kể đến: Mô hình quốc hội của các nước theo chính thể đại nghị (kể cả cộng hoà lẫn quân chủ) hay còn được gọi là hệ thống chính phủ nghị viện; mô hình tổ chức theo chính thể dân chủ tương xứng “Konkordanzdemokratie” của Thụy Sĩ; mô hình tổ chức quốc hội của các nước theo chính thể dân chủ tổng thống, điển hình là Quốc hội Hoa Kỳ và sau đó có thể nói đến là Quốc hội Pháp; mô hình tổ chức quốc hội theo nguyên tắc tập quyền (quyền lực tập trung vào quốc hội), không áp dụng nguyên tắc phân chia quyền lực; và mô hình tổ chức quốc hội ở các nhà nước tôn giáo đạo Hồi.

Việc phân loại nghị viện thường được căn cứ vào cơ cấu tổ chức; theo đó thì nghị viện có thể được phân ra hai mô hình chủ yếu là: Nghị viện một viện và Nghị viện hai viện.


1.1. Mô hình tổ chức nghị viện hai viện


Mô hình tổ chức nghị viện hai viện (Hạ viện và Thượng viện) được tổ chức chủ yếu ở phần lớn các nước tư bản phát triển và trước hết được áp dụng cho Nhà nước liên bang. ở đây, Hạ viện là viện đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân liên bang, do toàn thể cử tri của liên bang bầu ra. Thượng viện là viện đại diện cho ý chí của các bang và nghị sĩ của Thượng viện thường do các bang bầu hoặc cử ra.

Nghị viện Hoa Kỳ và Nghị viện của Cộng hòa liên bang Đức là những ví dụ của mô hình tổ chức quốc hội hai viện thuộc Nhà nước liên bang. Khi bàn về lịch sử hình thành cơ cấu hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ, có ý kiến cho rằng để đạt được mục đích cân bằng với bộ máy hành pháp và không để cho Nghị viện lấn át các cơ quan nhà nước khác, nhà làm luật Hoa Kỳ đã cố ý chia Nghị viện Hoa Kỳ ra làm hai viện. Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác lại dựa trên lịch sử hình thành Nhà nước Hoa Kỳ và cho rằng tại hội nghị lập hiến hình thành hai phe đối lập. Một phe là đại diện cho các bang lớn với số dân đông muốn nghị sĩ được phân bố theo số dân. Phe khác là đại diện cho các bang nhỏ với số dân ít hơn lại yêu cầu mỗi bang phải có một đại diện ngang nhau trong cơ quan lập pháp. Để giải quyết mâu thuẫn này, các nhà lập hiến Hoa Kỳ đã đưa ra một phương án thoả hiệp là chia Quốc hội Hoa Kỳ thành hai viện.

Ở Cộng hòa liên bang Đức, Quốc hội cũng gồm hai viện: Hạ viện và thượng viện. Hạ viện đại diện cho ý chí của toàn dân tộc Đức và do toàn thể cử tri của liên bang bầu ra. Thượng viện là viện đại diện cho các bang; và thượng nghị sĩ do các bang cử theo tỷ lệ dân số. Thượng viện Cộng hòa liên bang Đức giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dung hoà và bảo vệ quyền lợi giữa các bang, các đảng phái chính trị, nhất là trong trường hợp đảng cầm quyền có đa số ghế ở Hạ viện liên bang, nhưng lại không chiếm được đa số ghế ở Thượng viện liên bang (chẳng hạn như từ 1969 đến 1982). Trong nhiệm kỳ Hạ viện liên bang lần thứ 10 thì có 320 Nghị quyết luật của Hạ viện liên bang được gửi tới Thượng viện liên bang; trong đó có 60,6% các nghị quyết luật được coi là cần thiết phải có sự đồng ý của Thượng viện liên bang (quyền phủ quyết). Uỷ ban trung gian được triệu tập 6 lần để giải quyết các bất đồng giữa Hạ viện và Thượng viện liên bang. Các kiến nghị do Uỷ ban trung gian đưa ra để giải quyết bất đồng giữa Hạ viện và Thượng viện liên bang đã trở thành luật.

Mô hình tổ chức quốc hội hai viện không phải là mô hình đặc thù của nhà nước liên bang, vì cũng có nhà nước liên bang với mô hình tổ chức quốc hội một viện (ví dụ như Các tiểu vương Quốc A Rập) và không ít nhà nước đơn nhất có quốc hội hai viện. Ví dụ như mô hình tổ chức quốc hội ở Bỉ, Cam pu chia, Malaisia, Ma-Rốc, Nepal, Tây Ban Nha, Thái Lan, Italia, Pakistan, Angieri, Hà Lan, Nam Phi, Nhật Bản.

Vương quốc Anh theo chế độ quân chủ lập hiến là nhà nước đơn nhất và là một trong những nước có cơ cấu hai viện sớm nhất, ngay từ thế kỷ thứ 14. Nghị viên Anh là cơ quan lập pháp bao gồm: Viện dân biểu (hạ viện), Viện nguyên lão và nhà vua; trung tâm quyền lực của nghị viện tập trung ở Viện dân biểu; Viện nguyên lão đóng vai trò tư vấn, bổ sung cho viện dân biểu (Vua ký sắc lệnh công bố luật). Viện dân biểu có quyền thông qua luật, có chức năng giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp và có quyền buộc chính phủ từ chức bằng việc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Khi phân tích về Nghị viện Anh, nhiều tác giả cho rằng Thượng viện Anh là đại diện của thế lực bảo thủ, giai cấp lỗi thời đã hết vai trò trong lịch sử xã hội, nên hoạt động rất hình thức, là thế lực kiềm chế và đối trọng của Hạ viện. Sự tồn tại của Thượng viện Anh cho đến ngày nay được giải thích là để kiểm tra và loại bỏ những quyết định của Hạ viện được thông qua quá vội vàng do sức ép của dân chúng.

Tóm lại, có thể nói việc tổ chức quốc hội thành hai viện và theo đó với sự tham gia, kiểm tra của Thượng viện làm cho quy trình (lập pháp) được tiến hành dài hơn, với những thủ tục rườm rà hơn, nhưng có ưu điểm là góp phần ngăn chặn mọi sự quá tả, vội vàng, hấp tấp của Hạ viện do sức ép về thời gian, chính trị và góp phần giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích vốn dĩ không thống nhất có thể xảy ra giữa các vùng lãnh thổ, tầng lớp xã hội, dân tộc trong cùng một quốc gia theo con đường đã được pháp luật quy định.

1.2. Mô hình tổ chức nghị viện một viện


Mô hình tổ chức nghị viện một viện nhìn chung được áp dụng phổ biến ở các nước chậm phát triển, đặc biệt là các nước mới được giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc. Ví dụ như mô hình quốc hội một viện ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Ai-Cập, Cộng hoà Síp, Cu Ba, Việt Nam. Hiện tượng này được giải thích dựa trên những lý do khác nhau. Các lý do thường được nêu ra là do nhu cầu phải thống nhất ý chí dân tộc phục vụ cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở các nước mới được giải phóng hoặc do ở các nước này không tồn tại một tầng lớp quý tộc đáng được quan tâm hoặc do sự hoạt động một cách hình thức của chính viện thứ hai (Viện quý tộc) ở các nước tư bản phát triển đã gây ảnh hưởng không ít đến việc thành lập viện thứ hai ở các nước chậm phát triển.

Bên cạnh đó, một hiện tượng đáng được quan tâm là một số nước chuyển từ cơ chế lưỡng viện sang cơ chế một viện, ví dụ như ở Thuỵ Điển (chuyển từ cơ chế lưỡng viện tồn tại từ năm 1866 sang chế độ một viện thông qua Hiến pháp 1968/69 sửa đổi), Iceland (chuyển từ chế độ lưỡng viện sang chế độ một viện từ 1991), Đan Mạch (chuyển từ chế độ lưỡng viện sang chế độ quân chủ lập hiến một viện từ 1953). Trong khi đó lại có nước trở lại cơ chế lưỡng viện như Ba Lan (trở lại hệ thống lưỡng viện từ năm 1989). Điều này chứng tỏ rằng việc thành lập Quốc hội một viện hoặc hai viện ở các quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như do điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, truyền thống, tương quan lực lượng giữa các tầng lớp xã hội trong từng thời kỳ ở mỗi quốc gia, ảnh hưởng của nước ngoài, nhất là của các nước phát triển.




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 309.27 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương