CHÍnh phủ n ưỚc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 3.48 Mb.
trang13/33
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích3.48 Mb.
#18706
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   33

3. Nhóm đất chưa sử dụng


Năm 2010 cả nước có 3.164,27 nghìn ha, đến năm 2015 nhóm đất chưa sử dụng còn 2.288,00 nghìn ha; trong giai đoạn 2016 - 2020 sẽ khai thác 977,52 nghìn ha đưa vào sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp (trong đó khoảng 914 nghìn ha cho khoanh nuôi, trồng mới rừng, sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, còn lại trên 63 nghìn ha cho các mục đích phi nông nghiệp).

Đến năm 2020, nhóm đất chưa sử dụng của cả nước còn lại 1.310,48 nghìn ha, điều chỉnh giảm 172,81 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (1.483,28 nghìn ha) phân bố ở các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc 861,94 nghìn ha, chiếm 65,77% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của cả nước, điều chỉnh giảm 41,16 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng 40,62 nghìn ha, chiếm 3,10% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của cả nước, điều chỉnh giảm 6,66 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 332,91 nghìn ha, chiếm 25,40% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của cả nước, giảm 760,56 nghìn ha so với năm 2010. Trong đó:

+ Tiểu vùng Bắc Trung Bộ 181,22 nghìn ha, chiếm 54,44% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của vùng, điều chỉnh tăng 16,12 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội;



+ Tiều vùng Duyên hải miền Trung 151,69 nghìn ha, chiếm 45,56% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của vùng, điều chỉnh giảm 102,66 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội;
          1. Điều chỉnh quy hoạch đất chưa sử dụng đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

2.288,00

100,00

1.483,29

100,00

1.310,48

100,00

-172,81

1

Trung du miền núi phía Bắc

1.268,82

55,46

903,10

60,88

861,94

65,77

-41,16

2

Đồng bằng sông Hồng

79,61

3,48

47,28

3,19

40,62

3,10

-6,66

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

711,65

31,10

419,46

28,28

332,91

25,40

-86,55

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

444,17

19,41

165,10

11,13

181,22

13,83

16,12

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

267,48

11,69

254,35

17,15

151,69

11,58

-102,66

4

Tây Nguyên

211,04

9,22

101,54

6,85

68,33

5,21

-33,21

5

Đông Nam Bộ

2,87

0,13

1,23

0,08

0,66

0,05

-0,57

6

Đồng bằng sông Cửu Long

14,01

0,61

10,68

0,72

6,02

0,46

-4,66

- Vùng Tây Nguyên 68,33 nghìn ha, chiếm 5,21% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của cả nước, điều chỉnh giảm 33,21 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội;

- Vùng Đông Nam Bộ 0,66 nghìn ha, chiếm 0,05% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của cả nước, điều chỉnh giảm 0,57 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 6,02 nghìn ha, chiếm 0,46% diện tích nhóm đất chưa sử dụng của cả nước, điều chỉnh giảm 4,66 nghìn ha so với chỉ tiêu Quốc hội.

4. Đất khu công nghệ cao


Xây dựng khu công nghệ cao trở thành trung tâm đầu tư và phát triển khoa học công nghệ, từng bước trở thành hạt nhân của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ phát triển theo chiều rộng, sang phát triển theo chiều sâu và phát triển bền vững, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghệ cao.

Xây dựng khu công nghệ cao là nơi tạo sức lan tỏa góp phần phát triển công nghiệp hỗ trợ và phát huy năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ cho ngành sản xuất, khu công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm.

Căn cứ Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 08/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ cao đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành xong việc xây dựng 3 khu công nghệ cao quốc gia đã được thành lập theo quy hoạch đã được duyệt. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào khu công nghệ cao. Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dữ trữ cho xây dựng khu công nghệ cao.

Đến năm 2020 diện tích đất khu công nghệ cao là 3,63 nghìn ha, trong đó được phân theo các khu chức năng chủ yếu như sau:


          1. Quy hoạch các khu chức năng trong khu công nghệ cao
            đến năm 2020

STT

Các khu chức năng

Tổng diện tích (ha)

Diện tích phân theo khu (ha)

Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh

Khu công nghệ cao Đà Nẵng

1

Khu nghiên cứu, sản xuất và dịch vụ

2.294

1.373

507

414

2

Khu ở

166

68

61

37

3

Khu hạ tầng kỹ thuật + các khu khác (giải trí, tiện tích, cây xanh, đồi núi...)

1.164

145

345

675

Tổng diện tích

3.629

1.586

913

1.130

5. Đất khu kinh tế

5.1. Khu kinh tế ven biển


Với quan điểm phát triển khu kinh tế ven biển phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và của vùng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao nhất và bảo đảm phát triển bền vững, hướng tới hiện đại; đảm bảo sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên đất, mặt nước và không gian của khu kinh tế ven biển; phát triển các khu kinh tế ven biển phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và yêu cầu an ninh, quốc phòng.

Đến năm 2020, các khu kinh tế ven biển thu hút được khoảng 1.500 - 2.000 dự án, trong đó có khoảng 60% dự án đầu tư nước ngoài và 40% là dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 70 - 80 tỷ USD và 320 - 350 nghìn tỷ đồng; đóng góp vào tổng GDP của cả nước khoảng 15 - 20% và tạo ra việc làm phi nông nghiệp cho khoảng 1,3 - 1,5 triệu người.



Như vậy, đến năm 2020 vẫn giữ nguyên 16 khu kinh tế ven biển với tổng diện tích tự nhiên là 813,97 nghìn ha (diện tích đất liền 523,79 nghìn ha, diện tích mặt biển 290,18 nghìn ha). Cơ cấu sử dụng các loại đất trong khu kinh tế ven biển phần đất liền, như sau:
          1. Quy hoạch các khu chức năng trong khu kinh tế ven biển
            đến năm 2020

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích

(nghìn ha)

Cơ cấu (%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH

523.787,22

100,00

I

ĐẤT KHU PHI THUẾ QUAN

9.769,35

1,87

1.1

Cảng và dịch vụ hậu cảng

2.171,36

0,41

1.2

Đất khu thương mại

1.366,62

0,26

1.3

Đất kho tàng bến bãi

724,20

0,14

1.4

Đất khu phi thuế quan còn lại

5.507,17

1,05

II

KHU THUẾ QUAN

242.168,74

46,23

2.1

Đất công nghiệp

46.747,14

8,92

2.2

Đất kho tàng bến băi công nghiệp

655,61

0,13

2.3

Đất khu đô thị

57.399,36

10,96

2.4

Đất khu dân cư nông thôn

7.885,69

1,51

2.5

Đất tái định cư

1.784,00

0,34

2.6

Đất du lịch, dịch vụ, thương mại

26.695,41

5,10

2.7

Đất khu hành chính và các khu chức năng khác

2.780,60

0,53

2.8

Đất cảng

2.355,43

0,45

2.9

Đất hạ tầng

20.708,30

3,95

2.10

Đất dự trữ phát triển

21.619,44

4,13

2.11

Đất khu thuế quan còn lại

53.537,76

10,22

III

CÁC LOẠI ĐẤT CÒN LẠI

26.739,44

5,11




Trong đó:







3.1

Đất sản xuất nông nghiệp

117.813,15

22,49

3.2

Đất lâm nghiệp

6.646,00

1,27

3.3

Đất nuôi trồng thủy sản

2.846,18

0,54

3.4

Đất khu bảo tồn

115.037,36

21,96

3.5

Các loại đất khác

26.739,44

5,11

5.2. Khu kinh tế cửa khẩu


Với quan điểm phát triển khu kinh tế cửa khẩu gắn với việc xây dựng và phát triển mối quan hệ chính trị hữu nghị, ổn định, bền vững giữa nước ta với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư trong và ngoài nước qua các khu kinh tế cửa khẩu. Đảm bảo quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu đồng bộ với quy hoạch nguồn nhân lực, quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hóa, thể thao, khu dân cư, ...). Phát triển khu kinh tế cửa khẩu phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt khoảng 30 tỷ USD với tốc độ tăng bình quân khoảng 12,3 %/năm, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 14 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 16 tỷ USD. Đến năm 2030 kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu đạt khoảng 50 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 22 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 28 tỷ USD. Đón khoảng 16,5 triệu lượt khách xuất nhập cảnh từ các nước vào Việt Nam và từ Việt Nam đi các nước láng giềng qua các khu kinh tế cửa khẩu, trong đó khách từ Việt Nam đi các nước láng giềng khoảng 8,5 triệu lượt và khách từ các nước vào Việt Nam khoảng 8 triệu lượt



Như vậy, đến năm 2020 giữ nguyên 26 khu kinh tế cửa khẩu với tổng diện tích 768,99 nghìn ha (diện tích đất liền 713,99 nghìn ha, diện tích mặt biển 55 nghìn ha). Cơ cấu sử dụng đất trong khu kinh tế cửa khẩu phần đất liền, như sau:
          1. Quy hoạch các khu chức nãng trong khu kinh tế cửa khẩu
            đến năm 2020

STT

Chỉ tiêu sử dụng đất

Diện tích

(nghìn ha)

Cơ cấu (%)

 

TỔNG DIỆN TÍCH

713,99

100,00

I

ĐẤT KHU PHI THUẾ QUAN

9,20

1,29

1.1

Đất khu trung tâm thương mại

2,08

22,57

1.2

Đất khu quản lý điều hành KKT

0,25

2,68

1.3

Bến bãi, kho tàng

1,70

18,48

1.4

Khu sản xuất công nghiệp phục vụ xuất khẩu

3,15

34,28

1.5

Các loại đất phi thuế quan còn lại

2,02

21,98

II

ĐẤT KHU THUẾ QUAN

94,23

13,20

2.1

Đất công nghiệp

10,62

11,27

2.2

Đất kho tàng bến bãi công nghiệp

0,68

0,72

2.3

Đất khu trung tâm hành chính

2,41

2,56

2.4

Đất khu trung tâm công cộng

0,65

0,70

2.5

Đất khu đô thị

12,46

13,22

2.6

Khu dân cư nông thôn

15,32

16,25

2.7

Khu tái định cư

0,49

0,51

2.8

Đất du lịch, dịch vụ

14,45

15,34

2.9

Đất hạ tầng

19,08

20,24

2.10

Đất dự trữ phát triển

7,63

8,10

2.11

Đất khu thuế quan còn lại

10,45

11,09

III

CÁC LOẠI ĐẤT CÒN LẠI TRONG KKT

610,56

85,51




Trong đó:







3.1

Đất sản xuất nông nghiệp

154,99

25,39

3.2

Đất lâm nghiệp

309,66

50,72

3.4

Đất khu bảo tồn

40,36

6,61

3.5

Các loại đất khác

102,61

16,81

6. Đất đô thị


Phát triển đô thị phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, theo quy hoạch dài hạn, không khép kín theo ranh giới hành chính và xử lý đúng mối quan hệ giữa đô thị hoá và hiện đại hoá nông thôn. Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị và đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các đô thị lớn, nhất là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hình thành hệ thống đô thị vừa và nhỏ theo hướng phân bố hợp lý trên các vùng, khắc phục tình trạng tự phát trong phát triển đô thị. Bố trí hợp lý xây dựng đô thị tại các vùng ven biển đảm bảo thích ứng với điều kiện nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Đảm bảo diện tích đất ở cho mỗi người dân đô thị của từng loại đô thị ngang bằng với tiêu chuẩn về định mức đất ở của một đô thị hiện đại.

Với mục tiêu phát triển đô thị ổn định, bền vững, trên cơ sở tổ chức không gian phù hợp, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; phù hợp với sự phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; phân bố hợp lý trên địa bàn cả nước, tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng. Coi trọng mối liên kết đô thị - nông thôn; nâng cao chất lượng đô thị, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp với từng giai đoạn phát triển chung của đất nước.

Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đô thị Việt Nam phát triển theo từng giai đoạn với mô hình mạng lưới, có sự liên kết tầng bậc theo cấp, loại đô thị; có cơ sở hạ tầng phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt. Đến năm 2020, tỉ lệ cấp nước đối với các đô thị loại IV trở lên đạt 90%, các đô thị loại V đạt 70%; khắc phục cơ bản tình trạng ngập úng tại các đô thị từ loại IV trở lên; 95% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường.

Định hướng phát triển chung không gian đô thị cả nước theo hướng bảo đảm phát triển hợp lý các vùng đô thị hóa cơ bản giữa các vùng kinh tế - xã hội quốc gia, giữa miền Bắc, miền Trung và miền Nam; giữa phía Đông và phía Tây gắn với việc phát triển các cực tăng trưởng chủ đạo và thứ cấp quốc gia. Ưu tiên phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các vùng đô thị lớn, cơ bản và các khu kinh tế tổng hợp đóng vai trò là cực tăng trưởng chủ đạo cấp quốc gia, giảm thiểu sự phát triển phân tán, cục bộ. Cụ thể:

- Các cực tăng trưởng chủ đạo được bố trí tại 4 vùng kinh tế trọng điểm: miền Bắc (vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ) với thủ đô Hà Nội là đô thị động lực chính; miền Trung (vùng kinh tế trọng điểm miền Trung) với thành phố Đà Nẵng là đô thị động lực chính; miền Nam (vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), với thành phố Hồ Chí Minh là đô thị động lực chính; vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Cần Thơ là đô thị động lực chính.

- Các cực tăng trưởng hỗ trợ (thứ cấp) được bố trí tại các vùng, bao gồm các đô thị động lực là thành phố Điện Biên (vùng Tây Bắc), đô thị Con Cuông, Thái Hoà (vùng phía Tây Nghệ An); thành phố Vinh (vùng Bắc Trung bộ), thành phố Quy Nhơn (khu vực phía Nam vùng kinh tế trọng điểm miền Trung), khu vực vịnh Vân Phong - Khánh Hoà (vùng Nam Trung bộ), thành phố Buôn Ma Thuột (vùng Tây Nguyên) và các cực tăng trưởng hỗ trợ gắn với các khu đô thị kinh tế cửa khẩu quốc gia, quốc tế vùng biên giới: Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Đồng Đăng (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai), Lao Bảo (Quảng Trị), Mộc Bài (Tây Ninh),...

- Các hành lang kinh tế - đô thị động lực chủ đạo theo hướng Bắc - Nam bao gồm: Hành lang kinh tế đô thị ven biển quốc gia (gắn quốc lộ 1, tuyến cao tốc đường bộ, đường sắt mới với vùng Duyên hải trong đó có các đô thị ven biển, các khu kinh tế tổng hợp, du lịch, cảng biển, sân bay,... nằm trong Chiến lược biển quốc gia) và hành lang kinh tế đô thị dọc tuyến đường Hồ Chí Minh.

- Các hành lang vành đai biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu và an ninh, quốc phòng bao gồm:

+ Hành lang biên giới Việt Nam - Trung Quốc, gồm: chuỗi đô thị phía Đông (thành phố Lạng Sơn, Đồng Đăng, Cao Bằng và Bắc Kạn với thành phố Lạng Sơn là trung tâm); chuỗi đô thị phía Tây (thị xã Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, A Pa Chải với thành phố Lào Cai là đô thị trung tâm).

+ Hành lang biên giới Việt Nam - Lào, gồm: chuỗi Mường Lay, Điện Biên, Sơn La với thành phố Điện Biên là đô thị trung tâm; chuỗi đô thị Mường Xén, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.

+ Hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia, gồm: chuỗi đô thị Châu Đốc, Hà Tiên; chuỗi Mộc Bài, Xa Mát, Hoa Lư.

- Các trục hành lang kinh tế đô thị động lực liên kết hỗ trợ Đông - Tây gắn với hệ thống cảng biển, bao gồm: trục hành lang kinh tế đô thị Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (gắn với Quốc lộ 70, 18, 5), từ cửa khẩu Lào Cai đến cụm cảng biển số 1; trục hành lang kinh tế đô thị gắn với Quốc lộ 8, từ cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) đến cụm cảng biển số 2; trục hành lang kinh tế đô thị Đông - Tây gắn với Quốc lộ 9, từ cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) đến cụm cảng biển số 3; trục hành lang kinh tế đô thị gắn với Quốc lộ 19, từ cửa khẩu Bờ Y (Kon Tum) đến cụm cảng biển số 4; trục hành lang kinh tế đô thị gắn với Quốc lộ 26, từ cửa khẩu Bu Phơ Răng (Đắk Nông) đến cụm cảng biển số 5; trục hành lang kinh tế đô thị gắn với cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) đến cụm cảng biển số 6.

Trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình Phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020 và rà soát nhu cầu đề xuất của các địa phương, đến năm 2020, cả nước có khoảng 946 đô thị, trong đó: có 02 đô thị đặc biệt, 23 đô thị loại I, 44 đô thị loại II, 42 đô thị loại III, 205 đô thị loại IV và 630 đô thị loại V). Tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 38 - 40%. Hệ thống đô thị đảm bảo chất lượng phù hợp với loại đô thị và cấp quản lý hành chính đô thị.

Mạng lưới đô thị cả nước được hình thành và phát triển trên cơ sở các đô thị trung tâm, gồm thành phố trung tâm cấp quốc gia, khu vực và quốc tế như: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Huế; thành phố trung tâm cấp vùng liên tỉnh như: Hạ Long, Việt Trì, Thái Nguyên, Hòa Bình, Nam Định, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Biên Hòa, Vũng Tàu và Cần Thơ; các thành phố, thị xã trung tâm cấp tỉnh, bao gồm 5 thành phố trung tâm quốc gia, khu vực và quốc tế, 12 đô thị là trung tâm cấp vùng và các thành phố, thị xã tỉnh lỵ khác; các đô thị trung tâm cấp huyện, bao gồm các thị trấn huyện lỵ và các thị xã là vùng trung tâm chuyên ngành của tỉnh và các đô thị trung tâm cấp tiểu vùng, bao gồm các thị trấn là trung tâm các cụm khu dân cư nông thôn hoặc là các đô thị vệ tinh, đô thị đối trọng trong các vùng ảnh hưởng của đô thị lớn, cực lớn và các đô thị mới.



Theo dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 trong dự thảo văn kiện Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hóa là 38 - 40% (dự báo trước đây là 45%); như vậy, cả nước có khoảng 38 - 40 triệu dân đô thị với diện tích đất đô thị là 1.941,74 nghìn ha (tính theo đơn vị hành chính phường và các thị trấn). So với phương án trình Quốc hội kỳ trước điều chỉnh giảm 153,26 nghìn ha.
          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đô thị đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo phương án trình Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với phương án trình Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

1.642,42

100,00

2.095,00

100,00

1.941,74

100,00

-153,26

1

Trung du miền núi phía Bắc

245,65

14,96

456,99

21,81

322,86

16,63

-134,13

2

Đồng bằng sông Hồng

277,10

16,87

331,15

15,81

315,31

16,24

-15,84

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

382,92

23,31

459,85

21,95

451,73

23,26

-8,12

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

150,35

9,15

195,88

9,35

210,29

10,83

14,41

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

232,57

14,16

263,97

12,60

241,44

12,43

-22,53

4

Tây Nguyên

195,49

11,90

221,02

10,55

208,40

10,73

-12,62

5

Đông Nam Bộ

203,36

12,38

221,02

10,55

215,40

11,09

-5,62

6

Đồng bằng sông Cửu Long

337,90

20,57

404,96

19,33

428,04

22,04

23,08

Đất đô thị điều chỉnh đến năm 2020 phân theo các vùng như sau:

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có 322,86 nghìn ha, chiếm 16,63% diện tích đất đô thị của cả nước, giảm 13,76 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 77,21 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đồng bằng sông Hồng có 315,31 nghìn ha, chiếm 16,24% diện tích đất đô thị của cả nước, tăng 84,25 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 38,21 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 451,73 nghìn ha, chiếm 23,26% diện tích đất đô thị của cả nước, tăng 117,86 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 68,81 nghìn ha so với năm 2015. Trong đó:

- Tiểu vùng Bắc Trung Bộ có 210,29 nghìn ha, chiếm 46,55% diện tích đất đô thị của vùng, tăng 86,60 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 59,94 nghìn ha so với năm 2015;

- Tiểu vùng Duyên hải miền Trung có 241,43 nghìn ha, chiếm 53,45% diện tích đất đô thị của vùng, tăng 31,26 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 8,87 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Tây Nguyên có 208,40 nghìn ha, chiếm 10,73% diện tích đất đô thị của cả nước, tăng 27,81 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 12,91 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đông Nam Bộ có 215,40 nghìn ha, chiếm 11,09% diện tích đất đô thị của cả nước, tăng 56,58 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 12,04 nghìn ha so với năm 2015;

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 428,04 nghìn ha, chiếm 22,04% diện tích đất đô thị của cả nước, tăng 151,85 nghìn ha so với năm 2010 và tăng 90,14 nghìn ha so với năm 2015.

Trong diện tích đất đô thị có 199,13 nghìn ha đất ở tại đô thị, chiếm 10,25% đất đô thị, bình quân đất ở tại đô thị đạt khoảng 49,78 m2/người.


          1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất ở đô thị đến năm 2020

STT

Vùng

Hiện trạng

năm 2015

Quy hoạch đến năm 2020 (theo NQ của Quốc hội)

Điều chỉnh
Quy hoạch
đến năm 2020


So sánh ĐCQH với NQ của Quốc hội
(1.000 ha)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (1.000 ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)=(7)-(5)




Cả nước

173,80

100,00

202,44

100,00

199,13

100,00

-3,31

1

Trung du miền núi phía Bắc

15,12

8,70

20,18

9,97

18,51

9,29

-1,67

2

Đồng bằng sông Hồng

36,39

20,94

37,11

18,33

42,34

21,27

5,23

3

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

39,62

22,80

47,53

23,48

44,18

22,19

-3,35

-

Tiểu vùng Bắc Trung Bộ

17,23

9,92

18,85

9,31

22,50

11,30

3,65

-

Tiểu vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

22,39

12,88

28,68

14,17

21,68

10,89

-7,00

4

Tây Nguyên

14,60

8,40

15,66

7,73

15,51

7,79

-0,15

5

Đông Nam Bộ

41,98

24,15

47,08

23,26

45,69

22,95

-1,39

6

Đồng bằng sông Cửu Long

26,09

15,01

34,88

17,23

32,89

16,52

-1,99


tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   33




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương