CHƯƠng V: ĐẠi cưƠng về kim loại tóm tắt lý thuyếT



tải về 336.95 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu25.08.2017
Kích336.95 Kb.
#32768
1   2   3   4

NHÔM
I. VỊ TRÍ – CẤU HÌNH ELETRON

- Vị trí: Ô: 13; Chu kỳ: 3; Nhóm: IIIA ;

- Cấu hình: ...3s23p1
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Tính khử mạnh (chỉ sau KL nhóm IA, IIA) ; M → M3+ + 3e



1. Tác dụng với phi kim (O2, Cl2)

2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 ; 4Al + 3O2 → 2Al2O3 (to)



Chú ý: Al bền trong không khí do có lớp màng oxit (Al2O3) bảo vệ

2. Tác dụng với axit

a. HCl, H2SO4 loãng → muối + H2

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ; 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2


  1. H2SO4 đặc, nóng; HNO3 → muối + sản phẩm khử + H2O

Chú ý: Al thu động trong H2SO4 và HNO3 đặc nguội

3. Tác dụng với oxit kim loại = phản ứng nhiệt nhôm

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

4. Tác dụng với nước

- Al không phản ứng với nước vì có lớp màng oxit Al2O3 bảo vệ

- Nếu phá vỡ lớp màng oxit thi Al phản ứng

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

- Phản ứng dừng lại do Al(OH)3 không tan sinh ra

5. Tác dụng với dung dịch kiềm

Al tan được trong dung dịch kiềm là do

- Al2O3 bảo vệ tan ra ( do có tính lưỡng tính)

- Al phản ứng với nước

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

- Al(OH)3 tan trong dd kiềm ( do có tính lưỡng tính)

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

Phương trình tổng hợp: Al + NaOH + H2O → NaAlO2 +H2

Chú ý : nhôm khử ion kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối

III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – SẢN XUẤT


  1. Tự nhiên:

- Al đứng thứ 3 (sau Oxi, Silic)

- Có trong: đất sét (Al2O3.2SiO2.2H2O), mica (K2O.Al2O3.6SiO2), boxit (Al2O3.2H2O), Criolit (3NaF.AlF3)



2. Điều chế: Điện phân nóng chảy Al2O3

2Al2O3 4Al + 3 O2



Catot Anot

Thêm criolit vào nhằm mục đích: + Hạ nhiệt độ nóng chảy ; + Tăng khả năng dẫn điện

+ Bảo vệ Al khỏi bị oxi hóa bởi oxi trong không khí



HỢP CHẤT CỦA NHÔM

I. NHÔM OXIT ( Al2O3 )

II. NHÔM HIDROXIT ( Al(OH)3

1. Tính chất

- Al2O3 có tính lưỡng tính

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O



  1. Ứng dụng

- Đồ trang sức

- Xúc tác trong hóa hữu cơ




- Al(OH)3 chất rắn, kết tủa dạng keo trắng

- Al(OH)3 có tính lưỡng tính

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O



Chú ý: Al(OH)3 không tan được trong dd NH3, trong axit cacbonic

2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O



Chú ý: Al(OH)3  HAlO2.H2O

Dạng bazơ Dạng axit (axit aluminic)

(trội hơn) Axit rất yếu ( yếu hơn axit cacbonic)

→ bị axit mạnh đẩy ra khỏi muối

- CO2 đẩy được gốc aluminat ra khỏi muối

NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3 + NaHCO3

CO2 không hòa tan được Al(OH)3 nên phản ứng dừng lại ở kết tủa keo trắng

- Nếu sử dụng axit mạnh đẩy thì tạo kết tủa keo trắng sau đó tan ra

NaAlO2 + HCl + 2H2O → Al(OH)3 + NaCl

Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O




III. NHÔM SUNFAT

  • Công thức phèn chua: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay KAl(SO4)2.12H2O

Thay K+=Na+,Li+,NH4+ →phèn nhôm

  • Ưng dụng: trong nước, ngành da, nhuộm, giấy



BÀI TẬP:

1. Hãy chọn câu đúng

A.nhôm là kim loại lưỡng tính B. Al(OH) là một bazơ lưỡng

C. Al2O3 là oxit trung tính D. Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính

2. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Al là A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

3: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:

A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HCl. C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4.



4 : Nhận định không phù hợp với nhôm là

A. Ở ô thứ 13, chu kì 2, nhóm IIIA. B. Cấu hình electron [Ne] 3s2 3p1.

C. Tinh thể cấu tạo lập phương tâm diện. D. Mức oxi hóa đặc trưng +3.

5: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng.



6: Có 4 mẫu bột kim loại Na, Ca, Fe, Al. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được là bao nhiệu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

7: Nhôm bền trong môi trường nước và không khí là do

  1. Nhôm là kim loại kém hoạt động

  2. Có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ

  3. Có màng Al(OH)3 bền vững bảo vệ

  4. Nhôm có tính thụ động với không khí và nước

8:Nhôm không tan trong dung dịch nào sau đây ?

A.HCl B. H2SO4 C. NaHSO4 D. NH3



9: Nhôm hidroxit thu được từ cách nào sau đây?

A, Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat

B.Thổi khí CO2 dư vào dung dịch natri aluminat

C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3

D.Cho Al2O3 tác dụng với nước

10: Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể phân biệt 3 chất rắn là Mg, Al, và Al2O3 ?


  1. Dung dịch HCl B. Dung dịch CuCl2 C. Dung dịch NaCl D. Dung dịch KOH

11: Các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch nào sau đây?

  1. NaOH B, HNO3 C. HCl D. NH3

12: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch

A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. Cu(NO3)2 D. KNO3..



13: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit. B. quặng boxit. C. quặng manhetit. D. quặng đôlômit.



14 : Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. Ag. B. Cu. C. Fe. D. Al.



15: Để làm kết tủa hoàn toàn nhôm hiđroxit từ dung dịch Al2(SO4)3 cần dùng một lượng dư dung dịch:

A. BaCl2 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NH3



16 : Chất có tính chất lưỡng tính là

A. NaCl. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. NaOH.



17: Cho phản ứng: aAl + bHNO3 cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.

Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.

18 : Chất không có tính chất lưỡng tính là

A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3.



19 : Phản ứng hóa học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại phản ứng nhiệt nhôm?

A. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng B. Al tác dụng với Cr2O3 nung nóng.

C. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc nóng

20: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên.

21: Trong 1lit dung dịch Al2(SO4)3 0.15M có tổng số mol các ion do muối phân li ra ( bỏ qua sự thủy phân của muối )


  1. 0,15 mol B. 0,3 mol C. 0,45 mol D. 0,75 mol

HG : nion = 2. 0,15 + 3 .0,15 = 0,75 mol

22: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói vế nhôm oxit ?

  1. Al2O3 được sinh ra khi nhiệt phân muối Al(NO3)3

  2. Al2O3 bị khử bới CO ở nhiệt độ cao.

  3. Al2O3 tan được trong dung dịch NH3

  4. Al2O3 là oxit không tạo muối.

23: Nung nóng hỗn hợp gồm 10,8g bột nhôm với 16g bột Fe2O3 ( không có không khí ) , Sau phản ứng khối lượng chất rắn thu được là

  1. 8,16 g B. 26,8g C. 20,40 g D. 16,32g

HG : Áp dụng ĐLBTKL m chất rắn = 10,8 + 16 = 26,8 gam

24: Cho 4,005g AlCl3 vào 1000ml dung dịch NaOH 0,1M . Sau phản ứng thu được bao nhiệu gam kết tủa ?

  1. 1,56g B. 2,34 g C. 2,60g D. 1,65g

HG : ptpu AlCl3 + NaOH ==> NaOH dư hòa tan Al(OH)3 mới sinh ra

NaOH + Al(OH)3 ===> xác định số mol Al(OH)3 dư ==> m Al(OH)3



( nAl(OH)3 = 4. nAl3+ - nNaOH )

25: Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp CuO và PbO cần 8,1gam kim loại nhôm, sau phản ứng thu được 50,2 g hỗn hợp 2 kim loại . Giá trị m là

  1. 57,4 B. 54,4 C. 53,4 D. 56,4

HG : Bản chất phản ứng nhiệt phân 2Al + 3O ---> Al2O3

nO = 3/2 .nAl ===> m = 50,2 + mO



26: Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để đựng axit

  1. HNO3 loãng nóng B. HNO3 loãng nguội

C.HNO3 đặc nguội D. HNO3 đặc nóng .

27: Trong phương trình phản ứng của nhôm với oxit sắt từ ( phản ứng nhiệt nhôm ) , tổng hệ số các chất tham gia phản ứng ( các số nguyên tố giản ) là

  1. 11 B. 10 C. 12 D. 9

28: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

C. chỉ có kết tủa keo trắng. D. không có kết tủa, có khí bay lên.

29 : Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là

A. có kết tủa nâu đỏ. B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.

C. có kết tủa keo trắng. D. dung dịch vẫn trong suốt.

30 : Cho phản ứng: Al + H2O + NaOH ® NaAlO2 + 3/2H2. Chất tham gia phản ứng đóng vai trò chất oxi hoá là chất nào?

A. Al B. H2O C. NaOH D. NaAlO2



31 : Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là

A. 3,36 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít.



HG: Dựa vào phương trình phản ứng nH2 = 3/2 .nAl ==> VH2

32 : Cho m gam nhôm tan trong dung dịch HCl dư sinh ra 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị m bằng: A. 4,05 gam B. 2,70 gam C. 2,24 gam D. 3,36 gam

HG : nAl = 2/3 nH2 ===> mAl

33 : Cần bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ với nhôm thu được 26,7 gam muối?

A. 21,3 gam B. 12,3 gam C. 13,2 gam D. 23,1 gam


HG: 3Cl2 ---> 2AlCl3

? <---- 0,2 mol

===> m Cl2



34 : 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là

A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3 B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3

C. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3 D. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3

HG : cả hai phản ứng nhưng chỉ có Al giải phóng H2

nAl = 2/3 nH2 ==> m Al ===> mAl2O3



35 : Xử lý 9 gam hợp kim nhôm bằng dung dịch NaOH đặc, nóng (dư) thoát ra 10,08 lít khí (đktc), còn các thành phần khác của hợp kim không phản ứng. Thành phần % của Al trong hợp kim là A. 75%. B. 80%. C. 90%. D. 60%.

HG : chỉ Al phản ứng giải phóng H2

nAl = 2/3 nH2 ==> m Al ===> %Al



36 : Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong hợp kim là:

A. 69,2%. B. 65,4%. C. 80,2%. D. 75,4%.



HG : phân tích hỗn hợp viết và cân bằng phương trình phản ứng ( nếu cần )

Gọi ẩn số , lập hệ phương trình 3x + 2y = 0,4 . 2

3x = 0,3 . 2 ===> y = 0.1

% Al = [mAl : ( mAl + mMg )] 100



37 : Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là:

A. 8,1 gam. B. 1,53 gam. C. 1,35 gam. D. 13,5 gam.



HG : Áp dụng ĐLBTe 3. nAl = 3.nNO + 8. nN2O ==> nAl ===> mAl = n.M

38 : Đốt nóng hỗn hợp gồm bột Al và Fe3O4 với lượng vừa đủ để phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn. Các chất thu được sau phản ứng tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,032 lít H2 đktc. Khối lượng của hỗn hợp ban đầu là

A. 7,425g B. 13,5g C. 46,62g D. 18,24 g



HG : Viết và cân bằng các phản ứng xảy ra

Chất rắn sau phản ứng ( Fe ....) tác dụng HCl ==> nFe = nH2

Đựa vào ptpu nhiệt nhôm ===> n Fe3O4 ; nAl ===> m = mAl + mFe3O4

39: Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65A trong thời gian 3000 giây thu được 2,16 gam Al. Hiệu suất của quá trình điện phân là


  1. 60% B. 70% C. 80% D. 90%

HG : Áp dụng công thức m = AIt / nF ===> mAl tính toán

H = lượng thực tế thu được : lượng tính toán



ĐÁP ÁN


1D

2B

3B

4A

5B

6D

7B

8D

9B

10D

11D

12C

13B

14D

15D

16B

17A

18B

19D

20B

21D

22A

23B

24A

25A

26C

27A

28C

29C

30B

31A

32B

33A

34D

35C

36A

37C

38D

39C











tải về 336.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương