Chương I những vấn đề cơ bản về thẻ thanh toán


Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại sở giao dịch - ngân hàng ngoại thương Việt Nam



tải về 462.29 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích462.29 Kb.
#28879
1   2   3   4   5

Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại sở giao dịch - ngân hàng ngoại thương Việt Nam



I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

1. Tính cấp thiết của việc thành lập Sở giao dịch

Trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay, theo như yêu cầu của Thủ tướng chính phủ về việc cổ phần hoá các Ngân hàng quốc doanh,trong đó có Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Xác định được chiến lược kinh doanh đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá đi đôi với việc phát triển và chuyên môn hoá nghiệp vụ của các phòng ban. Ngày28-12-2005, theo Quyết định số 1215/QĐ-NHNT.TCCB&ĐT của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Sở giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập , địa chỉ tại 198 Trần Quang Khải , Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Qua đây ta cũng hiểu rằng sự thành lập ra Sở Giao Dịch chỉ là về hình thức nhưng thực sự bên trong bộ máy vẫn hoàn toàn không có gì thay đổi.



2. Bộ máy tổ chức

Cơ cấu bộ máy hoạt động của Sở Giao Dịch bao gồm:

- Phòng bảo lãnh


  • Phòng đầu tư dự án

  • Phòng kế toán tài chính

  • Phòng kế toán giao dịch

  • Phòng khách hàng đặc biệt

  • Phòng kiểm tra nội bộ

  • Phòng hành chính quản trị

  • Phòng hối đoái

  • Phòng Ngân Quỹ

  • Phòng quản lý nhân sự

  • Phòng thanh toán nhập khẩu

  • Phòng thanh toán xuất khẩu

  • Phòng thanh toán thẻ

  • Phòng tín dụng Ngắn hạn

  • Phòng tín dụng trả góp tiêu dùng

  • Phòng tin học

  • Phòng tiết kiệm

  • Tổ quản lý quỹ ATM

  • Phòng vay nợ viện trợ

3. Nhân lực

Hiện nay nguồn nhân lực tại Sở Giao Dịch có 382 nhân viên được phân bổ tại các phòng ban nghiệp vụ như sau:



  • Phòng tin học : 7 người

  • Văn Thư : 5 người

  • Phòng tiết kiệm : 21 người

  • Phòng bảo lãnh : 8 người

  • Tổ Đảng Đoàn : 2 người

  • Phòng ngân quỹ : 33 người

  • Phòng hối đoai : 38 người

  • Phòng kiểm tra nội bộ : 8 người

  • Phòng quản lý nhân sự : 6 người

  • Phòng kế toán tài chính : 17 người

  • Phòng vay nợ viện trợ : 12 người

  • Phòng quản lý nợ : 6 người

  • Phòng quản lý rủi ro : 13 người

  • Phòng đầu tư dự án : 6 người

  • Phòng thanh toán thẻ : 39 người

  • Phòng kế toán giao dịch : 20 người

  • Phòng hành chính quản trị : 29 người

  • Phòng quan hệ khách hàng : 22 người

  • Phòng kế toán giao dịch : 20 người

  • Phòng thanh toán nhập khẩu : 16 người

  • Phòng thanh toán xuất khẩu : 12 người

  • Phòng khách hàng đặc biệt : 12 người

  • Phòng kinh doanh ngoại tệ : 11 người

  • Phòng quản lý quỹ ATM : 14 người

  • Phòng tín dụng trả góp và tiêu dùng : 20 người

  • Phòng nghiên cứu phát triển nghiệp vụ bán lẻ : 5 người

Sở Giao dịch được đIều hành đưới sự quản lý của 1 Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc

II. THỰC TRẠNG PHÁT HÀNH VÀ THANH TOÁN THẺ TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VCB)

1.Hoạt động phát hành thẻ thanh toán tại Sở giao dịch- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB)

1.1 Các loại thẻ mà Sở Giao Dịch-VCB đang phát hành

VCB trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ MASTERCARD vào tháng 4/1995 và đến ngày 26/4/1996, VCB đã chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên Master Card tại Việt nam. Đến tháng 8/1996 VCB trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế VISA và đến giữa năm 1998, VCB tiến hành phát hành loại thẻ tín dụng VISACARD.Tháng 7/2002, VCB kí hợp đồng với Amex thanh toán và phát hành độc quyền thẻ Amex tại Việt Nam. Đồng thời vào tháng 9/2002, VCB cho ra đời loại thẻ ATM connect 24. Loại thẻ này cho phép chủ thẻ có thể rút tiền mặt tại bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đây cũng là một bước tiến mới và chứng tỏ sự vượt trội của VCB so với các NHTM khác ở Việt Nam hiện nay.



1.2 Qui trình nghiệp vụ phát hành thẻ

1.2.1 Nguyên tắc phát hành thẻ:

  • Phát hành thẻ trên cơ sở thẩm định rõ ràng

  • Phát hành thẻ phải có tài sản đảm bảo. Trường hợp không có tài sản đảm bảo phải thực hiện theo đúng qui định của hội đồng tín dụng của VCB trong từng thời kỳ

1.2.2 Đối tượng được xét phát hành thẻ:

  • Cá nhân được xét cấp thẻ bao gồm

- Công dân Việt nam cư trú tại Việt Nam

  • Công dân Việt nam cư trú tại nước ngoài có thời hạn dưới 12 tháng

  • Người nước ngoài cư trú tại Việt nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên và có thu nhập hợp pháp tại Việt nam

  • Công dân Việt nam đi du lịch, học tập và thăm viếng ở nước ngoài

    • Tổ chức công ty được xét phát hành thẻ bao gồm:

  • Doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và các tổ chức kinh tế khác của Việt nam được thành lập và kinh doanh tại Việt nam

  • Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam

  • Các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp

1.2.3 Điều kiện để được phát hành thẻ

  • Đối với thẻ cá nhân

    • Chủ thẻ chính

  • Có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật

  • Có khả năng tài chính đảm bảo việc thực hiện đúng hạn và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng thẻ của chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ

  • Có tài sản đảm bảo cho việc phát hành thẻ và/hoặc được người thứ ba thế chấp, cầm cố tài sản hợp pháp bảo lãnh thanh toán thay. Người thứ ba phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự ( đối với cá nhân ). Trường hợp phát hành thẻ không có tài sản đảm bảo được thực hiện theo qui định của HĐTD VCB theo từng thời kì

  • Chủ thẻ phụ

    • Được chủ thẻ chính đề nghị cấp thẻ bằng văn bản

    • Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

      • Đối với thẻ Công ty

  • Công ty được xét cấp hạn mức tín dụng thẻ phải:

    • Có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật

    • Có khả năng tài chính đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng hạn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến việc sử dụng thẻ của cá nhân được đề nghị cấp thẻ

    • Công ty phải có tài khoản mở tại VCB hoặc các ngân hàng khác tại Việt Nam

    • Có tài sản đảm bảo việc phát hành thẻ và hoặc bên thứ ba thế chấp cầm cố tài sản hợp pháp bảo lãnh thanh toán thay. Bên thứ ba phải có năng lực pháp luật dân sự (đối với pháp nhân), hoặc có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự (đối với cá nhân). Trường hợp phát hành thẻ không có tài sản đảm bảo được thực hiện theo qui định của HĐTD VCB trong từng thời kì

  • Cá nhân được công ty đề nghị cấp thẻ phải:

    • Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự

    • Được công ty đề nghị cấp thẻ bằng văn bản

1.2.4 Thủ tục phát hành

Hồ sơ phát hành thẻ bao gồm:



    • Giấy yêu cầu sử dụng thẻ công ty và hợp đồng sử dụng thẻ

    • Báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất

    • Các hồ sơ liên quan đến các vấn đề trách nhiệm quản lí và sử dụng tài sản của công ty

    • Hồ sơ về tài sản đảm bảo

    • Hồ sơ các cá nhân được công ty đề nghị cấp thẻ (bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu; xác nhận công ty về thời gian công tác)

    • Hợp đồng lao động

1.2.5 Trình tự phát hành

Về cơ bản qui trình phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại VCB Việt nam bao gồm 3 bước như sau:



Bước 1: Khi có nhu cầu sử dụng thẻ, khách hàng phải gửi đơn và hồ sơ cần thiết yêu cầu được sử dụng thẻ tín dụng.

Bước 2: Căn cứ vào hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng, VCB tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối phát hành. Với những hồ sơ được chấp nhận, ngân hàng thông báo cho khách hàng biết và tiến hành ký hợp đồng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế với khách hàng. Sau đó ngân hàng gửi quyết định chấp nhận phát hành và hợp đồng sử dụng thẻ tới trung tâm thẻ đồng thời xác định các hạn mức cho khách hàng.

Bước 3: VCB sẽ tiến hành mở tài khoản thẻ tín dụng cho khách hàng và tiến hành cấp thẻ cho khách hàng cùng với số PIN một cách an toàn và đảm bảo bí mật

1.2.6 Nhiệm vụ của Chi nhánh phát hàng thẻ và trung tâm thẻ

Tại chi nhánh phát hành thẻ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng , VCB yêu cầu CNPHT tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ, tư cách pháp nhân của tổ chức, công ty, tình hình tài chính của tổ chức, công ty, cá nhân người xin phát hành thẻ và xem xét khả năng đảm bảo tín dụng của khách hàng

Sau khi xem xét đánh giá các thông tin của khách hàng xin phát hành thẻ, CNPHT trình lên giám đốc chi nhánh duyệt. Trong vòng 4 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành thẻ, chi nhánh phải có quyết định chấp nhận hay từ chối phát hành thẻ.

Nếu hồ sơ được chấp nhận, CNPHT xác định các yếu tố sau:

* Hạng thẻ phát hành: Thẻ vàng hay thẻ chuẩn

* Hạn mức tín dụng

* Thời hạn hiệu lực: không quá 1 năm kể từ ngày phát hành thẻ

* Phân loại khách hàng

Sau đó CNPHT lập hồ sơ thông tin khách hàng gồm: Tên chủ thẻ, địa chỉ liên hệ, năm sinh, ngày hiệu lực. hạn mức tín dụng, phân loại khách hàng, đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán, số tài khoản chỉ định để thanh toán sao kê (nếu có), tài sản thế chấp (nếu có), các thông tin cần thiết khác tuỳ trường hợp cụ thể.

Bước tiếp theo, CNPHT gửi yêu cầu phát hành thẻ đến trung tam thẻ, cùng với hồ sơ thẻ và bản sao đơn xin phát hành thẻ đã được giám đốc kí duyệt thông qua mạng vi tính của VCB Việt nam

Cuối cùng, sau khi nhận được thẻ từ trung tâm thẻ, CNPHT thông báo cho chủ thẻ đến nhận hoặc gửi bằng thư đảm bảo cùng với số PIN cho chủ thẻ. Trước khi giao thẻ và số PIN, CNPHT yêu cầu chủ thẻ ký vào giấy giao nhận thẻ và băng chữ ký ở mặt sau.

Tại trung tâm thẻ

Đầu tiên, TTT nhận yêu cầu phát hành thẻ từ CNPT và tiến hành kiểm tra dữ liệu, đối chiếu các thông tin nhận được với các qui định của VCB để phát hiện sai sót, thông tin cho CNPHT để bổ sung và điều chỉnh kịp thời.




Bảng 1: Biểu phí kinh doanh thẻ thanh toán của Sở Giao Dịch-VCB

( Đơn vị tính: VNĐ )

Loại phí

Thẻ VISA- MASTER

Thẻ AMEX

Phí thường niên

- Thẻ vàng

+ Chính: 200 000 VND

+ Phụ: 100 000 VND

- Thẻ chuẩn

+ Chính: 100 000 VND

+ Phụ: 50 000 VND



-Thẻ Vàng

+ Chính: 600.000VND

+ Phụ: 500.000VND

-Thẻ Chuẩn

+ Chính: 400.000VND

+Phụ : 300.000VND




Phí rút tiền mặt

4%, tối thiểu 50.000 VND

4%, tối thiểu 50.000 VND

Phí thay thế thẻ

50 000 đồng

200.000VND

Phí báo thất lạc thẻ

30 000 đồng

100.000VND

Phí tra soát

20 000 đồng

50.000VND

( Nguồn: Phòng thanh toán thẻ VCB )

Tiếp theo đó, TTT nhận hồ sơ quản lý thẻ tại TTT với toàn bộ các thông tin nhận được tự CNPHT. Sau đó TTT thực hiện việc in thẻ. TTT xử lí và mã hoá thẻ để gửi cho CNPHT trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ phát hành thẻ từ CNPHT.

Cuối cùng, TTT gửi thẻ và mã số cá nhân cho CNPHT bằng thư đảm bảo theo phong bì riêng nhằm đảm bảo bí mật an toàn. Nếu sau 5 ngày làm việc kể từ ngày CNPHT gửi hồ sơ in thẻ lên TTT mà CNPHT chưa nhận được thẻ, CNPHT phải thông báo ngay cho TTT để phối hợp xử lí.

1.2.7 Phân tích tình hình phát hành thẻ tại Sở Giao Dịch-VCB

1.2.7.1 Thực trạng phát hành và sử dụng thẻ tín dụng


  • Phát hành thẻ tín dụng

Giai đoạn từ năm 2003-2006 được xem là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt phát triển vượt bậc trong hoạt động phát hành thẻ tín dụng của Sở Giao Dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Năm 2004. tổng số thẻ tín dụng mà Sở Giao Dịch phát hành là 3.982 thẻ. Tăng 51.87% so với năm 2003.Đến năm 2005 tổng số thẻ tín dụng mà Sở Giao Dịch đã phát hành được lên tới con số gần 7.697 thẻ tăng 48.27% tổng số thẻ tín dụng đã phát hành năm 2004.Năm 2006 Sở giao dịch phát hành được 10.146 thẻ tăng so với cùng kỳ năm trước là 2449 thẻ .

Số lượng khách hàng sử dụng thẻ năm 2004 tăng 51.87% so với năm 2003.Có được sự tăng trưởng trong năm đó là do VCB đã đưa ra sản phẩm mới có tính ưu việt, vượt trội và đã đáp ứng được sự mong mỏi của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài đó là sản phẩm thẻ AMEX. Trong năm 2003, do thẻ AMEX là sản phẩm mới nên mới chỉ phát hành được gần 100 thẻ.Từ năm 2003 đến năm 2006 tổng số thẻ tín dụng đưa vào lưu thông của Sở Giao Dịch đạt con số gần 21.024 thẻ.Trong đó có sự tăng trưởng mạnh của sản phẩm thẻ AMEX.Đến năm 2006 thẻ AMEX đã đạt con số ngoài mong đợi đó là 2.050 thẻ tăng 806 thẻ so với năm 2005

Qua biểu đồ trên ta thấy số lượng thẻ VISA có số lượng thẻ được phát hành nhiều nhất thẻ tiếp theo là thẻ MASTER và thẻ AMEX. Bên cạnh đó ta thấy được sự tăng trưởng trung bình gần 30% năm đưa tổng số thẻ tín dụng mà Ngân hàng Ngoại thương phát hành lên gần 75000 thẻ. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng quốc tế là tương đối lớn (đặc biệt là thẻ Visa vì khách hàng không phải chuyển đổi ngoại tệ khi tiêu dùng ở nước ngoài) nhưng con số 75.000 thẻ tín dụng quốc tế ở một thị trường 85 triệu dân vẫn là một con số quá khiêm tốn . Theo con số thống kê của Vụ chính sách tiền tệ ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì thẻ tín dụng quốc tế chiếm khoảng 37% tổng số thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành

Đứng về thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế mà nói thì ACB tỏ ra chiếm vị thế hơn cả trên thị trường và chiếm thị phần khá lớn vượt lên VCB,mặc dù VCB có lợi thế rất lớn về quy mô và ưu thế .

Có sự tăng trưởng nói trên, bên cạnh không ngừng tìm tòi và đưa ra ngày càng nhiều loại sản phẩm mới có nhiều tính năng ưu việt và tiện lợi hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoàI nước thì VCB cũng ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ của mình như: hệ thống công nghệ thông tin trong lĩnh vực Ngân hàng, đường truyền cũng như trình độ và phong cách phục vụ khách hàng của đội ngũ nhân viên Ngân hàng ngày càng được nâng cao, tạo niềm tin của khách hàng khi sử dụng thẻ mang thương hiệu Vietcombank.



  • Doanh số thanh toán thẻ tín dụng

Qua biểu đồ 1 ta thấy số lượng thẻ phát hành tăng trưởng mạnh qua từng năm, điều đó cho thấy được sự phát triển nhanh của đất nước trong nền kinh tế có số lượng sử dụng tiền mặt gần như nhiều nhất trên thế giới.Chính điều này đã phản ánh được sự thay đổi thói quen tiêu dùng bằng thẻ của ngươi dân.Năm 2003 đến năm 2005 doanh số thanh toán luôn tăng ở mức gần 100%.Năm 2006 doanh số thanh toán đạt 276.42 tỷ đồng tăng 20.45 tỷ đồng so với năm 2005,tuy có sự tăng trưởng chậm nhưng hứa hẹn một sự bứt phá mới về thanh toán trong những năm tiếp theo.

Bảng 2: Doanh số thanh toán thẻ tín dụng

Đơn vị tính: tỷ đồng


Loại thẻ

Doanh số thanh toỏn

2003

2004

2005

2006

Visa

100

170

171.23

172.32

Master

17

31

44.05

51.75

Amex

12

20

39.97

52.35

Tổng số

129

221

255.97

276.42

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh phòng thanh toán thẻ năm 2003-2006)

Qua bảng trên ta thấy, doanh số thẻ tăng lên từng năm nhưng tuy nhiên số lượng thẻ thanh toán do trong gia đình có con em du học ở nước ngoài, một phần đi du lịch ở nước ngoài nên chi tiêu còn một lượng còn lại thanh toán ở trong nước tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp.

1.2.7.2 Thực trạng phát hành và sử dụng thẻ ATM


  • Phát hành thẻ ATM

Sau một thời gian phát hành thẻ thông minh thanh toán nội địa theo dự án thí đIểm của Ngân hàng Nhà nước và nhận thấy loại thẻ này không thể phát huy được hiệu qủa kinh tế và không phù hợp với đIều kiện thực tiễn của Việt Nam. Đến cuối năm 1999, VCB đã ngừng cung cấp dịch vụ thẻ này và chuẩn bị cho sự ra đời của loại thẻ mới tiện ích hơn, phù hợp hơn trong thị hiếu và tập quán của người Việt nam cũng như xu thế của thế giới trong việc chi tiêu trong nước.Sản phẩm đó là thẻ Connect24, thẻ này được phát hành vào tháng 4 năm 2002. Với thẻ Connect24 khách hàng có thể thực hiện với các giao dịch tự động tại các máy ATM trên toàn quốc như: rút tiền mặt, chuyển khoản, in sao kê, xem số dư tàI khoản .v.v…Bên cạnh đó, đồng thời có thể sử dụng thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ của VCB.

Thẻ Connect 24 chính thức ra mắt vào tháng 4 năm 2002, nhưng nó đã trở thành một trong những sản phẩm chủ lực của dịch vụ thẻ của Ngân hàng .Sự thành công của thẻ đã và đang có ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường thẻ Việt Nam, thay đổi chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương nói riêng và ngành Ngân hàng nói chung cũng như thay đổi cách nhìn của người dân trong nước đối với sản phẩm dịch vụ thẻ.Kể từ khi phát hành đến nay, thẻ Connect24 đã không ngừng phát triển một cách mạnh mẽ.Tổng số thẻ Connect 24 liên tục tăng, tính hết năm 2006 tổng số lượng thẻ phát hành ra đạt 1700.000 thẻ. Trong đó ba đơn vị lớn là Sở giao dịch, Vietcombank Hồ Chí Minh, Hà Nội chiếm khoảng 50% tổng số thẻ phát hành.Các chi nhánh ở những địa bàn có nhiều khu công nghiệp đã làm rất tốt công tác phát hành thẻ, nhóm đối tượng ở đây được tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty, đơn vị làm thẻ trả lương cho cán bộ công nhân viên.Việc các chi nhánh khác như Sở giao dịch, Hà nội, TP Hồ Chí Minh có tỷ trọng phát hành và tốc độ tăng trưởng khá hoàn toàn là điều đễ hiểu, bởi vì ở các thành phố này, mật độ dân cư rất lớn, trình độ dân trí và thu nhập dân cư lại rất cao.Đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, thói quen tiêu dùng thẻ của người dân đã được hình thành từ lâu, do đó khả năng xâm nhập thị trường của Connect24 cũng trở nên dễ dàng hơn.

Cùng với hoạt động phát hành thẻ Connect 24, hoạt động của hệ thống giao dịch tự đông ATM của Vietcombank cũng không ngừng tăng trưởng.Đến nay trên toàn hệ thống đã có khoảng gần 750 máy ATM. Trong đó, số lượng máy của Sở giao dịch chiếm 25% số lượng máy trên toàn quốc.Trung bình mỗi máy một tháng có 2300 giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản (không kể giao dịch vấn tin tài khoản).


  • Doanh số giao dịch qua thẻ ATM.

Trong các năm số lượng giao dịch qua thẻ ATM ngày cang tăng.Năm 2006 tổng giá trị các giao dịch thực hiện qua hệ thống ATM đạt gần 17 nghìn tỷ đồng, bằng 122% so với năm 2005.Trong đó, có 14.920 tỷ là giao dịch rút tiền mặt, 1.925 tỷ chuyển khoản, 37 tỷ giao dịch thanh toán hàng hóa dịch vụ qua hệ thống ATM. Có thể thấy số giao dịch rut tiền mặt vẫn chiếm đại đa số nhưng mức tăng trưởng cao của doanh số thanh toán hàng hóa dịch vụ thể hiện triển vọng của hệ thống ATM như một kênh thanh toán hữu hiệu cho các tầng lớp dân cư, làm cầu nối giữa nhà tiêu dùng và nhà cung ứng dịch vụ.

Bảng 3 : Hoạt động của hệ thống ATM

Nội dung

2004

2005

2006

Số lượng máy ATM đã triển khai

160

400

565

Tổng số giao dịch tin vắn

3.958.000

10.000.000

11.970.000

Tổng số giao dịch TM, CK, TT

2.892.000

7.900.000

16.485.000

Tổng giá trị giao dịch(tỷ VND)

3.047

7.593

16.882

Doanh số rút tiền mặt( tỷ VND)

2.907

7.622

14.920

Doanh số chuyển khoản(tỷ VND)

138

588

1.925

Doanh số thanh toán (tỷ VND)

2

8

37

(Nguồn báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ NHNTVN năm 2004-2006)

Thời gian gần đây, số lượng khách hàng sử dụng hệ thống ATM của Vietcombank hàng ngày là rất lớn, gây sức ép lên việc phục vụ hệ thống.Một số điểm đặt máy ATM tại các khu vực trọng điểm tại Hà nội, TP Hồ Chí Minh đôi lúc rơi vào tình trạng quá tải, khách hàng phải xếp hàng chờ khá đông.Một mặt đây là dấu hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của dịch vụ, mặt khác lại là thách thức để làm sao Vietcombank duy trì được dịch vụ với chất lượng cao., liên tục và giảm thiểu sai sót.Để thực hiện các dịch vụ qua hệ thống ATM như nạp tiền, thay hóa đơn, nhật ký giao dịch..mô hình trung tâm dịch vụ đang được xây dựng và sẽ được đưa vào hoạt động thí điểm tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh trong năm 2008. Hơn thế nữa, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhất là trong tình trạng số thẻ Connect 24 phát hành luôn tăng với tốc độ cao, Vietcombank cũng sẽ triển khai thêm nhiều máy ATM phân bổ trên toàn hệ thống. Các tiện ích và dịch vụ phát triển trên ATM cũng sẽ được tập trung phát triển đáp ứng nhu cầu khách hàng.



  • Rủi ro trong phát hành thẻ

Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho những khách hàng có đơn xin phát hành thẻ với các thông tin giả mạo do không thẩm định kĩ. Trường hợp này có thể dẫn đến những rủi ro về tín dụng cho NHPHT khi chủ thẻ sử dụng mà không có khả năng thanh toán.

  • Thẻ giả ( Frauded Card )

Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc cá nhân làm giả căn cứ vào thông tin có được từ các chứng từ giao dich thẻ hoặc từ thẻ mất cắp, thất lạc. Theo quy định của tổ chức thẻ quốc tế, NHPHT phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch sử dụng thẻ giả có mã số( số PIN ) của mình.

  • Chủ thẻ không nhận được thẻ do NHPHT gửi ( Never Received issue )

Thẻ đang được sử dụng trong khi chu thẻ chính thức không hay biết rằng thẻ đã gửi cho mình, và NHPHT sẽ phải chịu rủi ro đối với các giao dịch được thực hiện.

  • Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng ( Account take over )

Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác lợi dụng, được phát hiện khi chủ thẻ đích thực không nhận được thẻ và liên lạc với NHPHT, hoặc khi chủ thẻ nhận được bảng thông báo giao dịch của NHPHT gửi, yêu cầu chủ thẻ thanh toán những khoản tiền chủ thẻ không chi tiêu.

  • Tạo băng từ giả mạo ( skimming )

Trên cơ sở thu thập các thông tin trên băng từ của thẻ thật đã dùng để thanh toán tại các ĐVCNT, các tổ chức tội phạm làm thẻ giả đã sử dụng các phần mềm riêng để mã hoá và in tạo các băng từ trên thẻ giả. Sau đó chúng thực hiện các giao dich giả mạo, trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho NHPHT, NHTTT hoặc cho chủ thẻ.

2. Hoạt động thanh toán thẻ tại Sở Giao Dịch- Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

2.1 Các loại thẻ mà VCB chấp nhận thanh toán

Năm 1990, khi hoạt động thanh toán thẻ mới chập chững những bước đi đầu tiên tại thị trường Việt nam, VCB đi tiên phong bằng việc chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa và Master Card. Thời gian này VCB mới chỉ đóng vai trò là ngân hàng đại lý cho hai loại thẻ trên. Sang năm 1991, VCB chấp nhận thanh toán thêm thẻ JCB và năm 1994 VCB chấp nhận thanh toán thêm thẻ Amex. Bước sang năm 1995, VCB đánh dấu cột mốc của mình bằng việc trở thành thành viên chính thức của MasterCard quốc tế. Đến năm 2001, thẻ Diners cũng bắt đầu được chấp nhận thanh toán tại VCB. Như vậy là các loại thẻ phổ biến nhất trên thế giới hiện nay đã được VCB chấp nhận thanh toán. Năm 2002, VCB đã kí hợp đồng với Amex trở thành nhà phát hành và thanh toán độc quyền của Amex tại Việt Nam.



2.2 Qui trình nghiệp vụ thanh toán thẻ

Bước 1: Chủ thẻ dùng thẻ thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại ĐVCNT

Bước 2: Khi giao dịch phát sinh, trước tiên ĐVCNT lập hoá đơn về nội dung giao dịch, hoá đơn sẽ được gửi đến NHTTT.

Bước 3: NHTTT sẽ ghi Có cho tài khoản của ĐVCNT tại ngân hàng đồng thời lưu hoá đơn làm chứng từ gốc để tra soát và khiếu nại khi cần thiết.

Bước 4: NHTTT sau đó sẽ lập bộ chứng từ nhờ thu gửi trung tâm thanh toán của tổ chức thẻ quốc tế để thanh toán với ngân hàng phát hành.

Sơ đồ 1: Qui trình thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Bước 5: Khi nhận được báo có từ trung tâm, NHTTT và NHPHT đối chiếu hồ sơ với hồ sơ gốc làm thủ tục tất toán tài khoản nhờ thu.

Bước 6: NHPHT căn cứ vào bảng kê do tổ chức thẻ quốc tế gửi đến tiến hành làm thủ tục thanh toán với tổ chức thẻ quốc tế.

Bước 7: NHTTT tiến hành quyết toán với chủ thẻ những khoản chi tiêu, lãi phí phát sinh trong kỳ



2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Sở Giao dịch-VCB

VCB bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ từ năm 1990. Ban đầu, VCB nhận làm đại lí thanh toán thẻ Visa cho BFCE của Singapore năm 1990 và thẻ MasterCard cho tổ chức tài chình MBFCS của Malaysia vào năm 1991. Tới tháng 4/1996, VCB trở thành thành viên chính thức của Visa và MasterCard và chấm dứt làm đại lí thanh toán thẻ, chuyển sang thanh toán trực tiếp với các tổ chức quốc tế này. Do số lượngvà loại hình ĐVCNT trong nước còn hạn chế nên thẻ do VCB phát hành chủ yếu được sử dụng ở nước ngoài. Trong tổng doanh số sử dụng thẻ thì doanh số sử dụng thẻ ở nước ngoài chiếm 75% và ở trong nước chỉ chiếm 25%. Mặc dù VCB áp dụng mức phí rút tiền mặt cao (4% trên số tiền rút ra) nhưng khách hàng vẫn sử dụng thẻ để rút tiền mặt với một doanh số đáng kể, chiếm khoảng 13% doanh số sử dụng thẻ. Còn về thanh toán dịch vụ, chiếm khoảng 87% và được sử dụng chủ yếu để thanh toán tiền khách sạn, học phí, vé máy bay và tiền ăn.

Cho tới nay, sau hơn 15 năm kinh doanh thẻ thanh toán và các dịch vụ có liên quan đến thẻ, VCB đã thu được những lợi thế không nhỏ với tư cách là người tạo lập thị trường thẻ thanh toán ở Việt nam. VCB có mức tăng trưởng doanh số thanh toán thẻ trung bình là 250%/năm trong suốt thời kì 1991-1996 so với mức tăng trưởng bình quân 200%/năm của thị trường thẻ Việt nam. Triển vọng của thị trường thẻ đã lôi kéo hàng loạt các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Từ năm 1996, VCB đã phải chia sẻ thị phần với các đối tác là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài tại việt nam như: UOB, ANZ, Hongkong Bank.

Năm 1996, VCB chiếm 75% thị phần, năm 1997, tỷ lệ đó giảm xuống còn 62% , vào cuối năm 1998 còn 50% và doanh số thanh toán thẻ tiếp tục giảm trong năm 2000, tuy vậy từ năm 2001 đã tăng lên.



Cho tới nay, VCB đang chiếm lĩnh khoảng 55% thị phần thanh toán thẻ và là ngân hàng đại lí duy nhất ở Việt nam chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ tín dụng quốc tế phổ cập hiện nay là MasterCard, Visa, Amex, JCB. Diner Club. Do gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các ngân hàng khác và nền kinh tế có nhiều biến động không tốt. Tuy nhiên,trong những năm vừa qua doanh số thanh toán thẻ luôn tăng trưởng và duy trì 15%/năm

  • Doanh số thanh toán thẻ tại Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT)

Ta có thể điểm qua tình hình thanh toán thẻ của VCB. Năm 1998 là một năm khó khăn đối với công tác phát hành cũng như thanh toán thẻ ở các ngân hàng Việt nam nói chung cũng như VCB nói riêng. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á đang tiếp tục lan rộng, lượng khách nước ngoài vào Việt nam sụt giảm làm cho doanh số thanh toán cũng không cao, chỉ đạt 76.3 triệu USD. Trong đó, doanh số thanh toán thẻ Visa vẫn chiếm một tỉ trọng đáng kể (32.8 triệu USD, chiếm hơn 40% so với tổng số thanh toán thẻ tại VCB).

Bảng 4: Tổng kết doanh số thanh toán thẻ tại VCB

(đơn vị: triệu USD )

Tổ chức thẻ QT

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

VISA

32.8

32.48

36.74

45.6

54.52

62.37

67.76

75.29

85.81

MASTER

14.5

14.31

15.53

18.96

25.90

32.80

35.86

38.90

48.12

AMEX

27.2

23.23

17.03

19.68

21.19

23.50

30.10

33.15

40.71

JCB

1.8

0.98

1.76

2.28

3.90

5.15

7.27

8.65

12.50

Tổng cộng

76.3

71

71.06

86.52

105.51

126.82

139.99

155.99

186.14

( Phòng quản lý thẻ VCB - Báo cáo tháng 1 năm 2007 )

Việc sụt giảm trong hoạt động thanh toán thẻ tiếp tục diễn ra trong năm 1999. Cả năm 1999, tổng doanh số thanh toán thẻ chỉ đạt 71 triệu USD, còn thấp hơn doanh số thanh toán của năm 1994. Ngoài nguyên nhân như số khách nước ngoài vào Việt nam giảm, tình hình kinh doanh trong các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn có chững lại, giá cả hàng hoá trong nước nói chung có xu hướng giảm, còn có một nguyên nhân quan trọng khác nữa là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác làm cho thị phần thanh toán thẻ của VCB giảm đáng kể. Đặc biệt trong năm 1999, JCB vốn chỉ do VCB làm đại lí độc quyền tại Việt nam, nay đã kí hợp đồng thanh toán với ngân hàng khác nên doanh số thanh toán JCB giảm đáng kể, từ 1.8 triệu USD xuống còn 0.98 triệu USD. Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ của VCB giảm 5.3 triệuUSD so với năm 1998. Năm 2000, doanh số thanh toán thẻ của VCB đã tăng lên chút ít do có sự tăng lên trong doanh số thanh toán thẻ của Visa, JCB, MasterCard, song doanh số thanh toán thẻ Amex lại giảm mạnh. Nguyên nhân của việc hầu hết doanh số thanh toán các loại thẻ đều tăng là do chất lượng phục vụ đựoc cải thiện, lượng khách du lịch tăng khi bước sang thế kỉ mới. Riêng thẻ Amex bị giảm vì tổ chức thẻ Amex đã kí thêm hợp đồng thanh toán với các ngân hàng khác nên VCB bị chia sẻ thị phần thanh toán.



  • Số lượng Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ của Sở Giao Dịch

Nguyên nhân cơ bản làm VCB suy yếu trên thị trường thanh toán thẻ tín dụng vẫn là thiết bị công nghệ. Ngay giữa năm 1996, UOB đã trang bị máy EDC cho các ĐVCNT trước VCB và do đó họ có lợi thế kéo các ĐVCNT của VCB về làm với họ. Đến khi VCB có trang bị máy EDC cho ĐVCNT thì các ngân hàng khác như ACB, HKB, ANZ cũng đã tiến hành lắp máy EDC cho các ĐVCNT mới và cũ của VCB để cạnh tranh. Vì số lượng máy EDC của VCB không đủ để trang bị đồng loạt cho các ĐVCNT nên buộc VCB chỉ ưu tiên trang bị cho những ĐVCNT có doanh số lớn. Do vậy, ngân hàng khác có điều kiện thâm nhập vào các ĐVCNT chưa được trang bị của VCB.Bắt đầu từ năm 2001 trở đI , VCB đã đầu tư vào công nghệ và nhập thêm các loại EDC tiên tiến để trang bị cho ĐVCNT .Do vậy, thị phần thanh toán thẻ đã tăng lên và doanh số thanh toán luôn đảm bảo mức tăng 15%.Đặc biệt là khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại WTO vào cuối năm 2006.

Bảng 5: Tổng kết mạng lưới thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại

Sở Giao dịch-VCB

( Đơn vị tính: điểm chấp nhận thanh toán )

Tổ chức thẻ QT

2001

2002

2003

2004

2005

2006

VISA

312

525

720

1092

1211

1430

MASTER

312

525

720

1092

1211

1430

AMEX

156

360

625

956

1125

1365

JCB

140

275

625

903

1125

1365

DINER CLUB

50

95

120

150

193

235

( Nguồn: Sở Giao dịch - VCB - Báo cáo tháng 1 năm 2007)

Việc giảm sút trong công tác thanh toán thẻ của VCB trong những năm qua một lần nữa cho thấy hậu quả của việc phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài trong công tác thanh toán thẻ tại Việt nam nói chung và tại VCB nói riêng. Vì thế, giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của hoạt động thanh toán thẻ là ngân hàng phải tìm cách để thúc đẩy việc tiêu dùng trong nước cũng như cần có sự quan tâm hơn nữa tới khách hàng tiềm năng và hệ thống mạng lưới thanh toán ở thị trường này.

Trong nỗ lực nhằm cải thiện tình hình thanh toán, VCB đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm tăng số lượng ĐVCNT của mình thông qua việc giảm đáng kể tỉ lệ phí đối với ĐVCNT này. Nếu như năm 2001, tổng số ĐVCNT 312, thì cho tới năm 2005 là 1211 và năm 2006 là 1430, tăng 18% so với năm 2005. Đặc biệt, trong năm 2005, doanh số thanh toán của cả 5 loại thẻ đều tăng cao. Bên cạnh đó doanh số thanh toán thẻ Amex từ năm 1996 đến năm 2000 liên tục giảm, từ năm 2001 trở đi lại duy trì mức tăng lên 15%/năm. Điều này nói lên chất lượng dịch vụ thanh toán thẻ mà VCB mang đến cho khách hàng đã được cải thiện, đã có sức cạnh tranh và dần đáp ứng được công tác thanh toán của khách hàng.

Bên cạnh đó, hoà nhịp chung với chủ trương tái cơ cấu các NHTM của NHNN và nhằm đa dạng hoá các sản phẩm điện tử, cuối năm 2001, Ban lãnh đạo VCB đã phân công phòng quản lý thẻ soạn thảo đề án lắp máy ATM trong toàn hệ thống. Đến đầu năm 2002, Sở Giao Dịch-VCB đã triển khai 30 máy rút tiền tự động ATM và tính đến hết năm 2006 Sở Giao dịch đã lắp đặt trên 300 máy tại khu vực Hà nội và các khu công nghiệp. Dịch vụ ngân hàng hiện đại này sẽ thay đổi cách trữ tiền mặt trong nhân dân, đảm bảo an toàn và tăng thời gian giao dịch. Khách hàng gửi tiền ở một nơi có thể rút tiền mặt ở bất cứ đâu có máy ATM, trong tương lai máy ATM sẽ mở rộng các dịch vụ mới như chuyển tiền cá nhân, nộp tiền vào tài khoản , thanh toán hóa đơn, nộp séc, mua chứng khoán, mua các dịch vụ nhỏ, quảng cáo, thông tin thương mại.Với những tính năng này, hệ thống rút tiền tự động ATM trở thành một điểm giao dịch tự phục vụ.

Với việc nâng cấp, đổi mới trang bị thêm các trang thiết bị kĩ thuật, nâng cao nghiệp vụ cùng với chính sách khách hàng hấp dẫn hơn trứơc, doanh số thanh toán và phát hành thẻ của VCB tăng lên rõ rệt và đặc biệt sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với năm 2006 khi Việt nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.


  • Rủi ro trong sử dụng và thanh toán thẻ:

  • Thẻ mất cắp thất lạc ( Lost-stolen Card )

Chủ thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc thẻ và thẻ bị một người khác sử dụng trước khi chủ thẻ kịp thông báo cho NHPHT. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ hoặc NHPHT.

  • Rủi ro khi thanh toán hàng hoá dịch vụ bằng thẻ qua thư, qua điện thoại, hay qua Internet.

ĐVCNT cung cấp hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư, điện thoại hay qua mạng trên cơ sở các thông tin về thẻ. Trong trường hợp chủ thẻ chính thức không phải là khách đặt mua hàng thì giao dich đó bị NHPHT từ chối thanh toán. Trường hợp này dễ gây rủi ro cho ĐVCNT và NHTTT.

  • Rủi ro do in ra nhiều hóa đơn thanh toán của cùng một thẻ (Multiple imprints)

Khi thực hiện giao dịch, nhân viên của ĐVCNT đã cố tình in ra nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký để hoàn thành giao dịch. Sau đó nhân viên của ĐVCNT giả mạo chữ ký của chủ thẻ để nộp hóa đơn thanh toán cho NHTTT, gây rủi ro cho NHTTT.

III. Đánh giá hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Sở Giao Dịch-Ngân hàng ngoại thương Việt Nam

1.Những kết quả đạt được và nguyên nhân

1.1 Những kết quả

Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại Sở Giao Dịch là một nghiệp vụ nhỏ trong hoạt động của toàn bộ ngân hàng. Lợi nhuận thu được từ dịch vụ này tuy chưa



Bảng 6: Phí dịch vụ thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế tại Sở Giao Dịch-VCB qua các năm

( Đơn vị tính : 1000 USD)

Tên tổ chức thẻ QT

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Visa

722

803.3

989

1052

1253

1350

Master

300

437

550

635

827

980.6

JCB

44

59.8

63.9

70

90.5

120

Amex

117

135

170

195.3

230

290.7

Tổng cộng

1183

1435

1772

1952.3

2400.5

2741.3

( Nguồn: Báo cáo thường niên tình hình hoạt động nghiệp vụ thẻ thanh toán VCB các năm 2001-2006)

được thống kê một cách chính xác bởi một số chi phí của nó vẫn chưa được hạch toán riêng, vẫn còn nằm trong chi phí của hoạt động thanh toán quốc tế. Vì vậy, hiện nay, chỉ có thể đánh giá chính xác hiệu quả của hoạt động này thông qua số phí thu được từ hoạt động thanh toán và phát hành của ngân hàng.

Như vậy, tổng số phí thu được và doanh số thanh toán thẻ qua các năm, có thể thấy được phần nào hiệu quả của hoạt động kinh doanh thẻ của Vietcombank. Tuy vậy, hiện nay hầu hết số phí thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ đều sử dụng để tái đầu tư cho hoạt động thẻ, có thể tạm thời coi như chưa đóng góp nhiều vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. Song hoạt động này đem lại nhiều lợi ích cho hoạt động kinh doanh khác của VCB. Những lợi ich này hoàn toàn chưa thể đo đếm bằng những con số cụ thể mà mới chỉ được đánh giá một cách định tính.

Trước hết, khi triển khai thêm hoạt động thanh toán thẻ, ngân hàng đa dạng hoá được hoạt động kinh doanh của mình, nhờ đó ngân hàng nâng cao được uy tín của mình trong lòng khách hàng.

Thứ hai, qua việc phát hành và thanh toán thẻ, VCB đã gia nhập những tổ chức thẻ lớn trên thế giới như VISA, MASTER CARD tạo điều kiện cho ngân hàng đặt quan hệ kinh doanh với nhiều nước khác nhau trên thế giới.

Thứ ba, thanh toán thẻ cũng là một phương thức mua ngoại tệ của ngân hàng. Nguồn này chiếm khoản 7% tổng doanh số mua vào hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank.

Tóm lại, hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ thanh toán tại Vietcombank hiện nay còn chưa thực sự hoàn thiện nên những lợi ích mà nó đem lại là chưa rõ rệt. Tuy nhiên trong một tương lai gần, có thể khẳng định nếu phát triển nghiệp vụ

này thì chắc chắn nó sẽ đem lại nhiều lợi ich thiết thực hơn cho ngân hàng.



1.2 Nguyên nhân

1.2.1 Sự phục hồi của nền kinh tế Việt nam và khu vực sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ

Giai đoạn năm 1996-1997 được xem như là một thời kì hoàng kim của thị trường thẻ Việt nam với doanh số ước tính 200 triệu USD/năm; tốc độ phát triển thanh toán thẻ trung bình 200%/năm. Sang năm 1998, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã khiến cho tốc độ phát triển này chững lại và có xu hướng giảm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam năm 1998 tụt xuống còn 5.8%; so với năm 1996 là 9.3% và năm 1997 là 8.2%. Khủng hoảng kinh tế đã làm giảm số lượng khách nước ngoài vào Việt nam, đặc biệt là khách du lịch, kéo theo doanh thu thẻ từ mọi loại hình ĐVCNT đều giảm. Bước sang năm 1998 và năm 1999 tiếp tục đánh dấu sự sụt giảm chưa từng thấy của doanh số thanh toán thẻ tại Việt nam, kéo theo sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận thanh toán thẻ của các ngân hàng. Tuy vậy, đến giai đoạn năm 2000-2001, nền kinh tế Việt nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình vào khoảng 6.8%/năm (so với năm 1999 là 4.8%). Năm 2006, lượng du khách quốc tế đến Việt nam là 4.14 triệu lượt khách, tăng 20% so với năm 2004 và năm 2005, tăng 80% so với năm 2000. Lượng kiều hối chuyển về nước đạt mức 1.82 tỷ USD, tăng 3.6% so với năm 2000 và 51.7% so với năm 1999. Vốn đầu tư nước ngoài FDI thực hiện ước đạt 2.3 tỷ USD, tăng 9.5%; vốn ODA giải ngân ước đạt 1.7 tỷ USD, tăng 4%; vốn đầu tư trong nước tăng 20.5%. Sự phục hồi của nền kinh tế đã kéo theo sự phục hồi của thị trường thẻ thanh toán với doanh số thanh toán ước tính tăng 30% so với giai đoạn 2004-2005, và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Đây là một dấu hiệu lạc quan cho các ngân hàng tham gia trên thị trường thẻ nói chung và cho VCB nói riêng.



1.2.2 Sự quan tâm của Nhà nước đối với việc phát triển dịch vụ thẻ thanh toán của các NHTM tại Việt nam

Ý thức rõ được tầm quan trọng của thanh toán thẻ đối với phát triển kinh tế, ngay từ năm 1990, NHNN đã cho phép Ngân hàng ngoại thương Việt nam triển khai thí điểm hoạt động thanh toán thẻ. Sau một thời gian thực hiện, cùng với sự ra đời của quyết định số 74/QĐ-NH1 ngày 10/1/1993 về việc phát hành và sử dụng thẻ thanh toán của thống đốc NHNN, VCB đã thí điểm phát hành thẻ thanh toán đầu tiên tại Việt nam. Tháng 8/1996, hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ tại Việt nam được thành lập. Tháng 6/1998, một cuộc hội thảo về triển vọng mở rộng phạm vi sử dụng và phát hành thẻ ngân hàng tại Việt nam được tổ chức. Hội thảo này đã thảo luận về khả năng ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt nam cũng như đề ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát hành , sử dụng và thanh toán thẻ. Ngày 19/10/1999, quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN về việc ban hành qui chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng đã chính thức đưa ra môi trường hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các NHTM tại Việt nam hiện nay.



1.2.3 Công nghệ thông tin cũng như hệ thống thông tin liên lạc ở Việt nam đang đạt được những bước tiến vượt bậc

Công nghệ thông tin ở Việt nam đang có những tiến bộ vượt bậc. Bên cạnh việc tự tạo ra nhiều mạng nội địa với chất lượng cao, những năm vừa qua đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt nam khi Việt nam chính thức hoà mạng Internet toàn cầu. Máy tính và mạng máy tính trở thành một công cụ đắc lực giúp cho các ngân hàng nói chung và ngân hàng VCB nói riêng hoàn thành tốt nhiệm vụ làm trung gian thanh toán của mình.



1.2.4 Thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt nam đang có những bước tiến mới

Trong số những mô hình ứng dụng thương mại trên Internet, mô hình kinh doanh bán hàng trên mạng của các doanh nghiệp cho người tiêu dùng là phổ biến nhất mà người ta quen gọi là e-commerce hay thương mại điện tử. Nhưng để hoàn thành giao dịch mua bán hàng qua mạng, hiện nay hầu hết các địa chỉ bán hàng đều yêu cầu khách hàng phải có thẻ tín dụng quốc tế để thực hiện việc thanh toán. Hiện nay đã có một số đơn vị cung ứng dịch vụ Internet phối hợp với ngân hàng đi những bước đầu tiên để triển khai thanh toán thẻ và phổ biến thương mại điện tử tại Việt nam. Triển khai việc thanh toán thẻ cho các giao dịch TMĐT sẽ mang lại nguồn thu đáng kể không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả các ngân hàng.



1.2.5 Nhu cầu du học nước ngoài cũng như du lịch nước ngoài của người Việt nam gia tăng

Sự kiện các nước ASEAN phối hợp với nhau trong việc giảm giá vé và thủ tục để thăm quan, đi lại trong khu vực, cùng với nhu cầu du lịch nước ngoài của người dân Việt nam có xu hướng gia tăng, kết quả tất yếu là thanh toán thẻ cũng tăng lên vì tính tiện lợi, an toàn của nó trong quá trình sử dụng.

Ngoài ra, sự phát triển của thị trường du học cũng góp phần nâng cao nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng của ngươì Việt nam. Đây là những nhóm khách hàng rất có tiềm năng và cũng là cơ hội đòi hỏi VCB phải có chiến lược quảng bá tiếp thị rộng rãi để thu hút được nhóm khách hàng này.

1.2.6 VCB là một ngân hàng lớn có uy tín và nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh toán

VCB là một ngân hàng lớn có nhiều kinh nghiệm trong công tác thanh toán, đặc biệt là thanh toán quốc tế. Qua thực tế kinh doanh trong lĩnh vực này, VCB đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm cũng như tạo được nhiều mối quan hệ làm ăn với các ngân hàng và tổ chức lớn trong nước cũng như quốc tế. Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế thực chất là một phương thức thanh toán qua ngân hàng, bởi thế kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế và mối quan hệ rộng là một ưu thế to lớn của VCB khi bước vào kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán thẻ. Đặc biệt trong giai đoạn đầu xuất hiện tại Việt nam, thanh toán thẻ chủ yếu mang tính chất thanh toán quốc tế.



1.2.7 VCB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ tại Việt nam

Là ngân hàng đầu tiên thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ và là một trong hai ngân hàng thực hiện phát hành thẻ tại Việt nam, NHNT đã không gặp phải sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác. Chính những điều này tạo điều kiện cho VCB có thời gian để củng cố và hoàn thiện mọi mặt hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cần thiết, xây dựng uy tín trên thị trường,tạo được thế đứng vững chắc để đối đầu với sự cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác, đặc biết là các ngân hàng nước ngoài.



1.2.8 Chiến lược đổi mới công nghệ ngân hàng của VCB

VCB là một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt nam coi việc đổi mới công nghệ ngân hàng là một vấn đề chiến lược có ý nghĩa sống còn đến hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.Bên cạnh đó, VCB cũng được đánh giá là ngân hàng hàng đầuViẹt nam có trang thiết bị, công nghệ hiện đại trong hệ thống NHTM quốc doanh, luôn đổi mới, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong thanh toán cũng là một ưu thế trong kinh doanh thẻ của VCB.



1.2.9 Chính sách khách hàng hấp dẫn và đội ngũ cán bộ có năng lực, giàu kinh nghiệm

Công tác marketing và chiến lược khách hàng luôn đựoc VCB chú ý. Khách hàng thường xuyên được cung cấp những thông tin, hướng dẫn cụ thể chi tiết cho những vấn đề có liên quan đến phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng. Ngân hàng ngoài ra cũng có những chính sach ưu đãi đối với những khách hàng lớn, đáng tin cậy như chính sách về lãi suất, về hạn mức tín dụng và về tài sản thế chấp.

Hơn nữa, ngân hàng có một đội ngũ cán bộ chuyên môn vững vàng lại thường xuyên được bồi dưỡng, thái độ niềm nở, nhiệt tình với khách hàng là đặc điểm nổi bật có thể thấy ở VCB. VC B có thể nói là một ngân hàng luôn chú trọng đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình, thường xuyên cử cán bộ nhân viên tham dự các khoá học nâng cao nghiệp vụ do NHNN, các trường đại học và các ngân hàng nước ngoài tổ chức. Đội ngũ cán bộ quản lý thẻ đầy năng lực của ngân hàng được tập trung ở trung tâm thẻ tại Hà nội cũng như tại thành phố Hồ chí Minh cũng như tại các tỉnh thành phố khác trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi cho VCB mở rộng phát hành và thanh toán thẻ hiện nay tại Việt nam. Đa số những nhân viên của trung tâm là những nhân viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, trình độ Marketing vững vàng và rất kiên nhẫn, niềm nở trong phục vụ khách hàng, có khả năng vận hành các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng. Có thể nói đội ngũ cán bộ có năng lực và chuyên môn cao luôn là một sự hỗ trợ to lớn trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của VCB.

2. Một số yếu kém còn tồn tại của Sở Giao Dịch và nguyên nhân cần khắc phục trong thời gian tới.

2.1 Những khó khăn

2.1.1 Nền kinh tế Việt nam tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong giai đoạn phát triển mới

Năm 2006, nền kinh tế Việt nam đã có những bước phát triển đáng khích lệ,cùng với sự đổi mới trong việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của nhà nước, đã có tác động tích cực tới kết quả hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các ngân hàng, trong đó có VCB. Tuy nhiên, những khó khăn từ nền kinh tế vẫn còn tồn tại , chủ yếu do kinh tế tăng trưởng cao hơn nhưng chưa ổn định và chắc chắn, chưa có sự phát triển đồng đều giữa các thành phần kinh tế.

Một khó khăn nữa cho ngân hàng trong việc mở rộng khai thác dịch vụ thẻ là do sự phát triển không đồng đều giữa những vùng kinh tế. Việc phát hành thanh toán thẻ của VCB tại các đô thị lớn khá thuận lợi nhưng đây lại là những thị trường đã bão hoà, trong khi tại các khu vực kinh tế khác có tiềm năng nhưng chậm phát triển hơn, việc đặt chi nhánh hay các phòng giao dịch không đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngân hàng.

2.1.2 Chưa có một hành lang pháp lý đồng bộ và ổn định

Sự ra đời của qui chế phát hành sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành theo quyết định 37/1/1999/NHNN đề ra cho các NHTM còn có phần phiền hà và không hợp lý. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một văn bản nào khác có tính pháp lý cao trong việc xử lý tranh chấp, vi phạm trong phát hành và thanh toán thẻ tại Việt nam làm nảy sinh những bất cập giữa quy định hiện hành và chế độ quản lý ngoại hối, tín dụng với các phương tiện phát hành và thanh toán thẻ, gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ quốc tế.



2.1.3 Các yếu tố xã hội và thói quen dùng tiền mặt của dân cư còn lớn

Theo số liệu thống kê hiện nay, khoảng 75.72% dân số nước ta sống ở vùng nông thôn và lao động trong ngành nông nghiệp.Thu nhập bình quân của người dân tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp trong khu vực, trung bình 270USD/năm.Vì vậy mọi khoản thu nhập dành cho tiêu dùng cá nhân là chính, chi tiêu thường là các khoản nhỏ lẻ, không có tích luỹ hoặc nếu có chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ.

Theo nhận xét và đánh giá của nhiều chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một quốc gia sử dụng qua nhiều tiền mặt, dù đến bất cứ ngân hàng nào trong nước, các hoạt động giao dịch bằng tiền mặt vẫn chiếm một diện tích lớn trụ sở giao dịch của mỗi ngân hàng cũng như thu hút một số lượng lớn các nhân viên giao dịch. Tình trạng sử dụng tiền mặt quá lớn trong nền kinh tế nước ta hiện nay đang làm cho chúng ta mỗi năm mất đi khoảng 1 tỷ USD. So với các nước trong khu vực, thanh toán qua ngân hàng tại Việt nam vẫn còn chiếm một tỉ lệ rất thấp.

Kiến thức về thẻ thanh toán trong công chúng còn ở mức độ thấp, nhiều người quan niệm răng thẻ chỉ dành cho đối tượng giàu có trong xã hội. Hơn nữa, mọi khoản thu nhập cá nhân đều được trả bằng tiền mặt, việc mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng không phải là một nhu cầu bức bách đối với các tầng lớp dân cư. Trong khi đó, việc phát hành thẻ tín dụng lại căn cứ rất nhiều vào việc sử dụng tài khoản cá nhân cũng như thu nhập cá nhân phản ánh trên tài khoản. Đây là một khó khăn cho ngân hàng trong việc quyết định phát hành thẻ cho khách hàng cũng như thu nợ từ khách hàng.



2.1.4 Áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng khác

Khi bắt đầu tham gia vào thị trường thẻ thì VCB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên sau đó, VCB gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác cũng tham gia thị trường này trong đó phải kể đến ACB. Những năm tiếp theo, trên thị trường Việt nam ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ với nhiều lợi thế về kĩ thuật, quan hệ khách hàng.. gây nên sự chia sẻ thị phần và đây là một khó khăn mang tính khách quan mà VCB không thể khắc phục ngày một ngày hai. Ưu thế của các ngân hàng này là với vai trò người đi sau, họ đúc kết được rất nhiều bài học kinh nghiệm từ VCB. Đặc biệt là sự góp mặt của nhiều chi nhánh ngân hàng nước ngoài, họ có lợi thế hơn hẳn VCB về vốn đầu tư, kinh nghiệm và trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hoạt động Marketing thu hút khách hàng, lại có sự hậu thuẫn của các ngân hàng mẹ phía sau ở các nước phát triển với mạng lưới chi nhánh rộng khắp ở nhiều nước khác nhau trên thế giới. Trong khi đó, dù là một trong những NHTM quốc doanh lớn nhất Việt nam thì chi phí đầu tư cho việc mở rộng hoạt động dịch vụ thẻ, nâng cao thị trường đang vượt quá khả năng của ngân hàng.



2.1.5 Chưa phân định rõ và tập trung vào từng nhóm khách hàng

Ngân hàng chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc phân tích thị trường cũng như nghiên cứu nhu cầu về thẻ để phân chia chính xác thành các nhóm khách hàng truyền thống, mục tiêu và tiềm năng, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, hoạt động khuếch trương, quảng cáo cho dịch vụ thẻ của ngân hàng chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, lại bị hạn chế bởi kinh phí dành cho các hoạt động này còn eo hẹp



2.1.6 Giao dịch thẻ còn nhiều phiền hà và tốn nhiều thời gian

Các giao dịch thanh toán thẻ quốc tế đều phải thông qua tổ chức thẻ quốc tế khiến các ngân hàng phải thiết lập một hệ thống chương trình máy móc thiết bị và kênh truyền dữ liệu riêng cho mình. Không những thế, mọi giao dịch dù là phát hành thẻ trong nước cũng phải thông qua các tổ chức thẻ quốc tế rồi mới được các tổ chức này gửi ngược lại đòi tiền ngân hàng phát hành. Điều này dẫn đến thời gian đọng vốn dài hơn, các chi phí phát sinh như thuê báo kênh truyền dữ liệu, tiền mua hệ thống xử lí cấp phép, thanh toán cho mỗi ngân hàng. Những chi phí này rất cao mà trên thực tế có thể tiết kiệm nếu như có giải pháp hữu hiệu



2.1.7 Chưa có một mạng lưới đại lý thanh toán thẻ rộng khắp.

Hiện tại, VCB có 25 chi nhánh tại các thành phố lớn, 3 văn phòng đại diện ở nước ngoài, quan hệ đại lý với hơn 1300 ngân hàng thuộc 85 nước trên thế giới. Đây là một ưu thế của VCB đối với các NHTM Việt nam khác nhưng so với các ngân hàng nước ngoài co danh tiếng đang họat động tại Việt nam thì con số này vẫn còn nhỏ bé.

VCB đã rất chú trọng đến công tác mở rộng mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ trên quy mô toàn quốc và có mạng lưới đại lý chấp nhận thẻ vào hàng lớn nhất Việt nam nhưng số lượng còn ít, lại tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn, phục vụ cho khách hàng nước ngoài là chính, do đó các loại hình giao dịch còn chưa phong phú. Đây là điểm hạn chế lớn cho kế hoạch phát triển thẻ thanh toán trong các năm tiếp theo của ngân hàng .

Một khó khăn khác trong việc phát triển đại lý ngân hàng là vấn đề mở rộng mạng lưới ồ ạt không có chọn lọc, dẫn đến việc ngân hàng phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư trong thiết bị trong khi doanh thu đại lý mang lại không cao.



2.1.8 Rủi ro trong vấn đề thẻ giả

Thẻ là một phương tiện thanh toán tiện ích và an toàn do ứng dụng công nghệ cao, nhưng các rủi ro trong phát hành, thanh toán và sử dụng thẻ không phải là không tồn tại và bất cứ khi nào cũng có thể gây ra những thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng. Đặc biệt khi công nghệ tin học phát triển vượt bậc như hiện nay thì hoạt động tội phạm trong phát hành và thanh toán thẻ cũng trở nên tinh vi, khó phát hiện hơn. Tuy rằng hiện nay rủi ro này tại Việt nam không phải là nhiều nhưng cũng đủ gây tâm lý e ngại cho nhân viên về tính an toàn của thẻ, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng số chủ thẻ của bản thân ngân hàng.



2.2 Nguyên nhân

2.2.1 Nguyên nhân từ phía người sử dụng thẻ

  • Người dân còn xa lạ với việc giao dịch với ngân hàng và các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, các qui định về giao dịch thẻ là mới đối với khách hàng. Nhiều người dân thu nhận thông tin về ngân hàng qua các nguồn tin không chính thức, thiếu tính chính xác.

  • Điều kiện cho vay: Hầu như tất cả cá nhân sử dụng thẻ đều phải kí quĩ với tỷ lệ khá cao kèm theo thủ tục phiền hà trừ một số người có địa vị xã hội.

  • Số lượng cơ sở chấp nhận thẻ còn hạn chế, lại phân bố không đều, các điểm chấp nhận thẻ còn ưa thích nhận tiền mặt trong thanh toán, chưa thay đổi ý thức chấp nhận thanh toán thẻ để thu hút khách và tăng dân số, thậm chí còn áp đặt các phụ phí.

  • Thu nhập của người dân chưa cao trong khi VCB ít chấp nhận phát hành thẻ dựa vào tín chấp. Bên cạnh đó chủ thẻ còn phải chịu nhiều loại phí như phí thường niên, phí rút tiền mặt, phí qui đổi tỉ giá.

2.2.2 Nguyên nhân từ phía cơ sở chấp nhận thẻ

  • Tâm lý e ngại do việc thương vụ bị giám sát bởi ngân hàng: Đối với các cửa hàng bán lẻ, các điểm cung cấp dịch vụ vẫn chưa quen với hình thức công khai thanh toán qua ngân hàng vì như vậy là không thể trốn thuế, trước mắt làm giảm lợi nhuận của ĐVCNT.

  • Tâm lý không thu tiền ngay sau các thương vụ: quan niệm “tiền trao - cháo múc” vẫn là phổ biến cho người bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ. Thực hiện phương thức thanh toán thẻ, nhiều ĐVCNT phải định kì đến ngân hàng để lĩnh tiền mặt. Như vậy với nhiều ĐVCNT, họ chỉ thực sự được thanh toán sau khi giao dịch đã thực hiện được 3-5 ngày.

  • Lo ngại rủi ro: Trong tình trạng có nhiều thẻ giả lưu hành, việc tham gia thanh toán thẻ còn mới mẻ với nhiều điểm cung cấp hàng hóa dịch vụ thì các cơ sở này luôn lo sợ rủi ro sẽ đến và e ngại thực hiện phương thức thanh toán thẻ

2.2.3 Nguyên nhân từ phía Vietcombank

Việc VCB còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh thẻ còn có nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Thứ nhất, VCB còn băn khoăn liệu họ có thu hút được người sử dụng thẻ hay không? Trong khi đó, muốn phát triển dịch vụ thẻ cần phải chuẩn bị nhiều thứ: ĐVCNT, quảng cáo, quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, trang thiết bị kĩ thuật công nghệ. Những sự chuẩn bị này của ngân hàng không chỉ đòi hỏi sự nhiệt tình mà còn là những khoản chi phí đang kể, đặc biệt với một ngân hàng thương mại quốc doanh như VCB.

Thứ hai, tại các thành phố lớn như Hà nội và thành phố Hồ chí Minh,VCB đều đã có đối tượng cạnh tranh đáng ngại. Một là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ( ACB ), dù là ngân hàng mới thành lập nhưng là một ngân hàng Thương mại cổ phần tiêu biểu, vững mạnh về tài chính, đa dạng về nghiệp vụ, đội ngũ nhân viên và phong cách phục vụ luôn làm hài lòng dù là khách hàng khó tính. Hai là một loạt các chi nhánh ngân hàng nước ngoài với tiềm lực kinh tế hùng mạnh và bề dày kinh nghiệm trong kinh doanh thẻ như ANZ, HKB, HSBC.

Thứ ba, Điều kiện phát hành thẻ của VCB chưa hợp lí. Đối tượng phát hành có thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng trong khi thu nhập đầu người của nước ta chỉ khoảng 200USD/năm.

Thứ tư, hệ thống cấp thẻ của VCB hay trục trặc, chủ thẻ thường không được sử dụng hết hạn mức tín dụng được cấp, công nghệ thẻ chưa hoàn thiện.. Chính mặt kỹ thuật và công nghệ còn thiếu sót như vậy làm cho VCB phải dè dặt, thận trọng trong công tác phát hành thẻ. Việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng là một nguyên nhân làm cho nhu cầu phát hành thẻ chưa phát triển.

Qua việc phân tích tình hình phát hành và thanh toán thẻ tại Vietcombank, có thể rút ra kết luận là: Muốn phát triển khả năng thanh toán thẻ của Vietcombank trên thị trường Việt nam cũng như quốc tế, cần có sự phối hợp đồng bộ từ nhiều phía, không phải chỉ bản thân Vietcombank. Chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ này và đề ra các giải pháp mở rộng khai thác dịch vụ thanh toán thẻ tại Sở Giao Dịch trong chương 3.



Каталог: luanvan
luanvan -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
luanvan -> Phần mở đầu Tính cấp thiết của đề tài
luanvan -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
luanvan -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
luanvan -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
luanvan -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
luanvan -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
luanvan -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
luanvan -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN

tải về 462.29 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương