CHƯƠng 1: thẻ thanh toán và những lợI Ích củA thẻ thanh toán trong nền kinh tế. Thẻ thanh toán


Thực trạng sử dụng thẻ thanh toán



tải về 498.82 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích498.82 Kb.
#13203
1   2   3   4   5   6
Thực trạng sử dụng thẻ thanh toán:

Trong thời gian qua, dịch vụ thẻ phát triển với tốc độ cao, từ việc thẻ ngân hàng được xem như một tài sản hay thương hiệu đối với những gương mặt thành đạt đến nay đã trở thành công cụ thanh toán thông dụng. Doanh số sử dụng thẻ hiện nay tuy chưa nhiều so với các nước phát triển khác trên thế giới, song cũng góp phần làm giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong lưu thông.

Bảng 2.2- Doanh số hoạt động của thẻ thanh toán tại Việt Nam

(Đơn vị: tỷ đồng)




2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Doanh số hoạt động

8190

25350

32400

50500

157700

240880

330000

Số lượng tăng




17160

7050

27100

98200

83180

89120

Tỷ lệ tăng




210%

28%

84%

165%

53%

37%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN năm 2003-2009)



Biểu đồ 2.5- Doanh số hoạt động thẻ thanh toán tại Việt Nam

Năm 2003 tổng doanh số hoạt động của thẻ thanh toán là 8.190 tỷ đồng, năm 2004 tăng thêm 17.160 tỷ đồng, nâng tổng doanh số hoạt động lên 25.350 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 210% so với năm 2003 , doanh số hoạt động bình quân mỗi thẻ đạt 39 triệu đồng/ năm; năm 2005 tốc độ tăng doanh số hoạt động có dấu hiệu giảm sút, nguyên nhân là do các NHTM thay vì tập trung vào những đối tượng khách hàng là những doanh nhân, những người có thu nhập cao như trước đây, thì năm 2005-2006 lại tập trung chủ yếu vào đối tượng có thu nhập trung bình và thấp như sinh viên, người lao động , công nhân trong các khu chế xuất,… với doanh số hoạt động bình quân mỗi thẻ chỉ đạt 17 triệu đồng/năm. Vì thế tốc độ tăng doanh số hoạt động của thẻ cũng chỉ đạt 28% năm 2005 và 84% năm 2006. Năm 2007 doanh số hoạt động của thẻ thanh toán sau những dấu hiệu chững lại do sự xâm nhập thị trường cũng như có một sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại, đã bắt đầu tăng trở lại với số lượng tăng 98.200 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 165% so với năm 2006. Sang các năm tiếp theo, tốc độ tặng doanh số của thẻ thanh toán đã giảm hẳn rõ rệt, nhưng nhìn chung doanh số vẫn tăng, tăng thêm 83.180 tỷ đồng vào năm 2008 và đạt đến mức 330.000 tỷ đồng năm 2009.

Hiện nay, có 2 loại thẻ thanh toán đang sử dụng phổ biến trên thế giới là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Thẻ tín dụng cho phép chủ thẻ sử dụng trong hạn mức tín dụng tuần hoàn được cấp và chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ các khoản dư nợ phát sinh theo quy định. Thẻ ghi nợ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ trên cơ sở số dư tài khoản tiền gửi của chính chủ thẻ.

Thẻ ghi nợ nội địa ra đời chậm hơn, vào năm 2002, nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều, trung bình trên 200%/năm. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam, đến nay đã có hơn 17 triệu thẻ ATM được lưu hành với 176 thương hiệu do 41 tổ chức phát hành và với hơn 9.000 máy ATM phủ khắp toàn quốc. Đối với thẻ thanh toán ngoài quốc gia (chủ yếu mang thương hiệu Visa và Mastercard) các nước đang triển khai kế hoạch chuyển đổi sang một chuẩn thẻ chip chung, đó là chuẩn EMV. Nắm được xu thế này, từ cuối năm 2006 các tổ chức phát hành thẻ và tổ chức thanh toán thẻ Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho việc chuyển đổi. Tuy nhiên, tới nay mới chỉ có 3 tổ chức phát hành thẻ chíp cho thẻ quốc tế mang thương hiệu Visa và Mastercard và 02 tổ chức phát hành thẻ chip đối với thẻ nội địa cho khách hàng. Thẻ quốc tế tuy chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số thẻ phát hành trong cả nước nhưng doanh số hoạt động lại không nhỏ.



Bảng 2.3- Doanh số hoạt động thẻ thanh toán tại Việt nam

(Đơn vị: tỷ đồng)




2003

2004

2005

2006

2007

2008

Thẻ nội địa

3.978

12.441

15.840

44.100

129.812

250.000

Thẻ quốc tế

5.090

12.760

16.272

16.100

27.224

43.280

(Nguồn: Tham khảo từ hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2003-2008)



Biểu đồ 2.6- Doanh số hoạt động các loại thẻ tại Việt Nam

Năm 2003-2005 tổng doanh số hoạt động của thẻ quốc tế luôn luôn cao hơn thẻ nội địa, bởi vì doanh số hoạt động bình quân của mỗi thẻ quốc tế năm 2003 đạt 145 triệu đồng/năm và 151 triệu đồng/năm vào năm 2004, cao gấp 4 đến 5 lần so với thẻ nội địa. Từ năm 2005, doanh số thẻ nội địa bắt đầu cao hơn, năm 2006 tăng lên 2,6 lần, đến năm 2007 có sự tăng vượt trội (tăng trên 103 tỷ) gấp 4.8 lần thẻ quốc tế. Tính đến cuối năm 2008, doanh số sử dụng thẻ nội địa đạt gần 250.000 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2007. Tuy nhiên, doanh số rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi việc thanh toán bằng thẻ tại các POS (điểm giao dịch chấp nhận thẻ) và ATM vẫn còn hạn chế. Trong khi đó, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của các ngân hàng năm 2008 đạt hơn 1.164 triệu đô la Mỹ, bằng 159% so với năm 2007. Sự tăng này chứng tỏ các ngân hàng trong nước cũng đã gây được sự chú ý đến khách hàng sử dụng thẻ và đáp ứng kịp thời nhu cầu của các tầng lớp dân cư trong xã hội, từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập cao.

Ngân hàng Ngoại thương Việt nam là ngân hàng có dịch vụ thẻ thanh toán phát triển nhất Việt nam hiện nay. Doanh số thanh toán thẻ tín dụng qua hệ thống máy ATM và POS của Vietcombank trong những năm qua liên tục chiếm rất lớn, riêng sản phẩm thẻ VCB- Connect 24 được bình chọn là thương hiệu quốc gia, Sao Vàng Đất Việt, top 10 thương hiệu mạnh Việt Nam… là loại thẻ có thị phần lớn trên thị trường thẻ ATM hiện nay. VCB cũng là Ngân hàng đạt kỷ lục Guiness Việt nam “Ngân hàng có nhiều sản phẩm thẻ nhất”. Cho đến nay, VCB đã phát triển được trên 10.000 điểm chấp nhận thẻ và hơn 1.100 máy ATM bao phủ rộng rãi trên toàn quốc, với gần 60% thị phần thanh toán thẻ.

Bảng 2.4- Doanh số thanh toán thẻ ghi nợ qua hệ thống ATM và POS của Vietcombank

(Đơn vị: tỷ đồng)


Loại thẻ

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Connect 24

29.249

47.134

66.000

Master MTV vàVisa Debit

426

1.055

5.000

Tổng cộng

29.675

48.189

71.000

Hiện nay các ngân hàng thường cung cấp thẻ tín dụng theo 2 hình thức: tín chấp và thế chấp. Với hình thức tín chấp, khách hàng phải có năng lực tài chính, có uy tín giao dịch với ngân hàng mới được thẩm định để cung cấp dịch vụ. Với hình thức thế chấp, khách hàng được yêu cầu ký quỹ 110% giá trị hạn mức tín dụng và số tiền này được hưởng lãi suất tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn (thường là 1 năm). Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc tốc độ tăng thẻ tín dụng chậm hơn so với thẻ ghi nợ. Hơn nữa, nhiều chủ thẻ tín dụng chưa thực sự thoải mái khi phải trả thêm phí sử dụng thẻ. Đây là một trong những khó khăn lớn của việc phát triển thị trường thẻ.

Tuy nhiên, trong tổng số thẻ phát hành thì không phải tất cả đều hoạt động. Thực tế hiện nay có từ 20-30% số thẻ chỉ đăng ký rồi sau đó không thực hiện giao dịch. Điều này gây ra những lãng phí và làm giảm hiệu quả hoạt động của thị trường thẻ thanh toán.

Mặc dù các ngân hàng tích cực gia tăng tiện ích cho khách hàng cũng như nâng cao sức cạnh tranh của chính mình, thẻ ATM ngày càng có nhiều chức năng hơn, không chỉ đơn thuần để rút tiền, kiểm tra số dư tài khoản mà bên cạnh đó còn thanh toán phí điện nước, điện thoại, chuyển khoản, thanh toán khi mua hàng trực tuyến,… Tuy nhiên, đến nay các dịch vụ vẫn chưa thực sự phổ biến vì vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng từ người tiêu dùng. Thực trạng này rất đáng lo ngại vì hầu như người dân chưa có thói quen với việc thanh toán qua thẻ cho những dịch vụ hàng ngày. Hiện nay, thanh toán thẻ tại Việt nam chỉ chiếm 1% chi tiêu cá nhân, trong đó tỷ lệ này ở các nước phát triển là 80-90% và ở các nước đang phát triển là 10-25%.

Thẻ ATM vẫn chưa thực hiện được chức năng chính là thay thế tiền mặt trong lưu thông và thanh toán. Số lượng khách hàng sử dụng tài khoản để thanh toán vẫn còn chiếm một tỷ lệ rất ít. Hầu hết khách hàng vẫn sử dụng thẻ để rút tiền mặt và thanh toán các dịch vụ, hàng hóa.



      1. Каталог: resources
        resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
        resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
        resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
        resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
        resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
        resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
        resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
        resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

        tải về 498.82 Kb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương