CHƯƠng 1: thẻ thanh toán và những lợI Ích củA thẻ thanh toán trong nền kinh tế. Thẻ thanh toán


Thực trạng về mạng lưới máy ATM và POS



tải về 498.82 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích498.82 Kb.
#13203
1   2   3   4   5   6
Thực trạng về mạng lưới máy ATM và POS:

  1. Thực trạng về mạng lưới máy ATM:

Về số lượng máy ATM:

Năm 2000, hệ thống thanh toán tự động chỉ được 2 chi nhánh ngân hàng nước ngoài triển khai thực hiện với quy mô nhỏ, trong đó ngân hàng ANZ có 3 máy, HSBC có 2 máy. Năm 2001 các ngân hàng thương mại nhà nước bắt đầu tham gia và thị trường giao dịch tự động (Autobanking). Năm 2003, bốn ngân hàng thương mại nhà nước là Vietcombank, Incombank, BIDV, Agribank đang trong giai đoạn triển khai dịch vụ thẻ, mỗi ngân hàng có vài chục máy ATM, và đến nay đã tăng rất nhiều lần so với số lượng máy ban đầu. Phát triển mạng lưới ATM là một trong những yếu tố tiên quyết để phát triển số lượng thẻ và nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ. Các ngân hàng đã tích cực đầu tư thêm nhiều máy ATM với mục tiêu là phát triển dịch vụ thẻ trên cơ sở công nghệ hiện đại để phục vụ khách hàng. Các máy ATM thế hệ mới được cải tiến mẫu mã, tính năng.



Bảng 2.5- Số lượng máy ATM tại Việt nam

(Đơn vị: máy)




2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số lượng máy

320

600

1200

2500

4300

7500

10000

Số lượng tăng




280

600

1300

1800

3200

2500

Tỷ lệ tăng




88%

100%

108%

72%

74%

33%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN năm 2003-2009)



Biểu đồ 2.7- Số lượng máy ATM tại Việt Nam

Năm 2004, số lượng máy ATM tại Việt nam khoảng 600 máy, tăng so với năm 2003 là 280 máy, tỷ lệ tăng 88%. Năm 2005 các ngân hàng lắp đặt thêm 600 máy, nâng tổng số máy cả nước lên đến 1.200 máy, tăng 100% so với năm 2004. Đến năm 2006, số lượng máy ATM là 2500 máy, tăng so với năm 2005 là 1300 máy, tốc độ tăng đạt cao nhất trong các năm qua, tăng108%. Năm 2007 lượng máy lắp đặt thêm 1800 máy, tỷ lệ tăng 72% đã nâng tổng số máy lên 4300 máy. Sang năm 2008, vẫn giữ tốc độ tăng 74%, các ngân hàng đã lắp đặt thêm 3200 máy và đưa tổng số máy đạt đến 7500 máy. Và đến ngày 31/12/2009, mạng lưới chấp nhận thẻ cũng được mở rộng mạnh mẽ với số lượng máy ATM tăng hơn 33% từ 7.500 lên gần 10.000 máy.

Trong hệ thống các ngân hàng Việt nam, Vietcombank là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ, Vietcombank luôn được lựa chọn là đối tác chiến lược của các Tổ chức thẻ, Công ty thẻ uy tín nhất trên thế giới. Với vị thế luôn đi đầu trong lĩnh vực thẻ tại thị trường trong nước, Vietcombank không chỉ là ngân hàng thanh toán lớn nhất ở Việt Nam mà còn trực tiếp phát hành thẻ quốc tế: Vietcombank MasterCard, Vietcombank Visa, Vietcombank American Express. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng độc quyền tại thị trường Việt Nam phát hành và thanh toán thẻ American Express - một trong những sản phẩm thẻ có uy tín và dịch vụ tốt nhất trên thế giới. Cùng với mạng lưới rộng khắp các điểm chấp nhận thẻ, năm 2001 Vietcombank đã đưa hệ thống máy ATM đạt chuẩn quốc tế vào hoạt động. Đến tháng 4/2002, với sự ra đời của thẻ Vietcombank Connect24, mạng lưới ATM của Vietcombank đã không chỉ phục vụ cho các khách hàng quốc tế và còn cung cấp dịch vụ thanh toán thuận tiện cho các chủ thẻ của Vietcombank trên toàn quốc. Hướng tới phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, Vietcombank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như phát triển mạng lưới ATM và điểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc. Tới nay, Vietcombank đã có tổng số trên 10.000 điểm chấp nhận thẻ và 1.525 máy ATM tại các tỉnh, thành trên cả nước, đặc biệt tập trung vào các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm thương mại, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong và ngoài nước. Trung bình mỗi ngày có khoảng 200.000 giao dịch được thực hiện trên hệ thống ATM của Vietcombank. Không chỉ tập trung phát triển mạng lưới ATM đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trên cả nước, trong thời gian qua Vietcombank đã hợp tác với hầu hết các nhà cung ứng dịch vụ lớn về viễn thông, bảo hiểm, điện lực, truyền hình… để gia tăng các tiện ích trên hệ thống ATM. Hiện tại, ngoài việc rút tiền mặt, các chủ thẻ của Vietcombank còn có thể thực hiện hàng loạt các giao dịch trên hệ thống giao dịch tự động của Vietcombank như truy vấn số dư tài khoản, chuyển khoản trong hệ thống của Vietcombank, mua thẻ (điện thoại, internet) trả trước, thanh toán hoá đơn dịch vụ (điện, điện thoại cố định, cước điện thoại di động, internet, phí bảo hiểm…).

Việc tăng cường lắp đặt các máy ATM rộng rãi ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp là những nỗ lực thúc đẩy phát triển nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng thương mại Việt nam. Hiện nay, có khoảng 27% số máy ATM được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và 20% được đặt tại Hà Nội. Tuy với số lượng máy ATM tập trung tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như vậy nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của dân cư. Mật độ đặt máy của ngân hàng chưa đồng đều, nơi tập trung quá nhiều, chỗ lại thiếu trầm trọng, gây khó khăn cho khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán.



Về chất lượng máy ATM:

Hiện có hơn 80% tổng số máy ATM đang sử dụng tại Việt Nam là sản phẩm do tập đoàn NCR Corporation của Hoa Kỳ (một trong những nhà sản xuất máy ATM hàng đầu thế giới) cung cấp và được chuyển từ 2 nhà máy đặt tại Scotland và Canada. Các ngân hàng Vietcombank, Incombank, BIDV, Agribank, Techcombank và các ngân hàng đầu thế giới như Citibank, HSBC, ANZ,… hiện đang triển khai máy ATM của NCR tại Việt nam. Sản phẩm ATM đầu tiên của NCR được phân phối tại Việt nam là vào đầu những năm 1990 khi Ngân hàng Nhà nước Việt nam và ANZ triển khai loại hình dịch vụ này. Các ngân hàng thương mại đang nỗ lực hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông trên cơ sở mua sắm, lắp đặt hàng loạt máy rút tiền tự động với giá 20.000-30.000 USD/ATM và máy quét thẻ POS với giá 800-900 USD/POS. Các ngân hàng đã đầu tư tốt dù chi phí cao để đảm bảo cho chất lượng dịch vụ thẻ. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng lớn, ngân hàng liên doanh thì cho phí cho việc mua sắm, lắp đặt hệ thống máy này không cao nhưng do đầu tư cục bộ nên hiệu quả thấp, chậm thu hồi vốn, không sử dụng hết tính năng, tác dụng của máy, đặc biệt là thiếu sự phối hợp giữa các ngân hàng thương mại trong việc lắp đặt máy và ứng dụng công nghệ thanh toán này vào thực tiễn, tiện ích của thẻ ngân hàng chưa cao. Hiện nay, nhiều ngân hàng chưa triển khai phương thức thanh toán qua thẻ, nên khách hàng muốn sử dụng thẻ để thanh toán rất khó và buộc phải rút tiền mặt để thanh toán, điều này dẫn đến 70% giao dịch trên máy ATM là rút tiền mặt. Bên cạnh đó, những trục trặc kỹ thuật do tiết kiệm chi phí mà nhiều máy ATM không hoạt động liên tục, các chức năng của máy ATM vẫn chưa thực sự sử dụng hết, hiệu quả sử dụng máy vẫn chưa cao, do chỉ kết nối cục bộ, mang tính tự phát giữa các ngân hàng với nhau nên hạn chế việc sử dụng chung giữa các thẻ của các ngân hàng với nhau, chưa kết nối trực tuyến với hệ thống ngân hàng bán lẻ và hệ thống các tổ chức thẻ quốc tế.

Hiện nay, một vấn đề mà nhiều giới chức trách đang rất quan tâm, đó là sự rò rỉ điện của hàng loạt máy ATM trên toàn hệ thống. Theo thống kê sơ bộ, tỷ lệ máy ATM có hiện tượng rò rỉ điện là từ 8% đến 10%. Nguyên nhân rò điện được xác định là do hệ thống điện bên trong máy ATM đấu nối không chuẩn hoặc khi thiết kế không có dây nối đất đi theo, do đó khi có hiện tượng rò thì dòng điện thay vì được dẫn xuống đất lại lan sang các bộ phận bằng kim loại như bàn phím, vỏ tủ ATM...

Đối với toàn hệ thống ngân hàng, việc từng Ngân hàng thương mại tự đầu tư ATM của riêng mình sẽ tạo ra hệ thống thanh toán manh mún và chồng chéo, lãng phí về tiền của. Việc kết nối các hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng thương mại thông qua hệ thống chuyển mạch Banknetvn thống nhất là giải pháp cần thực hiện.



        1. Thực trạng về cơ sở chấp nhận thẻ:

Tính đến hết năm 2009, doanh số sử dụng thẻ của các ngân hàng thành viên Hội Thẻ đạt gần 330.000 tỷ đồng, bằng 137% so với năm 2008. Trong tổng doanh số sử dụng thẻ toàn thị trường, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa chiếm phần lớn tới 93,5%. Qua đó có thể thấy, doanh số sử dụng thẻ ghi nợ nội địa, trong đó chủ yếu là rút tiền mặt vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số sử dụng thẻ của các ngân hàng, trong khi việc thanh toán thẻ tại các POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ) và ATM chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tổng số máy POS trên thị trường đạt 36.620 máy, việc tập trung phát triển, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới POS cũng như mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ là mục tiêu của các ngân hàng. Vì chỉ có phát triển POS mới thúc đẩy hoạt động thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chủ thẻ, từ đó đẩy mạnh được thói quen thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ.

Bảng 2.6- Số lượng cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT) tại Việt Nam

(Đơn vị: cơ sở)




2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Số lượng SCNT

8789

9045

12000

14000

23000

30000

35000

Số lượng tăng




256

2955

2000

9000

7000

5000

Tỷ lệ tăng




3%

33%

17%

64%

30%

17%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN năm 2003-2009)



Biểu đồ 2.8- Số lượng cơ sở chấp nhận thẻ tại Việt Nam

Năm 2003 số lượng cơ sở chấp nhận thẻ (POS) của cả nước chỉ mới đạt mức 8.789 cơ sở, và đến cuối năm 2007 đã tăng lên đến 23.000 cơ sở, gấp tương đương 3 lần so với năm 2003, riêng năm 2007 đạt tốc độ tăng POS cao nhất trong các năm. Từ năm 2007 cho đến nay, tốc độ tăng POS đã có phần giảm lại, song nhìn chung các ngân hàng vẫn tăng cường các cơ sở chấp nhận thanh toán trên toàn quốc, và hiện nay, đã có đến 35.000 POS. Tuy nhiên, với tốc độ tăng như hiện nay của POS vẫn chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng của số lượng thẻ phát hành, do đó vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thanh toán của người dùng thẻ.

Các ngân hàng đang cố gắng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ trong nền kinh tế. Những địa điểm ngân hàng nhắm tới như hệ thống các siêu thị, các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, các điểm bán vé cho các phương tiện giao thông,… Nhưng một vấn đề đặt ra là các nhân viên của các đơn bị chấp nhận thẻ chưa thực sự thành thạo về quy trình thanh toán thẻ. Bên cạnh đó, khách hàng cũng chưa thực sự nhận thức hết về máy POS nên việc hạn chế sử dụng thiết bị này là điều không thể tránh khỏi. Hiện nay, các siêu thị trong thành phố đều được trang bị máy POS, khách hàng chỉ cần dùng thẻ thanh toán để thanh toán, nhưng nghịch lý là họ vẫn đến máy ATM để rút tiền mặt và thanh toán trực tiếp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu hướng đến thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ nói chung và ảnh hưởng đến công tác phát hành thẻ và thanh toán thẻ của các ngân hàng nói riêng. Đó cũng là một vấn đề đang đặt ra đối với việc mở rộng thanh toán thẻ trong nền kinh tế.


        1. Tình hình phát triển của các sản phẩm thẻ:

Trong những năm qua, các dịch vụ thanh toán có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán có ứng dụng công nghệ cao, trong đó dịch vụ thẻ vẫn tiếp tục phát triển mạnh. Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB-ATM. Ngay lập tức các ngân hàng khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như Cash Card, tiếp theo là ATM Gold Card, ATM S-Card của Incombank, Thẻ Vạn Dặm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, Thẻ đa năng của Ngân hàng Đông Á, Thẻ F@stAccess của Ngân hàng Kỹ thương, Saigon Bankcard của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương, ACB e-card, Citimart của ACB, Vib Values Card của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế, ATM Lucky của Ngân hàng Phương Đông,… Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ chp phép rút tiền từ tài khoản, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê thì thẻ Connect 24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ishc như rút tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM,…

Bên cạnh các loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng là Visa, Mastercard do Vietcombank, ACB, Eximbank đã phát hành, thời gian qua, thị trường thẻ Việt Nam cũng xuất hiện thêm nhiều sản phẩm thẻ mới với nhiều hình thức mới như sản phẩm thẻ ACB-Amex do Vietcombank phát hành, thẻ tín dụng quốc tế bằng đồng Việt Nam do HSBC và ACB hợp tác phát hành. Thẻ ghi nợ quốc tế bằng Việt nam đồng của ACB, các sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế do Sacombank, Incombank, VIBBank phát hành, lần đầu tiên đưa ra thị trường đã được nhiều khách hàng lựa chọn. Với nhiều tính năng hấp dẫn như “chi tiêu trước, trả tiền sau”, có thể thanh toán toàn bộ hay một phần khoản hạn mức khi đến hạn thanh toán; thời hạn miễn lãi từ 15 đến 45 ngày, không tính lãi nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ dư nợ vào trước ngày thanh toán, mức phí phát hành, phí thường niên thấp, đồng thời sự tác động tích cực của các chương trình xúc tiến mở rộng thị phần mà các ngân hàng Việt nam và các tổ chức thẻ quốc tế đang thực hiện, theo dự báo Hội thẻ Ngân hàng Việt nam thì thời gian tới sẽ có sự đột biến cả về số lượng và đối tượng khách hàng dùng thẻ quốc tế để thanh toán. Nhằm tối ưu hóa các công dụng của thẻ, nhiều Ngân hàng cũng đã đưa ra các sản phẩm thẻ liên kết, thẻ đa năng. Thẻ đa năng vừa là thẻ ghi nợ, cũng vừa là thẻ tín dụng, giúp khách hàng có thể thuận tiện hơn trong thanh toán, còn ngân hàng tiết kiệm được chi phí phát hành thẻ. Đây thực sự là một bước đột phá mới trong công nghệ thanh toán.

So với các nước trên thế giới, chiếc thẻ ATM ở Việt Nam vẫn còn hạn chế chức năng của nó, chủ yếu mới chỉ dùng để rút tiền mặt. Tuy nhiên, trong xu hướng gia tăng tính cạnh tranh, nhiều ngân hàng không ngừng phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ, như rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, mua hàng hóa trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động (MobileFone, Viettel, VinaPhone, S-Phone, HT Mobile), các đơn vị cung ứng dịch vụ Internet (VinaGame, VTC, VDC, Viettel, FPT), các hãng hàng không và công ty du lịch-lữ hành (Pacific Airlines, Vietnam Airlines, Saigontourist, Hanoi Tourist, Vietravel, TransViet, Mai Linh), các công ty bảo hiểm (Bảo Việt, Prudential, AIA), Điện lực Việt nam, Tổng cục Thuế Việt nam và các đơn vị khác như SATRA, Sài Gòn Co-op, Hapro, Phu-Thai, VDA, Công ty Tài chính Bưu điện,…

Sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng về phát triển sản phẩm, dịch vụ mới đã tạo cơ hội tốt cho người sử dụng thẻ có nhiều sự lựa chọn mới và có điều kiện tiếp cận phương tiện thanh toán hiện đại. Những tiện ích mà các dịch vụ thẻ mang lại đã góp phần từng bước phá vỡ thói quen ưa sử dụng tiền mặt của người dân, giảm chi phí xã hội, nâng cao khả năng quản lý tiền tệ của Nhà nước cũng như góp phần hữu ích vào việc tạo dựng nền móng cho sự hình thành một nền thương mại điện tử còn non trẻ của nước ta. Các ngân àng đã nhận thức được vai trò và lợi ích của dịch vụ thẻ đem lại nên họ đã có những nỗ lực để phát triển mảng dịch vụ này.



Bảng 2.7- Các sản phẩm thẻ được phát hành và thanh toán tại một số ngân hàng Việt nam:

Tên ngân hàng

Sản phẩm thẻ

Thanh toán

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

- Thẻ ghi nợ

- Vietcombank MasterCard

- Vietcombank Visa

- Vietcombank Connect24

- Amex

- Vietcombank VietnamAirlines American Express (Bông Sen Vàng)

- Vietcombank SG24

- Vietcombank Connect24 Visa

- Vietcombank Mastercard Debit

- Phong Cách

- Visa Card

- MasterCard

- JCB

- Diners Club



- American Express

- China Union Pay



Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt nam

- Thẻ ghi nợ

- Etrans 365+

-Vạn dặm

- Power


- Visa Card

- Master Card



Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam

-Thẻ ghi nợ

- Success

- Thẻ tín dụng Agribank


- Visa Card

- MasterCard



Ngân hàng Công thương Việt nam

- Thẻ ghi nợ

- Thẻ E-Partner (E-Partner G-Card,E-Partner C-Card, E-Partner S-Card, E-Partner Pink Card, E-Partner 12 Con giáp)

- Incombank Visa

- Incombank Mastercard

- Thẻ trả trước

- Cashcard



- Visa Card

- Master Card



Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đông Á

- Thẻ ghi nợ

- Thẻ đa năng Đông Á

- Thẻ nhà giáo (Teacher Card)

- Shopping Card

- Thẻ Đa năng Bác sĩ (Dr Card)

- Thẻ tín dụng ĐôngÁ Bank

- Thẻ đa năng CK Card

- Thẻ đa năng Richland Hill

- Thẻ liên kết sinh viên


- Visa Card

- Master Card



Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín

-Thẻ ghi nợ

- Sacombank Platium

- Ladies First-Lady First Visa Debit

- Parkson Privilege

- OS Member

- Lucky Gift Card

- FIFA World Cup co-promotion

- Sacombank Visa

- Sacombank Plus

- Sacombank MasterCard

- Citimark

- PassportPlus

- Sacom Visa Debit


- Visa Card

- MasterCard

- JCB, Plus

- Cirrus


- Maestro

- ANZ


Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương

- Thẻ ghi nợ

- Vietnam Airlines-Techcombank-Visa

- Techcombank Visa Credit

- Techcombank Visa Debit

- F@stuni

- F@stAccess

- F@stAccess-i


- Visa Card

- MasterCard

- JCB


Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu

- Thẻ ghi nợ

- ACB Visa Debit

- 365 Styles

- ACB e-Card

- ACB Card

- ACB Visa/MasterCard

- ACB Visa Electron/MasterCard Electronic

- ACB Visa Prepaid/MasterCard Dynamic

- ATM 2+


- Visa Card

- MasterCard



HSBC

-Thẻ ghi nợ

- HSBC Debit

- Thẻ tín dụng

- SBC Classic Visa Credit Card

- HSBC Gold Visa Credit Card

- HSBC Supplementary Credit Card



- Visa Card

- MasterCard

- JCB

- Diners Club



ANZ

- Thẻ ghi nợ

- ANZ Visa Debit

- Thẻ tín dụng

- ANZ Global Access Card



- Visa Card

- MasterCard

- JCB

- Diners Club



(Nguồn: Tổng hợp từ trang web của các ngân hàng)

Phí dịch vụ là một trong những nguồn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh thẻ đối với các nước có thị trường thẻ phát triển ổn định, đồng thời nó còn là công cụ để Ngân hàng Nhà nước điều tiết hoạt động của thị trường thẻ. Việt nam hiện nay đang trong giai đoạn xâm nhập và phát triển thị trường, vì vậy nguồn thu từ phí dịch vụ không đáng kể, chưa bù đắp được những chi phí bỏ ra ban đầu. Để mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ, nhiều ngân hàng thương mại đã thu phí rất thấp hoặc không thu phí phát hành, nhiều loại phí khác cũng chưa được tính một cách hợp lý dựa trên nguyên tắc lấy thu trừ chi và có lãi. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng không đưa ra một mức phí cụ thể thống nhất trên toàn quốc mà chủ yếu do từng ngân hàng tự quyết định, đây cũng là một trong những lý do khiến cho thị trường thẻ phát triển rời rạc, chưa thống nhất.



Bảng 2.8- Biểu phí giao dịch của Banknetvn

Áp dụng cho các tổ chức thành viên của Banknetvn

(Ban hành theo Quyết định số 312/QĐ-HĐQT ngày 03/08/2007 của Hội đồng quản trị Banknetvn)

Các loại giao dịch

Mức phí bao gồm VAT

GIAO DỊCH THỰC HIỆN TRÊN ATM

-Vấn tin

- In sao kê

- Chuyển khoản nội bộ


TCPHT trả tổng phí: 1.650 VNĐ trong đó:

- Trả cho Banknetvn: 550 VNĐ

- Trả cho TCTTT: 1.100 VNĐ


- Rút tiền

TCPHT trả tổng phí là 3.300 VNĐ trong đó:

- Trả cho Banknetvn: 1.650 VNĐ

- Trả cho TCTTT: 1.650 VNĐ


Mức phí tối đa TCPHT thu từ chủ thẻ

Rút tiền

5.000 VNĐ/ giao dịch

- Vấn tin số dư

- In sao kê

- Chuyển khoản nội bộ


2.200 VNĐ/ giao dịch

 Ghi chú: TCPHT: Tổ chức phát hành thẻ.

TCTTT: Tổ chức thanh toán thẻ



Bảng 2.9- Biểu phí của Thẻ Vietcombank Connect24 Visa

LOẠI PHÍ

MỨC PHÍ

Phí phát hành

Thẻ chính: 100.000 VNĐ/thẻ

Thẻ phụ: 50.000 VNĐ/thẻ



Phí dịch vụ phát hành nhanh (*)

100.000 VNĐ/thẻ (chưa bao gồm phí phát hành/ phát hành lại thẻ)

Phí duy trì tài khoản thẻ

60.000 VNĐ/thẻ/năm

Phí phát hành lại thẻ

50.000 VNĐ/thẻ

Phí cấp lại PIN

30.000 VNĐ/lần

Phí chuyển đổi ngoại tệ

1.5% giá trị giao dịch

Phí đòi bồi hoàn (* *)

80.000 VNĐ/giao dịch

Phí cung cấp bản sao hóa đơn giao dịch

Tại ĐVCNT của Vietcombank

Tại ĐVCNT không của Vietcombank

 

20.000 VNĐ/hóa đơn

80.000 VNĐ/hóa đơn


Phí thông báo thẻ mất cắp, thất lạc

200.000 VNĐ/lần

Phí giao dịch ATM trong hệ thống Vietcombank

Miễn phí

Phí giao dịch ATM trong hệ thống NHĐL

Rút tiền mặt

Chuyển khoản

Thanh toán

Kiểm tra số dư

 

4.000 VNĐ/giao dịch

3.000 VNĐ/giao dịch

3.000 VNĐ/giao dịch

Miễn phí


Phí giao dịch ATM ngoài hệ thống VCB và NHĐL

Rút tiền mặt

Kiểm tra số dư

 

50.000 VNĐ/giao dịch

5.000 VNĐ/giao dịch


Phí rút tiền mặt tại quầy

Trong hệ thống Vietcombank

Ngoài hệ thống Vietcombank

 

Miễn phí


4% doanh số rút tiền mặt

(Các mức phí trên đã bao gồm thuế GTGT)

Bên cạnh những chế độ ưu đãi trên của các đơn vị ngân hàng thì còn có những dịch vụ thấu chi qua thẻ ATM của nhiều ngân hàng như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long, Ngân hàng Quốc tế,… cho phép chủ thẻ có thể ứng tiền của ngân hàng để chi tiêu trước nên ngày càng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán.



        1. Tình hình hoạt động của liên minh thẻ:

Các liên minh thẻ hiện nay:

  • Banknetvn:

  • Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam

  • Tên giao dịch quốc tế: Vietnam National Financial Switching Joint-Stock Company

  • Tên gọi tắt: Banknetvn

Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam được thành lập ngày 09 tháng 07 năm 2004 với sự tham gia góp vốn của 8 cổ đông sáng lập gồm 7 ngân hàng hàng đầu Việt Nam và Công ty Điện toán và Truyền số liệu. Các cổ đông sáng lập là:

1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (VBARD) góp 25 tỷ đồng.

2. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) góp 20 tỷ đồng.

3. Ngân hàng Công thương Việt Nam (ICB) góp 15 tỷ đồng.

4. Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) góp 15 tỷ đồng.

5. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) góp 10 tỷ đồng.

6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (SACOMBANK) góp 5 tỷ đồng.

7. Ngân hàng TMCP Đông Á (EAB) 2,5 tỷ đồng.

8. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SAIGONBANK) 2 tỷ đồng.

Tổng số vốn góp ban đầu của các cổ đông sáng lập là 94,5 tỷ đồng.

Công ty đã được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép Hoạt động dịch vụ thanh toán số 06/NHNN-GP ngày 09/07/2004, cho phép Công ty được hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng các dịch vụ thanh toán liên quan đến việc phát hành, chấp thuận, thanh toán thẻ ngân hàng, thẻ thanh toán và các hoạt động khác có liên quan.

Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0103004894 ngày 14/07/2004.

Banknetvn được thành lập với mục tiêu chính là xây dựng hệ thống chuyển mạch tài chính quốc gia nhằm kết nối các hệ thống thanh toán thẻ nói chung, hệ thống ATM/POS nói riêng của các ngân hàng Việt Nam. Việc kết nối này sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thành viên có khả năng mở rộng mạng lưới dịch vụ của mình với đầu tư hợp lý, tránh được việc đầu tư trùng lặp của các ngân hàng cho hệ thống cơ sở hạ tầng và mạng lưới các thiết bị đầu cuối trên phạm vi toàn quốc.

Banknetvn được tổ chức hoạt động theo mô hình của một công ty cổ phần, tuân theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam. Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và Ban Điều hành. Công ty có 6 phòng chức năng.

Dựa trên nền tảng công nghệ thanh toán điện tử tiên tiến và các dịch vụ đặc thù trong lĩnh vực chuyển mạch các giao dịch thẻ liên ngân hàng, các hoạt động kinh doanh của Banknetvn nhằm thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ dựa trên thẻ ngân hàng ở Việt Nam, tạo điều kiện cho người dùng thẻ có thể thực hiện giao dịch mọi lúc, mọi nơi ở Việt Nam cũng như trên toàn cầu.

Đối với các ngân hàng, dịch vụ kết nối chuyển mạch của Banknetvn tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các ngân hàng thành viên trong việc phát triển thẻ thanh toán theo chiến lược riêng của từng ngân hàng. Các dịch vụ chuyển mạch thẻ do Banknetvn cung cấp không cạnh tranh về lợi ích và phạm vi cung cấp dịch vụ với các ngân hàng thành viên.

Đối với người sử dụng thẻ (chủ thẻ) thì việc kết nối và chia sẻ sử dụng mạng lưới ATM/POS của các ngân hàng thành viên sẽ mang lại sự tiện lợi, cho phép chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch tại tất cả các điểm chấp nhận thẻ trong mạng lưới của Banknetvn.

Để thực hiện được mục tiêu kết nối chuyển mạch với các ngân hàng và với các tổ chức thẻ, Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt Nam luôn duy trì sự phối hợp, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với các ngân hàng thành viên, hợp tác với các tổ chức thẻ trong nước và quốc tế theo tinh thần bình đẳng, phát triển và cùng có lợi.

Ngoài 7 ngân hàng thành viên là cổ đông sáng lập, cho đến nay, Banknetvn đã kết nạp thêm các ngân hàng sau đây làm thành viên: ABBank, SeAbank, Habubank, MHB, WesternBank, GP Bank, HSBC. Và hiện nay Banknetvn đã chiếm khoảng 70% thị phần của thị trường liên minh thẻ. Banknetvn cung cấp các loại dịch vụ giác trị gia tăng đa dạng dựa trên nền tảng của hệ thống chuyển mạch Banknetvn như Internet Banking, Mobile Banking, thẻ tiền mặt, bán các loại thẻ trả trước (nạp tiền cho điện thoại di động, trò chơi trực tuyến, điện thoại VoIP,…), thu phí giao thông, nộp tiền thuế, thanh toán hóa đơn,…Trong thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định chuyển số tiền 31,5 tỷ đồng đã nhận từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp trung ương để góp vốn của Nhà nước vào Banknetvn, nâng tổng số vốn của Banknetvn lên đến 126 tỷ đồng.


  • Smartlink:

Được thành lập vào tháng 04/2007 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2007, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ SmartLink (Smartlink) - tiền thân là liên minh thẻ Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN, do Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN và 15 Ngân hàng thương mại cổ phần sáng lập, khẳng định sự gắn kết giữa các ngân hàng nhằm tăng cường và mở rộng mối quan hệ hợp tác đa phương, liên kết để phát triển và thúc đẩy các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phục vụ các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ một cách chuyên nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước VN.

Hiện nay Smartlink bao gồm 27 ngân hàng thành viên và chiếm khoảng 25% thị phần liên minh thẻ:

1. Ngân hàng Thương mại cổ phần (NH TMCP) Ngoại thương Việt nam (Vietcombank)

2. NH TMCP Á Châu (ACB)

3. NH TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt nam (VP Bank)

4. NH TMCP Quân đội (MB)

5. NH TMCP Nhà Hà Nội (Habubank)

6. NH TMCP Bắc Á (NACB)

7. NH TMCP Việt Á (Viet A Bank)

8. NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

9. NH TMCP Hàng hải Việt nam (Maritime Bank)

10.NH TMCP Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

11.NH TMCP Quốc tế Việt nam (VIB)

12.NH TMCP Việt nam Tín Nghĩa (Vietnam Tinnghia Bank)

13.NH TMCP Đông Nam Á (SeABank)

14.NH TMCP Phương Đông (OCB)

15.NH TMCP An Bình (ABBank)

16.NH TMCP Sài Gòn (SCB)

17.NH TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt nam (Eximbank)

18.NH TMCP Tiền Phong (TienphongBank)

19.NH TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank)

20.NH TMCP Nam Việt (NaViBank)

21.Indo Vina Bank (IVB)

22.NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội (SHB)

23.VID Public Bank

24.Shinhan Vina Bank (SVB)

25.NH TMCP Phương Nam (Southern Bank)

26.NH TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank)

27.NH TMCP Bảo Việt (BaoViet Bank)

Công ty cổ phần Dịch vụ Thẻ Smartlink là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến thẻ thanh toán, quản lý, vận hành mạng thanh toán thẻ của các ngân hàng thành viên và phát triển các kênh thanh toán điện tử.



  • Liên minh Thẻ Ngân hàng Đông Á (VNBC-Việt nam Bank Card):

VNBC chính thức hoạt động vào ngày 28/01/2005 giữa NH TMCP Đông Á và NH TMCP Sài Gòn Công thương. Mạng này đã kết nối với VNBC của Trung Quốc. Đến cuối năm 2005, BankCard có thêm 2 thành viên mới là NH TMCP Hà Nội và NH TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long.

Hiện nay trong liên minh VNBC do DongA Bank sáng lập gồm 7 thành viên:



  • Đông Á Bank (DAB)

  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương

  • Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long – Mekong Delta Housing Bank (MHB)

  • Ngân hàng phát triển nhà Hà Nội - Habubank

  • Ngân hàng United Oversea (của Singapore)

  • Ngân hàng Dầu Khí (GP Bank)

  • Ngân hàng The Commonwelth Bank of Austraila (CBA)

Khách hàng sử dụng thẻ của 4 ngân hàng thành viên hệ thống VNBC có thể sử dụng dịch vụ tại tất cả các máy ATM và POS của 4 ngân hàng như rút tiền, gởi tiền vào tài khoản qua ATM, chuyển khoản, kiểm tra số dư, mua thẻ cào, thanh toán hóa đơn,… Tuy nhiên, việc đổi số mật mã cá nhân (PIN) sẽ chỉ được thực hiện trên hệ thống của ngân hàng phát hành.

  • Liên minh ANZ Bank, Sacombank và NH TMCP Phương nam: liên minh này chỉ liên kết để thanh toán cho thẻ tín dụng Visa.

Hoạt động của các liên minh thẻ:

Năm 2006, Ngân hàng Nhà nước vừa phê duyệt đề án xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ và đề án bắt đầu triển khai trong cùng năm này.

Ngày 21/11/2007, hai liên minh lớn trong thị trường liên minh thẻ ATM là Công ty Cổ phần Dịch vụ Thẻ SmartLink và Công ty Cổ phần Chuyển mạch Tài chính Quốc gia Việt nam (Banknetvn) đã chính thức kỷ thỏa thuận hợp tác kết nối hệ thống hình thành một hệ thống bao phủ tới 95% thị phần thẻ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, mỗi bên chỉ định một ngân hàng thành viên thuộc mạng thanh toán của mình để tham gia chương trình kết nối thí điểm. Cụ thể, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ đại diện cho Banknetvn kết nối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) – đại diện cho SmartLink. Sau thời gian thử nghiệm, ngày 23/05/2008 khách hàng sử dụng thẻ của 5 ngân hàng Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank và Techcombank có thể rút tiền và sử dụng các dịch vụ kèm theo của bất ký máy ATM nào của các ngân hàng trong liên minh SmartLink và Banknetvn. Sự hợp tác này cho phép 30 ngân hàng liên thông thanh toán thẻ. Theo thỏa thuận hai bên thống nhất cùng kết nối hệ thống liên thông để thẻ do ngân hàng thành viên của hai bên phát hành có thể thực hiện các giao dịch: rút tiền mặt, in sao kê tài khoản, kiểm tra số dư tại mạng lưới ATM của các ngân hàng thành viên các bên. Đây là một bước tiến quan trọng của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt để tiến đến mục tiêu cuối cùng là tạo lập một mạng lưới chấp nhận thẻ chung cho toàn bộ các ngân hàng.

Nếu như năm 2007 được đánh giá là năm đánh dấu bước phát triển nhanh chóng và toàn diện của thanh toán điện tử, thì năm 2008 là năm thanh toán điện tử khởi sắc và thực sự đi vào cuộc sống. Đối với hệ thống thanh toán ở tầm quốc gia, sau nhiều năm tích cực triển khai, ngày 8 tháng 11 năm 2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang đẩy mạnh công tác kết nạp thành viên mới, mở rộng phạm vi hoạt động của Hệ thống. Dự kiến trong Quý 2 năm 2009, Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II sẽ được phủ sóng toàn quốc. Khi hoàn thiện, Hệ thống có khả năng xử lý 2 triệu giao dịch thanh toán/ngày, góp phần quan trọng trong việc mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán, chu chuyển vốn của nền kinh tế. Dịch vụ thanh toán thẻ cũng có một năm phát triển tích cực. Đến hết năm 2008, các tổ chức gân hàng đã phát hành khoảng 13,4 triệu thẻ thanh toán, tăng 46% so với năm 2007. Toàn lệ thống ngân hàng đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 7.051 máy ATM, tăng trên 46% so với năm 2007, số lượng máy POS đạt trên 24.000 chiếc. Hệ thống thanh toán của hai liên minh thẻ lớn nhất cả nước là Banknetvn và Smartlink với trên 90% thị trường thẻ toàn quốc đã được kết nối liên thông. Trong năm 2008, với sự năng động, tích cực của các ngân hàng và doanh nghiệp, một loạt dịch vụ thanh toán điện tử với những giải pháp khác nhau đã xuất hiện. Đặc biệt số lượng website thương mại điện tử cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến có sự phát triển nhảy vọt. Nếu năm 2007 chỉ có một vài website thương mại điện tử cung cấp dịch vụ này thì năm 2008 đã có trên 50 website của các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như ngân hàng,hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp, v.v... triển khai thành công việc cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến cho khách hàng. Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm xuống còn 14% vào thời điểm cuối năm 2008, so với mức 18% của năm 2007.

Ngày 03/12/2009 hai liên minh thẻ, gồm Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) và Công ty cổ phần thẻ thông minh Vina (VNBC) đã công bố khai trương việc kết nối liên thông hai hệ thống và hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán trên các kênh giao dịch điện tử. Sự kiện này đánh dấu mốc kết nối giữa ba liên minh thẻ trên thị trường thanh toán Việt Nam, mở ra giai đoạn mới trên lộ trình tiến đến một thị trường thanh toán thẻ thống nhất. Sau gần 2 tháng triển khai, Smartlink và VNBC đã hoàn thành việc kết nối cho 3 ngân hàng đầu tiên thuộc 2 hệ thống là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và Ngân hàng Đông Á. Kể từ ngày 3-12, chủ thẻ của 3 ngân hàng trên có thể thực hiện giao dịch rút tiền mặt, truy vấn số dư, sao kê tài khoản và chuyển khoản nội bộ ngân hàng tại hơn 3.000 điểm ATM thuộc hệ thống của 3 ngân hàng, chiếm khoảng 35% số lượng máy ATM của toàn thị trường. Theo lộ trình kết nối giữa hai bên, trong 6 tháng đầu năm 2010, Smartlink và VNBC sẽ hoàn thành việc mở rộng kết nối cho 10 ngân hàng và sau đó là các ngân hàng thành viên còn lại thuộc 2 hệ thống. Ông Lê Trí Thông, Chủ tịch VNBC kiêm Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, nói: “Đây là bước khởi đầu để gần 20 triệu chủ thẻ nội địa có cơ hội sử dụng thẻ tiện ích hơn. Hai bên sẽ cùng hợp tác cung cấp dịch vụ thanh toán trên các kênh giao dịch điện tử như POS, Internet và mobile, thanh toán hóa đơn điện tử, bán mã thẻ đện thoại... cho các ngân hàng”. Khi tất cả các thành viên của 2 liên minh thẻ này kết nối hệ thống hoàn toàn thì hơn 5.500 máy ATM, hơn 28.000 máy POS và hơn 12 triệu người sử dụng thẻ ATM cũng sẽ được kết nối. Việc này đã tạo ra vị thế vững chắc giữa 3 hệ thống xử lý giao dịch trên thị trường là BanknetVN, Smartlink và VNBC, đồng thời vẫn duy trì sự độc lập tương đối giữa các bên và bảo đảm an toàn hệ thống vì mỗi bên đều có thể dự phòng cho hệ thống của các bên còn lại, theo lời bà Nguyễn Thu Hà, Phó tổng giám đốc Vietcombank, kiêm Chủ tịch Hội thẻ Việt Nam. Theo kế hoạch, hệ thống Smartlink-BanknetVN sẽ hoàn thành việc kết nối liên thông hệ thống máy ATM của tất cả ngân hàng thành viên vào cuối quí 3-2010 (hoàn thành giai đoạn I) với một mạng lưới thanh toán gồm 42 ngân hàng thành viên và trên 4.500 máy ATM, chiếm khoảng 80% tổng số máy ATM hiện có tại Việt Nam và số lượng thẻ thanh toán phát hành khoảng 9,2 triệu thẻ, chiếm trên 80% thị phần thẻ thanh toán trong cả nước. Tuy nhiên, để xây dựng được một hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam thì việc kết nối hệ thống ATM của các ngân hàng mới chỉ là bước đi cơ bản đầu tiên. Bởi điều quan trọng nhất là các liên minh cần phát triển các hình thức thanh toán điện tử mà ATM và thẻ chỉ là công cụ phục vụ cho mục đích này.

Bên cạnh các tổ chức liên minh thẻ lớn tại Việt Nam thì một số ngân hàng cũng tham gia những tổ chức liên minh thẻ lớn ngoài nước. Ngày 8/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank Việt Nam) đã chính thức công bố việc gia nhập Liên minh thẻ GlobePass nhằm nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ đối với khách hàng trong và ngoài nước. Eximbank Việt Nam là ngân hàng đầu tiên trở thành thành viên của liên minh GlobePass và được thực hiện các chương trình ưu đãi giảm giá giữa các đơn vị chấp nhận thẻ tại Việt Nam . GlobePass là một liên minh toàn cầu có trên 100 triệu chủ thẻ của các ngân hàng phát hành và thanh toán thẻ bao gồm 12 ngân hàng thành viên của 11 quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Hongkong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Philippines và Việt Nam. Tổ chức này được thành lập với mục đích đẩy mạnh sự hợp tác giữa các tổ chức tài chính toàn cầu, qua đó cung cấp những dịch vụ tiện ích có giá trị đến chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ. Với việc gia nhập GlobePass và tham gia chương trình ưu đãi giảm giá giữa các đơn vị chấp nhận thẻ, Eximbank sẽ cung cấp một dịch vụ tài chính cao cấp và tăng tiện ích cho khách hàng cũng như góp phần thực hiện mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. Một trong những tiện ích mà GlobePass cung cấp đầu tiên cho chủ thẻ là chương trình “giảm giá bán hàng cho nhau.” Các chủ thẻ thành viên của GlobePass được hưởng các đặc quyền như được chiết khấu, giảm giá mua hàng, nhận quà tặng... của các đơn vị chấp nhận thẻ.



Những lợi ích của việc hệ thống thẻ ATM được liên minh:

Thứ nhất, việc liên minh thẻ sẽ tiết kiệm chi phí cho các ngân hàng khi đầu tư hệ thống máy ATM và POS. Vì khi đó một máy ATM tại một điểm giao dịch nào đó có thể sử dụng cho tất cả các loại tẻ của các ngân hàng. Ngoài ra, việc liên kết hệ thống thẻ ATM của các ngân hàng sẽ giúp giảm tải ATM của các ngân hàng lớn, mạng lưới chấp nhận thẻ ATM của khách hàng sẽ được mở rộng không còn tình trạng vừa thừa, vừa thiếu như hiện nay.

Thứ hai, hệ thống liên minh thống nhất tạo nên sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vì có thể sử dụng thẻ tại bất cứ nơi nào với mức phí thống nhất, khi đó khách hàng sẽ chuộng hình thức thanh toán bằng thẻ hơn dùng tiền mặt, góp phần hạn chế thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với liên minh thẻ góp phần giải quyết được yêu cầu cơ bản là giảm lượng tiền mặt trong lưu thông.

Thứ ba, việc liên minh thẻ sẽ khuyến khích các ngân hàng thương mại giảm phí cho các cá nhân sử dụng thẻ chi trả cho các phí dịch vụ trong sinh hoạt hằng ngày cũng như giảm chi phí thanh toán cho các cơ sở chấp nhận thẻ. Bên cạnh đó, khuyến khích các doanh nghiệp trả lương qua thẻ cho người lao động, giảm chi phí cho các doanh nghiệp.



Каталог: resources
resources -> HƯỚng dẫn sử DỤng tài liệU Ôn tập thi thpt quốc gia môN: tiếng anh
resources -> KHỔ giấY, kiểu trình bày và ĐỊnh lề trang văn bảN a Khổ giấy
resources -> THỦ TƯỚng chính phủ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
resources -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
resources -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 205/2004/NĐ-cp ngàY 14 tháng 12 NĂM 2004 quy đỊnh hệ thống thang lưƠNG, BẢng lưƠng và chế ĐỘ phụ CẤp lưƠng trong các công ty nhà NƯỚC
resources -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
resources -> QuyếT ĐỊnh của bộ TÀi chính số 32/2008/QĐ-btc ngàY 29 tháng 05 NĂM 2008 VỀ việc ban hành chế ĐỘ quản lý, TÍnh hao mòN
resources -> Ban tổ chức số 09-hd/btctw đẢng cộng sản việt nam

tải về 498.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương