Chương 1: este – lipit a. Công thức tổng quát


Dạng 03: Bài toán về phản ứng đốt cháy este



tải về 170.47 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích170.47 Kb.
#30570
1   2   3

Dạng 03: Bài toán về phản ứng đốt cháy este

- Đặt công thức của este cần tìm có dạng: CxHyOz ( x, z ≥ 2; y là số chẵn; y  2x )

Phản ứng cháy:

 Nếu đốt cháy este A mà thu được =  Este A là este no, đơn chức, mạch hở

 Nếu đốt cháy axit cacboxylic đa chức hoặc este đa chức, sẽ có từ 2 liên kết trở lên <

 Phản ứng đốt cháy muối CnH2n+1COONa: 2CnH2n+1COONa + (3n+1)O2  Na2CO3 + (2n+1)CO2 + (2n+1)H2O

Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp hai este X, Y, đơn chức, no, mạch hở cần 3,976 lít oxi (đktc) thu được 6,38 gam CO2. Cho lượng este này tác dụng vừa đủ với KOH thu được hỗn hợp hai ancol kế tiếp và 3,92 gam muối của một axit hữu cơ. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là

A. C2H5COOC2H5 và C2H5COOC3H7

B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5

C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5

D. HCOOC3H7 và HCOOC4H9

Bài giải :

Đặt công thức trung bình của 2 este X, Y là: CnH2n+1COO

Vì X, Y đều là este đơn chức, no, mạch hở nên: = = 6,38/44 = 0,145 mol

 meste + = 44. + 18.  meste = 3,31 gam

Ta có : mO (trong este) = meste – mC – mH = 3,31 – 12.0,145 – 2.1.0,145 = 1,28 g

 nO = 1,28/16 = 0,08 mol  neste = 0,04 mol

 nmuối = neste = 0,04 mol  Mmuối = 14n + 84 = 3,92/0,04 = 98  n = 1

Mặt khác: = 3,31/0,04 = 82,75  12.1 + 46 + 14 = 82,75  = 1,77

Vậy: X là CH3COOCH3 và Y là CH3COOC2H5đáp án C
Bài 2: Đốt cháy 0,8 gam một este X đơn chức được 1,76 gam CO2 và 0,576 gam H2O. Cho 5 gam X tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 7 gam muối khan Y. Cho Y tác dụng với dung dịch axit loãng thu được Z không phân nhánh. Công thức cấu tạo của X là:

A. B. C. D. CH2=CH-COOC2H5



Bài giải :

Công thức X: CxHyO2 ( 2  x; y  2x )

Theo đề bài: mc = gam; mH = gam  mO (X) = 0,256 gam

 x : y : 2 = 0,04 : 0,064 : 0,016 = 5 : 8 : 2

 Công thức của X: C5H8O2

Vì X là este đơn chức (X không thể là este đơn chức của phenol)  nX = nY = nz = nNaOH = 0,05 mol

Ta có : mX + mNaOH (pư) = 5 + 0,05.40 = 7 gam = mmuối Y

 E là este mạch vòng  đáp án C


Dạng 04: Bài toán hỗn hợp este và các chất hữu cơ khác ( ancol, axit cacboxylic, ...)

Khi đầu bài cho 2 chức hưu cơ khi tác dụng với NaOH hoặc KOH mà tạo ra:



+ 2 muối và 1 ancol thì có khả năng 2 chất hữu cơ đó là

RCOOR’ và R’’COOR’ có nNaOH = nR’OH

 Hoặc: RCOOR’ và R’’COOH có nNaOH > nR’OH

+ 1 muối và 1 ancol có những khả năng sau

RCOOR’ và ROH

 Hoặc: RCOOR’ và RCOOH

 Hoặc: RCOOH và R’OH



+ 1 muối và 2 ancol thì có những khả năng sau

RCOOR’ và RCOOR’’

 Hoặc: RCOOR’ và R’’OH

* Đặc biệt chú ý: Nếu đề nói chất hữu cơ đó chỉ có chức este thì không sao, nhưng nếu nói có chức este thì chúng ta cần chú ý ngoài chức este trong phân tử có thể có thêm chức axit hoặc ancol!

Bài 1: Hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z đơn chức đồng phân của nhau, đều tác dụng được với NaOH. Đun nóng 13,875 gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 15,375 gam hỗn hợp muối và hỗn hợp ancol có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20,67. Ở 136,50C, 1 atm thể tích hơi của 4,625 gam X bằng 2,1 lít. Phần trăm khối lượng của X, Y, Z (theo thứ tự KLPT gốc axit tăng dần) lần lượt là:

A. 40%; 40%; 20% B. 40%; 20%; 40% C. 25%; 50%; 25% D. 20%; 40%; 40%

Bài giải :

Ta có :  MX =

Mặt khác: X, Y, Z đơn chức, tác dụng được với NaOH  X, Y, Z là axit hoặc este

 CTPT dạng: CxHyO2, dễ dàng 

Vậy A đáp án B
Dạng 05: Bài toán xác định các chỉ số của chất béo: chỉ số axit, chỉ số xà phòng hoá, chỉ số este, chỉ số iot...

Để làm các bài tập dạng này, cần nắm vững các khái niệm sau:

 Chỉ số axit (aaxit): là số mg KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 gam chất béo

 Chỉ số xà phòng hoá (axp): là số mg KOH cần để xà phòng hoá glixerit và trung hoà axit béo tự do có trong 1 g chất béo

 Chỉ số este (aeste): là số mg KOH cần để xà phòng hoá glixerit của 1 gam chất béo

 Chỉ số iot (aiot): là số gam iot có thể cộng vào nối đôi C=C của 100 gam chất béo

 Chỉ số peoxit (apeoxit): là số gam iot được giải phóng từ KI bởi peoxit có trong 100 gam chất béo.


Bài 1: Để xà phòng hoá 35 kg triolein cần 4,939 kg NaOH thu được 36,207 kg xà phòng. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là:

A. 7 B. 8 C. 9 D. 10



Bài giải :

Theo đề bài: nRCOONa (xà phòng) =  nNaOH (dùng để xà phòng hoá) = 119,102 mol

 nNaOH (để trung hoà axit béo tự do) =

 nKOH (để trung hoà axit béo tự do) = 4,375 mol

 mKOH (trong 1 g chất béo) =

 chỉ số axit = 7  đáp án A


Bài 2: Một loại chất béo có chỉ số xà phòng hoá là 188,72 chứa axit stearic và tristearin. Để trung hoà axit tự do có trong 100 g mẫu chất béo trên thì cần bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,05 M

A. 100 ml B. 675 ml C. 200 ml D. 125 ml



Bài giải :

axp = 188,72.10-3  Để phản ứng với 100 g chất béo cần mKOH = 188,72.10-3 .100 = 18,872 g

 nKOH =  nNaOH = 0,337 mol

Vậy: Trong 100 g mẫu chất béo có 0,01 mol axit tự do  nNaOH (pư) = 0,01 mol

 Vdd NaOH = 200 ml  đáp án C


C. Bài tập vận dụng
I. Hoàn thành sơ đồ phản ứng

Câu 1. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng tổng quát và lấy VD hoàn thành các phản ứng sau:

1. Este + NaOH  1 muối + 1 ancol 2. Este + NaOH  1 muối + 2 ancol

3. Este + NaOH  2 muối + 1 ancol 4. Este + NaOH  n (phân tử) muối + m (phân tử) ancol

5. Este + NaOH  1 muối + 1 andehit 6. Este + NaOH  1 muối + 1 xeton

7. Este + NaOH  2 muối + nước. 8. Este + NaOH  2 muối + 1 ancol + nước

9. Este + NaOH  1 sản phẩm duy nhất

Câu 2. Hoàn thành các phản ứng theo sơ đồ sau (dưới dạng công thức cấu tạo).

1. C3H4O2 + NaOH  (A) + (B)

2. (A) + H2SO4 (loãng)  (C) + (D)

3. (C) + AgNO3 + NH3 + H2O  (E) + Ag+ NH4NO3

4. (B) + AgNO3 + NH3 + H2O  (F) + Ag+ NH4NO3

Câu 3. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:


II. Bài tập trăc nghiệm

Bài 1: Thuỷ phân 11,18 gam este X đơn chức, mạch hở (có xúc tác axit) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z. Cho Y, Z phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC(CH3)=CH2 B. CH3COOCH=CH2 C. HCOOCH=CHCH3 D. HCOOCH2CH=CH2



Bài 2: Este X no đơn chức để lâu ngày bị thuỷ phân một phần tạo ra 2 chất hữu cơ Y và Z. Muốn trung hoà lượng axit tạo ra từ 13,92 gam X phải dùng 15 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Để xà phòng hoá lượng este còn lại phải dùng thêm 225 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Nếu oxi hoá Y sẽ được một anđehit có mạch phân nhánh. Khi hoá hơi 0,4 gam Z được thể tích bằng thể tích của 0,214 gam O2. Công thức este X là:

A. CH3COOCH2CH2CH2CH3 B. CH3COOCH2CH(CH3)2

C. CH3COOCH(CH3)CH2CH3 D. C2H5COOCH2CH(CH3)2

Bài 3: Xà phòng hoá 3,52 gam este X được tạo ra từ axit đơn chức và ancol đơn chức bằng dung dịch NaOH vừa đủ được muối Y và ancol Z. Nung nóng Y với oxi thu được 2,12 gam Natri cacbonat, khí CO2 và hơi nước. Ancol Z được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na vừa đủ thu được khí H2 có số mol bằng ½ số mol ancol phản ứng và 1,36 gam muối. Phần 2 cho tác dụng với CuO dư, nung nóng được chất hữu cơ T có phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X là:

A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH=CH2 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOCH3



Bài 4: Xà phòng hoá este X đơn chức, no chỉ thu được một chất hữu cơ Y chứa Na. Cô cạn, sau đó thêm NaOH/CaO rồi nung nóng thu được một ancol Z và một muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn ancol này thu được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ về thể tích là 2 : 3. Công thức phân tử của este X là:

A. C4H6O2 B. C3H6O2 C. C2H4O2 D. C3H4O2



Bài 5: Hai este đơn chức X, Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 7,77 gam X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 3,36 gam O2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X, Y lần lượt là:

A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3 B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3

C. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5 D. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)­­2

Bài 6: Xà phòng hoá hoàn toàn 9,7 gam hỗn hợp hai este đơn chức X, Y cần 100 ml dung dịch NaOH 1,5 M. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu đ­ược hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và một muối duy nhất. Công thức cấu tạo thu gọn của 2 este là:

A. H-COO-CH3 và H-COO-CH2CH2CH3. B. CH3COO-CH3 và CH3COO-CH2CH3.

C. C2H5COO-CH3 và C2H5COO-CH2CH3. D. H-COO-CH3 và H-COO-CH2CH3.

Bài 7: Hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ đơn chức X, Y, Z. Cho 4,4 gam hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,2 M. Cô cạn dung dịch thu được 4,1 gam một muối khan và thu được 1,232 lít hơi một ancol duy nhất (ở 27,30C; 1 atm). Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. CH3COOH; CH3CH2OH; CH3COOC2H5

B. HCOOH; CH3CH2OH; HCOOC2H5

C. C2H5COOH; CH3CH2OH; C2H5COOC2H5

D. CH2 =CH-COOH; CH3CH2OH; CH2 =CH-COOC2H5

Bài 8: Hoá hơi 2,64 gam hỗn hợp hai este X, Y đồng phân của nhau thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,84 gam khí nitơ ở cùng điều kiện, nhiệt độ, áp suất. Nếu đun hỗn hợp X, Y với một lượng dung dịch NaOH dư đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,32 gam hỗn hợp hai muối của hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là:

A. HCOOC3H7 và CH3COOC2H5 B. HCOOC3H7 và HCOOC3H7

C. HCOOC3H7 và CH3COOC2H3 D. Cả A, B đều đúng

Bài 9: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ mạch hở, chứa cùng một loại nhóm chức hoá học. Khi đun nóng 47,2 gam hỗn hợp X với lượng dư dung dịch NaOH thì thu được một ancol đơn chức và 38,2 gam hỗn hợp muối của 2 axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, nếu đốt cháy hết 9,44 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 12,096 lít khí O2, thu được 10,304 lít khí CO2. Các khí đo ở đktc. Công thức cấu tạo của các chất trong X là:

A. HCOOCH2-CH=CH2 và CH3COOCH2-CH=CH2 B. CH3COOCH2-CH=CH2 và C2H5COOCH2-CH=CH2

C. CH2=CHCOOCH2CH3 và CH3CH=CHCOOCH2CH3 D. CH2=CHCOOCH3 và CH3CH=CHCOOCH3

Bài 10: Đun nóng 7,66 gam hỗn hợp A gồm X, Y là hai chất hữu cơ đơn chức, có cùng loại nhóm chức, với 95 ml dung dịch NaOH 1 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai muối của hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một ancol Z, có tỉ khối so với không khí bằng 1,59. Phần trăm khối lượng của X, Y lần lượt là:

A. 48%; 52% B. 45,60%; 54,40% C. 50%; 50% D. 48,30%; 51,70%



Bài 11: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, là đồng phân của nhau. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất, tỉ khối hơi của X so với không khí là 3,03. Nếu xà phòng hoá hoàn toàn 22 gam X bằng 250 ml dung dịch KOH 1,25 M (H = 100%) thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 29,75 gam chất rắn khan. Cho lượng chất rắn tác dụng với axit HCl dư thu được hỗn hợp hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Thành phần % về khối lượng các este trong hỗn hợp X lần lượt là:

A. 50%; 50% B. 60%; 40% C. 45; 65% D. 75%; 25%



Bài 12: X là este mạch hở do axit no A và ancol no B tạo ra. Khi cho 0,2 mol X phản ứng với NaOH thu được 32,8 gam muối. Để đốt cháy 1 mol B cần dùng 2,5 mol O2. Công thức cấu tạo của X là:

A. (C2H5COO)2C2H4. B. (HCOO)2C2H4. C. (CH3COO)2C2H4. D. (HCOO)3C3H5.



Bài 13: Cho hợp chất X (chứa C, H, O), có mạch C không phân nhánh, chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng vừa hết 91,5 ml dung dịch NaOH 25% (D = 1,28 g/ml). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa một muối của axit hữu cơ, hai ancol đơn chức, no đồng đẳng liên tiếp để trung hoà hoàn toàn dung dịch Y cần dùng 153 ml dung dịch HCl 4 M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà thì thu được hỗn hợp hai ancol có tỉ khối hơi so với H2 là 26,5 và 47,202 gam hỗn hợp muối khan. Hợp chất X có công thức cấu tạo là:

A. C3H7OOC-C4H8-COOC2H5 B. CH3OOC-C3H6-COO-C3H7

C. C3H7OOC-C2H4-COOC2H5 D. C2H5OOC-C3H6-COO-C3H7

Bài 14: X là một este đa chức tạo bởi một ancol no, mạch hở, ba chức Y và một axit Z không no, đơn chức là dẫn xuất của một olefin. Trong X cacbon chiếm 56,7% khối lượng. Công thức cấu tạo của X là:

A. (CH3CH=CHCOO)3C3H5 B. (CH2=CHCOO)3C3H5

C. [CH2=C(CH3)COO]3C3H5 D. A hoặc C

Bài 15: Đun nóng 0,05 mol X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 6,7 gam muối của axit hữu cơ đa chức B và 4,6 gam ancol đơn chức C. Cho ancol C bay hơi ở 1270C và 1 atm sẽ chiếm thể tích 3,28 lít. CTPT của X là:

A. CH(COOCH3)3 B. C2H4(COOCH3)2 C. (COOC3H5)2 D. (COOC2H5)2



Bài 16: Đun nóng 21,8 g chất hữu cơ X (chứa C, H, O) với 1 lít dung dịch NaOH 0,5 M thu được 24,6 g muối của axit đơn chức Y và 1 lượng ancol Z. Nếu cho lượng ancol Z đó bay hơi ở 136,50C và 1,5 atm, thể tích khí thu được là 2,24 lít. Lượng dư NaOH được trung hoà bằng 2 lít dung dịch HCl 0,1 M. Công thức cấu tạo của X là:

A. (CH3COO)3C3H5 B. (C2H5COO)3C3H5 C. (HCOO)3C3H5 D. CH(COO)3C3H5



Bài 17: Khi xà phòng hoá 5,45 gam X có công thức phân tử C9H14O6 đã dùng 100 ml dung dịch NaOH 1 M thu được ancol no Y và muối của một axit hữu cơ. Để trung hoà lượng xút dư sau phản ứng phải dùng hết 50 ml dung dịch HCl 0,5 M. Biết rằng 23 gam ancol Y khi hoá hơi có thể tích bằng thể tích của 8 gam O2 (trong cùng điều kiện). Công thức của X là:

A. (C2H5COO)2-C3H5(OH) B. (HCOO)3C6H11

C. C2H5COO-C2H4-COO-C2H4COOH D. (CH3COO)3C3H5

Bài 18: X là este của axit A và ancol đơn chức B. Đun nóng 32,34 g X với dung dịch NaOH dư đến khi phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và ancol B. Đun ancol B với H2SO4 đặc thu được 12,0736 lít khí Z ở 27,30C, 1 atm và dZ/B = 0,609. Nung Y với vôi tôi xút thu được 5,488 lít khí T duy nhất có tỉ khối so với hiđro bằng 8. Công thức cấu tạo của X là:

A. CH2(COOC2H5)2 B. CH2(COOCH3)2 C. (COOC2H5)2 D. CH3-COO-C2H5



Bài 19: Đốt cháy a gam một este X cần 11,76 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được hỗn hợp CO2 và hơi nước. Dẫn hỗn hợp này vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 26,04 gam và thấy xuất hiện 42 gam kết tủa trắng. Biết este này do một axit đơn chức và ancol đơn chức tạo nên. Công thức phân tử của X là:

A. C4H8O2 B. C2H4O2  C. C3H6O2  D. C5H10O2



Bài 20: Khi đốt cháy hoàn toàn 2,75 gam hợp chất hữu cơ X đơn chức thu được sản phẩm cháy chỉ gồm 2,8 lít CO2 (đktc) và 2,25 gam H2O. Nếu cho 2,75 gam X tác dụng với NaOH vừa đủ đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 3 gam muối của axit hữu cơ Y và chất hữu cơ Z. Tên của X là:

A. Metyl propionat B. Etyl propionat C. Etyl axetat D. Isopropyl axetat



Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam chất hữu cơ X cần vừa đủ 3,92 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol là 1 : 1. Biết X tác dụng với KOH tạo ra hai chất hữu cơ. Công thức phân tử của X là:

A. C3H6O2 B. C3H4O2 C. C2H4O2 D. C4H8O2



Bài 22: Đốt cháy hoàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

A. HCOOC2H5 B. CH3COOC2H5 C. CH3COOCH3 D. HCOOC2H3



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 170.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương