Chương 1 CƠ SỞ LÝ luận về du lịch và MÔi trưỜng lý luận chung 1 Du lịch


Hình 3.7. Cảnh đẹp vịnh Hạ Long - Một di sản thế giới



tải về 2.88 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích2.88 Mb.
#36057
1   2   3   4   5   6   7   8

Hình 3.7. Cảnh đẹp vịnh Hạ Long - Một di sản thế giới

b. Lễ hội

Ở nước ta, lễ hội thường diễn ra vào thời điểm thiêng liêng chuyển giao giữa hai mùa, đánh dấu sự kết thúc chu kỳ lao động này, chuẩn bị b­ước sang chu kỳ lao động khác. Phần lớn lễ hội tập trung vào những tháng đầu năm sau Tết cổ truyền. Các lễ hội thường gắn với sinh hoạt văn hóa dân gian như hát đối đáp của người Mường; múa xoè, ném còn của người Thái; hát sli, hát l­ợn, hát then của người Nùng; lễ đâm trâu, hát trường ca thần thoại của các dân tộc Tây Nguyên ...

Về quy mô, có lễ hội diễn ra trên một vùng rộng lớn và ng­ược lại, có khi chỉ bó hẹp trong vài (hay một) làng xã. Về thời gian, có lễ hội kéo dài 3 tháng (hội Chùa Hương, Hà Tây), như­ng có lễ hội chỉ vài ngày. Một số lễ hội tiêu biểu thu hút đông đảo du khách và người hành hư­ơng từ nhiều vùng tới là hội Đền Hùng (Phú Thọ), lễ hội Chùa H­ương (Hà Tây), hội Đền Bà (Tây Ninh)...

Trong ch­ương trình chào đón giao thừa khi đất nước bư­ớc sang thiên niên kỷ mới, Ban Chỉ đạo Nhà nư­ớc về du lịch và Bộ Văn hóa Thông tin đã chọn: 15 lễ hội tiêu biểu của các địa phương trong cả nước. Đó là các lễ hội: Đền Gióng (Hà Nội), Chùa H­ương (Hà Tây), Phủ Giày (Nam Định), Đền Hùng (Phú Thọ), Trường Yên (Ninh Bình), Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Sơn (Bình Định), Hội đâm trâu (Tây Nguyên), Hội đua bò (An Giang), Hội đua thuyền (Sóc Trăng), Hội chọi trâu (Đồ Sơn), Nghinh Ông (Bà Rịa Vũng Tàu) và Ka tê (Ninh Thuận)...



c. Các dạng tài nguyên nhân văn khác

- Văn hóa dân tộc là đối tượng hấp dẫn của hoạt động du lịch. Nước ta có 54 dân tộc

với những phong tục, tập quán độc đáo, các hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc, đa dạng. Việt Nam có tiềm năng lâu đời về văn hóa, nghệ thuật truyền thống (sân khấu, âm nhạc, múa,...). Đặc biệt, các món ăn dân tộc độc đáo ở các vùng cũng là một cái thú thưởng thức của khách du lịch.

- Nước ta còn có hàng trăm làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm đặc sắc mang tính nghệ thuật cao, đặc biệt là các nghề chạm khắc (Bắc Ninh), chạm khắc đá (Kính Chủ - Hải Dương, làng Nhồi - Thanh Hóa, Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng...), đúc đồng (Ngũ Xá - Hà Nội, làng Trà Đúc - Thanh Hóa, Phường Đúc - Thừa Thiên Huế...), dệt tơ lụa (làng Bưởi, Nghi Tàm, Nghĩa Đô - Hà Nội, Kiều Trúc, La Khê - Hà Tây...), sơn mài và khảm (Hà Nội, Hà Tây, Nam Định...), gốm sành sứ (Hương Canh - Vĩnh Phúc, Thổ Hà - Bắc Ninh, Lò Chum - Thanh Hóa, Bát Tràng - Hà Nội, Biên Hòa - Đồng Nai...), ... (Phạm Trung Lương, 2000 và Lê Thông, 2004).

3.2.4.1. Các yếu tố xã hội

Về xã hội, trật tự và an toàn là yếu tố quan trọng nhất để phát triển du lịch. Tất cả các hoạt động du lịch rất cần thiết phải được đảm bảo trong điều kiện an ninh và an toàn xã hội, trước hết là đảm bảo an toàn cho du khách. Thực tế cho thấy những nơi bất ổn như ở những nước xảy ra xung đột sắc tộc, chiến tranh, ở các khu vực thường xảy ra bạo lực (khủng bố, bắt cóc ...) và các tệ nạn xã hội (trộm cắp, ma tuý ...) thì số lượng khách du lịch giảm đi rất rõ rệt. Như vậy, trật tự và an toàn xã hội góp phần tạo nên hiệu quả cao cho các hoạt động du lịch, chẳng những là điều kiện đảm bảo cho các hoạt dộng du lịch diễn ra thuận lợi mà còn có tác động đến tâm lý, sự thoải mái và sự hài lòng của du khách.



Khung 3.7. Bali – Thiên đường đã mất

Bali là một trong những hòn đảo nằm phía đông Java, dài 150km, rộng 80km, nổi tiếng với những cánh rừng xanh thẳm, bãi biển cát trắng, nơi được mệnh danh là “hòn đảo của các vị thần", là "thiên đường du lịch" của cả thế giới. Hòn đảo xinh đẹp này có dân số 3 triệu người, trong đó 95% theo đạo Hindu. Đây là nét đặc biệt vì Indonesia có tới 85% dân số là người Hồi giáo. Năm 2001, tức là một năm trước vụ đánh bom lần thứ nhất, trong số 5 triệu khách du lịch nước ngoài vào Indonesia thì riêng Bali đã chiếm 1,5 triệu, tương đương với số lượng khách du lịch cả năm của TP.HCM.



Bali còn được coi là ngôi nhà văn hóa phong phú nhất thế giới, nổi tiếng với các điệu múa và âm nhạc, những lễ hội đầy màu sắc nghệ thuật truyền thống được diễn ra hàng ngày. Ubud, một thành phố ở trên đồi là trung tâm nghệ thuật hàng đầu của đảo Bali với lịch biểu diễn nghệ thuật dày đặc. Gần đó, có ngôi làng đá Batubulan nổi tiếng với các vũ điệu sư tử truyền thống Barong. Các đền, chùa và di tích cổ có niên đại từ thời xa xưa cũng đã tồn tại ở mọi nơi trong vùng đất Bali giàu truyền thống văn hóa (hơn 11.000 kiểu công trình) với vách đá uy nghi nhô ra biển ở Uluwatu, con suối thiêng liêng ở Tirta Empul và nơi có những nhà tu kín cổ xưa ở Goa Gajah. Một trong những địa điểm thiêng liêng nhất ở Bali là ngôi đền hùng vĩ ở Uluwatu được xây dựng vào thế kỷ XI, được xây dựng từ các phiến đá chạm khắc tỉ mỉ trên một vùng đất hẹp. Đền Uluwatu vẫn được bảo quản tốt mặc dù trải qua bao mưa nắng và sự tàn phá của các đàn khỉ sinh sống ở đó. Vùng Gianyar còn giữ được một vài di tích lịch sử xuất hiện sớm nhất ở Bali và đây cũng là một địa điểm khảo cổ quan trọng. Gianyar giàu truyền thống nghệ thuật và là chiếc nôi nuôi dưỡng những diễn viên múa và những danh họa nổi tiếng nhất Bali. Theo các du khách nước ngoài, ấn tượng đậm nét nhất đối với họ là các dòng suối linh thiêng ở Tirta Empul và các ngôi mộ, di tích lịch sử ở núi Kawi và Yeh Pulu, nơi ẩn dật cổ xưa Goa Gajah (Động Con voi) được đặt ở Petanu giữa Peliatan và Bedulu.

Người dân Bali là những người rất mến khách và lại là những nghệ nhân đầy tài năng làm ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo, kỳ diệu. Những bản khắc đá và gỗ, những bức họa truyền thống và hiện đại, những đồ trang sức bằng vàng và bạc được chế tác với những chi tiết cầu kỳ, tất cả đều có sẵn trong các cửa hàng, phòng tranh ở trên khắp hòn đảo. Rất nhiều du khách cho rằng chính nền văn hoá đa dạng, đặc sắc và huyền bí của Bali là nhân tố có sức thu hút mạnh mẽ nhất khiến họ tìm đến với Bali.



Tuy nhiên, trong vòng chưa đầy 3 năm, với 2 vụ khủng bố kinh hoàng biến "Hòn đảo thiên đường" này trở thành nỗi ám ảnh nặng nề của khách du lịch và các nhà đầu tư. Vụ đánh bom đầu tiên xảy ra vào đêm 12/10/2002 làm 190 người chết và 309 người bị thương, trong đó đa số nạn nhân nước ngoài là người Ôxtrâylia. Và mới đây, tối 1/10/2005, 3 vụ đánh bom liên tiếp xảy ra ở các nhà hàng có đông khách du lịch đang ăn tối trên đảo Bali làm 32 người thiệt mạng và 162 người khác bị thương, trong số các nạn nhân có nhiều khách du lịch quốc tịch Mỹ, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc đã khiến du khách thực sự kinh hoàng.

Quá khứ du lịch huy hoàng của Bali đã lùi xa, không biết đến bao giờ Bali mới tìm lại được chốn thiên đường xưa. Ở Bali hiện nay chỉ là những bãi biển quyến rũ nhưng hoang vắng, những di tích huyền diệu không một bóng người và những điệu nhạc không người nhảy múa. Những nghệ nhân của Bali không còn được thể hiện tài năng độc đáo của mình nữa bởi Bali hiện đang là một thiên đường quá mong manh đối với khách du lịch trên toàn thế giới.



(Nguồn: http://news.vnanet.vn/webnghenhin/)

3.3. Tai biến môi trường và du lịch


Ngoài tính chuyên nghiệp của một điểm du lịch trong việc cung cấp các dịch vụ, du khách còn đòi hỏi một sự lành mạnh và an toàn về môi trường của nơi mình sẽ đến du lịch. Tuy nhiên, các điểm du lịch lại thường nằm ở những khu vực nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng của các tai biến môi trường, đặc biệt là những vùng ven biển, các lưu vực sông và các vùng núi... Nếu tai biến môi trường xảy ra ở những khu vực này thì hình ảnh của điểm du lịch chắc chắn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3.3.1. Khái niệm về tai biến môi trường

Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam, tai biến môi trường là "là các sự cố hoặc do rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hoặc do biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng". Tai biến môi trường có thể xảy ra trên phạm vi toàn cầu (sự biến đổi khí hậu toàn cầu, sự suy thoái tầng ôzôn...) hay ở từng khu vực (cháy rừng, lốc, lũ lụt ...). Tai biến môi trường thường gây nên nhiều tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế xã hội của các quốc gia bị ảnh hưởng, trong đó có du lịch. Theo Lê Văn Khoa (2001), các tai biến môi trường thường do ba nguyên nhân sau đây gây ra:



  • Quá trình tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, động đất,

  • Hoạt động của con người như khai thác quá mức, xả thải chất ô nhiễm, can thiệp một cách thô bạo vào các hệ sinh thái,

  • Hỗn hợp của các hoạt động của con người và quá trình tự nhiên.

Tai biến môi trường được gọi là thiên tai nếu nguyên nhân là do quá trình tự nhiên và thường được coi là bất khả kháng, ví dụ như động đất, lũ lụt, núi lửa, bão tuyết … Các thiên tai này có thể gây ra tai biến thứ cấp, ví dụ như sóng thần thường xảy ra theo sau động đất, các vụ trượt lở đất xảy ra sau lũ lụt ...

Tai biến môi trường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng được gọi là thảm hoạ môi trường. Ví dụ như sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Trecnôbưn, Ucraina vào năm 1986, lốc lớn kèm theo lũ lụt ở Bănglađét năm 1991, trận động đất ở Kôbê Nhật Bản vào năm 1995 đều được coi là những thảm hoạ môi trường do những hậu quả rất nghiêm trọng chúng gây ra đối với con người và môi trường.



Tai biến môi trường được gọi là sự cố môi trường nếu do hoạt động con người gây ra, ví dụ như rò rỉ chất độc nhà máy hoá chất công nghiệp ở Bhopal, Ấn Độ, các sự cố cháy nổ do sơ ý, các tác động lâu dài của biến nạp di truyền...

Ngoài những loại tai biến môi trường trên đây, Hiệp hội Địa lý Mỹ còn đưa ra khái niệm tai biến môi trường xã hội và tai biến môi trường mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu. Tai biến môi trường xã hội bắt nguồn từ các xung đột trong xã hội như xung đột giữa các sắc tộc, chiến tranh giữa các quốc gia, các tôn giáo… Những xung đột này cũng gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến du lịch do ảnh hưởng đến an ninh và trật tự xã hội. Tai biến môi trường mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu là những tai biến bắt nguồn từ những vấn nạn mang tính toàn cầu như sự biến đổi khí hậu, hay từ những vấn nạn mang tính chất kinh niên như nghèo đói, suy thoái môi trường…

Khung 3.8. Phân loại các tai biến môi trường theo Hiệp hội Địa lý Mỹ

I. Tai biến thiên nhiên nghiêm trọng (Extreme Natural Events)

Nhóm khí tượng

Thủy văn

Hạn hán, lũ thường, lũ quét...

Khí quyển

Cuồng phong, bão nhiệt đới, lốc xoáy...

Nhóm địa vật lý

        Địa chấn

Động đất, sóng thần, núi lửa ...

        Địa mạo

Trượt lở đất ...

II.  Tai biến thiên nhiên thông thường (Common Natural Events)

Nhóm khí tượng

Lốc gió và bụi, thời tiết khắc nghiệt (quá nóng, quá lạnh), hạn hán, xói mòn ven biển ...

Nhóm địa vật lý

Tuyết lở, sụt đất, xói mòn ven biển …

III.  Sự cố sinh học (Biologic Agents)

    Dịch bệnh

SIDA, cúm, dịch tả, Ebola, Sars…

    Địch hại

Thỏ, mối mọt, châu chấu, ong…

    Các mối đe doạ khác

Các biến nạp di truyền, công nghệ sinh học…

IV. Sự cố về kỹ thuật (Technological Hazards)

Các tai biến nghiêm trọng

Các sự cố hạt nhân, các sự cố nhà máy công nghiệp, vỡ đập…

Các tai biến thông thường

Các sự cố về điện, sự rò rỉ các vật liệu độc hại, tràn dầu…

V. Tai biến xã hội (Social Disruptions)

An ninh xã hội

Xung đột sắc tộc, phá rối trật tự, đốt phá đô thị…

 Khủng bố

Khủng bố địa phương và toàn cầu, đánh bom…

 Chiến tranh

Bằng vũ khí thông thường, vũ khí sinh học và hoá học...

VI. Tai biến mang tính chất thường xuyên hay toàn cầu (Chronic/Globally Catastrophic Hazards)

Thường xuyên hay toàn cầu

Nóng lên toàn cầu, suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu…

(Nguồn: Hiệp hội Địa lý Mỹ, 1998)

3.3.2. Các tác động của tai biến môi trường đến du lịch


Bất kỳ loại tai biến môi trường nào vừa mới kể ra trên đây cũng đều có thể gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho du lịch nếu chúng làm thay đổi các điều kiện tự nhiên, xã hội và làm xáo trộn các hoạt động du lịch. Đối với các tai biến thiên nhiên như hạn hán, bão lụt, cháy rừng … thường ít tác động đến du lịch hơn so với các trận cuồng phong, trượt lở đất, sóng thần và động đất. Tuy nhiên đa số các thiên tai thường tàn phá nhiều cảnh quan đẹp, khu hệ động thực vật, các bãi biển đẹp, các rạn san hô, các khu rừng … gắn liền với hình ảnh của khu du lịch.

Tai biến môi trường ngoài việc gây nên những thiệt hại to lớn về kinh tế - xã hội, còn đe doạ tính mạng của khách du lịch, làm cho họ cảm thấy bất an khi lưu lại điểm du lịch. Thực tiễn cho thấy rằng các tai biến xã hội cũng có tác động rất xấu đến du lịch. Tai biến xã hội thường có nhiều tác động đến tâm lý của du khách hơn so với các tai biến thiên nhiên, nhất là những tai biến thiên nhiên thông thường. Khác với tai biến thiên nhiên thường xảy ra đột ngột và không dự đoán được, các tai biến xã hội thường rõ ràng và dễ nhận thấy trước nên du khách có thể tiên liệu các nguy cơ tiềm ẩn về mặt xã hội ở một khu du lịch để lựa chọn các địa điểm du lịch khác. Một đất nước không có các xung đột sắc tộc, chiến tranh cũng như các nguy cơ khủng bố sẽ được các du khách ưu tiên hơn trong sự lựa chọn. Chính vì vậy mà sau vụ khủng bố 11/9/2001, một số quốc gia như Thái Lan đã thêm một yếu tố S của sự an toàn (security) vào trong 3 yếu tố S (sun, sand and sea) để quảng bá cho du lịch.

Như vậy, các tai biến môi trường gây ra nhiều tác động làm giảm chất lượng môi trường du lịch và ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch. Vì vậy, cùng với những biện pháp và nỗ lực chung để hạn chế các tai biến môi trường như sự sẵn sàng trong tình trang đối phó với thiên tai, cũng cần phải có những nghiên cứu đánh giá và quan trắc mang tính khoa học cao nhằm thành lập các bản đồ, sơ đồ phân vùng tai biến, các nguy cơ sự cố nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong các hoạt động phát triển du lịch. Cũng cần phải có các hệ thống cảnh báo, dự báo sớm các chỉ thị về tai biến để làm cho du khách thực sự yên tâm hơn. Ngoài ra, phải luôn coi trọng các vấn đề liên quan đến an ninh và an toàn cho khu du lịch. Ngoài lực lượng an ninh khu vực, cũng rất cần thiết để thành lập lực lượng cảnh sát du lịch nhằm đảm bảo thêm sự an toàn về mặt xã hội cho du khách.

Sau đây, chúng ta sẽ xem xét hai nghiên cứu điển hình về các tác động của tai biến môi trường đối với du lịch:



Khung 3.9. Tác động của sự nóng lên toàn cầu đến du lịch

Du lịch là một phần nguyên nhân và cũng là nạn nhân của sự nóng lên toàn cầu. Sự phát triển của các hoạt động và dịch vụ du lịch đã xả thải vào khí quyển một lượng khí nhà kính làm cho nhiệt độ trái đất ngày càng gia tăng. Theo ước tính của các nhà khoa học, ngành du lịch quốc tế thải ra khoảng 3,4% trong tổng số lượng khí nhà kính có nguồn gốc từ các hoạt động của con người. Phần lớn lượng khí thải trong du lịch do giao thông gây ra, trong đó các khí thải từ máy bay chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Sự nóng lên toàn cầu đang gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho ngành du lịch của nhiều khu vực và quốc gia do sự gia tăng mức độ nghiêm trọng và tần suất xuất hiện của các thiên tai như lốc, bão, vòi rồng, lũ lụt … Ngành du lịch trên toàn thế giới còn phải đối mặt với các tác động khác do sự nóng lên toàn cầu gây ra như: hạn hán, các dịch bệnh, sự ảnh hưởng của sóng nhiệt lên sức khoẻ con người … Những ảnh hưởng tiêu cực này có thể làm cho du khách tránh xa những điểm du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, sự biến đổi khí hậu toàn cầu còn gây ra những tác động tiêu cực sau đây đối với du lịch:


  • Sự gia tăng nhiệt độ và lượng mưa ít sẽ gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho các hệ sinh thái nhạy cảm như rừng mưa nhiệt đới và các rạn san hô. Các rạn san hô có nguy cơ bị tẩy trắng khi nhiệt độ nước biển tăng trên 320C. Do vậy, một số khu du lịch nổi tiếng về san hô như Great Barrier Reef của Australia, các khu rừng mưa nhiệt đới ở nhiều quốc gia sẽ mất đi sự quyến rũ đối với du khách.

  • Mực nước biển gia tăng do giãn nở vì nhiệt và băng ở hai cực tan ra khi nhiệt độ tăng cao. Sự gia tăng này sẽ đe doạ các vùng du lịch biển và ven biển. Hàng ngàn hòn đảo và nhiều thành phố du lịch ven biển xinh đẹp cùng với các cộng đồng và các nền văn hoá có nguy cơ bị nhấn chìm trong nước biển.

  • Sự nóng lên toàn cầu góp phần làm cho các tác động có hại của El Nino và La Nina trở nên khốc liệt hơn do các dòng nước biển ở bề mặt bị hâm nóng nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến việc thời tiết sẽ khô hạn hơn, cháy rừng sẽ xảy ra thường xuyên hơn, lũ lụt sẽ khốc liệt hơn ở những khu vực bị ảnh hưởng, nhất là các quốc gia và các khu du lịch nằm ở Thái Bình Dương.

  • Mùa trượt tuyết ở một số khu du lịch sẽ bị rút ngắn lại do lượng tuyết và thời gian có tuyết ít hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch thể thao trên tuyết ở một số vùng thuộc dãy Anpơ và ở các khu vực khác.

  • Sự nóng lên toàn cầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến du lịch thông qua quá trình quyết định của du khách về hai vấn đề cơ bản: đi du lịch khi nào (mùa vụ du lịch)? và đi đâu (điểm du lịch)?. Một vài điểm du lịch ở các vùng phía đông Địa Trung Hải sẽ trở nên ít hấp dẫn đối với du khách hơn do nhiệt độ và độ ẩm tăng lên quá mức và không thích hợp đối với du lịch. Trong khi đó, một số điểm du lịch khác như ở Bắc Mỹ và Bắc Âu lại trở nên hấp dẫn hơn do thời tiết trở nên ấm áp hơn.

(Nguồn: Tourism: Principles, Practices, Philosophies - Charles & Goeldner, 2002)

Tác động của thảm họa sóng thần đến du lịch

Các thảm hoạ sóng thần cho thấy nhiều tác động nghiêm trọng lên các vùng ven biển. Mặc dù ít khi xuất hiện nhưng tính trung bình trong 5 thế kỷ vừa qua, mỗi thế kỷ đã có từ 3-4 cơn sóng thần hung dữ. Năm 1946, sóng thần xuất hiện tại Hilo, năm 1960 tại Chi Lê và Nhật Bản cướp đi nhiều sinh mạng. Du lịch thường tập trung ở những vùng ven biển, do vậy thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi sóng thần.

Đặc biệt, trận động đất với những cơn sóng thần dữ dội tại Nam Á và Đông Nam Á vào tháng 12/2004 đã gây nên những thiệt hại to lớn về người và của cho hơn 10 quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương mà đặc biệt là Thái Lan, Maldives và Sri Lanka. Các quốc gia khác trong khu vực, dù có bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sóng thần hay không, cũng phải đối mặt với sụt giảm về lượng khách du lịch trong một thời gian dài. Khách du lịch thật sự không an tâm khi lựa chọn những điểm đến ở Nam Á hay một phần của Đông Nam Á, là những nơi vẫn còn đang bị đe dọa bởi hiểm hoạ sóng thần.

Trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 được tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) vào ngày 08/04/2005 vừa qua, Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) đã đưa ra dự báo về tình hình du lịch của 174 quốc gia và của cả thế giới, đồng thời cho biết những ảnh hưởng nặng nề của thảm họa sóng thần Ấn Độ Dương đối với nền công nghiệp du lịch và lữ hành. WTTC cũng đã công bố những hành động đặc biệt đối với 3 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Maldives, Sri Lanka và Thái Lan. Với mỗi quốc gia, các nhà phân tích dự báo những suy thoái trong xuất khẩu du lịch do ảnh hưởng của sóng thần, chi phí và vốn đầu tư mà chính phủ cần tăng cường cho việc quảng bá, khôi phục và tái xây dựng công nghiệp du lịch:



  • Tại Maldives, xuất khẩu du lịch giảm 29,9% trong năm 2005. Chi phí hỗ trợ của chính phủ sẽ tăng 6,6%, vốn đầu tư tăng cường thêm 14,6%. Maldives chịu thiệt hại tổng cộng 30,4%, không đóng góp cho GDP năm 2005 là 55 triệu đô la và 10.440 lao động mất công ăn việc làm.

  • Tại Sri Lanka, xuất khẩu du lịch giảm 21,4% trong năm 2005. Chi phí hỗ trợ của chính phủ sẽ tăng 13,1%, vốn đầu tư tăng cường thêm 12,8%. Sri Lanka có thiệt hại tổng cộng 14,1%, không đóng góp cho GDP năm 2005 là 201 triệu đô la và 66.840 lao động mất công ăn việc làm.

  • Tại Thái Lan, xuất khẩu du lịch giảm 22,8%. Chi phí hỗ trợ của chính phủ sẽ tăng 5,1%, vốn đầu tư tăng cường thêm 4,7%. Thái Lan chịu thiệt hại tổng cộng 16,7%, không đóng góp cho GDP năm 2005 là 1,2 tỷ đô la và 94.780 lao động mất công ăn việc làm.

Ông Richard Miller, Phó Chủ tịch WTTC cho biết: "Ảnh hưởng của thảm họa sóng thần đối với du lịch và lữ hành ở các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của sóng thần ước tính khoảng 3 tỷ đô la và làm mất công ăn việc làm của hơn 250.000 lao động. Công ăn việc làm sẽ được phục hồi khi khách du lịch quay trở lại những khu vực bị ảnh hưởng, tuy nhiên nền kinh tế ở các nước này sẽ tiếp tục trì trệ một thời gian.

Mặc dù ảnh hưởng của thảm họa sóng thần thật nghiêm trọng, nhưng nhìn chung, mức tác động chỉ đáng kể đối với một số điểm du lịch, do vậy chỉ ảnh hưởng phần nào đối với toàn bộ nền kinh tế du lịch. So với thảm hoạ sóng thần tháng 12/2004 thì sự kiện khủng bố 11/9 tại Mỹ có thiệt hại tài chính ước tính lớn gấp 37,5 lần. Số lao động mất việc làm lớn hơn 2,8 lần. Vụ đánh bom khủng bố tại Bali năm 2002 chỉ gây thiệt hại tài chính 20% so với sóng thần, nhưng số lao động mất việc làm lớn gấp 1,8 lần. Nhiều chuyên gia cũng dự báo rằng tác động tiêu cực của sóng thần sẽ rất "ngắn hạn" chứ không hệ lụy dai dẳng như đại dịch SARS. Theo các chuyên gia kinh tế, ngành du lịch ở những khu vực bị thiệt hại nhẹ, chẳng hạn như Penang và Langkawi ở Malaysia sẽ nhanh chóng vượt qua các khó khăn, sớm trở lại kinh doanh bình thường. Ở những khu vực bị thiệt hại nặng tại Thái Lan, Ấn Độ và Sri Lanka, các nỗ lực hỗ trợ của chính phủ và sự năng động của các cơ sở tư nhân cũng sẽ giúp ngành du lịch sớm hồi phục.

Trong khi sóng thần đã tàn phá không thương tiếc các địa điểm du lịch hấp dẫn và cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng, nhiều người vẫn tin vào một vài khía cạnh tích cực của nó. Bằng cách quét sạch những thứ mọc lên bừa bãi, quy hoạch lộn xộn, những khu vực đã bị thương mại hóa nặng nề, sóng thần đã đưa các bãi biển trở về trạng thái tự nhiên, trả lại cho các bãi biển vẻ đẹp tinh khôi và hoang sơ 20 năm về trước. Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra cũng nhận định rằng sóng thần đã quét sạch những công trình xây dựng bất hợp lý, từ đó tạo ra cơ hội các phát triển lại theo quy hoạch hợp lý hơn.

Ảnh hưởng của sóng thần ở một số nước trong khu vực lại có tác động tích cực đến hoạt động của ngành du lịch ở một số quốc gia hay ở các điểm du lịch khác. Chẳng hạn như kể từ sau cơn sóng thần tháng 12/2004, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng đột biến, đồng thời các tour trong nước cũng được khách nội địa quan tâm hơn. Rất nhiều khách du lịch quốc tế chuyển từ các điểm du lịch ở Đông Á vào các khu nghỉ mát của Việt Nam. Việt Nam cũng có các khu du lịch tương tự như Thái Lan và Indonesia, đặc biệt là du lịch biển. Ngoài vấn đề tâm lý, khách du lịch nước ngoài còn muốn thay đổi điểm du lịch vì rất nhiều bãi biển ở Thái Lan hay Indonesia bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng của sóng thần. Đây là cơ hội du lịch không chỉ của Việt Nam, mà của các quốc gia trong khu vực có sản phẩm du lịch tương tự. Ví dụ như Bali ở Indonesia là điểm du lịch vẫn còn nguyên vẹn sau loạt sóng thần tấn công đảo Sumatra và điều này vô tình có thể là "cú hích" giúp ngành du lịch Bali hồi sinh sau vụ khủng bố đánh bom cách nay hơn 2 năm. Bộ trưởng Du lịch Jero Wacik phát biểu với hãng thông tấn Antara rằng "Có khả năng là Bali sẽ đón nhận được 100.000 du khách trở lại, chủ yếu là khách các nước châu Âu".



(Nguồn: Tổng hợp từ Eturbo News, 2005)



Hình 3.8. Sóng thần ở Phuket – Thái Lan, năm 2004

3.4. Sức tải và các hoạt động du lịch

Sức tải là một thuật ngữ bắt nguồn từ sinh thái học được hình thành vào những năm của thập niên 1950 dưới hình tượng của một bãi chăn thả gia súc. Trong đó, các nhà chăn nuôi cần phải biết rõ số lượng tối đa của gia súc trên một bãi chăn thả vào từng mùa nhất định trong năm là bao nhiêu để bãi chăn thả vẫn luôn ở trong điều kiện đảm bảo sự sinh sống và phát triển của bầy gia súc.

Mặc dù có nguồn từ gốc từ việc nghiên cứu quần thể động vật, khái niệm về sức tải hiện nay không chỉ đơn thuần là sự tính toán về số lượng các cá thể. Cùng với thời gian, khái niệm này được mở rộng và từ đó được áp dụng cho nhiều ngành khoa học khác nhau. Trong lĩnh vực dân số, khái niệm sức tải dùng để tính toán số dân mà một khu vực nào đó có thể tiếp nhận và đảm bảo được các điều kiện sống nhất định cho họ.

Khái niệm sức tải liên tục được phát triển như là một công cụ quản lý và hoạch định trong nhiều lĩnh vực nhằm giúp cho các nhà quy hoạch và quản lý xác định các giới hạn của sự thay đổi ở các khu vực. Ngoài thuật ngữ sức tải, còn có nhiều khái niệm tương đương khác được sử dụng như: các giới hạn sử dụng (limits to use), giới hạn bền vững (sustainable limit), sở hữu tối đa (maximum occupancy), v.v… Tất cả những thuật ngữ này đều minh hoạ sự cần thiết phải duy trì sự phát triển và các hoạt động ở một mức độ nhất định nào đó nhằm đảm bảo sự bền vững về mặt xã hội lẫn sinh thái.



3.4.1. Khái niệm về sức tải trong du lịch

Trong hai thập kỷ 1960 và 1970, sự quá tải ở nhiều điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới đã làm cho các nhà quản lý chấp nhận thuật ngữ sức tải như là một lý thuyết cơ bản trong việc đưa ra các giới hạn sử dụng điểm du lịch. Khái niệm về sức tải cũng được sử dụng trong việc quy hoạch phát triển du lịch với quan niệm rằng có một giới hạn về môi trường đối với lượng khách mà một điểm du lịch có thể “tải” được. Nếu vượt qua giới hạn này, điểm du lịch sẽ trở nên không bền vững và suy thoái nếu không có các biện pháp cải tiến về môi trường cùng với các chiến lược quản lý thích hợp.

Hovien (1982) cho rằng sức tải là số lượng du khách tối đa mà một mà một điểm du lịch có thể chứa được nhưng không gây ra sự suy thoái môi trường và làm suy giảm sự thỏa mãn nhu cầu của du khách.

Theo Martyn và Uysyal (1990) thì sức tải của một điểm du lịch thường đúng với giả định rằng không sớm thì muộn, ngưỡng của điểm du lịch sẽ đạt đến và sau đó điểm du lịch sẽ trở nên nhàm chán dần đối với du khách.

Năm 1992, WTO và UNEP đưa ra khái niệm tương đối đầy đủ hơn: “sức tải là khả năng chịu tải về số lượng du khách và sự phát triển của điểm du lịch mà không gây ra các ảnh hưởng có hại cho môi trường và các nguồn tài nguyên của nó, hoặc làm suy giảm chất lượng đáp ứng các yêu cầu và mong muốn của du khách”.

Nói tóm lại, sức tải của một điểm du lịch cho thấy rằng có một giới hạn về sự phát triển và các hoạt động diễn ra trong khu vực mà vượt qua giới hạn đó, các dịch vụ trở nên quá tải, du khách sẽ bắt đầu cảm thấy không hài lòng và sự suy thoái môi trường bắt đầu xảy ra.



3.4.2. Phân loại sức tải trong du lịch

Trong ngành du lịch, đã có nhiều cách phân loại sức tải khác nhau. Nhìn chung, cần phân biệt 5 loại sức tải chủ yếu như sau:

3.4.2.1. Sức tải vật lý

Sức tải vật lý là ngưỡng giới hạn về không gian mà vượt qua nó điểm du lịch trở nên quá tải. Hoặc sức tải vật lý là tổng giá trị sử dụng cho du lịch trên một khoảng không gian đã được xác định, ví dụ như số lượng người tắm trên một mét vuông ở một bãi biển, số lượng người ngủ qua đêm trên một diện tích của khu cắm trại, số lượng người lặn ngắm san hô trên một diện tích rạn san hô …



Đới với sức tải vật lý, do diện tích không gian của một khu vực là cố định nên cơ hội duy nhất để gia tăng sức tải là thông qua việc quản lý thích hợp để tăng hiệu quả sử dụng của không gian. Việc tính toán sức tải vật lý cũng thường rất phức tạp do các đánh giá về yêu cầu không gian là khác nhau đối với những nhóm du khách khác nhau. Ví dụ nhóm khách du lịch lớn tuổi thường đòi hỏi khoảng không gian nhiều hơn so với các nhóm trẻ. Đồng thời, sức tải vật lý còn phụ thuộc vào các hoạt động khác nhau của du lịch và phụ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan khác của du khách.

Khung 3.10. Một vài ví dụ áp dụng sức tải vật lý ở các điểm du lịch

New Zealand: đã thiết lập một số sức tải vật lý như sau: giới hạn khoảng 500 du khách/năm ở các đảo cận Nam Cực, 200 du khách vào bất cứ thời điểm nào ở các hang động Waitomo và 160 du khách/ngày trong thời gian khu du lịch đường mòn Milford mở cửa.

Bermuda: Chính quyền địa phương đã đưa ra giới hạn tối đa là 120.000 khách du lịch tàu biển trong mùa du lịch cao điểm.

Campuchia: Ban quản lý Di sản thế giới Ăngkovat đã đưa ra giới hạn khoảng 500.000 du khách mỗi năm (với ước tính là mỗi du khách sẽ viếng thăm khu di tích hai lần trong khi họ lưu lại ở đây).

Vùng Caribê và Ai Cập: Năm 1996, hai nhà sinh vật học Hawkins va Robert của Trường Đại học York của Anh đã bắt đầu nghiên cứu sức tải cho các khu vực lặn ngắm san hô ở các khu bảo tồn biển. Họ so sánh mức độ thiệt hại của các rạn san hô ở 3 khu vực: Bonaire ở phía Tây Nam vùng Caribê, Saba ở phía Tây vùng Caribê và Ai Cập. Ba khu vực này khá tương đồng về mật độ san hô và địa hình nói chung. Mỗi rạn san hô có một số lượng du khách lặn ngắm san hô khác nhau. Kết quả cho thấy mỗi rạn san hô có thể chịu được sức tải của khoảng 5000-6000 du khách lặn mỗi năm. Vượt quá số lượng này, mức thiệt hại gây ra cho rạn san hô sẽ tăng lên nhanh chóng. Một khu bảo tồn biển có nhiều điểm lặn ngắm san hô có thể chịu được sức tải lớn hơn nhiều lần con số đã tính toán được, tuy nhiên mỗi điểm không được vượt quá con số 5000-6000 người lặn/năm. Một cách tình cờ, con số này cũng rất sát với số liệu của một nghiên cứu cũng tại khu vực này do Word Bank tài trợ. Tuy nhiên Hawkins and Roberts cũng cho biết rằng con số trên đây chỉ là tương đối bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc trưng khác của các khu bảo tồn biển như độ bền vững của san hô, loại san hô, số lượng phao báo hiệu ở các điểm lặn, mức độ kinh nghiệm của người lặn …

(Nguồn: MPA NEWS  Vol. 6, No. 2, 2004)

Каталог: file -> downloadfile1
downloadfile1 -> VĂn phòng chính phủ
downloadfile1 -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
downloadfile1 -> LUẬn văN ĐỀ TÀI " Mã trải phổ trong cdma"
downloadfile1 -> Chiến dịch đánh Tống 1075
downloadfile1 -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
downloadfile1 -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 956/QĐ-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
downloadfile1 -> Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học
downloadfile1 -> Các lệnh nhảy, vòng lặp và lệnh gọi
downloadfile1 -> 143 NĂm vưƠng triều nguyễN (1802-1945)
downloadfile1 -> Chương I các bộ VI điều khiển 8051 1 các bộ VI điều khiển và các bộ xử lý nhúng

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương