Chương 1 CƠ SỞ LÝ luận về du lịch và MÔi trưỜng lý luận chung 1 Du lịch


Hình 3.1. Điểm du lịch nổi tiếng ở thị trấn Rugby của bang North Dakota - nơi được xem là trung tâm của Bắc Mỹ



tải về 2.88 Mb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích2.88 Mb.
#36057
1   2   3   4   5   6   7   8
Hình 3.1. Điểm du lịch nổi tiếng ở thị trấn Rugby của bang North Dakota - nơi được xem là trung tâm của Bắc Mỹ.

3.1.1.2. Địa hình - địa mạo

Địa hình của một khu vực là sản phẩm của các quá trình địa chất lâu dài, là một thành phần quan trọng của tự nhiên và là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Đối với các hoạt động du lịch, đặc điểm hình thái của địa hình và các dạng đặc biệt của địa hình là những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng cảnh quan ở khu vực đó. Địa hình của một khu du lịch càng đa dạng, tương phản và độc đáo thì càng có sức hấp dẫn đối với du khách.

Thực tế cho thấy khách du lịch rất ưa thích những nơi có nhiều đồi núi, là những nơi vừa có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành. Do sự phân cắt của địa hình nên địa hình đồi núi thường có tác động mạnh đến tâm lý khách du lịch dã ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Địa hình vùng đồi thường cũng là nơi có chứa nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hoá, lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch và tham quan theo chuyên đề (Nguyễn Minh Tuệ, 1999). Trong khi đó, địa hình vùng núi lại rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình thể thao mùa đông như trượt tuyết, các môn thể thao mùa hè như leo núi. Trên thế giới, các vùng núi cao có vẻ đẹp ấn tượng và hũng vĩ như dãy núi Anpơ ỏ Châu Âu, Rockies ở Bắc Mỹ, Himalaya ở Châu Á, Andes ở Nam Mỹ, Atlas ở Châu Phi ... là những địa điểm có địa hình hiểm trở nhưng thu hút nhiều du khách. Nhờ có giá trị thẩm mỹ cao gắn liền với văn hóa và tôn giáo mà nhiều vùng núi cũng đã trở thành một giá trị biểu tượng đặc sắc gắn liền với địa điểm du lịch. Núi đá đỏ Uluru, một biểu tượng nổi tiếng của miền Bắc Australia, là một điển hình rõ nét nhất. Ngoài ra còn có một số địa danh nổi tiếng khác như đỉnh Evơrét ở Nepal, Phú Sĩ ở Nhật Bản, Kilimanzarô ở Tanzania...





Hình 3.2. Núi đá đỏ Uluru, biểu tượng nổi tiếng của miền Bắc nước Úc



Hình 3.3. Núi Phú Sĩ - Ngọn núi nổi tiếng của Nhật Bản

Ở nước ta, các vùng núi và cao nguyên có phong cảnh đẹp đã được phát triển và khai thác phục vụ cho mục đích du lịch như cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng), Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây). Đặc biệt nhất là Đà Lạt và Sapa ở độ cao trên 1.500 m được mệnh danh là những “thành phố trong sương mù“ với nhiều sắc thái vùng ôn đới đã được xây dựng thành điểm tham quan, du lịch và nghỉ mát cách đây trên 100 năm. Cao nguyên Bắc Hà, các núi Bà Vì, Mẫu Sơn, Bạch Mã, Bà Nà cũng là những điểm du lịch nổi tiếng, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp.

Trong các loại địa hình, kiểu địa hình karstơ (đá vôi) có giá trị đặc biệt với du lịch. Kiểu địa hình karstơ được tạo thành do sự lưu thông của nước mặt hay nước ngầm trong các đá dễ hoà tan (đá vôi, đôlômit, đá phấn, thạch cao, muối mỏ...). Một trong các kiểu địa hình karstơ hấp dẫn nhất đối với khách du lịch chính là karstơ hang động. Nhiều hang động rất dài và sâu như hệ thống hang động Flint Mamauth dài 530 km ở Mỹ, hang Optimisticceskaya dài 153 km ở Ucraina, hang Rescau Jecan Bernard sâu 1535 m ở Pháp, hang Sistema de Trave sâu 1380 m ở Tây Ban Nha. Hiện nay trên thế giới có khoảng trên 650 hang động karst đã được sử dụng cho du lịch, thu hút hàng năm khoảng 15 triệu du khách đến thăm (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1999).

Nước ta có khoảng 60.000 km2 đá vôi lộ ra trên bề mặt, tập trung chủ yếu từ 16o vĩ Bắc trở lên và lại nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rất thuận lợi cho quá trình karstơ phát triển. Karstơ hầu hết được phát triển trên các loại đá vôi có tuổi và thành phần hóa học khác nhau. Cũng như­ các vùng karstơ khác trên thế giới, ở nước ta có đủ các dạng karstơ trên mặt lẫn các dạng karstơ ngầm (hang, động) có khả năng thu hút du khách.

Hiện nay, qua khảo sát đã phát hiện ra hàng trăm hang động với tổng chiều dài 135km, trong đó tới gần 90% là các hang ngắn và trung bình (có độ dài dưới 100m), còn hơn 10% số hang có độ dài trên 100m. Các hang động lớn tập trung chủ yếu trong khối đá vôi Kẻ Bàng (Quảng Bình) có tổng chiều dài là 73 km, Cao Bằng gần 26 km, Lạng Sơn hơn 13 km, Sơn La trên 12 km. Hang động ở khối đá vôi Kẻ Bàng tạo thành một hệ thống liên hoàn, tập trung ở th­ượng nguồn sông Son. Chúng phân bố giống như­ một dòng sông với các nhánh khi thì lộ ra, khi thì đi ngầm trong núi, trong đó hang động dài nhất và đẹp nhất là động Phong Nha (7.729m).



Bảng 3.1. Một số hang động dài nhất ở nước ta

(Theo tài liệu khảo sát đến năm 1997)



Tên hang

Tỉnh

Chiều dài (m)

Độ sâu (m)

Tên hang

Tỉnh

Chiều dài (m)

Độ sâu (m)

Phong Nha

Quảng Bình

7.729

83

Ngườm Sập

Cao Bằng

2.184

31

Tối

Quảng Bình

5.258

80

Rắn

Sơn La

1.718

87

Vòm

Quảng Bình

5.050

145

Én

Quảng Bình

1.645

49

Maze Cave

Quảng Bình

3.927

45

Hổ

Quảng Bình

1.616

46

Thung

Quảng Bình

3.351

133

Rú Moóc

Lạng Sơn

1.560

42

Cả

Lạng Sơn

3.342

123

Khe Ry

Cao Bằng

1.387

120

Ngườm Pắc Bó

Cao Bằng

3.248

77

Pitch Cave

Quảng Bình

1.075

60

Over

Quảng Bình

3.244

103

Pắc Nàng

Lạng Sơn

1.071

0

Rục Mòn

Quảng Bình

2.836

49

Pygmy

Quảng Bình

845

94

Rục Caroon

Quảng Bình

2.800

45

Ngườm khu

Cao Bằng

804

36

(Nguồn: Tuyển tập các công trình khoa học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ngành Địa lí, 1998)

Có thể chia các hang động ở Việt Nam thành 3 khu vực chính.

- Ở Đông Bắc, các hang chỉ phát triển theo chiều ngang và ngắn. Riêng hang Cả có chiều dài hơn 3.300m (tính cả ba tầng).

- Ngư­ợc lại, ở Tây Bắc, các hang phần lớn phát triển theo chiều thẳng đứng và phân bậc rõ rệt.

- Ở Bắc Trường Sơn, các hang hầu như chỉ phát triển theo chiều ngang và hầu hết là theo tuyến chảy của sông hiện nay.

Nhìn chung, hang động nước ta có cấu tạo phức tạp. Ở các hang lớn thường có nhiều phòng, nhiều nhánh và được thông ra ngoài bằng nhiều cửa. Tuy nhiên, cũng có hang chỉ có một phòng rộng (như­ hang Dơi ở Hữu Lũng, Lạng Sơn chỉ có một phòng cao 120m, dài 328m và rộng gần 200m). Về các tầng hang động, có ít nhất 5 mức cửa hang ở độ cao khác nhau (Nguyễn Quang Mỹ, Vũ Văn Phái, Đặng Văn Bào, 1998).

Các hang động ở nước ta thường nằm ở chân núi và cả ở lưng chừng núi với vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và rất kỳ ảo, có sức hấp dẫn đặc biệt với khách du lịch. Bên cạnh những vẻ đẹp tự nhiên do tạo hóa sinh ra, các hang động còn chứa đựng những di tích khảo cổ học, những di tích lịch sử - văn hóa rất đặc sắc của dân tộc nên càng có giá trị để phát triển du lịch.

Ở Việt Nam có 2 công trình thiên nhiên được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới đều là các dạng địa hình karst là vịnh Hạ Long (1994) và Phong Nha - Kẻ Bàng (2003). Hai di sản này đang được khai thác và hàng năm đều đón được một số lượng khách du lịch rất lớn.

Ngoài những kiểu địa hình kể trên, các kiểu địa hình ven bờ như đại dương, biển, sông, hồ ... cũng là những tài nguyên môi trường tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với du lịch. Các kiểu địa hình ven bờ càng có giá trị đối với du lịch nếu có các bãi cát và có thể xây dựng thành những bãi tắm, hoặc có vị trí và địa hình đáy ven bờ thuận lợi và an toàn. Địa hình ven bờ có thể được tận dụng phục vụ cho du lịch với nhiều mục đích khác nhau, từ tham quan du lịch theo chuyên đề khoa học, nghỉ ngơi, an dưỡng cho đến tắm biển, thể thao dưới nước ... Điều này giải thích vì sao hiện nay trên phạm vi toàn thế giới, tỷ lệ khách du lịch hàng năm đổ về các bãi biển không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại bờ biển đều được du khách ưa thích. Loại bờ biển có nguồn gốc từ sự ăn mòn của đá núi lửa thường tạo ra bãi cát nóng và mặt nước u tối không được ưa thích bằng những bãi biển có nguồn gốc từ đá vôi hay san hô, là nhưng nơi có cát trắng mịn và mặt nước trong xanh, thoáng đãng (Weaver and Lawton, 2001).

Nước ta có đ­ường bờ biển dài hơn 3.260 km với khoảng 125 bãi biển, là hạt nhân tiền đề hình thành các khu du lịch biển phân bố tương đối đồng đều từ Bắc đến Nam, trong đó có nhiều bãi tắm tốt (nhiều bãi ở dạng sơ khai, chư­a bị ô nhiễm) và hệ thống đảo ven bờ từ Quảng Ninh đến Kiên Giang như một chuỗi ngọc viền quanh bờ biển, trong đó có một số đảo có giá trị du lịch.

Từ Móng Cái đến Hà Tiên có hàng loạt bãi tắm đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Hải Thịnh, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Cảnh D­ương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Vũng Tàu, Long Hải, Phư­ớc Hải ...

Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc WTO, dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ bãi Đại Lãnh (Khánh Hoà) dưới chân đèo Cả qua vịnh Văn Phong cho đến Nha Trang, Ninh Chữ. Đây là tiềm năng to lớn, đặc biệt là vịnh Văn Phong, để tạo nên khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực (như Pattaya ở Thái Lan...).

Nhìn chung, các bãi biển ở nước ta dài, rộng, nền chắc, được cấu tạo bằng cát, độ dốc trung bình 2 - 3o. Độ mặn nước biển ở các bãi tắm đại bộ phận không v­ượt quá 30 ooo. Độ trong của nước biển dao động trong khoảng 0,3 - 0,5 m. Ở Đại Lãnh đạt 3-4m, còn ở Văn Phong 4-5 m. Với nguồn tài nguyên này, nước ta có nhiều thuận lợi để phát triển du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng.

Nước ta có hệ thống đảo và quần đảo phong phú. Trải dài từ vùng biển Quảng Ninh cho đến Kiên Giang gồm 9 huyện đảo, nhiều xã đảo với khoảng 18 vạn dân, hệ thống đảo ven bờ có giá trị lớn về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, trong đó có du lịch.

Theo thống kê của đề tài KT 03-12 thuộc Ch­ương trình nghiên cứu biển (1995), nước ta có 2.773 đảo ven bờ (cách xa bờ trong khoảng 100 km) với tổng diện tích 1.720 km2. Trong số này, có 84 đảo có diện tích từ 1 km2 trở lên, chiếm 1.596 km2 (92,7% tổng diện tích đảo ven bờ). Các đảo t­ương đối lớn có diện tích trên 10 km2 là 24 và trên 100 km2 là 3. Điều đó được thể hiện qua bảng 3.2 dưới đây.

Bảng 3.2. Số lượng các đảo ven bờ phân theo diện tích

Nhóm đảo phân theo diện tích (km2)

Số đảo trong nhóm

% so với tổng số đảo

Tổng diện tích của nhóm

% so với tổng diện tích các đảo

Dưới 0,001

0,001 - 0,004



284

685


10,24

24,70


0,1129

1,6161


0,01

0,10


0,057 - 0,09

418

15,07

2,7909

0,16

0,01 - 0,04

779

28,10

17,6136

1,02

0,05 - 0,09

209

7,54

14,5312

0,84

0,1 - 0,4

266

9,59

52,8745

3,07

0,5 - 0,9

48

1,73

34,7793

2,02

1,0 - 4,9

51

1,84

121,6281

7,07

5,0 - 9,9

9

0,32

61,5910

3,58

10 - 49

19

0,69

375,6273

21,83

50 - 100

Trên 100


2

3


0,07

0,11


133,7727

903,9378


7,77

52,53


Tổng cộng

2.773

100,00

1.720,8754

100,00

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của đề tài Kinh tế 03-12, 1995)

Một số đảo lớn nhất phân theo diện tích gồm có:

Trên 100 km2: Phú Quốc (557 km2), Cái Bầu (194 km2), Cát Bà (153 km2).

Từ 50 - 100 km2: Trà Bản (76,4 km2), Côn Lôn (57,4 km2).

Từ 10 - 49 km2: Hòn Lớn (45,1 km2), Hòn Tre (38,4 km2), Vĩnh Thực (32,6 km2), Phú Dự (32,5 km2), Đồng Rui (32,3 km2), Ba Mùn (23,4 km2), Phú Quý (18 km2), Thanh Lam (16,8 km2), Cái Lim (16,1 km2), Vạn Cảnh (16,1 km2), Định Vũ (15,8 km2), Quan Lạn (15,7 km2), Cô tô (15,6 km2), Cù Lao Chàm (14,3 km2) ...

Về phân bố, các đảo ven bờ tập trung ở vùng biển Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. Bốn tỉnh có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh (2078 đảo, chiếm 74,94%), Hải Phòng (243 đảo và 8,76%), Kiên Giang (159 đảo và 5,73%), Khánh Hòa (106 đảo và 8,82%). Có giá trị nhất đối với hoạt động du lịch là đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Cát Bà (Hải Phòng) và sau đó đến một số đảo khác.



Bảng 3.3. Phân bố các đảo ven bờ theo vùng

Các vùng

Hệ thống đảo

Trong đó, các đảo có diện tích 1 km2

Số đảo

%

Số đảo

%

Diện tích

(km2)

%

Ven bờ Bắc Bộ

Ven bờ Bắc Trung Bộ

Ven bờ Nam Trung Bộ

Ven bờ Đong Nam Bộ

Vinh Thái Lan


2.321

57

200



30

165


83,70

2,06


7,21

1,05


6,96

50

3

18



5

8


59,52

3,57


21,43

5,95


9,52

761,1914

9,424


153,5418

76,9120


595,4877

47,68

0,59


9,61

4,82


37,30

Tổng cộng

2.773

100,0

84

100,0

1596,5569

100,00

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp đề tài KT 03 - 12, 1995)

3.1.1.3. Khí hậu và thời tiết

Thời tiết và khí hậu là nhân tố quan trọng kiểm soát về mặt môi trường tự nhiên, ảnh hưởng đến đất đai, động thực vật và các quá trình hoạt động địa mạo. Từ thuở xa xưa, du khách đã bị cuốn hút đến những điểm du lịch có khí hậu và thời tiết đặc trưng, dễ chịu. Trước khi bắt đầu kỷ nguyên du lịch thương mại gần đây, du khách thường tìm đến những nơi có thời tiết mát và khô hơn để tránh đi cái nóng khó chịu và ẩm thấp ở một số khu đô thị lớn. Rất nhiều nước ở Châu Âu như Anh và Hà Lan đã cho xây dựng các khu nghỉ mát cao nguyên ở các nước thuộc địa của họ tại Châu Á cũng chỉ vì mục đích tương tự. Ngược lại vào mùa đông, một lượng lớn du khách lại đổ xô về những vùng du lịch có thời tiết ấm hơn để tránh cái giá rét quê nhà. Chính cái ấm đầy ắp ánh mặt trời cùng với những bãi biển trong xanh đầy cát trắng giờ đây lại trở thành những nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch, tạo nên một trào lưu du lịch 3S (sun, sand and sea: ánh nắng, cát và biển.) vào những năm cuối thế kỷ thứ 20. Tuy nhiên, cũng có khuynh hướng ngoại lệ trong du lịch từ những nơi có khí hậu ấm áp hơn đến những vùng lạnh lẽo để tham gia các môn thể thao mùa đông như trượt tuyết, lướt ván trên tuyết, trượt xe trên tuyết ... Ví dụ như trong mùa hè, người dân Úc thích đến vùng miền núi lạnh lẽo ở Tây Bắc Mỹ (Rockies) để trượt tuyết hay lướt ván trên tuyết.

Tổ hợp của sự thay đổi theo mùa rõ rệt của các đới nhiệt độ cũng ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và các hoạt động du lịch. Sự thay đổi này sẽ quyết định tính đa dạng của các loại hình vui chơi giải trí của khu du lịch. Trong việc đáp ứng các nhu cầu và sự thỏa mãn của du khách, khu du lịch càng có nhiều khả năng cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng càng thu hút nhiều du khách. Chẳng hạn một khu du lịch cung cấp nhiều dịch vụ như chơi gôn, cưỡi ngựa, câu cá, săn bắn, trượt tuyết, các môn thể thao dưới nước ... sẽ hấp dẫn hơn nhiều so với khu du lịch chỉ cung cấp một dịch vụ. Sự đa dạng của những dịch vụ này càng nhiều và rải đều quanh năm thì khả năng thành công của khu du lịch càng lớn.



Trong các chỉ tiêu thời tiết và khí hậu được xét đến trong du lịch, đáng chú ý nhất là hai chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm không khí. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như gió và lượng mưa, áp suất khí quyển, thành phần lý hoá của không khí, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1999). Nhìn chung, những nơi có khí hậu ôn hoà thường được du khách thích nhất. Nhiều thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô. Về cơ bản, khí hậu á nhiệt đới có nhiệt độ vào khoảng từ 20-300 C được xem là tối ưu nhất cho du lịch 3S (sun, sand and sea). Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng để phát triển du lịch trên quy mô lớn đối với những điểm du lịch có thế mạnh về biển. Một số nhà khoa học Ấn Độ cũng đã xác lập ra một số chỉ tiêu được gọi là chỉ tiêu sinh khí hậu để xác định mức độ thuận lợi về mặt khí hậu đối với các hoạt động du lịch. Theo đó, các chỉ tiêu sinh khí hậu được minh hoạ như sau:

Bảng 3.4 . Chỉ tiêu sinh khí hậu và mức độ thích nghi của con người

Hạng

Ý nghĩa

Nhiệt độ TB năm (C0)

Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (C0)

Biên độ năm của nhiệt độ TB (C0)

Lượng mưa / năm (mm)

1

Thích nghi

18-24

24-27

< 6

1250-1900

2

Khá thích nghi

24-27

27-29

6-8

1900-2550

3

Nóng

27-29

29-32

8-14

> 2550

4

Rất nóng

29-32

32-35

14-19

< 1250

5

Không thích nghi

> 32

> 35

> 19

< 650

(Nguồn: Du lịch và môi trường - UNEP, 2003)

Theo Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1999) thì các loại hình du lịch khác nhau thường đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau. Ví dụ như khách du lịch biển thường ưa thích những điều kiện khí hậu như sau:



  • Số ngày mưa phải tương đối ít vào thời vụ du lịch biển. Điều này có nghĩa là khu vực bãi biển cần có mùa du lịch tương đối khô. Mỗi ngày mưa đối với du khách là một ngày hao phí cả thời gian lẫn tiền bạc trong chuyến đi du lịch về biển và như vậy sẽ làm giảm hiệu quả của chuyến du lịch.

  • Số giờ nắng trung bình trong ngày nhiều. Khách du lịch về biển thường chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời để phơi mình trên bãi cát. Do vậy những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao thường được ưa thích và có sức thu hút mạnh mẽ đối với khách du lịch quốc tế. Điều này giải thích sức hấp dẫn đối với du khách của nhiều vùng biển như Caribe, Địa Trung Hải, bờ biển Đại Tây Dương của Tây Ban Nha, vùng biển Đông Nam Á ...

  • Nhiệt độ trung bình của không khí vào ban ngày không cao lắm. Nhiệt độ vừa phải cho phép khách du lịch phơi mình ở ngoài trời để tắm nắng. Đối với khách du lịch phương Bắc nhiệt độ cao khiến họ cảm thấy rất khó chịu.

  • Nhiệt độ nước biển từ 20-250 C được xem là thích hợp nhất cho các hoạt động du lịch tắm biển. Nhiệt độ dưới 200 C và trên 300 C được coi là không thích hợp. Tuy nhiên, khách du lịch từ một số nước Bắc Âu lại thích ngâm mình trong nước ở nhiệt độ khoảng 17-200C.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết và khí hậu còn ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch hoặc các hoạt động dịch vụ về du lịch. Những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt đặc biệt như bão, gió mùa Đông Bắc, khô hạn, lũ lụt ... đều làm cản trở tới kế hoạch và các hoạt động của du lịch.

Ở nước ta, nhìn chung, khí hậu nhiệt đới gió mùa t­ương đối thích hợp với sức khỏe của con người. Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo vĩ tuyến, theo mùa và theo độ cao. Biên độ nhiệt trung bình năm cao nhất không quá 150C, từ Nha Trang trở vào chỉ khoảng 50C, còn ở Nam Bộ chỉ khoảng 2 - 30C. Lượng mư­a trung bình 1.500 - 2.000mm. Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của Việt Nam tùy theo vùng miền.

Phụ thuộc vào tính mùa của khí hậu, hoạt động du lịch ở nước ta có thể diễn ra quanh năm hay chỉ trong một vài tháng.

- Mùa du lịch cả năm (liên tục) chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. Tại đây, du khách có thể đến bất cứ tháng nào.

- Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất ở nước ta và có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch biển.

Trở ngại chính ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của nước ta là các tai biến thiên nhiên. Đó là m­ưa bão, gió mùa Đông Bắc trong mùa đông ở miền Bắc, gió bụi trong mùa khô, lũ lụt trong mùa m­ưa và một số hiện t­ượng thời tiết đặc biệt khác.

3.1.1.4. Thủy văn và tài nguyên nước

Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mưa, nước mặt và nước dưới đất. Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn, bao gồm đại dương, biển, sông, hồ, ao, suối, thác nước, suối phun... Cảnh quan của nước giàu tính biến hoá và là nơi mà du khách thích lui tới. Nước không những tự nó có thể trở thành phong cảnh mà còn làm cho các cảnh quan khác nhờ nước mà trở nên sống động và nâng cao vị thế. Một nguồn nước mặt rộng lớn và yên tĩnh không những tạo ra một bầu không khí trong lành mà còn có tác dụng rất tốt đến sức khoẻ con người. Ngoài tác dụng ngâm tắm thông thường, nguồn nước mặt còn là một phương thuốc khá hiệu nghiệm để chữa trị stress.

Do khí hậu nhiệt đới gió mùa và nhiều nguyên nhân khác, mạng l­ưới sông ngòi của nước ta tuy dày đặc nh­ưng không có nhiều tác dụng trong việc phát triển du lịch. Có giá trị hơn cả là mạng lưới sông ngòi ở Đông bằng sông Cửu Long (để phát triển loại hình du lịch sông nước) và một vài con sông khác (như­ sông Hương).

Nước và thuỷ văn được xem như là một tài nguyên du lịch quan trọng chỉ trong những điều kiện nhất định. Đối với bơi lội, các điều kiện tiên quyết phải bao gồm chất lượng nước, nhiệt độ nước thích hợp và mặt nước tĩnh lặng nhằm tạo cảm giác thật thoải mái, dễ chịu cho du khách. Tuy nhiên, đối với du lịch lướt ván thì ngược lại, mặt nước tĩnh lặng sẽ không làm cho họ thích thú. Điều này giải thích vì sao hiện nay những bờ biển dậy sóng phía đông của Australia, Hawaii và California của Mỹ hiện đang là những điểm thu hút nhiều khách du lịch đam mê môn lướt ván. Đối với biển và đại dương, ở những khu vực hay quốc gia có các bãi biển á nhiệt đới là những nơi luôn khai thác các thế mạnh về tài nguyên du lịch nước.

Các hồ nước ngọt cũng rất hấp dẫn đối với hoạt động thể thao và giải trí ngoài trời như đi thuyền, câu cá ... Suối và thác nước cũng rất thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong việc lựa chọn điểm du lịch. Đặc biệt các thác nước thường tạo ra nhiều sự thích thú về mặt nghệ thuật và cảm xúc cho du khách. Nhiều khi thác nước hình thành nên một trung tâm du lịch chính, và nhờ đó hàng loạt khu du lịch vệ tinh khác được thiết lập xung quanh, ví dụ như thác Niagra ở biên giới của Mỹ và Canada, thác Victoria ở biên giới giữa Zimbabwe và Zambia, thác Iguacu ở biên giới Paraguay và Brazil ...

Nước ta có nhiều hồ với nguồn gốc khác nhau. Một trong những hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam có giá trị du lịch là hồ Ba Bể. Hồ ở độ cao 145m trên mực nước biển, có diện tích mặt nước khoảng 500ha, dài 7km, chỗ rộng nhất là 2km, độ sâu trung bình 30m, bị thắt khúc thành ba hồ nhỏ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng) nên được gọi là Ba Bể.

Hồ nhân tạo có hai nguồn gốc: thủy điện và thủy lợi. Các hồ nước có giá trị hàng đầu đối với du lịch là hồ Hòa Bình, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh), hồ Thác Bà (Yên Bái), hồ Núi Cốc (Thái Nguyên), hồ Đồng Mô - Ngải Sơn (Hà Tây)...

Tuyết được xem như là một nhân tố tiêu cực cản trở khách du lịch đến một địa điểm du lịch nào đó. Tuy nhiên, tuyết cũng là một động lực tích cực trong điều kiện điểm du lịch có dốc núi, lượng tuyết đủ dày và chắc để khách du lịch có thể tiến hành các hoạt động thể thao trên tuyết. Nhiều khu du lịch đã phải tạo ra tuyết nhân tạo để thu hút du khách hoặc phải xây dựng những điểm du lich ở trên núi cao để có thể kéo dài thời gian có tuyết. Những khu du lịch trượt tuyết nổi tiếng trên thế giới có thể kể là khu Whistler và Banff ở Canada, Grenoble ở Pháp, Moritz ở Thụy Sĩ ...

Trong các vai trò của tài nguyên nước đối với du lịch, cần phải nhấn mạnh đến tài nguyên nước khoáng. Nước khoáng là nước thiên nhiên, chủ yếu nằm ở dưới đất. Nước khoáng có chứa một số thành phần vật chất và tính chất đặc biệt như các nguyên tố hóa học, các khí, các nguyên tố phóng xạ, nhiệt độ cao... có tác dụng rất tốt đối với sức khoẻ con người. Tắm nước khoáng nóng là một loại hình du lịch phổ biến đã có từ rất lâu. Các nguồn nước khoáng là tiền đề không thể thiếu được đối với du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Trên thế giới, nhu cầu du lịch kết hợp với an dưỡng, chữa bệnh và dùng nước giải khát tăng lên đáng kể. Hiện nay, Iceland và New Zealand là những nước nổi tiếng với nguồn nước khoáng trị liệu chất lượng cao. Các nguồn nước khoáng nổi tiếng khác được tìm thấy ở biên giới giữa Đức và công hòa Czech và trong các dãy núi Appalachian của phía Đông nước Mỹ. Chỉ riêng ở châu Âu, tắm nước khoáng nóng trị liệu ước tính hàng năm thu hút hơn 20 triệu lượt khách (Smith & Duffy, 2003).

Để phục vụ chữa bệnh, người ta đã phân loại nước khoáng thành các nhóm chủ yếu sau đây:

- Nhóm nước khoáng cacbônic là nhóm nước khoáng quý, có công dụng giải khát rất tốt và chữa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch nhẹ các bệnh về thần kinh ngoại biên.

Tiêu biểu cho nhóm này ở nước ta là nước khoáng Vĩnh Hảo nổi tiếng từ năm 1928 đến nay với sản phẩm nước khoáng đóng chai, đã xuất sang một số nước ở Đông Nam Á.

- Nhóm nước khoáng silic có tác dụng đối với các bệnh về đư­ờng tiêu hóa, thấp khớp, phụ khoa... ở nước ta điển hình là nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình) và Hội Vân (Bình Định). Nước khoáng Kim Bôi nhiệt độ quanh năm t­ương đối ổn định là 37oC, có hàm lượng Nat ri và Can xi khá lớn, thích hợp cho việc chữa các bệnh khớp, dạ dày, viêm đại tràng. Nước khoáng Hội Vân có hàm lượng silic cao, nhiệt độ tới 79oC chữa các bệnh viêm loét dạ dày, đại tràng, cổ tử cung, điều hòa chức năng tiêu hóa...

- Nhóm nước khoáng Brôm - iôt - bo có tác dụng chữa bệnh ngoài da, thần kinh, phụ khoa... Ở Việt Nam có hai nhà nghỉ sử dụng nguồn nước khoáng này là ở Quang Hanh (Cẩm Phả, Quảng Ninh) và Tiên Lãng (Hải Phòng).

Ngoài ba nhóm nói trên còn có một số nhóm nước khoáng khác (sunfuahyđrô, asen - fluo, liti, phóng xạ,...) cũng có giá trị đối với du lịch nghỉ ngơi, chữa bệnh.

3.1.1.5. Đa dạng sinh học

Nói một cách ngắn gọn, đa dạng sinh học là mức độ phong phú của sự sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên do tất cả các dạng sống trên trái đất tạo nên. Đa dạng sinh học bao gồm tất cả các loài sinh vật từ bé đến lớn đang sống trên trái đất, tất cả các gen có trong các loài đó, các hệ sinh thái, các nơi sống (habitat) được tạo nên do các loài khác nhau cùng chung sống trong những điều kiện nhất định, tương tác chặt chẽ với nhau và với môi trường sống. Nói cách khác, đa dạng sinh học là thước đo tính đa dạng về gen, về loài và về các hệ sinh thái có trong một vùng nhất định nào đó hay trên toàn thế giới.

Trong tài nguyên đa dạng sinh học, động vật và thực vật hoang dã có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giải trí và du lịch của con người. Sau những giờ làm việc mệt mỏi, nhìn những chiếc lá vàng rơi, những con chim bay lượn trên bầu trời, những con cá heo lướt trên mặt nước, phảng phất đâu đây hương thơm của một loài hoa dại... con người sẽ có được những cảm giác tươi vui và thích thú, giảm bớt những phiền muộn và căng thẳng của công việc hàng ngày.

Ở một số quốc gia, tài nguyên đa dạng sinh học đã đem lại một khoản lợi tức đáng kể cho du lịch. Tại Kenya, du lịch chủ yếu dựa trên các loài động vật hoang dã là 1 trong 3 nguồn thu ngoại tệ chính của quốc gia này. Tại Australia, sự đa dạng và tính đặc hữu cao của tài nguyên sinh học đã góp phần quan trọng giúp cho quốc gia này trở thành một trong những điểm du lịch sinh thái hàng đầu thế giới. Đất nước này có đến 93% thực vật có mạch, 45% các loài chim, 89% các loài bò sát, 93% các loài ếch nhái, 83% các loài động vật có vú là những loài đặc hữu không thể tìm thấy tại các quốc gia khác trên thế giới (IUCN, 2003). Trong đó nổi tiếng nhất là Kangaroo, Koala, gấu túi và chó hoang Dingo. Ngoài ra, sự đa dạng về hệ sinh thái của xứ sở chuột túi này cũng đã tạo nên tính phong phú cho các loại hình và các hoạt động du lịch bao gồm du lịch biển, núi, rừng mưa nhiệt đới, các vùng hoang mạc, đảo cát …






Каталог: file -> downloadfile1
downloadfile1 -> VĂn phòng chính phủ
downloadfile1 -> Đề tài: Sự tập trung hóa báo chí ở các nước tư bản chủ nghĩa Giảng viên hướng dẫn
downloadfile1 -> LUẬn văN ĐỀ TÀI " Mã trải phổ trong cdma"
downloadfile1 -> Chiến dịch đánh Tống 1075
downloadfile1 -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
downloadfile1 -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 956/QĐ-btttt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
downloadfile1 -> Lời Giới Thiệu Lịch sử Triết học
downloadfile1 -> Các lệnh nhảy, vòng lặp và lệnh gọi
downloadfile1 -> 143 NĂm vưƠng triều nguyễN (1802-1945)
downloadfile1 -> Chương I các bộ VI điều khiển 8051 1 các bộ VI điều khiển và các bộ xử lý nhúng

tải về 2.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương