CHƯƠng 1: CƠ SỞ LÝ luận của hoạT ĐỘng xuất khẩu lao đỘng 3 chưƠng 2: TỔng quan tình hình xuất khẩu lao đỘng việt nam 13 chưƠng 3: MỘt số biện pháP ĐẨy mạnh và NÂng cao hiệu quả xuất khẩu lao đỘng trong những năm tớI 30


SỰ CẦN THIẾT CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM



tải về 430.13 Kb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích430.13 Kb.
#2073
1   2   3   4   5   6   7

1.4SỰ CẦN THIẾT CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM


Thực tế cho thấy, nước ta là một quốc gia đông dân khoảng hơn 86 triệu người (năm 2009). Theo số liệu thống kê năm 2009 của Tổng Cục Thống Kê, nước ta có khoảng 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế, hàng năm chúng ta có thêm 1,5 – 1,6 triệu người bước vào độ tuổi lao động, chiếm 2,6% trong tổng số lực lượng lao động. Riêng lao động đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chúng ta có khoảng 8,6 triệu người chiếm khoảng 13,3% tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Trong đó, 2,6% đã tốt nghiệp sơ cấp, 4,7% trung cấp, 1,6% cao đẳng, 4,2% đại học và 0,2% trên đại học. Bên cạnh đó, tỷ lệ thiếu việc làm là 5,61%, trong đó thành thị là 3,33% và nông thôn là 6,51%. Tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,9% (thành thị là 4,6%; nông thôn là 2,25%).

Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế. Nếu không giải quyết một cách hài hoà và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội. Cùng với hướng giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng, lâu dài, cần phải được phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vai trò của nó. Đó cũng là xu hướng chung mà nhiều nước xuất khẩu lao động đã quan tâm phát triển từ nhiều thập kỷ trước đây.

Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực cứu cánh cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với cả hầu hết các nước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới, vì đây là lĩnh vực đạt được liền lúc cả hai mục tiêu kinh tế – xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giải quyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế xã hội trong nước

1.5MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG


  • Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực từ ngày 01/01/1995.

  • Luật 35/2002/QH10 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ Luật Lao động

  • Luật 72/2006/QH11 của Quốc hội Luật người lao động ở Việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ ngày 1/7/2007)

  • Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật ng­ười Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 29/8/2007, thay thế Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003)

  • Thông tư liên tịch 09/2006/TTLT/BLĐTBXH-BCA-VKSNDTC-TANDTC của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân tối cao và Toà án nhân dân tối cao về hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ở nước ngoài

  • Quyết định số 20/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 2/8/2007 của Bộ tr­ưởng Bộ Lao động - TBXH Ban hành chứng chỉ bồi dư­ỡng kiến thức cần thiết cho ng­ười lao động trước khi đi làm việc ở n­ước ngoài. (có hiệu lực từ ngày 11/9/2007).

  • Một số văn bản pháp lý khác.










CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1.6THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ 1980 ĐẾN NAY


Chúng ta có thể phân chia xuất khẩu lao động thành hai chặng đường cơ bản sau:

+ Giai đoạn từ 1980 đến 1990

+ Giai đoạn từ 1991 đến nay (2010)

Sở dĩ phân chia như trên vì xuất khẩu lao động trong hai giai đoạn trên có những đặc trưng cơ bản rất khác biệt. Giai đoạn từ 1980-1990: là giai đoạn xuất khẩu lao động được sự bao cấp hoàn toàn của nhà nước, do chính nhà nước tiến hành và hầu như không chịu sự tác động của thị trường. Giai đoạn 1991- nay (2010): là giai đoạn xuất khẩu lao động chịu sự tác động của thị trường, chủ thể tham gia chủ yếu trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không phải nhà nước mà là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Phân chia như vậy cho thấy con đường trưởng thành, phát triển của xuất khẩu lao động Việt Nam cũng đồng thời phản ánh bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam và quan điểm chủ trương của Đảng, nhà nước ta trong từng thời kỳ.


1.6.1Giai đoạn 1980 đến 1990:

1.6.1.1Về quy mô thị trường:


Trong thời gian trước 1991, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, dưới hình thức lao động hợp pháp. Ngày 3/10/1980 Việt Nam ký hiệp định hợp tác lao động với Bulgaria với thời hạn và hiệu lực của hiệp định là 5 năm. Ngày 04/11/1980 Việt Nam ký hiệp định hợp tác lao động với CHDC Đức, thời hạn là 4 năm, hiệp lực của hiệp định là 5 năm. Ngày 27/11/1980 ký hiệp định với Tiệp Khắc, thời hạn là 4 năm, hiệu lực của hiệp định là 8 năm. Ngày 02/04/1981 Việt Nam ký với Liên Xô (cũ) với thời hạn 5 năm đối với lao động có tay nghề, 6 năm đối với lao động phổ thông, 4 năm đối với lao động nữ và hiệu lực của hiệp định là 10 năm. Năm 1987 Việt Nam ký hợp đồng lao động với Iraq, làm việc theo phương thức trả nợ cho Nhà nước, hiệu lực của hợp đồng là 2 năm.

1.6.1.2Về số lượng, cơ cấu lao động và hình thức


  • Về số lượng:

Trong thời gian từ 1980 đến 1990, tổng số lao động được đưa ra nước ngoài làm việc khoảng 256.173 người (trong đó; các nước XHCN là 236.872 người (chiếm 92,2%), TBCN là 19.301 người (chiếm 7,8%)

  • Về hình thức: Trong thời kỳ này lao động chủ yếu được đưa đi theo hiệp định của Chính phủ.

Hình 2: Số lượng lao động làm việc tại các nước XHCN

ĐVT: Người

Năm

Số lao động

Năm

Số lao động

1980

1.570

1986

9.042

1981

20.230

1987

46.098

1982

25.970

1988

71.535

1983

12.402

1989

40.618

1984

4.429

1990

24.733

1985

5.008

Tổng số

236.872

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

  • Về cơ cấu ngành nghề: Trong giai đoạn này lao động phổ thông, chưa có tay nghề hoặc xó tay nghề thấp chiếm tỷ lệ lớn, từ 58% - 70%. Cụ thể: Lao động không nghề có 137.000 người, chiếm 58%; lao động có nghề có 99.853 người, chiếm 42% trên tổng số 236.872 người. Với cơ cấu ngành nghề như sau: xây dựng: 22,3%; công nghiệp: 69,6%; nông, lâm, ngư nghiệp: 2,1% và các nghề khác: 3,4%.

Ngành nghề

Tổng số

Quốc gia tiếp nhận lao động

Liên Xô

CHDC Đức

Tiệp Khắc

Bungari

Công nghiệp

178.190

80.710

58.347

29.161

9.972

Cơ khí

63.206

20.945

18.862

16.812

6.587

Công nghiệp nhẹ

104.427

57.641

35.869

8.533

2.384

Hóa chất

7.407

2.123

3.516

1.588

180

Thực phẩm

3.150

0

99

2.229

822

Xây dựng và VLXD

45.597

19.469

5.548

5.096

15.484

Nông nghiệp

1.531

0

75

831

625

Lâm nghiệp

4.718

1.975

930

1683

130

Các ngành khác

10.265

2.934

5.115

794

1.422

Tổng

240.301

105.088

70.015

37.565

27.633

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

1.6.1.3Về hiệu quả kinh tế - xã hội


Về hiệu quả kinh tế trong xuất khẩu sức lao động được xét dưới hai mặt; Thứ nhất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người lao động. Thứ hai, tăng nguồn thu ngoại tệ cho Nhà nước.

      • Đối với người lao động: Thu nhập là lợi ích kinh tế và là mục tiêu hàng đầu của người lao động. Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn lao động trong nước cùng ngành nghề, chưa kể các thu nhập khác như làm thêm giờ, tăng ca, hoặc làm dịch vụ ngoài giờ…Cụ thể: Ở Iraq sau hai năm làm việc, bình quân mỗi lao động tiết kiệm được 1500 – 2000 USD. Năm 1990 – 1991, tính trên 50.000 người về nước, Việt Nam có thêm 300 triệu USD, tương đương 2.000 tỷ (tỷ giá 1 USD = 6.000 VNĐ), chưa kể giá trị hàng hóa do người lao động gởi về.

Hình 3: Thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động (1980 – 1990)

Nước

Giai đoạn 1981 - 1985

Giai đoạn 1986 – 1990

Liên Xô

150 – 170 Rúp

60 – 180 Rúp

CHDC Đức

700 – 800 Mác

800 – 900 Mác

Tiệp Khắc

1600 – 1800 Curon

1800 – 2000 Curon

Bulgaria

150 – 170 Leva

160 – 180 Leva

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

      • Đối với Nhà nước: Nhà nước có được nguồn thu ngân sách và ngoại tệ, bao gồm các khoản: 1) Khoản tiền xây dựng tổ quốc 12% mức thu nhập hàng tháng đối với người lao động ở Đức; ở Liên Xô, Tiệp Khắc, Bulgaria; 2) Khoản do phía tiếp nhận và sử dụng sức lao động trả cho Nhà nước ta, bao gồm tiền BHXH, phí tuyển chọn.

Nước

1980 - 1985

1986 - 1990

Bản tệ/ năm

Quy Rúp/ năm

Bản tệ/ năm

Quy Rúp/ năm

Liên Xô

160 – 170 Rúp

170 Rúp

504 Rúp

504 Rúp

CHDC Đức

1.200 Mác

375 Rúp

2.160 Mác

675 Rúp

Tiệp Khắc

4.810 Curon

481 Rúp

6.000 Curon

600 Rúp

Bulgaria

300 Leva

300 Rúp

425 Leva

425 Rúp

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

Tổng ngoại lệ Nhà nước thu tiền xây dựng tổ quốc giai đoạn 1980 – 1990 là 482 triệu Rúp phi mậu dịch và theo giá quy đổi thời kỳ là 521,6 tỷ đồng.



Về hiệu quả xã hội. Qua hơn mười năm hợp tác lao động đã giải quyết cho gần 30 vạn lao động, trong đó, gần 60% là lao động phổ thông và gần 4 vạn lao động lực lượng vũ trang

1.6.2Giai đoạn 1990 đến nay:


Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, tại các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Châu Phi, Iraq có tiếp nhận lao động Việt Nam đều xảy ra những biến động chính trị và kinh tế. Vì vậy, phần lớn các nước này không còn nhu cầu nhận tiếp lao động và chuyên gia Việt Nam. Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu bức xúc là phải đổi mới cơ chế xuất khẩu lao động và chuyên gia cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Qua hơn 20 năm phát triển, đặc biệt là từ những năm 2000 đến nay, xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được thành tựu đáng khích lệ, thể hiện ở những điểm sau:

1.6.2.1Hình thành các doanh nghiệp xuất khẩu lao động


Từ 1991 đến nay, Nhà nước chủ trương và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Tính đến giữa năm 2010, Bộ lao động và Thương binh xã hội đã cấp giấy phép cho 171 doanh nghiệp

Các lĩnh vực mà doanh nghiệp nước ta tham gia chủ yếu là làm dịch vụ cung ứng lao động, nhận thầu, khoán xây dựng công trình, liên doanh liên kết chia sản phẩm ở nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài hay đầu tư đưa lao động đi tu nghiệp ở nước ngoài sau một thời gian trở về làm việc cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thời gian qua các Công ty như: VINACONEX, LOD, OLECO, TRANCO, Tổng Công ty Sông Đà, Công ty COALIMEX. INTERSERCO và TRAENCO... đã tích cực hoạt động và mang lại những thành quả đạt nhất định.


1.6.2.2Về thị trường:


So với thời kỳ trước, tốc độ phát triển, quy mô và diện mạo thị trường XKLĐ đã được khởi sắc. Theo báo cáo của Bộ Lao động - thương binh xã hội đến cuối năm 2009 lao động của ta đang làm việc tại hơn 40 nước và vùng lãnh thổ.

Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường

Đơn vị: người

 

Nhật Bản

Hàn Quốc

Đài Loan

Malaysia

Cata

UAE

Ả Rập xê út

CH Séc

Ma Cao

Khác

Tổng

2006

5360

10577

14127

37941

3219

1760

98

423

869

5766

80140

2007

5517

12187

23640

26704

4685

2310

1620

1432

548

5982

84625

2008

6142

18141

31631

7810

10789

2845

2987

1871

1417

11355

94988

Tổng

17019

40905

69398

72455

18693

6915

4705

3726

2834

23103

259753

Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Năm 2008 tăng so với năm 2006 là 14848 người (tương đương với 119%), và so với 2007 tăng 10363 người (tương đương với 113%). Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nên tốc độ tăng của năm 2008 chậm hơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007.

Tính đến 31/12/2009, ta đã đưa được gần 75.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt gần 83% kế hoạch đề ra. Số lượng lao động đưa đi một số thị trường chính như sau: Đài Loan : 21.667 lao động, Hàn Quốc: 7.578 lao động (trong đó: 4.837 là số đi mới và 2.741 là đi lại), Nhật Bản : 5.456 tu nghiệp sinh và lao động, Lào: 9.070 lao động, Lybia: 5.241 lao động, UAE: 4.733 lao động, Malaysia : 2.792 lao động

Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009

Đơn vị: người

 

Nhật Bản

Hàn Quốc

Đài Loan

Malaysia

Nga

UAE

Li Bi

Ma Cao

Khác

Tổng

Lao động

3793

5549

13202

1666

1484

3051

2660

2349

11880

45634

Lao động nữ

999

785

4782

1015

658

2310

219

2144







Nguồn: Cục Quản lý lao động ngoài nước

Theo Cục Quản lý lao động (LĐ) ngoài nước, trong 10 tháng đầu năm 2010, VN đã đưa được 66.864 LĐ đi làm việc ở các nước. Riêng trong tháng 10 có trên 8.000 người đi xuất khẩu . Dẫn đầu vẫn là thị trường Đài Loan với 22.933 LĐ, tiếp đến là ba thị trường chủ lực: Hàn Quốc 5.658 LĐ, Nhật Bản 3.790 LĐ, Malaysia 7.610 LĐ. Các thị trường nhỏ lẻ như : Lào, UAE, Libi, Macau, Campuchia đạt từ 2.000-4.000 người/quốc gia.



Thị trường lao động của chúng ta chủ yếu tập trung vào một số thị trường cũ như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc…; trong đó một loạt các thị trường tiềm năng có thu nhập cao khác như Mỹ, Anh, Pháp thì chúng ta vẫn chưa chạm tới được. Nếu có thì cũng chỉ là một vài doanh nghiệp ký kết hợp đồng trực tiếp, còn thực tế thì Việt Nam chưa có một cung chính thức nào. Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta mới chỉ đang tìm hiểu các thị trường đó một cách dè dặt, chưa có những chính sách mang tính chiến lược, bứt phá…

1.6.2.3Về hình thức, quy mô và cơ cấu lao động xuất khẩu

aVề hình thức

Trong giai đoạn 1991 – 2010 các hình thức xuất khẩu lao động được thực hiện rất đa dạng như: Người lao động được đi làm việc bên ngoài thông qua các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, hoặc qua các doanh nghiệp nhận thầu công trình, hoặc thông qua các hợp đồng cá nhân...
bVề quy mô

Số lượng lao động xuất khẩu những năm gần đây cũng tăng lên với tốc độ nhanh chóng. So với năm 1995 thì số lượng lao động xuất khẩu năm 2000 tăng gấp 3,13 lần; năm 2009 tăng 2,4 lần so với 2000.

Số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài 1991 – 2009

Đơn vị: Người

Năm

Số lượng

Năm

Số lượng

1991

1.022

2001

36.168

1992

810

2002

46.122

1993

3.960

2003

75.720

1994

9.230

2004

67.447

1995

10.050

2005

70.000

1996

12.661

2006

78.855

1997

18.469

2007

80.140

1998

12.000

2008

94.988

1999

20.700

2009

75.000

2000

31.460

Tổng

708.642

Cục quản lý lao động nhà nước – Bộ LĐTB&XH Việt Nam

Năm 2008 tăng so với năm 2006 là 14848 người (tương đương với 119%), và so với 2007 tăng 10363 người (tương đương với 113%). Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ, nên tốc độ tăng của năm 2008 chậm hơn 5,6% so với tốc độ tăng của năm 2007. Năm 2009, tổng lao động xuất khẩu là 75.000 người, đạt gần 83% kế hoạch đề ra.Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều công ty phá sản, nền kinh tế đình trệ thì con số trên đã thể hiện những nỗ lực hết mình của chính phủ và các ban ngành đối với sự phát triển ngành xuất khẩu lao động.


cVề cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động xuất khẩu dịch chuyển theo hướng lao động có tay nghề ngày càng tăng. Hiện có đến 30 nhóm nghề thuộc ba khu vực: nông lâm ngư nghiệp; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ như: nông nghiệp, chế biến gỗ, hải sản, vận tải biển,đánh bắt hải sản,y tế, giúp việc nhà,… Theo bảng tổng hợp lao động và ngành nghề ( từ năm 2006 đến 2008) ta có thể thấy: Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam trong thời kỳ này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực chính đó là Công nghiệp. Các ngành khác như: Dịch vụ, Lâm nghiệp, Nông nghiệp có số lượng lao động làm việc không đáng kể. Ngành có số lượng lao động tập trung ít nhất là lĩnh vực Nông nghiệp với số lượng không đáng kể, cho thấy đây là ngành kém hấp dẫn và nhu cầu tiếp nhận không nhiều. Lĩnh vực có số lượng lao động tập trung cao nhất phải nói đến là Công nghiệp, khoảng 164.178 lao động, chiếm 65% trong tổng số lao động các ngành nghề.

Tổng hợp lao động và ngành nghề

Đơn vị: người

Thị trường

Ngành nghề

Số LĐXK đã qua đào tạo

Tổng

2006

2007

2008

Nhật Bản

 


Công nghiệp

3950

4158

4577

12685

Vận tải biển

1211

1130

1078

3419

Xây dựng

75

137

57

269

Ngành nghề khác

124

92

430

646

Lao động lành nghề (TDC)

4652

4373

5822

14847

Cộng

5360

5517

6142

17019

Hàn Quốc

Công nghiệp

8205

10462

14219

32886

Thuyền viên tàu cá

1219

1409

2380

5008

Vận tải biển

90

82

68

240

Xây dựng

1031

152

783

1966

Ngành nghề khác

32

82

691

805

Lao động lành nghề (TDC)

1255

1579

8428

11262

Cộng

10577

12187

18141

40905

Đài Loan

Khán hộ công, giúp việc gia đình

1419

8734

7430

17583

Công nghiệp

10980

12980

21492

45452

Vận tải biển

252

71

55

378

Thuyền viên tàu cá

1376

1812

1890

5078

Xây dựng

12

15

21

48

Ngành nghề khác

88

28

743

859

Lao động lành nghề (TDC)

4325

8033

9534

21892

Cộng

14127

23640

31631

69398

Malaysia

Công nghiệp

35237

26442

7337

69106

Giúp việc gia đình

0

0

245

245

Nông nghiệp và dịch vụ

2704

239

192

3135

Lao động lành nghề (TDC)

3915

4705

2467

11087

Cộng

37941

26704

7810

72455

Cata

Xây dựng

327

470

150

947

Công nghiệp (SXCT)

0

3

0

3

Dịch vụ (Nhà hàng, KS….)

27

20

0

47

Lao động lành nghề (TDC)

2885

3019

1135

7039

Cộng

3219

4685

2757

10661

UAE

Xây dựng

1420

1488

2341

5249

Công nghiệp (SXCT)

302

667

477

1146

Dịch vụ (Nhà hàng, KS….)

38

15

27

80

Lao động lành nghề (TDC)

1585

1554

2389

5528

Cộng

1760

2130

2845

6735

Ả rập xê út

Xây dựng

59

711

1232

2002

Công nghiệp (SXCT)

22

457

708

1187

Vận tải

17

41

61

119

Giúp việc gia đình

0

452

986

1438

Lao động lành nghề (TDC)

74

955

1293

2322

Cộng

98

1620

2987

4705

CH Séc

Công nghiệp

0

338

1370

1708

Dệt may

0

85

47

132

Xây dựng

0

0

15

15

Dịch vụ

7

0

0

7

Lao động lành nghề (TDC)

0

406

1127

1533

Cộng

7

423

1432

1862

Ma Cao

Giúp việc gia đình

0

1169

2474

3643

Dịch vụ

0

836

446

1282

Công nghiệp

0

2

3

5

Khác

7

125

102

234

Lao động lành nghề (TDC)

0

869

548

1417

Cộng

0

2132

3025

5157

Khác

Cộng

5766

5982

11355

23103

Tổng cộng

57202

53268

42294

152764

Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước

Каталог: file -> downloadfile6 -> 214
downloadfile6 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
214 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> BÀi giảng quản trị ngân hàng 2
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý

tải về 430.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương