CHƯƠng 1: CƠ SỞ LÝ luận của hoạT ĐỘng xuất khẩu lao đỘng 3 chưƠng 2: TỔng quan tình hình xuất khẩu lao đỘng việt nam 13 chưƠng 3: MỘt số biện pháP ĐẨy mạnh và NÂng cao hiệu quả xuất khẩu lao đỘng trong những năm tớI 30



tải về 430.13 Kb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích430.13 Kb.
#2073
1   2   3   4   5   6   7

1.2CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1.2.1Khái niệm hình thức xuất khẩu lao động:


Là cách thức thực hiện việc đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài do nhà nước quy định.

1.2.2Các hình thức


Ở Việt Nam cho đến nay đã tồn tại một số hình thức sau:

Thi k nền kinh tế kế hoch hoá tp trung: xuất khẩu lao động chủ yếu thông qua các hiệp định liên chính phủ và nghị định thư

Bưc sang thi k mi_ thi k xuất khu lao đng chịu tác đng ca th trường thì nó bao gm các hình thc sau (theo Luật số 35/2002/QH10 về sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao Động – Điều 134a):

1.2.2.1Cung ứng lao động theo các hợp đồng cung ứng lao động đã ký kết với bên nước ngoài


Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động.

Đặc điểm:

+ Các doanh nghiệp tự mình đảm nhiệm tất cả các khâu từ tuyển chọn đến đào tạo đến đưa đi và quản lý người lao động ở nước ngoài

+ Các yêu cầu về tổ chức lao động do phía nước tiếp nhận đặt ra

+ Quan hệ lao động được điều chỉnh bởi pháp luật của nước tiếp nhận

+ Quá trình làm việc là ở nước ngoài, người lao động chịu sự quản lý trực tiếp của người sử dụng lao động nước ngoài;

+ Quyền và nghĩa vụ của người lao động do phía nước ngoài bảo đảm.


1.2.2.2Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài:


Ni dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Đặc điểm:

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam sẽ tuyển chọn lao động Việt Nam nhằm thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng liên doanh_ liên kết giữa Việt Nam và nước ngoài

+ Các yêu cầu về tổ chức lao động, điều kiện lao động do doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra

+ Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam có thể trực tiếp tuyển dụng lao động hoặc thông qua các tổ chức cung ứng lao động trong nước

+ Doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam trực tiếp đưa lao động đi nước ngoài, quản lý lao động ở nước ngoài cũng như đảm bảo các quyền lợi của người lao động ở nước ngoài. Vì vậy quan hệ lao động tương đối ổn định

+ Cả người sử dụng lao động Việt Nam và lao động Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, phong tục tập quán của nước ngoài.


1.2.2.3Các hình thức khác theo quy định của chính phủ:


  • Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động nước ngoài: Hình thức này ở Việt Nam còn rất ít vì nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, ngoại ngữ tốt, giao tiếp rộng, tìm hiểu rõ các thông tin về đối tác

  • XKLĐ tại chỗ là hình thức các tổ chức kinh tế của ta cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở Việt Nam, bao gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam.

  • Hợp tác lao động và chuyên gia: Đây là hình thức được áp dụng đối với các nước Trung Đông và Châu Phi trong việc cung ứng lao động và chuyên gia sang làm việc tại một số nước. Số lao động này có thể đi theo các đoàn, đội hay các nhóm, cá nhân…

  • Và một số hình thức khác

1.3VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM

1.3.1Tích cực:


Khi đánh giá về vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong những năm trước đây và hiện tại, không một ai có thể phủ nhận những gì mà xuất khẩu lao động Việt Nam đã đóng góp. Xuất khẩu lao động không những vừa đạt được mục tiêu về kinh tế, mà còn đạt được cả mục tiêu về xã hội.

1.3.1.1Về mục tiêu kinh tế:


Trên góc độ lợi ích kinh tế, hoạt động xuất khẩu lao động được xem xét theo 3 chủ thể tham gia đó là Người lao động, Doanh nghiệp là XKLĐ và Nhà nước.

Lợi ích ca người lao động: Tăng thu nhp cho người lao động
Thu nhập là mục tiêu hàng đầu của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuỳ theo luật pháp và thu nhập bình quân của nước sử dụng lao động, người lao động đi làm việc theo các ngành nghề được tuyển chọn trong thời hạn nhất định và được hưởng một khoản thu nhập được qui định trong hợp đồng lao động. Thu nhập của người lao động có xu hướng tăng lên hàng năm trên cơ sở năng xuất lao động của họ. Như vậy sau hai năm làm việc, nếu người lao động hoàn thành các cam kết theo hợp đồng đã ký giữa người sử dụng lao động với công ty XKLĐ thì người lao động có thể tích lũy được một khoản tiền tương đối lớn, Tính chung người lao động đi làm ở nước ngoài bình quân thu nhập bằng 10 - 15 lần so với thu nhập trong nước. Với số tiền tích luỹ được, nhiều người lao động không chỉ xóa được nghèo mà còn có khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm mới góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động khác khi tái hòa nhập cộng đồng.

Lợi ích của doanh nghiệp XKLĐ: Tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp XKLĐ là nơi tạo ra lợi ích cho người lao động và hiệu quả kinh tế quốc dân cho Nhà nước. Thông thường, khi hoàn thành dịch vụ của mình tổ chức xuất khẩu lao động nhận được một khoản chi phí dịch vụ từ tiền lương cơ bản của người lao động là không quá 1 tháng lương theo mỗi năm làm việc (Nghị định 81 hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài). Khoản thu này đủ để các tổ chức XKLĐ trang trải các khoản chi phí khai thác và tìm kiếm thị trường, tuyển chọn lao động, duy trì bộ máy hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách theo luật định.

Lợi ích ca Nhà nước: Nhà nước tiết kiệm đưc chi phí đầu cho gii quyết việc làm trong nước; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

XKLĐ được coi là một hướng giải quyết việc làm cho người lao động và thu ngoại tệ về cho đất nước. Thông qua XKLĐ hàng năm Nhà nước đã tiết kiệm được một lượng vốn đầu tư tạo chỗ làm mới cho người lao động. Ngân sách Nhà nước thu hàng trăm triệu USD qua phí bảo hiểm xã hội, thuế doanh thu của doanh nghiệp XKLĐ tính trên số tiền phí dịch vụ thu từ người lao động, lệ phí cấp giấy phép hoạt động XKLĐ, lệ phí cấp giấy phép thực hiện hợp đồng, lệ phí cấp hộ chiếu....


1.3.1.2Về mục tiêu xã hội


Việc xuất khẩu lao động đã tạo việc làm cho hàng vạn người lao động, góp phần giải quyết việc làm cho toàn xã hội đặc biệt là lực lượng thanh niên, giải quyết tình trạng ứ đọng lao động, giải quyết về sức ép việc làm cho đất nước, giảm được các tệ nạn xã hội do người lao động không có việc làm gây nên " nhàn cư vi bất thiện".

Thông qua XKLĐ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công nghiệp, hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông minh ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt Nam trước khi đi XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt được tối thiểu bậc thợ trung bình. Sau khi trở về nước phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước khi họ trở về


1.3.2Tiêu cực:


Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, xuất khẩu lao động cũng đã bộc lộ những ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với bản thân người lao động mà còn đối với gia đình và cộng đồng có người đi xuất khẩu lao động, như: chức năng gia đình bị biến đổi, vai trò giới truyền thống bị xáo trộn, mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo đã dẫn đến nhiều vấn đề xã hội, như: tha hoá về đạo đức, lối sống; mắc các tệ nạn xã hội; quan hệ tình dục ngoài hôn nhân; gia đình lục đục, tan vỡ; thiếu quản lý, giáo dục con cái; nợ nần...

Каталог: file -> downloadfile6 -> 214
downloadfile6 -> NHÀ ĐẦu tư thông minh "Cuốn sách hay nhất về đầu tư từng được viết cho đến nay"
214 -> Họ và tên sinh viên: Trần Thị Mỹ Hằng Mã sinh viên: 0851015561
downloadfile6 -> Thế giới an ninh- thiết lập hệ thống camera quan sát với card ghi hình Hệ thống Demo bao gồm
downloadfile6 -> 1 Giới thiệu adc 0809
downloadfile6 -> BÀi giảng quản trị ngân hàng 2
downloadfile6 -> HUỲnh duy khánh các công thức tính thể TÍCH
downloadfile6 -> Dạng 1: Tính các đại lượng cơ bản (công thoát A, v0max, P, ibh, Uh, H…)
downloadfile6 -> Ách đỌc tên latinh đỗ Xuân Cẩm Giảng viên Đh huế
downloadfile6 -> I. TỔng quan về vqg tràm chim vị trí địa lý

tải về 430.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương