Chương 1: Bệnh cây rừng và các nguyên nhân gây bệnh cây rừng I. Những khái niệm cơ bản


- Cả 2 bình đều dùng cây sạch khuấy cho tan triệt để



tải về 181.59 Kb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích181.59 Kb.
#31397
1   2   3   4   5   6   7   8   9

- Cả 2 bình đều dùng cây sạch khuấy cho tan triệt để

- Sau đó từ từ đổ dung dịch Sun phát đồng (bình 1) vào dung dịch nước vôi (bình 2), vừa đổ vừa khuấy đều. Ta được dung dịch boorđô 1%, có màu xanh da trời.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

  • Sau đó để kiểm tra xem dung dịch pha chế (trong cả 2 cách pha) có đạt yêu cầu hay không ta thả vào dd 1 mẩu sắt mới sau 3- 5 phút lấy ra nếu không có đồng màu nâu đỏ bám dính thì dd pha chế đạt yêu cầu. Dùng vải xô lọc thốc và phun ngay.

* Công dụng.

  • Dung dịch boordeaex 1% - Đặc trị các bệnh thối cổ rễ, thối gốc, thối mốc hạt...

  • Ngoài ra còn trị các bệnh mốc sương, đạo ôn, khô vằn, đốm đen lá...

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Cách pha chế dung dịch lưu huỳnh - Vôi.

+ Nguyên liệu:

  • - Vôi sống: 1 phần

  • - Bột lưu huỳnh 2 phần.

  • - Nước 10 phần.

  • - 1 bếp đun.

  • - 1 nồi đun ( không phải kim loại: sành, sứ, đất...)

  • - 1 bommêkế.

  • - Vải lọc thuốc.

  • - Bình thuỷ tinh, sành, sứ...

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

+ Cách tiến hành:

  • Hoà vôi sống với nước cho vào nồi đun cho đến khi nước nóng già thì hoà bột S thành dạng hồ đổ vào nồi khuấy đều rồi đun cho đến khi sôi, giảm nhỏ lửa chỉ để vừa độ sôi, đun tiếp đến khi nào dd trong nồi biến thành màu nâu đỏ thì dừng lại (sau khoảng 50 - 60 phút). Ta được dung dịch nước cốt.

  • Cho xuống, để nguội rồi lọc bỏ bã, dùng bom me kế đo nồng độ dung dịch nước cốt. Sau đó cho vào chai lọ thuỷ tinh có nắp đậy kín, ghi rõ ngày sản xuất, nồng độ dung dịch nước cốt, tên thuốc để ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp thời hạn sử dụng 2 năm.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

+ Muốn sử dụng thì pha loãng dung dịch nước cốt theo công thức:

M = (B - B1 )/B1

  • M: số đơn vị nứơc lã cần thêm vào 1 đơn vị nước cốt.

  • B: Nồng độ nước cốt.

  • B1: Nồng độ cần pha loãng.

+ Công dụng: dd lưu huỳnh vôi là loại thuốc diệt nấm có tính phổ rộng. đặc trị các bệnh phấn trắng, bồ hóng, ghỉ sắt, vi nhện, lông nhung nhãn, vải...

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

3.2.6. Phương pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM)

a. K/n: Phòng trừ sâu bệnh tổng hợp là tập hợp các biện pháp khác nhau áp dụng trong một thể liên hoàn nhằm làm cho cây rừng khỏi bị sâu bệnh và đạt được trữ lượng cao phẩm chất tốt.

b. Mục đích, yêu cầu chung của PP (IPM)

  • Hạn chế sự phát sinh, phát dịch của sâu bệnh.

  • Hạn chế ô nhiễm môi trường.

  • Tạo các sản phẩm có chất lượng tốt.

  • Bảo vệ sức khẻo con người và các sinh vật có ích.

  • Tăng cường sử dụng các biện pháp sinh học.

  • Hạn chế tới mớc thấp nhất việc sử dụng thuốc hoá học

  • Sử dụng các loại thuốc có tính chọn lọc cao.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

c. Ưu khuyết điểm của phương pháp IPM.

  • ít gây ô nhiễm môi trường.

  • ít ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật có ích khác.

  • Đảm bảo cân bằng sinh học trong hệ sinh thái.

  • Hạn chế sự phát sinh các loài sâu bệnh hại mới và sự tái phát dịch của sâu bệnh hại.

  • Khắc phục được những nhược điểm của các biện pháp trên.

  • Mất nhiều thời gian vì phải tiến hành theo dõi phòng trừ thường xuyên liên tục

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.1. Bệnh hại lá và biện pháp phòng trừ.

5.1.1 Đặc điểm chung của bệnh hại lá:

  • Bệnh hại lá là một nhóm bệnh phổ biến nhất đối với cây trồng, hầu như không loài cây nào là không mắc

  • Bệnh hại lá có rât nhiều loại: Có rất nhiều triệu chứng bệnh khác nhau: cháy lá, khô lá, đốm lá, lông nhung, phồng lá, sùi lá...do nhiều nguyên nhân gây nên (nấm, VK, VR...)

  • Chúng ta thường gặp bệnh rơm lá thông bệnh gỉ sắt lá keo, bệnh đốm đen lá xoài, bệnh khô lá sa mu...

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

  • Bệnh hại lá lây lan và xâm nhiễm rất nhanh (do tổ chức tế bào lá mềm, mỏng, nhiều lỗ khí khổng, thuỷ khổng nên vật gây bệnh dễ xâm nhập)

  • Thời gian ủ bệnh thường ngắn chỉ từ 10 – 20 ngày, nên nó thường tái xâm nhiễm nhiều lần trong năm có khi từ 15 – 20 lần như bệnh rơm lá thông.

- Bệnh hại lá rất dễ phát thành dịch. (Diện tích tiếp xúc của lá với môi trường rất lớn)

- Nó không những gây hại nặng ở vườn ươm mà ở cả rừng mới trồng.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

- Tuy nhiên lá cây rừng thường có tuổi thọ từ 6 tháng đến dưới 1 năm nên cây ở rừng trồng khi đã lớn do lượng lá nhiều nên mức độ gây hại không lớn lắm. Song ở vườn ươm thì do cây còn non, ít lá, sức kháng bệnh lại kém nên bệnh hại lá ở vườn ươm gây nên những tổn thất rất lớn.

- Nguồn vật gây bệnh sau khi xâm nhiễm chủ yếu tồn tại trong đất do lá cây rụng xuống còn gọi là nguồn sơ xâm nhiễm.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.1.2. Biện pháp phòng trừ chung:

- Chọn giống có khả năng kháng bệnh cao.

- Trồng rừng hỗn giao theo dải rộng để phòng trừ các loại bệnh phấn trắng lá keo, rơm lá thông.

- Phun phòng trừ bệnh thường xuyên: dùng boocdo 1% cứ 15 - 20 ngày/lần phun phòng, trừ 7-10 ngày/lần

- Thu gom cành khô lá bệnh, hoa quả rụng là nguồn sơ xâm nhiễm dưới đất để đốt hoặc xử lý bằng thuốc hoá học: dùng boocdo 1,5 - 2%.

- Tỉa bớt cành cành nhánh, điều chỉnh không gian dinh dưỡng hợp lý...

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.1.3 . Một số bệnh hại lá thường gặp:

a. Bệnh rơm lá thông.

* Tác hại:

  • Bệnh rơm lá thông là một loại bệnh phổ biến đối với cây thông con ở giai đoạn vườn ươm và rừng non dưới 4 tuổi, bệnh làm cho cây khô lá, chết hàng loạt, có khi phải huỷ bỏ cả đồi để trồng lại.

* Nguyên nhân gây bệnh:

  • Bệnh rơm lá thông do nhiều loại nấm gây nên, trong đó phổ biến là loại nấm ký sinh có tên khoa học là: Cercospora pinidensilorae gây nên .

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Triệu chứng:

  • Lúc đầu ở những lá phía dưới gốc cây, phần giữa lá xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng sau đó lan dần lên phía trên đỉnh lá, làm cho lá khô dần từ chỗ chấm đó đến đỉnh lá nhưng lá không rụng mà khô và rủ xuống.

  • Các lá bị bệnh lan dần lên các lá phía trên, rồi lan sang cây khác rất nhanh, nếu bệnh nặng số cây bị bệnh lên tới 70-80% làm cho cả vườn ươm hoặc cả khu rừng mới trồng chết trắng trông giống như rơm phơi.

  • Sau một thời gian trên lá khô xuất hiện những chấm nhỏ màu đen xếp thành hàng song song với nhau tạo thành những đám liên tục đó chính là cơ quan sinh sản hữu tính của nấm.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Đặc điểm xâm nhiễm lây lan:

  • Bệnh rơm lá thông PSPT mạnh trong ĐK thời tiết ẩm, mưa nhiều, độ tàn che lớn, rừng thông rập rạp, đặc biệt ở những cây xanh tốt bệnh càng nặng.

  • VGB lây lan rất nhanh nhờ gió, nhờ nước thời kỳ ủ bệnh là 10 – 12 ngày.

  • Trong 1 năm nó tái xâm nhiễm 15 – 20 lần. gây hại nặng khoảng từ T3 - T8. Đến T11 thì hình thành bào tử hữu tính và qua đông trong đất trong xác cây bệnh, đất

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Biện pháp phòng trừ:

  • Vườn ươm nên đặt ở những nơi đất tơi, xốp, thoáng khí, thoát nước, đủ ánh sáng

  • Thường xuyên phun phòng định kỳ cho cây cứ 10-15 ngày 1 lần bằng dd boocdo nồng độ từ 1-1,5 %, hoặc dd sun fát đồng cũng nồng độ như vậy hoặc zinep, topsin...

  • Không mang cây bị bệnh đi trồng.

  • Thường xuyên theo dõi để trừ bệnh kịp thời, khi cây mới bị bệnh tập trung nhân lực để ngắt bỏ các lá bệnh và mang đi đốt, nhổ bỏ cây bệnh huỷ đi.

  • Luôn canh các loài cây gieo ươm

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

b. Bệnh phấn trắng lá keo.

* Tác hại:

  • Bệnh phấn trắng lá keo là một loại bệnh phổ biến ở vườn ươm và rừng mới trồng. Nó gây hại ở tất cả các loài keo ,tỷ lệ cây bệnh có khi lên tới 80-90 % làm cho cây chết hoặc sinh trưởng rất kém không đủ tiêu chuẩn xuất vườn, gây nên những tổn thất trong kinh doanh lâm nghiệp.

  • Ngoài ra chúng ta còn gặp bệnh phấn trắng ở nhiều loài cây trồng nông nghiệp khác như: bầu, bí, cà chua, hoa hồng...cũng biểu hiện triệu chứng như vậy.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Nguyên nhân gây bệnh:

  • Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Erysiphe Acaciae hoặc Oidium Acaciae gây nên, thuộc loại chuyên ký sinh

* Triệu chứng:

  • Hiện tượng rõ nhất của nấm phấn trắng là lúc đầu trên mặt lá và phần ngọn non xuất hiện các đốm bột màu trắng, các đốm trắng lan dần không rõ hình dạng, bệnh nặng thì cả hai mặt lá được phủ kín lớp bột màu trắng như phấn.

  • Sau một thời gian bị bệnh cây quang hợp rất kém, mép lá khô và xoăn lại, ngọn khô dần mà chết. Ngoài ra chúng ta còn gặp bệnh phấn trắng ở nhiều loài cây trồng nông nghiệp khác như: bầu, bí, cà chua, hoa hồng...

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Quá trình phát sinh, phát triển của bệnh phấn trắng

  • Ở miền Bắc nước ta bệnh thường xuất hiện vào cuối mùa đông đến đầu mùa xuân năm sau (khoảng từ T11- T3 dương lịch năm sau).

  • Bệnh phấn trắng có liên quan chặt chẽ với ĐK thời tiết, T0 thích hợp cho nấm phấn trắng phát triển là từ 12-240C trong TB 220C.

  • Trong ĐK T0 thấp, A0 thích hợp nấm phấn trắng phát triển và lây lan rất nhanh, nó tái xâm nhiễm nhiều lần/năm. Khi nhiệt độ >250C, trời ít mưa bệnh ngừng phát.

  • VGB có khả năng tồn tại lâu trong đất.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Biện pháp phòng trừ:

  • Kịp thời thu gom cây bệnh, cành lá bệnh để tiêu huỷ

  • Bón phân hợp lý, cần chú ý phân tổng hợp NPK ngăn chặn cây mọc nhiều lá non.

  • Cần làm tốt dự tính dự báo và phòng trừ bằng thuốc hoá học: hợp chất vôi + lưu huỳnh, Zineb, Tposin có hiệu quả cao

  • Chọn các giống cây có khả năng kháng bệnh.

  • Chú ý gieo cây con vào trước mùa lạnh hoặc sau khi thời tiết đã ấm lên để hạn chế bệnh.

  • Thường xuyên luôn canh loài cây gieo ươm trong vườn để hạn chế sự tái phát bệnh

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.2. Bệnh hại thân cành:

5.2.1. Đặc điểm chung của bệnh hại thân cành:

  • Không phổ biến như bệnh hại lá (vỏ cây dày. TB hoá gỗ)

  • Do nhiều ng/nh gây nên: nấm, VK, VR, cây ký sinh...

  • Xâm nhập chủ yếu lợi dụng các vết thương cơ giới (chặt cây, gãy cành, gió bão... hoặc rừng sau cháy rừng.

  • Thời gian ủ bệnh dài có khi vài tháng hoặc vài năm.

  • ít phát thành dịch, VGB thường qua đông qua hạ ngay trên vết bệnh nên thường gây nên bệnh mãn tính.

  • Tác hại của bệnh hại thân cành thì rất lớn: nó làm cho cây sinh trưởng kém, giảm năng xuất và phẩm chất gỗ, gây thiệt hại lớn cho kinh doanh rừng ở nước ta

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.2.2. Biện pháp phòng trừ chung.

  • Chọn giống kháng bệnh.

  • Chặt vệ sinh rừng (cây xấu, cong queo, sâu bệnh...)

  • Tăng cường công tác quản lý rừng: cấm chăn thả gia súc, hạn chế cháy rừng, không gây vết xước cho cây

  • Trong khai thác hạn chế hệ số đỗ vỡ cho cây.

  • Sau khai thác phải vận chyển gỗ ra ngay bãi 1 và dọn vệ sinh rừng sạch sẽ.

  • Kịp thời chặt bỏ những cành cây bị nhiễm bệnh khi mới phát hiện.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.2.3. Một số bệnh hại thân cành thường gặp

a. Bệnh loét thân cành bạch đàn:

  • Tác hại : Bệnh loét thân cành bạch đàn là loại bệnh khá phổ biến ở nước ta, nhất là bạch đàn liễu. Tỷ lệ cây bệnh có khi lên tới 20-30%. ả/h lớn tới sinh trưởng và phẩm chất gỗ. Cây bị bệnh cong queo, phát triển không đều, lệch tâm...

  • Triệu chứng: Trên vỏ cây xuất hiện những vết nứt nhựa chảy ra khô, đen lại, sau đó vết nứt lõm xuống và lan rộng ra. Cây bị bệnh có màu nâu xẫm rất dễ phân biệt với cây khoẻ.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Nguyên nhân: do 1 loài nấm thuộc lớp nấm túi

* Điều kiện phát phát bệnh:

- Bệnh phát sinh vào mùa xuân, phát triển mạnh vào mùa hè, các tháng có mưa nhiều tháng 6, 7, 8

- Qua đông ngay trên vết bệnh hoặc trong đất. Vết loét rộng dần nếu không phòng trừ kịp thời.

* Biện pháp phòng trừ:

- Chặt bỏ những cây bị bệnh - Điều chỉnh độ tàn che thích hợp - Tránh gây vết thương cho cây - Hạn chế trồng bạch đàn liễu - Chọn giống kháng bệnh.

- Nạo vét vết bệnh, quét hồ boordô.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

b. Bệnh chổi xể tre luồng

  • Tác hại: bệnh làm cho cây sinh trưởng kém, giảm phẩm chất và giá trị sử dụng của tre luồng, măng tre.

* Triệu chứng và nguyên nhân.

+ Dạng tổ chim: Bị bệnh cục bộ: đỉnh mầm sinh trưởng bị ức chế, lá nhỏ tụm lại ở đầu cành giống như tổ chim: Do nấm Balansia tech Hara thuộc lớp nấm túi gây nên.

+ Dạng chổi xể: Bị bệnh toàn thân: Các đốt thân ngắn lại, Lá nhỏ bằng 1/10 - 1/20 lá bình thường. Các chồi bất định mọc vươn dài từ trên cây kéo xuống đất 7- 8 mét. Lá mọc chụm và xoè ra giống như chổi xể.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

  • Điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh chổi xể tre luồng chủ yếu do nấm gây nên (bệnh cục bộ): Phát sinh phát triển vào đầu mùa xuân, phát triển mạnh từ T3 – T8 trong ĐK mưa ẩm, ấm.

  • Bào tử nấm lây lan rất nhanh nhờ gió, nhờ nước phủ trắng các đỉnh mầm măng.

  • Trong điều kiện rừng tre luồng để quá tuổi khai thác, độ tàn che quá lớn bệnh càng nặng.

  • VGB tái xâm nhiễm nhiều lần trong năm. Đến T11 bắt đầu qua đông trong xác cây bệnh, trong đất mùa xuân năm sau lại tiếp tục xâm nhiễm.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Phòng trừ

  • - Phun Thuốc boorđô nồng độ 1-1,5% đầu mùa măng mọc.

  • - Tăng cường chăm sóc quản lý rừng tre luồng

  • - Không để tre luồng quá tuổi khai thác

  • - Trồng hỗn giao với cây lá rộng.

  • - Kiểm tra nguồn cây mẹ trước khi trồng.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.3 Bệnh hại rễ

5.3.1. Đặc điểm chung của bệnh hại rễ:

  • - Bệnh hại rễ không phổ biến như bệnh hại lá và bệnh hại thân cành nhưng nó gây nên những thiệt hại lớn vì bệnh thường làm cho cây chết hàng loạt như bệnh thối cổ rễ cây con, bệnh mục rễ ở rừng trồng vì rễ là bộ phận cung cấp dinh dưỡng cho cây và là giá đỡ của cây.

  • - Bệnh hại rễ do nhiều nguyên nhân gây nên: nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng...

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

  • Phần triệu chứng biểu hiện ở cả trên trên mặt đất và dưới mặt đất: như khô héo, nhỏ lá, vàng lá, đổ gục, chết đứng, song bộ phận bị bệnh thì nằm dưới mặt đất nên rất khó phân biệt với các triệu chứng bệnh khác trừ bệnh thối cổ rễ cây con ở vườn ươm.

  • Trong vườn ươm gặp rất nhiều loại bệnh hại: bệnh thối hệ rễ, bệnh thối cổ rễ, bệnh sùi gốc...

  • Bệnh hại rễ thì có nhiều nhưng trong đó chủ yếu là bệnh hại rễ ở vườn ươm và bệnh mục gỗ ở rừng trồng.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.3.2. Biện pháp phòng trừ chung

  • B/p phòng trừ chung đối với bệnh hại rễ ở VƯ

  • Chọn lập V.Ư hợp lý, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ

  • Có hệ thống tưới tiêu hợp lý

  • Kiểm dịch TV, Chọn giống cây có k/n kháng bệnh

  • Trước khi gieo ươm xử lý đất và xử lý hạt giống

  • Gieo ươm trong bầu, tăng hàm lượng P, K

  • Không bón phân chuồng chưa hoai mục

  • Thường xuyên phun thuốc bảo vệ TV

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Biện pháp phòng trừ chung đối với bệnh hại rễ ở rừng trồng:

  • - Chọn giống kháng bệnh.

  • - Chọn cây tốt để trồng.

  • - Đào hào cách ly rễ cây: ở những khu rừng bị bệnh mục rễ cần đào hào cách ly, lợi dụng các đường phân lô khoảnh đào rộng 50 -60cm, sâu 1,5 – 2m.

  • - Phát hiện cây bị hại rễ kịp thời đào hệ rễ

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

5.3.3. Một số bệnh hại rễ thường gặp:

a. Bệnh thối cổ rễ cây con (bệnh chết nhũn)

* Tác hại: + Bệnh thối cổ rễ cây con không những gây hại đối với cây con lâm nghiệp mà cả cây nông nghiệp như các loại rau, màu đặc biệt đỗ, lạc...

  • Bệnh thối cổ rễ cây con là một loại bệnh phổ biến ở vườn ươm, gây hại ở nhiều loài cây khác nhau, trong đó các loài cây thường bị nặng như mỡ trám, lát, bạch đàn..., bệnh làm cho cây chết hàng loạt, ả/h tới số, chất lượng cây giống và kế hoạch trồng rừng, gây thiệt hại về kinh tế đối với SX cây giống LN.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Nguyên nhân gây bệnh:

  • Do một số loài nấm gây nên. Nấm gây bệnh thuộc chi fusarium, chi Rhizoctonia, chi phythium và chi Alternaria thuộc lớp nấm túi và lớp nấm bất toàn hoặc lớp nấm noãn gây nên.

* Triệu chứng:

  • Bệnh thối cổ rễ có các loại triệu chứng sau:

- Thối hạt (phôi hạt bị thối đen)

- Thối mầm trước và khi mới nhú khỏi mặt đất

- Đổ non khi cây mới cao khoảng <10 cm

- Chết đứng khi cây con đã bắt đầu hoá gỗ

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

* Các biện pháp phòng trừ:

  • Phối kết hợp nhiều biện pháp phòng trừ (IPM)

  • Phòng trừ bệnh hại rễ ở VƯ là thực hiện tốt các b/p kỹ thuật LN đối với vườn ươm:

- Chọn lập VƯ hợp lý, sử dụng giống sạch bệnh, chọn đất tơi xốp để gieo hạt, đất đóng bầu phải là đất sạch chưa từng canh tác NN

- Xử lý hạt trước khi kích thích nảy mầm bằng dd nước vôi trong hoặc dd thuốc tím KMnO4 0,4% ngâm 10 – 15 phút hoặc dd CusO4 1 – 1,5%.

Chương V
Một số loại bệnh hại rừng thường gặp

- Không bón phân chuồng chưa hoai mục, khi cây bị bệnh nhổ cả bầu đất tiêu huỷ.

- Chăm sóc cây con theođúng quy trình kỹ thuật.

  • Thường xuyên phá váng, đảo bầu, làm cỏ, điều chỉnh độ che bóng thích hợp.

  • VƯ phải có hệ thống tưới tiêu tốt.

  • Gieo ươm cây trong bầu túi nilon

  • Không tận dụng các bầu đất mà cây đã chết do bệnh hại rễ để dùng lại.

  • Phun thuốc hoá học phòng trừ thường xuyên bằng dd Boordeuax 1% 10 – 15 ngày/lần.







Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Công nghệ rfid giới thiệu chung
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> MỤc lục danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục bảng biểu hình vẽ 4
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> LỜi nóI ĐẦu phần I tổng quan về HỆ thống thông tin quang sợI
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HỌc viện công nghệ BƯu chính viễn thông quản trị sản xuấT
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: Nhà máy sản xuất hạt nhựa 3h vina của công ty tnhh 3h vina
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐỀ 24 thi ngày 22/9
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> ĐƯỜng lối ngoại giao củA ĐẢng trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dâN (1945-1954)
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Đồ án xử lý nước cấp Thiết kế hệ thống xử lý nước cho 2500 dân
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> HiÖn nay gç rõng tù nhiªn ngµy cµng khan hiÕm mµ nhu cÇu sö dông gç ngµy cµng cao
UploadDocument server07 id1 24230 nh42986 67215 -> Câu 1: Những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Công sản Việt Nam

tải về 181.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương